intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HOÀNG LÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Giảng viên hướng dẫn Luận văn: TS Trần Thị Hương Huế Phản biện 1: PGS. TS . Nguyễn Thị Hồng Hải…………… ………………………………………………… Phản biện 2: TS. Đinh Công Tiến………………………… ………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng 208, Khu A - Hội trường bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 10 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi 16 giờ 30 phút ngày 14 tháng 7 năm 2024 Có thể tìm hiểu khóa luận tại Thư viện hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự hình thành, tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong việc cải cách hành chính (CCHC) và hướng đến phát triển chính phủ số là một trong những mô hình được nhiều quốc gia thực hiện. Việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là điều tất yếu. Quận Phú Nhuận (Q.PN) là một trong những quận phát triển nhất của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đặc biệt, việc đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Đề án 06 nhằm triển khai cụ thể các hoạt động xuống từng địa bàn dân cư, tạo sự gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) Q.PN chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới và việc triển khai thực hiện còn chưa đồng đều, hạ tầng CNTT chưa đảm bảo đồng bộ trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Việc ứng dụng CNTT trong phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa thay đổi nhiều, tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho đội ngũ nhân lực CNTT đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc… Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kinh nghiệm trong và ngoài nước và nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cơ quan nhà nước trong thời gian 1
  4. qua, nên em đã chọn đề tài về: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đa phần các nghiên cứu khoa học trước đều tập trung nghiên cứu về các ứng dụng CNTT trong việc phát triển hạ tầng CNTT và trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước như: Sách “Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), Cuốn “Tổng quan về công nghệ thông tin” của Phan Đình Diệu, NXB Hà Nội, năm 1998; cuốn “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Đặng Hữu, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001 Bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước vẫn còn mắc chuyện vốn, nhân lực”, tác giả Lê Văn Điệu (Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông). Giáo trình “Tin học đại cương” của Hàn Viết Thuận, năm 2004. Bài viết “Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nền giá trị của thông tin”, tác giả Đoàn Phan Tân (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) trên trang điện tử http://dlib.huc.edu.vn. Bên cạnh đó, có một số đề tài luận văn nghiên cứu về các ứng dụng CNTT ở góc độ quản lý như: Vũ Tuấn Linh (2013), “Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh”. 2
  5. Trần Tuấn Sơn (2014), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính của các cơ quản quản lý nhà nước ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”. Nguyễn Trung Sơn (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND cấp xã, huyện Thanh Oai”, Nguyễn Thị Thu Lan (2017), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại UBND Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh”, Nguyễn Lan Phương (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan Bộ Y tế”, Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là điểm mới và sáng tạo, không trùng lặp của đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích đẩy mạnh hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động tại UBND; (2) Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động thực tiễn tại UBND quận Phú Nhuận; (3) Đề xuất một số 3
  6. giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của UBND quận Phú Nhuận trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên 05 vấn đề chính: (1) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong ứng dụng CNTT; (2) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ tại Ủy ban nhân dân; (3) Ứng dụng CNTT trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp;(4) Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong quá trình sử dụng CNTT vào thực hiện công việc; (5) phát triển nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị áp dụng CNTT.. - Về không gian: Trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 12 năm 2023 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu thực tiễn và đề ra một số giải pháp để phát huy hiệu quả Ứng dụng CNTT trong hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận. 4
  7. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê thông qua các số liệu tương đối, tuyệt đối,…; Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Ứng dụng CNTT trong hoạt động tại UBND Q.PN, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận văn sử dụng phương pháp thông qua việc nghiên cứu hoạt động về Ứng dụng CNTT trong hoạt động tại UBND Q.PN trong quản lý văn bản trên môi trường mạng của và UBND Q.PN (trừ văn bản mật). Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, ứng dụng CNTT trong phục vụ người dân và doanh nghiệp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Khẳng định vai trò quan trọng của việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả và hiệu suất làm việc. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về Ứng dụng CNTT và bổ sung cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước trong việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, nhận định thực trạng việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động tại UBND Q.PN, từ đó đề ra các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Ứng dụng CNTT trong hoạt động tại UBND Q.PN trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng dịch 5
  8. vụ công trực tuyến, đơn giản hoá các thủ tục, giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ bằng việc kết nối liên thông các hệ thống dịch vụ công với các cơ sở dữ liệu nền tảng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBND quận Phú Nhuận. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục nội dung của luận văn được bố cục thành 03 chương sau:: Chương 1. Cơ sở khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 6
  9. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Khái quát về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin Khái niệm về CNTT còn được định nghĩa trong Luật Công nghệ thông tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”. CNTT bao gồm 04 yếu tố chính: “Ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT, ngành công nghiệp CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT”. 1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước “Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.” 1.1.3. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 7
  10. (1). Dịch vụ công trực tuyến; (2). Quản lý thông tin. (3). Tích hợp và chia sẻ thông tin. (4). Giao tiếp và tương tác cộng đồng.(5). Giám sát và quản lý dự án; (6) Phản hồi và giải quyết khiếu nại. 1.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước 1.2.1. Xây dựng Cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin Để ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, cần xây dựng hạ tầng CNTT. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. 1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ tại Ủy ban nhân dân Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ tại Ủy ban nhân dân tập trung vào các hoạt động như: (1). Ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản và điều hành; (2). Sử dụng Hộp thư điện tử trong trao đổi công vụ; (3). Ứng dụng CNTT trong các cuộc họp 1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước là trụ cột quan trọng trong quá trình hoàn thiện Chính phủ số, Chính phủ điện tử góp phần đẩy mạnh kết quả đạt được và tính công khai, minh bạch trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (1). Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2). Trang thông tin điện tử; 8
  11. 1.2.4. Đảm bảo an toàn, an ninh khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, khoản 24, Điều 3, có thể hiểu thuật ngữ “an ninh thông tin” là việc bảo đảm thông tin trên mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 1.2.5. Nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin Có thể hiểu, nguồn nhân lực (NNL) là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.3. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 1.3.1. Nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin Đượ quy định tại Điều 13, Luật số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Luật Công nghệ thông tin 1.3.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 9
  12. 1.3.2.1. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch Việc ứng dụng CNTT có thể giúp cải thiện quy trình làm việc, tăng cường tính minh bạch trong cong tác quản lý hành chính và giảm thiểu thủ tục phức tạp. 1.3.2.2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chương trình cải cách hành chính. Công nghệ thông tin cần được sử dụng để tạo ra các giải pháp linh hoạt và tiện ích, giúp cơ quan nhà nước. 1.3.2.3. Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải bảo đảm chính xác và phù hợp với mục đích sử dụng Việc cung cấp, trao đổi thông tin trong quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động tại cơ quan nhà nước phải bảo đảm chính xác và phù hợp với mục đích sử dụng. 1.3.2.4. Quy trình, thủ tục hoạt động phải công khai, minh bạch. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; 1.3.2.5. Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước. 10
  13. Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước. Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả. 1.3.2.6. Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả. Bảo mật thông tin đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. 1.3.2.7. Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trong áp dụng CNTT trong phạm vi quản lý của họ. (1) Cơ quan của họ áp dụng công nghệ thông tin một cách đúng đắn và công bằng, không có sự lạm dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. (2) CNTT được ứng dụng để tăng cường tính minh bạch và công khai trong hoạt động của cơ quan, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân. (3) Có các biện pháp bảo mật an toàn, an ninh thông tin phù hợp để đảm bảo rằng dữ liệu điện tử được bảo vệ và không bị xâm phạm. (4) Có quy định rõ ràng về việc sử dụng CNTT, cũng như quản lý và xử lý thông tin cá nhân của người dân một cách đúng đắn và trách nhiệm. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 1.4.1. Những yếu tố chủ quan Chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đối với việc ứng dụng CNTT trong đổi mới cách làm việc, những kiến thức 11
  14. và kỹ năng về CNTT, về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp làm việc,… còn hạn chế, Người dân và doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của UBND quận, Cơ sở vật chất, trang thiết bị về CNTT tại UBND: được đầu tư khá cơ bản, nhưng chưa đạt hiệu quả cao nhất, nhiều trang thiết bị ứng dụng CNTT đã lỗi thời. 1.4.2. Những yếu tố khách quan Tình trạng hạ tầng CNTT: Sự phát triển và tình trạng của hạ tầng công nghệ thông tin ở khu vực quận sẽ ảnh hưởng đến khả năng triển khai và sử dụng công nghệ thông tin. Tính đồng nhất của hệ thống: Sự đồng nhất và tích hợp của các hệ thống công nghệ thông tin trong các phòng ban, các đơn vị và UBND 13 phường của Ủy ban nhân dân quận là quan trọng. Kinh phí tài chính và nguồn nhân lực: Nguồn kinh phí phân bổ và nguồn nhân lực cho việc triển khai và duy trì các hệ thống công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng. 1.5. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban nhân dân quận đạt hiệu quả cao 1.5.1. Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Uỷ ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đẩu tiên về ứng dụng CNTT trong CCHC, Việc xác định và áp dụng CNTT vào quá trình giải quyết TTHC không chỉ mang lại sự hài lòng cho người dân mà còn đóng vai trò quan trọng 12
  15. trong quá trình hiện đại hóa hệ thống hành chính, thúc đẩy phát triển chính quyền số. Tiếp tục đầu tư chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống Văn phòng điện tử. Tiếp tục triển khai thực hiện 02 hệ thống, phần mềm công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý, điều hành bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống họp trực tuyến và phần mềm; 1.5.2. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá Tăng cường ứng dụng đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến; tăng cường cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến; thanh toán hoá đơn điện tử không dùng tiền mặt (VNPT Pay);... Việc vận hành, giải quyết công việc trên không gian mạng là bước ngoặt quan trọng trong CCHC, đổi mới phương pháp làm việc hiện đại, công khai, minh bạch, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả tại các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần CCHC, cải thiện môi trường đầu tư phát triển của huyện. 1.5.3 Huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau Thời gian qua, tất cả các cấp chính quyền đã tập trung vào việc chỉ đạo và thực hiện kế hoạch, chính sách nhằm thúc đẩy áp dụng CNTT trong hoạt động tại các cơ quan Nhà nước. Bao gồm đầu tư và nâng cấp hạ tầng CNTT kỹ thuật cơ bản để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ được giao. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo nghiêm các cơ quan nhà nước tiếp tục sử dụng phần mềm trong quá trình chuyển đổi. Đến nay, hệ thống “Một cửa điện tử” của huyện đã triển khai đồng bộ đến 11 phòng, ban, ngành, 09 UBND cấp xã với tổng số 479 thủ tục (trong đó, mức độ 3, 4 đạt trên 65%. 13
  16. Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về quận Phú Nhuận 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Phú Nhuận Phú Nhuận là quận nội thành, cách trung tâm thành phố 4,7 km về hướng Tây Bắc với diện tích 4,863 km2. 2.1.2. Khái quát về Ủy ban nhân dân quận Về cơ cấu hành chính: Có 12 cơ quan chuyên môn, 42 đơn vị sự nghiệp trực thuộc quận và UBND 13 phường. Q.PN rộng 4,863 km2, là quận nhỏ thứ 3 của thành phố. Theo Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tống dân số Q.PN là 163.961 người, mật độ dân số trên 33.736 người/km2. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của quận Phú Nhuận Trong năm 2023, Q.PN quan tâm chỉ đạo, điều hành duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương ở mức khá, cơ cấu ngành dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng cao.Nâng cao tinh thần và chất lượng phục vụ của đội ngũ CBCC, thực hiện CCHC theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tạo động lực mạnh mẽ đế kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển bền vững. 14
  17. 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận 2.2.1. Thực trạng việc xây dựng Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao Tập trung thực hiện chuẩn hóa, đầu tư, nâng cấp hạ tầng máy chủ, máy trạm, hạ tầng mạng; trang bị các thiết bị kết nối, hoàn chỉnh hệ thống mạng nội bộ. 2.2.1.1.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị thuộc UBND quận, phường: Về hệ thống máy chủ (sever) đang sử dụng 04 máy chủ để phục vụ các ứng dụng CNTT đặt tại UBND Q.PN. Các sever này vận hành các phần mềm: Phần mềm hệ thống quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận (iOffice UBND Q.PN); hệ thống phân giải tên miền Domain (hay được viết là DNS do tên tiếng Anh Domain Name System);… Về hệ thống lưu trữ dữ liệu (database): UBND Q.PN đang sử dụng hệ thống lưu trữ San Storage System EMC VNXe 3200. 2.2.1.2.Trang thiết bị mạng, phụ trợ tại cơ quan, đơn vị thuộc UBND quận, phường: Mạng diện rộng WAN (Wide area network): giữ trung tâm hành chính quận với UBND 13 phường, các đơn vị Thanh tra nhà nước, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Thanh tra địa bàn, Chi cục Thuế, Công an quận,…. Đang sử dụng 10 thiết bị phát wifi thông thường để phục vụ phát internet không dây tại UBND Q.PN. Hệ 15
  18. thống mạng nội bộ LAN (Local Area Network): mạng LAN kết nối giữa các phòng, ban chuyên môn, đơn vị, các cơ quan đoàn thể tại trụ sở UBND Q.PN với 476 máy trạm kết nối, tất cả máy trạm đều kết nối internet, trong đó 181 máy được đặt tại trụ sở UBND quận và 295 máy tại UBND 13 phường. 2.2.2. Thực trạng dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động nội bộ tại Ủy ban nhân dân 2.2.2.1. Đối với phần mềm Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành Đảm bảo duy trì việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; UBND Q.PN triển khai sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành dùng chung cho toàn thể các cơ quan đơn vị, UBND 13 phường (hiện có 720 tài khoản người dùng). 2.2.2.2. Đối với Phần mềm Thi đua khen thưởng Đảm bảo việc cập nhật, thu thập đầy đủ thông tin, lịch sử kết quả thành tích thi đua khen thưởng làm cơ sở dự báo để các tập thể, cá nhân để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm. 2.2.2.3. Đối với hệ thống Dashboard phục vụ công tác chỉ đạo điều hành quận Hệ thống Dashboard phục vụ công tác chỉ đạo điều hành quận là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và giám sát các hoạt 16
  19. động hàng ngày của UBND quận. Dưới đây là mô tả về hoạt động của hệ thống này: (1). Hiển thị tổng hợp dữ liệu kinh tế - xã hội trực quan; (2). Theo dõi các chỉ số quan trọng;(3).Cập nhật thông tin theo thời gian thực; (4). Tổ chức thông tin theo định dạng dễ hiểu; (5). Hỗ trợ quyết định: Dựa trên dữ liệu và thông tin được cung cấp trên Dashboard 2.2.2.4. Xây dựng Cổng thông tin và giao tiếp điện tử quận Phú Nhuận Đáp ứng tiêu chí của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Công khai, minh bạch thông tin đầy đủ theo tất cả nội dung quy định tại Chương 2, Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn khác của Trung ương, Thành phố. 2.2.2.5. Hệ thống hộp thư điện tử trong trao đổi công vụ Tỉ lệ cán bộ, công chức được cấp thư điện tử, tỉ lệ thường xuyên sử dụng đạt trên 99%. Tỉ lệ lãnh đạo được cấp và thường xuyên sử dụng đạt 100%, với tổng số hộp thư điện tử trên địa bàn quận năm 2023 gồm 465 hộp thư điện tử (trong đó có 95 hộp thư của đơn vị và 370 hộp thư cá nhân). 2.2.2.6. Phần mềm chuyên ngành, quản lý hoạt động nội hộ, các hệ thống phần mềm khác Hiện nay có 52 ứng dụng chuyên ngành triển khai trên hạ tầng Trung tâm dữ liệu Thành phố, trong đó có 19 phần mềm của quận, 02 hệ thống thông tin ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và chỉ 17
  20. đạo điều hành, hệ thống phần mềm Quản lý thi đua - khen thưởng đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ nội dung an toàn thông tin. Có hệ thống Hội nghị trực tuyến đang hoạt động tốt trong năm 2023 đã kết nối 19 hội nghị trực tuyến. 2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp 2.2.3.1. Phần mềm chuyên ngành, quản lý hoạt động nội hộ, các hệ thống phần mềm khác Hoàn thiện, phát triển và triển khai phần mềm cung cấp thông tin và tương tác giữa cơ quan nhà nước với nhân dân trên thiết bị di động thông minh và tích hợp lên cổng thông tin điện tử quận; “Triển khai tạo lập cơ sở dữ liệu đầu kỳ cho cơ sở dữ liệu hộ tịch tại Q.PN”. 2.2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính Tiếp tục vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố tại địa chỉ https://motcua.tphcm.gov.vn. 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức được triển khai trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động thông minh. 100% CBCC lãnh đạo; CBCC thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại các đơn vị áp dụng chữ ký số trong giải quyết hồ sơ TTHC; 100% các văn bản, tài liệu điện tử chính thức trao đổi được thực hiện trên môi trường mạng (trừ các văn bản có nội dung mật) theo quy định. UBND quận, phường thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử trong giải quyết TTHC và đăng ký thực hiện mô hình, sáng kiến về chuyển đổi số. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2