intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên đja bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa, làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên đja bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ KIM THANH THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Hiền Phản biện 1: TS. Đào Đăng Kiên Phản biện 2: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viên Hành chính quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) Địa điểm: Phòng họp 207, nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh Số: 10 đường 3 tháng 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Thời gian: vào lúc 13 giờ 30 ngày 26 tháng 11 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tại thư viện hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống lưu trú du lịch và các dịch vụ bổ trợ trong cơ sở lưu trú du lịch đang ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Hiểu được điều đó, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh luôn được quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả đạt được nhiều kết quả tích cực như góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như tình trạng quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch gây hiểu nhầm cho du khách khi chọn lựa địa điểm để lưu trú, chưa có sự phối hợp tốt với PC64 (Công an Thành phố) trong việc nắm bắt tình hình khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch, chưa quan tâm đúng mức trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở lưu trú du lịch, chưa theo dõi sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch để phân tích, đánh giá từ đó có cái nhìn chung về tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay, qua đó xác định những biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tại địa phương cũng như kịp thời đề ra giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài cho Luận văn Thạc sỹ Quản lý công là “Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu. 1
  4. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nghiên cứu về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch không nhiều, đa số chủ yếu chỉ tập trung xoay quanh vấn đề chung về ngành Du lịch. Tác giả đã nghiên cứu: Lê Ngọc Tuấn (2009), Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đề tài nghiên cứu cấp ngành năm 2016 của Tổng cục Du lịch về “Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Báo cáo chuyên đề về “Du lịch Việt Nam– Thực trạng và giải pháp phát triển” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện vào năm 2014; Tọa đàm giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo và phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức vào năm 2016; Báo cáo về “Ngành Du lịch Việt Nam đến năm 2019” của Travel and Tourism Intelligence Center vào năm 2015. Ngoài ra, còn một số luận văn, bài viết liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch thì chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Như vậy, đề tài này là cần thiết được triển khai để giải quyết các vấn đề liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 2
  5. trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: về không gian và nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; về thời gian: đề tài nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các số liệu, tài liệu đã công bố từ năm 2015 đến nay, tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp 3
  6. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch; Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay; Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2025. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH 1.1. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch 1.1.1. Khái niệm cơ sở lưu trú du lịch Căn cứ theo Tiêu chuẩn ISO 18513:2003 “Dịch vụ du lịch - Khách sạn và các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác - Thuật ngữ” của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) thì khái niệm lưu trú có nghĩa là cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: ngủ và các trang thiết bị vệ sinh. Căn cứ Luật Du lịch 2017: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ 4
  7. khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các loại cơ sở lưu trú du lịch khác". Vậy cơ sở lưu trú du lịch có thể được hiểu là cơ sở cung cấp các trang thiết bị tiện nghi cơ bản theo từng loại hình nhằm phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách du lịch. 1.1.2. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch: Theo Nghị định số 168/2017/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch thì các loại cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam bao gồm: Khách sạn, biệt thự du lịch, làng du lịch (holiday village), căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), các cơ sở lưu trú du lịch khác (tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, cara-van (caravan), lều du lịch. 1.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp, chủ yếu thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước. 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch: Quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước nhằm xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy điều hành để phát triển cơ sở lưu trú du lịch và kiểm tra, giám sát bảo đảm quản lý chặt 5
  8. chẽ, hiệu quả đạt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch 1.2.3.1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lưu trú du lịch: Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch được thực hiện bằng các công cụ pháp luật, các quyết định, hướng dẫn pháp luật của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh tất cả các hành vi liên quan, đảm bảo các quyết định hành chính được thực hiện có hiệu lực, có tính khả thi cao phù hợp với thực tế đa dạng của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước. 1.2.3.2. Xây dựng, tổ chức, thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch: Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước hoạch định, quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, chính quyền địa phương các cấp xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chi tiết về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, phát triển đã được đặt ra, đáp ứng tuyệt đối định hướng đặt ra của cấp trên và nhu cầu của khách du lịch. 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch: Ngành Du lịch phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc cơ quan liên quan về tổ chức cán bộ, công chức và lao động các cấp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn từ trung ương đến địa phương gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở 6
  9. Du lịch các tỉnh, thành phố để điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề lưu trú du lịch đã được đặt ra và các vấn đề phát sinh theo nhu cầu thực tiễn phát triển. Cơ quan trực tiếp tham gia quản lý lưu trú du lịch cấp quận, huyện được tổ chức linh hoạt theo cấp phòng, giúp địa phương triển khai các kế hoạch quản lý, phát triển đã được cơ quan cấp trên hoạch định, phê duyệt. 1.2.3.4. Giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú du lịch: Muốn quản lý tốt cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ máy nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương của Ngành Du lịch. Tạo lập hệ thống giám sát công tác kiểm tra thực sự, có hiệu quả và thường xuyên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đặc biệt trước tình hình phát triển nhanh, nhạy hiện nay của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam. 1.2.3.5. Tổ chức hợp tác quốc tế trong phát triển cơ sở lưu trú du lịch: Cùng với tiến trình hội nhập của đất nước, Du lịch Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương, luôn hoàn thành tốt vai trò là một ngành dịch vụ quan trọng trong các hoạt động đàm phán ký kết. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch của một số tỉnh thành Việt Nam và bài học rút ra cho thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội: Xây dựng kế hoạch, xin quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khách sạn hạng sang, khu lưu trú cao cấp; thường xuyên thẩm 7
  10. định và cấp giấy chứng nhận nhãn du lịch bền vững Bông Sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng: Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý, trang điện tử đặt phòng cho hệ thống khách sạn, nhà nghỉ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt thường xuyên kiểm tra, rà soát, bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất xuống cấp tại các cơ sở lưu trú đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hạng sao được cấp. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh việc tuyên truyền, biểu dương những doanh nghiệp du lịch làm tốt và xử lý nghiêm đối với các hành vi không niêm yết giá, tăng giá dịch vụ sai quy định, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh. 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận: Phân công tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương liên quan; Hiệp hội Du lịch và các cơ sở lưu trú phải cam kết thực hiện và duy trì chất lượng dịch vụ theo hạng, sao đã được công nhận, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du khách, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn du khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường trong lành, thân thiện để luôn có một hình ảnh đẹp, an toàn, thân thiện và chất lượng cho Du lịch Bình Thuận. 1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hồ Chí Minh: Ngoài việc học hỏi một số kinh nghiệm của các tỉnh, thành vừa nêu trên, thành phố Hồ Chí Minh có thể ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; thường xuyên tổ chức đối thoại 8
  11. với các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, hoàn thiện cơ chế riêng hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh lưu trú du lịch…góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Tóm tắt Chương 1: Tác giả đã trình bày những lý thuyết liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch, phân loại cơ sở lưu trú du lịch theo Luật du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày lý thuyết về quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch, nội dung quản lý các cơ sở lưu trú du lịch và trình bày các kinh nghiệm quản lý cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và tỉnh Bình Thuận. Nội dung Chương 1 sẽ làm cơ sở phân tích công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Yếu tố về tự nhiên, văn hóa - xã hội 2.1.1.1. Yếu tố về tự nhiên: Với quy mô địa bàn rộng lớn, công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tương đối gặp nhiều khó khăn. Hiện nay nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch tại các quận, huyện được giao cho Phòng Kinh tế trực tiếp thực hiện và tham mưu Ủy ban 9
  12. nhân dân các quận, huyện và tại các phòng Kinh tế đều phân công một cán bộ theo dõi về du lịch. Thực tế cho thấy, với lực lượng nhân sự như hiện nay, công tác nắm bắt tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch tại địa phương là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, đối với Sở Du lịch – cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân thành phố trong thực hiện quản lý nhà nước về du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, lực lượng cán bộ làm công tác chuyên ngành quản lý cơ sở lưu trú du lịch và lực lượng Thanh tra Sở Du lịch chỉ có 17 người trải đều toàn thành phố nên gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra, quản lý tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn địa bàn thành phố. 2.1.1.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội: Thành phố đã triển khai chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ từ năm 2011; tổ chức ký hợp tác phát triển toàn diện với 36 địa phương trên cả nước. Thành phố cũng mạnh dạn đi đầu triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cùng với sự phát triển chung của thành phố, ngành Du lịch thành phố trong thời gian qua cũng không ngừng phát triển. Ước tính lượng khách quốc tế đến thành phố chiếm từ 50 – 55% lượng khách đến Việt Nam hàng năm, doanh thu lĩnh vực du lịch chiếm khoảng 47% doanh thu cả nước, đóng góp 11% GRDP thành phố. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng không ngừng tăng nhanh, tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu tập trung tại các cơ sở 10
  13. lưu trú du lịch vừa và nhỏ, số lượng cơ sở lưu trú cao cấp chưa được đầu tư xây dựng nhiều. 2.1.2. Yếu tố về thể chế, pháp lý Định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của thành phố: thành phố Hồ Chí Minh chưa có chiến lược, quy hoạch cụ thể về xây dựng các cơ sở lưu trú. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Du lịch đang phối hợp với đơn vị tư vấn nước ngoài xây dựng Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, theo đó có lồng ghép đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trong tương lai. Các quy định của pháp luật về quản lý cơ sở lưu trú du lịch; Hệ thống các quy định của pháp luật về quản lý cơ sở lưu trú du lịch còn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thanh, kiểm tra xử phạt các cơ sở lưu trú du lịch có hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch cũng gặp nhiều khó khăn do sau khi cơ quan chức năng lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính, cơ sở thực hiện thay đổi pháp nhân sở hữu nhằm trốn tránh việc thực hiện quyết định xử phạt. Trong khi đó, hiện chưa có những văn bản pháp luật cụ thể về việc chế tài, xử lý đối với những hành vi này. 2.1.3. Yếu tố khác: Công tác thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch: theo Luật Du lịch năm 2017, công tác thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là tự nguyện, nhưng các cơ sở lưu trú du lịch phải đảm bảo điều kiện tối thiểu để kinh doanh lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng cơ sở lưu trú 11
  14. du lịch trên toàn thành phố rất lớn, do đó việc tiến hành kiểm tra điều kiện tối thiểu để kinh doanh lưu trú du lịch đối với các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ làm công tác chuyên ngành ít. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối với cơ sở lưu trú du lịch: trong thời gian qua, thành phố luôn quan tâm, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đối với ngành du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng; dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai thực hiện mức độ 3, 4 vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi nộp hồ sơ liên quan đến các thủ tục hành chính, vừa tạo sự thuận lợi cho cán bộ, công chức Sở trong việc theo dõi, xử lý cũng như lưu trữ các thông tin, dữ liệu quan trọng liên quan đến cơ sở lưu trú du lịch. Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp: sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch nói chung và các doanh nghiệp lưu trú du lịch nói riêng ngày càng tăng lên đáng kể. Trình độ quản lý, nguồn nhân lực của các cơ sở lưu trú du lịch tăng lên. Tuy nhiên, đối với các cơ sở lưu trú vừa và nhỏ, do tăng nhanh về số lượng, trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự ra đời và hoạt động, nên những hạn chế như thiếu hụt vốn, chất lượng lao động thấp, chưa qua đào tạo, đội ngũ quản lý ít được đào tạo, trình độ am hiểu luật pháp, hệ thống thị trường còn yếu…. đã tác động nhiều đến khả năng chống đỡ của doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 12
  15. 2.2.1. Tổng quan về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay Tính đến tháng 12/2018, thành phố Hồ Chí Minh có 1.799 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng với tổng số 46.257 phòng. Trong đó, có 190 nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (1.236 phòng), 1.224 khách sạn 1 sao (21.019 phòng), 261 khách sạn 2 sao (8.159 phòng), 76 khách sạn 3 sao (5.720 phòng), 26 khách sạn 4 sao (3.500 phòng), 20 khách sạn 5 sao (6.257 phòng), 02 căn hộ cao cấp (366 phòng). Bảng số liệu 2.1. Cơ sở lưu trú được xếp hạng tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2018 Loại, hạng 2015 2016 2017 2018 CSLTDL Căn hộ cao 02 02 02 02 cấp Số phòng 366 366 366 366 Khách sạn 5 19 20 20 20 sao Số phòng 5.868 6.033 6.033 6.033 Khách sạn 4 19 19 25 26 sao Số phòng 2.834 2.826 3.401 3.500 Khách sạn 3 80 77 82 76 sao Số phòng 5.980 5.782 6.142 5.720 Khách sạn 2 251 284 287 261 sao Số phòng 8.127 9.069 9.112 8.159 Khách sạn 1 1.323 1.510 1.533 1.224 sao Số phòng 21.192 21.154 24.616 21.019 Cơ sở lưu trú 328 317 185 190 du lịch đạt tiêu chuẩn Số phòng 3.747 3.634 1.166 1.236 13
  16. Loại, hạng 2015 2016 2017 2018 CSLTDL Tổng số 2.020 2.227 3.298 1.797 CSLTDL Tổng số 47.748 48.498 50.470 45.667 phòng (Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh) (Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh) Ngoài ra còn khoảng 1.140 cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa phân loại, xếp hạng (theo thống kê của quận, huyện năm 2018). 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý cơ sở lưu trú du lịch: Pháp lệnh Du lịch ban hành năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thực hiện như Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch; Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ-CP 14
  17. và Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 về sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt Nam. Đặc biệt, Luật Du lịch đã được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2006, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật du lịch. Luật Du lịch (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2017, trong đó bổ sung và điều chỉnh một số quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Nhìn chung, công tác phổ biến, quán triệt Pháp lệnh Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành của ngành du lịch thành phố thời gian qua đã được triển khai sâu rộng tới từng đơn vị, địa phương, cơ sở quản lý, kinh doanh du lịch. Tuy vậy, việc quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, ngành du lịch thành phố hầu như đơn thuần áp dụng các văn bản pháp luật của nhà nước vào du lịch địa phương mà ít có chủ động xây dựng văn bản phù hợp với tình hình thực tế để phát triển ngành du lịch thành phố. 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Theo cơ cấu tổ chức, quản lý du lịch hiện nay, đối tượng lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý của 2 nhóm cơ quan, bao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Tổng cục Du lịch là đơn vị trực thuộc, là cơ quan chuyên môn quản lý chuyên ngành, trong đó Vụ Khách sạn là đơn vị trực tiếp phụ trách quản lý cơ sở lưu trú du lịch; Ủy ban nhân dân thành phố, phía dưới là Sở Du lịch là cơ quan quản lý chuyên 15
  18. ngành, trong đó Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú du lịch là đơn vị trực tiếp phụ trách quản lý cơ sở lưu trú du lịch. 2.2.4. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cơ sở lưu trú du lịch: trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố, tuy nhiên, do chưa có chính sách cụ thể về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý ngành du lịch và kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chức công tác đào tạo nhân lực cho các cơ sở lưu trú chưa mang lại hiệu quả như mong muốn 2.2.5. Công tác đảm bảo chất lượng cơ sở lưu trú 2.2.5.1. Về vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn tại cơ sở lưu trú: hiện nay trong kinh doanh lưu trú du lịch tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố, từ cấp quản lý là Sở Du lịch, các ban ngành đoàn thể tới quản lý các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và phần lớn lao động trong ngành đều đã nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh, đặc biệt trong kinh doanh lưu trú và ăn uống phục vụ khách du lịch. 2.2.5.2. Về công tác nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú: chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn đăng ký hạng sao bằng những hành động thiết thực. 16
  19. 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật đối với các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Định kỳ hàng năm Thanh tra Sở Du lịch đều xây dựng và triển khai kế hoạch tiến hành rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại thành phố, trong đó tập trung kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch; Tổng cục Du lịch thường xuyên phối hợp với với Sở Du lịch thành phố tổ chức kiểm tra hệ thống khách sạn trên địa bàn với các khách sạn từ 3-5 sao. Qua thanh, kiểm tra cũng đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và việc chấp hành của các cơ sở ngày càng nghiêm túc hơn. 2.2.7. Hợp tác quốc tế trong phát triển cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch thành phố đã chủ động hội nhập quốc tế với việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với trên 1000 hãng của hơn 50 quốc gia và lãnh thổ. Trong lĩnh vực lưu trú du lịch, các khách sạn trên địa bàn thành phố nhất là những khách sạn đạt chuẩn 4 sao, 5 sao đã chủ động tiếp nhận các làn sóng đầu tư, liên doanh từ nước ngoài, các chủ đầu tư đã thuê Giám đốc điều hành, trưởng một số bộ phận chủ chốt người nước ngoài để nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên. Cho đến nay, thành phố đã có mặt hầu hết các Tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, Hilton, Nikko, Marriot, Park Hyatt, InterContinental, .... 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 17
  20. 2.3.1. Những kết quả đạt được: tích cực tham gia góp ý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực du lịch; Lãnh đạo thành phố luôn thường xuyên quan tâm đề ra các chính sách hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch, do đó số lượng cơ sở lưu trú du lịch đạt hạng sao liên tục tăng cao trong thời gian qua và dự báo tiếp tục tăng trong những năm tới khi số lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng; thường xuyên và tích cực phối hợp cùng Tổng cục Du lịch xây dựng, hoàn chỉnh, soát xét các bộ tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cũng như tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật và duy trì chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế: Công tác quy hoạch và triển khai chiến lược phát triển các loại cơ sở lưu trú du lịch chưa được chú trọng và thực hiện kịp thời; trách nhiệm của cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn thành phố đối với phát triển cơ sở lưu trú du lịch chưa được cụ thể; thiếu sự đầu tư trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý ngành du lịch, vì vậy chất lượng nhân sự trong các cơ sở lưu trú du lịch thành phố chưa cao, nhất là cấp quản lý; công tác quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố còn hạn chế; lực lượng thanh, kiểm tra về du lịch còn mỏng; sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan chưa thật thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả nên đã làm hạn chế ít nhiều đến công tác 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0