BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
--------/--------<br />
<br />
-----/-----<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
HOÀNG DIỆU HOA<br />
<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN<br />
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU<br />
SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý công<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. TRANG THỊ TUYẾT<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Về mặt lý luận, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu ở các cấp độ luận<br />
án, luận văn, khóa luận... nghiên cứu về quản lý nhà nước về Hải quan từ thực tiễn<br />
các Cục Hải quan địa phương hoặc nghiên cứu một số công tác cụ thể về phòng<br />
chống gian lận thương mại qua trị giá Hải quan, công tác chống buôn lậu tại Chi cục<br />
Hải quan CKSBQT Nội Bài… Các công trình này có ý nghĩa thiết thực, góp phần<br />
không nhỏ trong hoàn thiện hoạt động QLNN về Hải quan nói chung và Chi cục Hải<br />
quan CKSBQT Nội Bài nói riêng song chưa có công trình nào nghiên cứu ở cấp độ<br />
luận văn thạc sỹ về QLNN với Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài để đề xuất<br />
phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN tại Chi cục này.<br />
Về mặt thực tiễn, ngoài các hoạt động giao lưu thương mại, hoạt động xuất<br />
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… tuân thủ các quy định của pháp<br />
luật còn có những hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, các vụ gian lận<br />
thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, vũ khí… đã và đang diễn ra<br />
với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng mà Chi cục Hải quan SBQT Nội Bài<br />
là một trong những địa bàn trung chuyển trọng điểm của nhiều đối tượng, tổ chức<br />
tội phạm trong nước và tội phạm đa quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động QLNN<br />
tại Chi cục Hải quan SBQT Nội Bài phải không ngừng tăng cường và hoàn thiện.<br />
Như vậy, từ phương diện lý luận và thực tiễn, nhu cầu hoàn thiện quản lý<br />
nhà nước tại Chi cục Hải quan SBQT Nội Bài luôn cấp thiết. Vì vậy, tôi chọn đề<br />
tài: "Quản lý nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay<br />
quốc tế Nội Bài" làm luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong phạm vi sự hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, đến nay đã có<br />
nhiều công trình, đề tài ở các cấp độ nghiên cứu về QLNN về hải quan dưới nhiều<br />
khía cạnh, ở các địa phương khác nhau, tập trung hai hướng: Các công trình nghiên<br />
cứu về quản lý nhà nước về hải quan từ các Cục Hải quan địa phương và các công<br />
trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với một số mặt công tác cụ thể từ thực tiễn<br />
hải quan một số địa phương. Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều thay đổi về cơ chế,<br />
chính sách, Luật hải quan 2001 và Luật hải quan 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2005<br />
đã được thay thế bằng Luật Hải quan 2014 hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Vì vậy,<br />
hoạt động QLNN về hải quan tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các đơn vị<br />
QLNN cấp cơ sở như Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài cần được tiếp tục<br />
nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích<br />
Qua việc làm sáng tỏ cơ sở khoa học của QLNN và thực trạng QLNN tại<br />
Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN<br />
tại Chi cục này.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
- Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện một số vấn đề lý luận về Hải quan, Chi<br />
cục Hải quan, QLNN về Hải quan tại Chi cục Hải quan và nghiên cứu kinh nghiệm<br />
quốc tế về QLNN tại Chi cục Hải quan;<br />
1<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN tại Chi cục Hải quan<br />
CKSBQT Nội Bài trong 5 năm (từ 2011 - 2015) nhằm chỉ ra những hạn chế và<br />
nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong QLNN tại Chi cục Hải quan<br />
CKSBQT Nội Bài;<br />
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN tại Chi cục Hải quan CKSBQT<br />
Nội Bài.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động QLNN về<br />
hải quan tại Chi cục Hải quan.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về nội dung: dưới góc độ Quản lý công, luận văn tập trung nghiên<br />
cứu nội dung toàn diện của QLNN về Hải quan tại Chi cục Hải quan;<br />
- Phạm vi về không gian: tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài.<br />
- Phạm vi về thời gian: thời kỳ nghiên cứu từ năm 2011 – 2015; định hướng<br />
nghiên cứu đến 2020.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài<br />
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương<br />
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ<br />
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chính sách của Nhà nước về QLNN đối<br />
với hải quan.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ<br />
thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài<br />
6.1. Ý nghĩa lý luận:<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung lý luận đối với chuyên ngành<br />
quản lý công; góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam về QLNN về hải quan; nâng cao nhận thức về vai trò, sự cần thiết của QLNN<br />
tại Chi cục Hải quan.<br />
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:<br />
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài đóng góp những lý giải nhằm làm rõ một số vấn đề<br />
lý luận liên quan đến hoạt động QLNN tại Chi cục Hải quan.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề xuất một số giải pháp, có khả năng áp dụng<br />
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động QLNN của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội<br />
Bài. Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng<br />
dạy và tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về quản lý nhà nước và các cán bộ tham<br />
gia xây dựng chiến lược về QLNN đối với ngành hải quan ở Việt Nam hiện nay.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham<br />
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 Chương:<br />
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa<br />
khẩu sân bay quốc tế Nội Bài<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước tại<br />
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài<br />
2<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN<br />
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về Hải quan và Chi cục Hải quan<br />
1.1.1 Hải quan<br />
Khái niệm Hải quan: Hải quan là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thi<br />
hành luật Hải quan và chịu trách nhiệm thu thuế và lệ phí xuất nhập khẩu, đồng<br />
thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác liên quan tới việc nhập khẩu,<br />
quá cảnh và xuất khẩu hàng hoá<br />
1.1.2. Chi cục Hải quan<br />
Khái niệm Chi cục Hải quan: Chi cục Hải quan (bao gồm Chi cục Hải quan<br />
cửa khẩu và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu) là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan<br />
tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh) có chức năng trực<br />
tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất<br />
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ<br />
chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập<br />
khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép<br />
hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải<br />
quan theo quy định của pháp luật.<br />
1.2. Những vấn đề cơ bản về Quản lý Nhà nƣớc về Hải quan tại Chi cục<br />
Hải quan<br />
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về Hải quan<br />
QLNN về hải quan là quá trình tổ chức, điều hành hệ thống tổ chức của Hải<br />
quan Việt Nam đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá,<br />
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải theo các quy định của pháp luật<br />
nhằm bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã<br />
hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an<br />
ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.<br />
1.2.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về Hải quan<br />
Quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan có các đặc điểm của QLNN về hải<br />
quan, song do là đơn vị QLNN về hải quan cấp cơ sở nên một số chức năng QLNN về<br />
hải quan bị thu hẹp, chủ yếu trọng tâm đối với các chức năng có tính chất thực thi,<br />
thực hiện công vụ. Cụ thể như sau:<br />
Thứ nhất, về chủ thể quản lý của Chi cục Hải quan<br />
Chi cục Hải quan chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của Cục trưởng Cục Hải<br />
quan tỉnh, Phó cục trưởng trực tiếp phụ trách và các Phó cục trưởng phụ trách lĩnh<br />
vực công tác; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của<br />
các đơn vị chức năng thuộc Cục Hải quan.<br />
Thứ hai, về đối tượng quản lý của Chi cục Hải quan<br />
3<br />
<br />