intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài luận văn còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận, các quy định hoạt động nghiệp vụ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ TIẾN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRANG THỊ TUYẾT Phản biện 1: TS NGUYỄN HOÀNG QUY Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS NGUYỄN DANH NGÀ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 401 Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h ngày 30 tháng 10 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nam Từ Liêm là một trong 12 quận của Thành phố Hà Nội. Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đóng góp vào sự phát triển kinh tế thủ đô là các nghành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, du lịch…đặc biệt là ngành công nghiệp không khói đã không ngừng lớn mạnh và tự khẳng định mình. Với cơ chế mở của hiện nay đã khiến cho ngành du lịch phát triển một cách nhanh chóng và kéo theo hàng loạt các dịch vụ bổ sung khác. Ngày nay có không ít những nhà hàng, khách sạn được mở ra và phát triển rộng rãi để đáp ứng được nhu cầu của khách như: dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí.v.v... Các dịch vụ đó đã góp một phần không nhỏ vào giải quyết việc làm và đem lại doanh thu cho khách sạn, nhà hàng, qua đó tự nâng cao vị thế của khách sạn, nhà hàng. Trong những năm qua, quận Nam Từ Liêm đã và đang có những bước phát triển nhanh và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đời sống của nhân dân trên địa bàn không ngừng được cải thiện. Địa bàn quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng đô thị phát triển, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư đã có những đóng góp tích cực vào sự thay đổi diện mạo của quận Nam Từ Liêm. Hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn cũng từ đó phát triển theo xu hướng ngày càng tăng. Nhìn dưới góc độ công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nói riêng đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và đang gặp không ít những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. Nguyên nhân có cả từ mặt khách
  4. quan và chủ quan đó là: Tình hình kinh tế, xã hội của quận có nhiều thay đổi căn bản, tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng đô thị phát triển, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư, người từ các nơi đến địa bàn làm ăn, sinh sống, công tác; Sự chuyển dịch dân cư từ các tỉnh, thành phố và từ nơi khác đến sinh sống, làm ăn, công tác trên địa bàn quận, do đó không tránh khỏi những bị động, lúng túng trong công tác quản lý; Các văn bản quy định của nhà nước trong quản lý kinh doanh nhà hàng, khách sạn còn chậm được đổi mới với sự biến chuyển nhanh của thực tế, do đó không theo kịp hoặc thiếu các quy định điều chỉnh; Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong quản lý nhà hàng, khách sạn; Nội dung, thủ tục đăng ký kinh doanh còn mang nặng về thủ tục hành chính, tạo nhiều sơ hở để nảy sinh những vấn đề phức tạp; Sự đầu tư về các trang, thiết bị, phương tiện nghiệp vụ còn hạn chế, các tài liệu thông tin nghiệp vụ phản ánh về hoạt động quản lý kinh doanh nhà hàng, khách sạn chưa được thu thập đầy đủ, chính xác.v.v... Các hành vi vi phạm pháp luật như gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương tích...., vi phạm luật lệ giao thông dẫn đến tai nạn chết người vẫn thường xuyên xảy ra do nguyên nhân uống rượu, bia say xỉn tại các nhà hàng. Vấn đề trên đặt ra cho lực lượng chức năng phải điều chỉnh các biện pháp tiến hành, củng cố và xây dựng thêm những giải pháp hạn chế điều kiện làm phát sinh tội phạm, chủ động phòng ngừa, phát hiện, bịt kín những sơ hở, thiếu sót, từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn của các lực lượng, trong đó có hoạt động của Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đáp ứng những yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước, phù hợp với sự phát triển và yêu cầu đặt ra của nền hành chính mang tính phục vụ nhân dân là cần thiết. 4
  5. Với những lý do trên tác giả đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Thực tế cũng đã có một số công trình, bài viết đề cập về nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện với nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu, đó là: - Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới quản lý cư trú của công dân Việt Nam trong tình hình hiện nay” của tác giả GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm (2008) - Quản lý ANTT đối với các cơ sở kinh doanh vũ trường trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội của tác giả Nguyễn Mai Phương. - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với nhóm ngàng nghề kinh doanh ký cam kết thực hiện quy định, điều kiện về ANTT trên địa bàn thành phố Nam Định của tác giả Trần Thị Thu Hương. - Quản lý về An ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh nhà trọ bình dân của Công an phường Lộc Vượng - Thành phố Nam Định, thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Tiến Dũng; - Phòng ngừa tệ nạn xã hội trong nhà hàng tư nhân trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, giải pháp nâng cao hiệu quả của tác giả Nguyễn Thị Ngư;... Một số bài báo đăng trên các tạp chí và công trình nghiên cứu khoa học. + Công tác quản lý cư trú, tiếp nhận thông báo lưu trú trên địa bàn quận long Biên Hà Nôi của Nguyễn Hồng Thái - Tạp chí CAND – số12/2008 + Thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội của tác giả Vũ Quý Đông – tạp chí CAND – số 12/2008 5
  6. + Công an Hà Nội tích cực triển khai thực hiện luật Cư trú của tác giả Lê Hồng Dũng – Tạp chí KH & GD trật tự xã hôi – số 7/2009 + Một số bất cập trong thi hành Luật cư trú của tác giả Cù Ngọc Trang - Tạp chí KH & GD trật tự xã hội – số 7/2009 Nhưng thực tế chưa có công trình nào đề cập nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống, đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả tiếp thu, kế thừa, khai thác kết quả của các công trình nói trên để xem xét, phân tích, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhưng dưới nhiều nội dung, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, triệt để công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và trật tự an toàn trên địa bàn quận. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu chung của Luận văn là xây dựng căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Từ đó, Luận văn có các mục đích nghiên cứu cụ thể, đó là: - Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn. 6
  7. - Xác định căn cứ thực tiễn quản lý Nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa, bổ sung để hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội. Từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế bất cập trong quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: a) Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng trên địa bàn của quận. Quá trình hoạt động quản lý nhà nước đối với 7
  8. kinh doanh nhà hàng, khách sạn gồm nhiều nội dung và nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn quận. Các hành vi vi phạm pháp luật có thể kể đến là: Chứa chấp, môi giới mại dâm; Tổ chức sử dụng ma túy; Tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá; Tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia say xỉn tại các nhà hàng, khách sạn dẫn đến gây tai nạn; Gây rối trật tự công cộng, đánh nhau dẫn đến chết người hoặc gây thương tích do uống rượu, bia say xỉn tại các nhà hàng, khách sạn; Nơi ẩn náu của các đối tượng hình sự dạt từ địa phương khác về để trốn tránh sự truy bắt của các cơ quan chức năng; Tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.v.v... * Chủ thể được xác định trong hoạt động quản lý này là: Cảnh sát quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. * Đối tượng quản lý là: Các hành vi vi phạm pháp luật kể trên trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. * Mục tiêu quản lý là: Phòng ngừa, đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật, các tội xâm phạm về trật tự an toàn xã hội tại địa bàn quận. b) Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. c) Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017; Thời gian xác định cho các giải pháp đề xuất đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí 8
  9. Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Công an trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Đồng thời quá trình nghiên cứu còn dựa trên cơ sở các quy định về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cấp quận và ngành Công an trong quản lý Nhà nước về An ninh trật tự. * Quá trình nghiên cứu đề tài đề cập sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu các tư liệu, văn bản; Phương pháp nghiên cứu tình hình; Phương pháp trao đổi tọa đàm; Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa; Phương pháp tổng kết thực tiễn; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; Phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 6.1. Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú và từng bước hoàn thiện thêm lý luận về hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp quận và lực lượng Công an đối với hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn phục vụ yêu cầu quản lý nhà nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đề tài luận văn còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận, các quy định hoạt động nghiệp vụ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. 6.2. Về thực tiễn: Đề tài luận văn giúp cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và Công an các địa phương có điều kiện nắm tình hình, đánh giá kết quả hoạt động của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả hoạt động của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tranh chống tội phạm. Kết quả nghiên cứu nhất là các nhận xét, đánh giá và đề xuất, giải pháp 9
  10. là cơ sở quan trọng cho Công an địa phương có thể khai thác vận dụng điều chỉnh cải tiến giải pháp tiến hành, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đề tài nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy học tập trong các trường Đại học có đào tạo các chuyên ngành quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý hành chính nhà nước. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hành chính nhà nước cấp quận đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật. Chương 2: Thực trạng quản lý Hành chính nhà nước của đội Cảnh sát quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của đội Cảnh sát quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. 10
  11. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP QUẬN ĐỐI VỚI KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NHẰM PHÕNG NGỪA, ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN MỌI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT. 1.1. Lý luận về kinh doanh nhà hàng, khách sạn: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò kinh doanh nhà hàng, khách sạn. 1.1.1.1. Khái niệm nhà hàng, khách sạn “Nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu hút lợi nhuận, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau và phục vụ theo nhu cầu của khách với nhiều loại hình khác nhau”.(Nguồn: Giáo trình Quản lý kinh doanh nhà hàng- Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội) Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao. 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. a) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng: Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động phức tạp và cần có sự liên kết, thống nhất cao bởi nhiều yếu tố, kể cả yếu tố vật chất và yếu tố con người. b) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi biết khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khách của khách 11
  12. sạn. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô và thứ hạng của khách sạn. Rõ ràng, trong kinh doanh khách sạn, tài nguyên du lịch đóng một vài trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó cũng quyết định đến quy mô, thứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. 1.1.1.3. Vai trò của kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. 1.1.2. Những hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật gây mất trật tự, an ninh, an toàn cho xã hội, người dân trong các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Chứa chấp, môi giới mại dâm; Tổ chức sử dụng ma túy; Tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá; Tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia say xỉn tại các NH,KS dẫn đến gây tai nạn; Gây rối trật tự công cộng, đánh nhau dẫn đến chết người hoặc gây thương tích do uống rượu, bia say xỉn tại các NH,KS; Nơi ẩn náu của các đối tượng hình sự dạt từ địa phương khác về để trốn tránh sự truy bắt của các cơ quan chức năng; Nguy cơ khủng bố; Tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.v.v... 1.2. Lý luận về quản lý hành chính nhà nƣớc của đội Cảnh sát Quản lý hành chính nhà nƣớc về trật tự xã hội đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi phạm pháp luật trên địa bàn quận. 1.2.1. Khái niệm. Quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS là một trong những công tác quan trọng của quá trình Quản lý hành chính nhà nước mà đội CS.QLHC nhà nước về TTXH đối với hoạt động kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận nhằm đảm bảo ANTT, góp phần phát triển kinh tế địa phương, dựa vào văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy định hoạt động nghiệp vụ của các ngành 12
  13. để điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình, quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh NH,KS nhằm đảm bảo ANTT, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm phục vụ cho việc thực hiện quyền lời chính đáng của nhân dân và yêu cầu quản lý của Nhà nước. 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước cấp quận đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi phạm pháp luật trên địa bàn quận. Sự cần thiết quản lý hành chính nhà nước của đội CS.QLHC nhà nước về TTXH đối với hoạt động kinh doanh NH,KS xuất phát từ những lý do chính sau đây: - Một là, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh NH,KS có vai trò quan trọng trong lập khung pháp lý để các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động không xâm hại lẫn nhau, không ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh. Các cơ quan hành chính nhà nước cấp quận cần lập ra một môi trường pháp lý thuận lợi, thích hợp cho hoạt động kinh doanh, vừa nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô nền kinh tế chung, vừa phát huy vai trò tự chủ, năng động của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, tạo môi trường kinh tế thuận lợi và hành lang pháp luật an toàn cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặt khác, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đối với kinh doanh nhà hang, khách sạn góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và trong công tác quản lý xã hội, được thể hiện rõ trong nhiều phương diện. Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS là quá trình các cơ quan QLNN căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các biện pháp công tác của ngành Công an để xem xét xác nhận cam kết thức hiện quy định, điều kiện về ANTT các cơ sở kinh doanh NH,KS, quản lý con người và hoạt động kinh doanh với vai trò nhằm bảo vệ tài sản của các thành phần kinh tế, tính mạng và tài sản của công dân, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm về TTXH, góp phần phục vụ tốt công tác quản lý xã hội của 13
  14. Nhà nước. Thông qua công tác quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn cơ sở, lực lượng CS.QLHC về TTXH dần dần xóa bỏ các sơ hở tạo điều kiện và khả năng cho tội phạm cũng như phần tử xấu lợi dụng để hoạt động vi phạm pháp luật, góp phần không nhỏ trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ma túy, mại dâm. Việc quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở NH,KS của các cơ quan hành chính nhà nước và lực lượng Công an có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý xã hội của Nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. - Hai là, thông qua việc quản lý góp phần đảm bảo cho việc kinh doanh của cơ sở khách sạn, nhà hàng thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo kinh doanh lành mạnh, hợp pháp. Hạn chế và loại bỏ những nguyên nhân, diều kiện thuận lời mà bọn tội phạm, phần tử xấu có thể lợi dụng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong hoạt động kinh doanh; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của địa bàn; phòng ngừa và xóa bỏ các tụ điểm tụ tập tạo cơ hội lập băng, ổ nhóm tội phạm, thanh niên hư hỏng ăn chơi trác táng,... Thông qua việc quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung, các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng, lực lượng CS.QLHC về TTXH nắm được số lượng cơ sở và số người làm nghề kinh doanh NH,KS phục vụ cho yêu cầu QLNN, quản lý xã hội, duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Đảm bảo cho các cơ s có điều kiện kinh doanh hợp pháp, các mối quan hệ xã hội được đảm bảo, trật tự, đúng quy định của pháp luật. - Ba là, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh NH,KS phát triển đúng ý nghĩa và mục đích hình thành của nó, phát triển lành mạnh phục vụ lợi ích chính đáng bao gồm lợi ích của cả chủ cơ sở kinh doanh và nhân dân. Phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố nói riêng, cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. 14
  15. 1.2.3. Phạm vi trách nhiệm và mối quan hệ với các lực lượng nghiệp vụ khác trong quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn. - Phạm vi trách nhiệm của lực lượng Công an quận: trực tiếp tiến hành các biện pháp quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền. Kiểm tra xác minh, báo cáo đề xuất các trường hợp do Công an cấp trên có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở kinh doanh NH,KS. Tiếp nhận hồ sơ, xác nhận cam kết thực hiện quy định về ANTT, quản lý hành chính về ANTT đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn nói chung, các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng. Tổng hợp tình hình số liệu, kết quả công tác quản lý về ANTT báo cáo UBND quận và báo lên cơ quan Công an cấp trên theo quy định. Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ chức năng thực hiện các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở này. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và những hành vi, vi phạm lợi dụng kinh doanh trên địa bàn phụ trách. Điều tra nắm tình hình về hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT của các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ khác của ngành. Thực hiện hoạt động điều tra ban đầu đối với một số hành vi phạm tội theo đúng chức năng của lực lượng Công an. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức về việc quản lý kinh doanh các cơ sở NH,KS theo quy định. Quản lý hồ sơ của các cơ sở kinh doanh NH,KS thuộc thẩm quyền. - Mối quan hệ giữa Công an quận với các cơ quan hành chính quận khác trong quản lý nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung đặc biệt là các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng. Mối quan hệ này diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về ANTT. Mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện sự quán triệt nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, bao gồm quan hệ giữa đội CS.QLHC về TTXH với phòng CS.QLHC về TTXH và Cục CS.QLHC về TTXH, mối quan hệ giữa đội 15
  16. CS.QLHC về TTXH với Công an quận và mối quan hệ giữa Công an quận với UBND quận nhằm thực hiện các mặt công tác chuyên môn theo quy định, chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn chấp hành pháp luật, phối hợp trong kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận những trường hợp vi phạm; thu thập, tích lũy tài liệu, bổ sung hồ sơ, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ trước mắt và lâu dài; dự báo tình hình và khả năng lợi dụng hoạt động của tội phạm để đề xuất biện pháp phòng ngừa. Mối quan hệ phối hợp giữa Công an quận với các đơn vị nghiệp vụ khác cùng cấp để tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn. Phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, phục vụ xác nhận cam kết thực hiện điều kiện về ANTT. Chỉ đạo đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ để nắm thông tin, phát hiện và kịp thời xử lý đối với trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể quần chúng ở địa bàn phối hợp cùng Công an quận để nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý. Đồng thời, thông qua mối quan hệ này giúp các ngành, các cấp, cá nhân, tổ chức nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh; nhận thức đúng quyền và trách nhiệm trong quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng phải ký cam kết thực hiện quy định, điều kiện về ANTT đầy đủ, chấp hành các quy định của pháp luật Nhà nước. Đây là cơ sở, điều kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính có liên quan, đặc biệt là lực lượng Công an. 16
  17. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CỦA ĐỘI CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. Quận Nam Từ Liêm có diện tích 3.227,36 ha (32,27 km²), dân số là 232.894 người (2013), đa số là người Kinh. Về địa giới hành chính, Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn quận vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất các mặt hàng thuộc nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày của người lao động. Trên địa bàn quận không có các trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ lớn; đa số các phường đều có các chợ quy mô nhỏ, chủ yếu là các chợ cóc phục vụ nhu cầu mua bán, sinh hoạt của người dân. Không có khu công nghiệp. Trong 4 năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển kéo theo quá trình đô thị hóa nên việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố Hà Nội nói chung và các dự án của quận Nam Từ Liêm nói riêng đã được chú trọng phát triển hơn. Các khu vực nhà ở, hệ thống đường xá, đường quốc lộ được nâng cấp làm thay đổi bộ mặt của quận. Bên cạnh đó, công tác giáo dục đã được quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao trình độ dân trí, làm thay đổi nhận thức của người dân về các vấn đề phát triển chung trên địa bàn quận. 17
  18. 2.2. Thực trạng tình hình gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tình hình ANTT trên địa bàn quận khá phức tạp, từ năm 2014 đến nay trên địa bàn quận xảy ra 42 vụ tranh chấp khiếu kiện liên quan đến ANTT, trong đó 21 vụ diễn biến phức tạp, 8 vụ gây rối trật tự công cộng. Năm 2017, toàn quận có 9 vụ, gồm: liên quan đến tôn giáo 1 vụ, liên quan đến giải phóng mặt bằng 5 vụ, liên quan đến lĩnh vực khác 3 vụ. Hoạt động của các tôn giao cơ bản tuân thủ pháp luật và sự điều hành của chính quyền. Tuy nhiên thời gian gần đây các cá nhân có tư tưởng cực đoan, chống đối nhà nước ta đã lôi kéo, kích động người dân hiểu sai về tự do tín ngưỡng tôn giáo. Hoạt động của các loại đối tượng (hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội) ở địa bàn trong quận cũng diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra 75 vụ, tổng tài sản thiệt hại 3,2 tỷ đồng; trọng án xảy ra chiếm khoảng 7% số vụ phạm pháp hình sự. Hoạt động của tội phạm ma túy vẫn diễn biến khá phức tạp, đang là vấn đề xã hội quan tâm, hiện nay trên địa bàn quận còn khoảng trên 100 người nghiện, hiệu quả cai nghiện tập trung và cai nghiện tại cộng đồng còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn cơ sở. Những đặc điểm tình hình trên có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an ở địa bàn cơ sở. - Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn quận diễn ra hết sức phức tạp. Công an quận Nam Từ Liêm luôn chủ động nắm chắc và dự báo chính xác tình hình địa bàn, tổ chức tốt công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Phấn đấu giảm từ 3%- 5% số vụ phạm pháp hình sự. Điều tra khám phá các vụ án về TTXH đạt từ 80% trở lên. Tập trung đấu tranh, triệt xóa ổ nhóm phạm pháp hình sự, các đường dây, tụ điểm buôn bán ma túy phức tạp, tội phạm đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp, tội phạm mại dâm có tổ chức,... Tính đến năm 2017, tình hình an ninh chính trị và TTXH trên địa bàn quận 18
  19. Nam Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng Công an quận đã điều tra, khám phá 91/96vụ, bắt 124 đối tượng, trong đó điều tra khám phá 16 vụ trọng án, đạt tỷ lệ 100%; đấu tranh triệt phá 45 ổ nhóm hình sự với 108 đối tượng; bắt 23 vụ đánh bạc, 16 vụ chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, toàn quận đã khám phá 56 vụ với 62 đối tượng, xử lý hình sự 48 vụ, xử phạt hành chính 8 vụ, thu giữ 98,796g heroin; 30g ma túy tổng hợp; cưỡng chế đưa đi chữa bệnh bắt buộc 12 người nghiện; khám phá 28 vụ án về kinh tế và môi trường, thu nộp ngân sách nhà nước trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, quận đã thành lập các đoàn kiểm tra, lập biên bản xử lý 5008 trường hợp và ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 1,38 tỷ đồng; tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, tháo dỡ 786 mái che, mái vẩy, 105 tường, lều quán, chặt phát quang 860 cây, tháo dỡ 542 biển quảng cáo, di dời 434 điểm tập kết vật liệu xây dựng,... nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn. 2.3. Thực trạng quản lý hành chính nhà nƣớc của đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đối với hoạt động gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội trong các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn của quận. Hiện nay, đội CS.QLHC về TTXH Công an quận Nam Từ Liêm có một tổ đăng ký về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT (Tổ đặc doanh) gồm 06 đồng chí cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tiến hành công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trong đó có các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận. Chịu trách nhiệm tiến hành công tác nắm tình hình, tổ chức kiểm tra, cho các cơ sở kinh doanh NH,KS ký cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về ANTT. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng cơ sở kinh doanh hoạt động phạm tội; trực tiếp hướng dẫn, phối hợp với Công an phường và các lực lượng nghiệp vụ chức năng có thẩm quyền quản lý các cơ 19
  20. sở kinh doanh NH,KS này, chịu sự chỉ đạo của Công an thành phố và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Công an Thành phố Hà Nội. Với chức năng, nhiệm vụ được phân công, lực lượng CS.QLHC về TTXH Công an quận Nam Từ Liêm đã và đang cố gắng xây dựng các biện pháp tối ưu, phối hợp với các lực lượng chức năng khác thực hiện tốt một số biện pháp: - Đội CS.QLHC về TTXH thực hiện điều tra nghiên cứu nắm tình hình đối với các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết hợp khai thác sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để nắm tình hình quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS. Hằng tuần, 06 đồng chí trong tổ đặc doanh kết hợp cùng các đồng chí phụ trách địa bàn kiểm tra, triển khai các quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT. Đảm bảo 100% các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn thực hiện tốt các quy định của pháp luật, hồ sơ giấy phép kinh doanh đầy đủ. - Đội CS.QLHC về TTXH Công an quận Nam Từ Liêm đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng, hướng dẫn nhân dân tham gia quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS một cách khá thành công và hiệu quả. Quản điểm của Đảng ta là “Lấy dân làm gốc”, sự nghiệp các mạng là của toàn dân. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội là một công tác rất quan trọng. Thông qua công tác phát động quần chúng sẽ phát hiện được tội phạm và những hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2