Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai" là để tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN của thành phố Lào Cai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THÚY HỒNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 1
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thùy Nhi Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Lào Cai, công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Lào Cai thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của đô thị ngày một đổi mới, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại, cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại II. Đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước đã tạo tiền đề vững chắc cho sản xuất liên tục tăng trưởng, đưa thành phố Lào Cai hoà nhập chung vào sự phát triển của các đô thị trong nước. Bên cạnh những kết quả đạt được như nêu trên, việc sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn những hạn chế như: đầu tư manh mún, dàn trải, sử dụng kém hiệu quả, thất thoát vốn của Nhà nước… Trong khi đó, là một thành phố trẻ, lại mới được tái lập, trình độ phát triển kinh tế thấp, Lào Cai rất cần ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế. Hơn nữa, do mức độ tích lũy của tỉnh còn hạn chế, ngân sách cho đầu tư chủ yếu nhờ hỗ trợ của Trung ương và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết... Thực trạng nêu trên cho thấy, để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, cần phải cải cách đổi 3
- mới hơn nữa, mà một trong những hướng đổi mới quan trọng là tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. Đó là lý do học viên chọn đề tài "Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Cho đến nay có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, của các tác giả như: - Trần Chí Hiền, năm 2010, “Vai trò của nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định”, luận văn thạc sỹ kinh tế [6]. Luận văn đã nêu nhứng vấn đề lý luận và thực tiến liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách; đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đưa ra một số giải pháp với mục đích tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản - Nguyễn Thị Bảo Hường, năm 2011. “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sỹ kinh tế [7]. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách; đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản thông qua các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, giám sát việc thực hiện của các chủ dự án đối với mục tiêu làm sao cho các dự án mang lại hiệu quả cao nhất - Nguyễn Thị Thanh, năm 2008. “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ kinh tế [8]. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà 4
- nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nêu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. - Bùi Mạnh Tuyên, năm 2015.”Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế [9]. Đề tài đã nêu được công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách, qua đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hả Giang. - Lê Toàn Thắng, năm 2007. “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ kinh tế [10]. Đề tài đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng bơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội, từ d dó rút ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, nêu ra sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó đề rà đã đề xuất phương hướng và các giải pháp quản lý vốn đầu tư xây cơ bản từ ngân sách nhà nức của thành phố Hà Nội. - Phan Thanh Mão, năm 2003. “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” luận án Tiến sỹ [11]. Đề tài đề cập đến đối tượng nghiên cứu là vấn đề chi ngân sách và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công trình này tập trung vào khía cạnh tài chính của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, các giải pháp trọng tâm là hoàn thiện chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển. - Nguyễn Văn Hồng, “ Đổi mới cơ chế quản lý dử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, luận án Tiến sỹ [12]. 5
- Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư xây dựng từ các nguồn khách nhau của nhà nước, đặc biệt làm rõ cơ chế quản lý nguồn vốn này trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng từ khâu lập kế hoạch đầu tư xây dựng đến thẩm định, thực hiện, nghiệm thu quyết toán vốn. - Lê Vinh Danh, “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp" [13]. Đề tài đã đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh . Các công trình khoa học trên đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính hoặc về cơ chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương. Mặt khác, đối với sự lựa chọn của tác giả vận dụng các lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn thành phố nơi tác giả công tác, là một thành phố thuộc tỉnh vùng cao biên giới còn nghèo, mặt bằng chung về quản lý kinh tế - xã hội không cao, nhưng đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa mạnh mẽ, có nhiều dự án, công trình xây dựng cơ bản lớn mà ngân sách nhà nước đã, đang và sẽ đầu tư. Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” sẽ không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời làm phong phú thêm cho công tác nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là để tìm ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN của thành phố Lào Cai. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh. 6
- Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN giai đoạn 2014 – 2017 của thành phố Lào Cai. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của thành phố Lào Cai trong giai đoạn 2018 - 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN phân cấp cho chính quyền thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tập trung vào các chức năng quản lý nhà nước như quy hoạch, kế hoạch, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách, kiểm tra, giám sát, tổ chức bộ máy quản lý … về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai. - Về Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Lào Cai - Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư XDCB giới hạn trong 4 năm từ 2014 đến 2017. Các đề xuất dự kiến cho giai đoạn 2018 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế như: phương pháp phân tích số liệu thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp dựa báo cáo chính thức của các cơ quan nhà nước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 7
- 6. Những đóng góp của luận văn. - Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó giới thiệu một số kinh nghiệm của các địa phương làm cơ sở đề xuất được một số giải pháp khả thi để tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai. - Tổng hợp, đánh giá khái quát bức tranh toàn cảnh và thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, khẳng định các thành công, nêu rõ các bất cập, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai định hướng đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản băng ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 8
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH 1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bằng nguồn ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư Theo nghĩa chung nhất, đầu tư là việc b một lượng vốn nhất định vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu được tổng giá trị lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, trên các diễn đàn khoa học, tùy theo cách tiếp cận khác nhau, có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư. Theo Adam Smith, “Đầu tư là một hoạt động nhằm gia tăng tích tụ tư bản của các cá nhân, công ty và xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống…” (Voer, khai thác tháng 8/2017). Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 3, khái niệm đầu tư được hiểu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. 1.1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình b vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, 9
- nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước mang đặc điểm của đầu tư phát triển. Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước được quản lý theo quy chế đầu tư công. Thứ ba, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước gắn với đầu tư xây dựng các công trình. Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của cơ quan nhà nước là chủ đầu tư. Thứ năm, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước phải được đưa vào kế hoạch cấp vốn hàng năm, 5 năm và thường phải tuân thủ quy trình phê duyệt, giải ngân khá phức tạp. Thứ sáu, việc sử dụng nguồn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước phải tuân theo chế độ, chính sách quản lý tài chính công của quốc gia, tỉnh, thành phố. 1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước Xây dựng Đầu tư lĩnh Tạo điều kiện Nâng cao mới và nâng vực tư nhân cho hoạt động mức sống của cấp hệ thống không đầu tư đầu tư tư nhân nhân dân kết cấu hạ mang lại lợi tầng ích xã hội Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.1. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 10
- Ngoài ra, vai trò của đầu tư XDCB bằng NSNN còn gián tiếp tác động vào cân bằng kinh tế vĩ mô thông qua kênh tăng, giảm chi tiêu đầu tư của nhà nước, tác động vào tình trạng cân đối NSNN và cân đối cung cầu trên thị trường tài chính. Thông qua huy động vốn đầu tư XDCB Nhà nước tăng cầu tiền có thể khiến lạm phát, lãi suất tăng lên. Đầu tư XDCB cũng tác động vào thị trường vật tư, hàng hóa khiến tình trạng khan hiếm đầu vào tăng lên, gây sức ép vào tỷ lệ lạm phát… 1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước cho cấp địa phương 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nướ của chính quyền cấp thành phố trực thuộc tỉnh. * Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản * Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước * Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh 1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Sử dụng Sử dụng Đảm bảo chất Đảm bảo tiến NSNN đúng NSNN tiết lượng công độ đầu tư mục đích, theo kiệm, chống trình đáp ứng chiến lược kế lãng phí, thất yêu cầu hoạch đầu tư thoát Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 11
- * Sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, theo chiến lược, kế hoạch đầu tư * Sử dụng NSNN tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, thất thoát vốn nhà nước * Đảm bảo chất lượng công trình * Đảm bảo tiến độ đầu tư 1.2.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Thực hiện đúng Nâng cao hiệu quả Tuân thủ pháp luật chế độ, chính sách đầu tư XDCB bằng của nhà nước NSNN Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh * Tuân thủ pháp luật * Thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà nước * Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh bao gồm: (1) Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước thuộc chính quyền 12
- cấp thành phố thuộc tỉnh, (2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh, (3) Tổ chức phân bổ đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh, và (4) Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền thành phố thuộc tỉnh Ban hành các Xây dựng chiến Tổ chức phân Kiểm tra, thanh văn bản liên lược, quy bổ nguồn cho tra, giám sát quan đến đầu tư hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB đầu tư XDCB XDCB bằng đầu tư XDCB bằng NSNN bằng NSNN NSNN thuộc bằng NSNN thuộc chính thuộc chính chính quyền cấp thuộc chính quyền cấp thành quyền cấp thành thành phố thuộc quyền cấp thành phố thuộc tỉnh phố thuộc tỉnh tỉnh phố thuộc tỉnh Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh 1.2.5. Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 1.2.6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 1.2.7. Tổ chức thẩm định và ra quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 13
- 1.2.8. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước bao gồm các chủ thể gồm các chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng quản lý trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói chung. Tuỳ từng giác độ nghiên cứu, chủ thể và đối tượng quản lý sẽ được xem xét cho phù hợp. Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNđược minh họa theo sơ đồ sau: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ( Quốc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cấp, HĐQT, GĐ DNNN) Cơ quan chức năng ( Kế hoạch&Đầu tư, Tài Cơ quan cấp vốn ( KBNN, chính, Xây dựng, Thanh tra…) Ngân hàng phát triển…) Chủ đầu tư Nhà thầu Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.5. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn NSNN 1.2.9. Kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 1.2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Việt Trì 14
- 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Thái Nguyên 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Đà Nẵng. 15
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Lào Cai Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính đô thị thành phố Lào Cai 16
- 2.1.2. Đặc điểm kinh tế của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai * Tăng trưởng kinh tế Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 GTGT theo giá so sánh 1 1.230,16 1.429,16 1.670,52 1.954,76 (tỷ đồng) 1.1 Thương mại - Dịch vụ 586,90 683,34 800,70 942,70 1.2 Công nghiệp - Xây dựng 570,21 668,50 788,73 927,46 1.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 73,05 77,32 81,09 84,60 GTGT theo giá HH (tỷ 2 4143,1 5.098,83 6346,0 7.977,70 đồng) 2.1 Thương mại - Dịch vụ 1.890,60 2354,77 2981,00 3.788,1 2.2 Công nghiệp - Xây dựng 2.062,70 2.537,69 3.140,0 3.946,4 2.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 189,80 206,17 225,00 243,2 Cơ cấu Tổng sản phẩm 3 100,0 100,0 100,0 100,0 trên địa bàn (%) - giá HH 3.1 Thương mại - Dịch vụ 45,63 46,18 46,97 47,48 3.2. Công nghiệp - Xây dựng 49,79 49,77 49,48 49,47 3.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 4,58 4,04 3,55 3,05 Tốc độ tăng trưởng kinh 4 15,21 16,18 16,89 17,02 tế (%) Thu nhập bình quân 5 28,0 34,6 42,5 52,8 đầu người (triệu đồng) Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 *Cơ cấu kinh tế 17
- Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 Nội dung 2014 2015 2016 2017 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế 100.00 100.00 100.00 100.00 (%) Thương mại - Dịch vụ (%) 45.43 50.72 50.49 47,48 CN + XD (%) 47.92 47.36 47.92 49,47 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 6.65 1.92 1.58 3,05 (%) Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 2.1.3. Đặc điểm xã hội của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai 2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 2.2.1. Đầu tư xã hội 18
- Bảng 2.3. Tình hình đầu tư xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tổng số vốn đầu tư xã hội 3,566,220 5,153,977 5,545,998 6,083,800 144.5% 107.6% 109.7% Nguồn vốn tỉnh giao 132,104 159,293 251,400 298,800 120.6% 157.8% 118.9% Nguồn vốn của thành phố 37,650 39,784 43,598 45,000 106% 110% 103% Nguồn khác trên địa bàn 1,132,466 2,394,900 2,359,000 2,540,000 211% 99% 108% Nguồn vốn FDI 20,000 105,000 150,000 50,000 525% 143% 33% Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1,694,000 1,730,000 1,850,000 2,250,000 102% 107% 122% Vốn dân cư và vốn khác 550,000 725,000 892,000 900,000 132% 123% 101% Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 17
- 2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đến từ hai nguồn chính là nguồn vốn tỉnh giao và nguồn vốn của thành phố. Về cơ cấu, nguồn vốn của tỉnh giao chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn của thành phố. Tổng vốn đầu tư XDCB bằng NSNN trên địa bàn thành phố Lào Cai tăng đều và ổn định từ 169.754 triệu đồng năm 2014 lên 343.800 triệu đồng năm 2017. Bảng 2.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm Năm Năm 2014 Năm 2017 2015 2016 Tổng số vốn đầu tư XDCB từ 169,754 199,078 294,998 343,800 NSNN Nguồn vốn tỉnh giao 132,104 159,293 251,400 298,800 Nguồn vốn của thành phố 37,650 39,784 43,598 45,000 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai 2.2.3 Tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nươc về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 2.3.1. Thực trạng ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của thành phố Lào Cai 2.3.2. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của thành phố Lào Cai 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn