intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sa Thầy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THẠCH HÀ LY QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. NSNN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách xã hội, là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua NSNN, Nhà nước thực hiện huy động các nguồn lực trong xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển KT - XH, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Chi thường xuyên NSNN là một phần quan trọng của chi NSNN đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhằm duy hoạt động bộ máy quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương, duy trì hoạt động đảm bảo ổn định KT - XH của Nhà nước. Cùng với quá trình phát triển KT - XH, các nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước ngày càng gia tăng về quy mô và tính chất mặc dù nguồn lực tài chính là hữu hạn, vì vậy Nhà nước cần quản lý sử dụng NSNN một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất. Trong thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách.“Theo đó, ngân sách cấp huyện là một trong bốn cấp ngân sách cấu thành hệ thống NSNN. Quản lý chi ngân sách cấp huyện hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển
  4. 2 kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng … trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp huyện nhằm đảm bảo nguồn vốn NSNN được sử dụng hiệu quả là cần thiết. “Sa Thầy là huyện miền núi biên giới, một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam, tăng trưởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, công tác quản lý, điều hành chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy đã có những đóng góp tích cực vào việc tổ chức hoạt động chi đúng mục đích và hiệu quả, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện, phát huy được thế mạnh của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả trong công tác lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm soát và quyết toán NSNN; chi thường vượt dự toán, các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí chưa được chấp hành nghiêm túc, gây lãng phí NSNN. Vì vậy việc quản lý chi thường xuyên NSNN như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng chi vượt dự toán, chi không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN đang là vấn đề được Đảng và chính quyền địa phương hết sức coi trọng và quan tâm.” Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi
  5. 3 thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý nhà nước về kinh tế.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Sa Thầy. Mục tiêu nghiên cứu cụ thế: Khái quát được cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp quận, huyện . Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum. Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 3. Câu hỏi nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
  6. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp xử lý, phân tích đánh giá: Sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp tổng hợp.” 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Nội dung lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện được hệ thống hóa trong đề tài tạo nền tảng lý luận cho các nghiên cứu cùng quan tâm. Về mặt thực tiễn: Những đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy và các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý tại địa phương. 7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Sơ lược tổng quan tài liệu 9. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện. Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy.
  7. 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 1.1.1 Khái quát về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên a. Chi thường xuyên: “Theo khoản 6, Điều 4, Luật NSNN số 83/2015/QH13: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. ” b. Quản lý chi thường xuyên: Quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tác động các hoạt động chi thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành, quyết toán NSNN nhằm đảm bảo quá trình chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước, phục vụ các mục tiêu KT-XH.” 1.1.2 Vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện “Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ động viên nguồn lực cho ngân
  8. 6 sách và phân phối các nguồn lực đó. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách (hoặc trong một giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định. Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời của dự toán, có thuyết minh cụ thể kèm theo. 1.2.2 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện Chấp hành dự toán NSNN là khâu tiếp theo sau khi dự toán ngân sách đã được phê duyệt, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi thường xuyên đã được ghi trong kế hoạch (dự toán NSNN) trở thành hiện thực. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu KT-XH. Nội dung chấp hành chi NSNN gồm: Phân bổ và giao dự toán chi NSNN, tổ chức chi NSNN, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN.” Tiêu chí đánh giá: - Sự phù hợp với dự toán được duyệt, với chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN. - Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong dự toán. 1.2.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách nhằm đánh giá lại toàn diện từ khâu lập, quyết định dự toán, khâu
  9. 7 chấp hành dự toán và khâu kế toán, xác định chính thức số thu, chi, bội chi NSNN, số tồn NSNN chuyển sang năm sau. Tiêu chí đánh giá: - Tính chính xác, trung thực, đầy đủ của số liệu quyết toán. - Tính kịp thời của báo cáo quyết toán, đảm bảo đầy đủ các mẫu biểu theo chế độ quy định, kèm theo thuyết minh đánh giá hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.4 Công tác thanh tra và xử lý vi phạm Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010: “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Tiêu chí đánh giá: Số lượng cuộc thanh tra, tính thường xuyên, kịp thời của các cuộc thanh tra; tình hình triển khai đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.3.1 Hệ thống pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.3.2 Năng lực bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện a) Tổ chức bộ máy quản lý b) Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý c) Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin”
  10. 8 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM 2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN SA THẦY 2.1.1 Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sa Thầy Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy bao gồm: HĐND huyện, UBND huyện, Phòng TC-KH, KBNN Sa Thầy, các đơn vị dự toán gồm 10 xã, 01 thị trấn ; 13 phòng, 44 trường mầm non, tiểu học; trung học cơ sở. 2.1.2 Hệ thống thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Sa Thầy “Hiện nay toàn huyện Sa Thầy đang sử dụng tập trung phần mềm hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), TABMIS là hệ thống thông tin quản lý ngân sách - kho bạc tích hợp, hệ thống kế toán máy tính, thực hiện ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung, có khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện ngân sách ở các cấp, các bộ, ngành và các đơn vị sử dụng ngân sách, phục vụ công tác quản lý, điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý, cơ quan tài chính các cấp.” 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SA THẦY 2.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sa Thầy Tình hình phân bổ dự toán chi thường xuyên qua các năm của huyện Sa Thầy được thể hiện qua bảng 2.1: Tình hình phân bổ
  11. 9 dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy giai đoạn 2014- 2018 Số liệu bảng 2.1 cho thấy chi thường xuyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi cân đối ngân sách huyện Sa Thầy, dự toán chi thường xuyên qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) so với tổng dự toán chi cân đối ngân sách. Trong những năm qua chất lượng công tác lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế: số liệu dự toán chủ yếu do các cơ quan, đơn vị địa phương ước tính số thực hiện năm trước và tăng thêm một tỷ lệ nhất định cho năm kế hoạch để lập dự toán cho các năm sau trong thời kỳ ổn định ngân sách; công tác lập dự toán chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi ngân sách làm cho giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra, dẫn đến tình trạng bổ sung ngoài dự toán còn nhiều, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.2 dưới đây:
  12. 10 Bảng 2.2: Tình hình bổ sung ngoài dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018 TT Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Dự toán chi được 225.095 210.470 202.919 230.465 265.618 giao đầu năm 2 Bổ sung dự toán 12.485 18.882 28.140 28.448 19.767 trong năm 3 Số thực chi ngân 237.580 229.352 231.059 258.913 285,385 sách 4 Tỷ lệ % 5,55 8,97 13,87 12,34 7,44 bổ sung/dự toán “Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện Sa Thầy từ năm 2014 đến năm 2018” 2.2.2 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sa Thầy Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018 được thể hiện qua bảng 2.3: Tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy giai đoạn 2014 – 2018.
  13. 11 Số liệu bảng 2.3 cho thấy trong khi một số khoản chi có số thực hiện thấp hơn dự toán được giao đầu năm như chi sự nghiệp y tế - dân số, khoa học công nghệ, thể dục thể thao thì các khoản chi như chi quốc phòng, an ninh, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể và chi bảo đảm xã hội đều vượt dự toán giao đầu năm. “Nhìn chung, ngân sách địa phương đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp kinh tế, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách. Tuy nhiên, hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều tăng so với dự toán. Điều này cho thấy công tác dự báo chi là chưa thực sự hiệu quả. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN Sa Thầy giai đoạn 2014-2018 được thể hiện qua bảng 2.4:” Bảng 2.4: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Sa Thầy giai đoạn 2014 – 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số món từ 76 94 103 93 88 chối Số tiền từ 86 121 208 142 118 chối (triệu đồng) “Nguồn: Báo cáo tình hình kiểm soát chi tại KBNN Sa Thầy từ năm 2014 đến năm 2018” Bảng 2.4 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2018, KBNN Sa Thầy đã từ chối thanh toán 454 món với tổng số tiền khoảng 675
  14. 12 triệu đồng. Nguyên nhân từ chối chủ yếu là do: Chi sai mục lục ngân sách, sai dự toán, sai định mức chi, và thiếu thủ tục, hồ sơ theo quy định… 2.2.3 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sa Thầy “Bảng 2.5: Tình hình quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy giai đoạn 2014 - 2018 Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 DT chi TX đầu năm (triệu 225.095 210.470 202.919 230.465 265.618 đồng) Tổng số chi TX đề nghị QT 237.580 229.352 227.157 258.213 292.958 (triệu đồng) Tổng số chi TX đề nghị 54.234 36.877 26.523 36.243 38.156 chuyển nguồn (triệu đồng) Tổng số chi TX đề nghị hủy 7.658 21.560 7.954 8.127 6.113 bỏ (triệu đồng) Tỷ lệ chi TX QT/ Tổng DT chi 105,5 109,0 112,0 112,0 110,3 TX đầu năm (%) Tổng chi TX chuyển nguồn/ 24,1 17,5 13,1 15,7 14,4 Tổng DT chi TX đầu năm (%) Tổng số chi TX bị hủy/ Tổng 3,4 10,2 3,9 3,5 2,3 DT chi TX đầu năm (%) “Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018” “Số liệu bảng 2.5 cho thấy số chi thường xuyên ngân sách huyện giai đoạn 2014 - 2018 đều vượt dự toán giao đầu năm nhưng ở
  15. 13 mức không quá cao, vẫn còn hiện tượng các đơn vị dự toán đề nghị chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên chưa được sử dụng hết trong năm sang năm sau để tiếp tục thực hiện. Và dự toán bị hủy do các nhiệm vụ chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao đã kết thúc hoặc chưa kết thúc nhưng không thuộc trường hợp được phép chuyển nguồn nhưng nguồn kinh phí vẫn còn tồn dẫn đến việc hủy dự toán vẫn còn xảy ra. 2.2.4 Thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Sa Thầy Theo báo cáo của phòng thanh tra huyện, từ năm 2014 đến năm 2018, Huyện đã thực hiện 39 cuộc thanh tra về công tác quản lý ngân sách, trong đó có 32 cuộc theo kế hoạch thường xuyên và 06 cuộc đột xuất; đã ban hành 39 kết luận thanh tra theo đúng thời gian quy định. Cụ thể: có 25 đơn vị vi phạm trên 39 đơn vị được thanh tra, số tiền được phát hiện: 493.758.356 đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách là 493.758.356 đồng) Công tác giám sát, đôn đốc, xử lý sau thanh tra trong thời gian qua nhìn chung còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa được quan tâm đúng mức 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SA THẦY 2.3.1 Những kết quả đạt được a) Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Dự toán chi thường xuyên NSNN của các đơn vị dự toán đã được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các chính sách, chế
  16. 14 độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước. Dự toán được lập theo đúng nội dung, mẫu biểu quy định. b) Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Hầu hết các khoản chi thường xuyên đều được thực hiện đạt và cao hơn kế hoạch đề ra. Các khoản chi thường xuyên cơ bản đều được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của huyện. Cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng hợp lý hơn, phân bổ nguồn lực phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách huyện qua KBNN đã được quan tâm, chú trọng. c) Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã dần đi vào nề nếp, tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý NSNN, phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương. d) Công tác thanh tra và xử lý vi phạm: Trong những năm qua công tác thanh tra tại huyện Sa Thầy đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, qua đó phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, vi phạm, hạn chế tiêu cực và thất thoát, lãng phí trong sử dụng ngân sách.
  17. 15 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại a) Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Việc xây dựng dự toán chi chưa bao quát và định mức hóa được hết các nhiệm vụ chi, thiếu cơ sở khoa học, chủ yếu mang tính chất định tính. Phương pháp lập dự toán chủ yếu theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo kết quả đầu ra.”.” b) Công tác chấp hành chi thường xuyên ngân sách huyện: Cơ cấu chi ngân sách chưa thực sự hợp lý, chi thường xuyên vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm cho thấy tỷ lệ tích lũy cho chi đầu tư chưa cao. Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị còn chậm, chưa quyết liệt, chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn. Thực trạng sử dụng ngân sách không quan tâm đến hiệu quả đầu ra. Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản đảm bảo đúng quy định nhưng thủ tục hành chính còn rườm rà, giải quyết công việc vẫn cứng nhắc, khối lượng công việc bị quá tải nhất là những tháng cuối quý, cuối năm gây ra ách tắc trong xử lý chứng từ. c) Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý
  18. 16 xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. d) Công tác thanh tra và xử lý vi phạm: Thời gian vừa qua, công tác thanh tra tại huyện Sa Thầy chỉ mới chú trọng khâu phát hiện, kiến nghị, xử lý sai phạm, việc bảo đảm thực thi kết luận thanh tra chưa thực sự được quan tâm. 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế, tồn tại Hệ thống định mức chậm sửa đổi, bổ sung nên chỉ mang tính kế hoạch, hướng dẫn, chưa cụ thể, chưa định mức hoá. Thời gian xây dựng dự toán ngân sách hiện nay chưa đủ dài để tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chuẩn bị, lập, thẩm tra dự toán ngân sách. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước chưa được quan tâm đúng mực, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế.. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều đó đã gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng Tốc độ áp dụng các thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên còn chậm, Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách chưa chặt chẽ.
  19. 17 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM 3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SA THẦY 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Sa Thầy đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. a) Mục tiêu tổng quát” Xây dựng kinh tế huyện Sa Thầy có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trên cơ sở phát huy và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để tạo dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của huyện so với bình quân của tỉnh Kon Tum. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn; môi trường được giữ vững, quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự ATXH được bảo đảm. b) Mục tiêu cụ thể Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 23-24%/năm giai đoạn 2016- 2020 và 18-19% giai đoạn 2021-2025. Tỷ trọng nông lâm thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là: 35-36%; 36-37%; 28-29%; đến năm 2025: 33-34%; 39-40%; 28-29%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,4 triệu đồng vào năm 2020 và trên 60 triệu đồng vào năm 2025 Về phát triển xã hội: Đến năm 2025 dân số toàn huyện khoảng 86.300 người; tỷ lệ
  20. 18 lao động qua đào tạo đạt trên 55%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%. Đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo của huyện bằng tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh. Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 15%; 100% số hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 75% hộ đạt gia đình văn hóa; 60% thôn làng đạt thôn, làng văn hóa. Đến năm 2025, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động ra lớp trên 98%, trong đó: trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 20%; tỷ lệ đi học mẫu giáo đạt 85% (riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%); 13 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên các cấp (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Đến năm 2025, xây dựng thị trấn Sa Thầy đạt đầy đủ bộ tiêu chí đô thị loại IV. 3.1.2 Yêu cầu đối với chi thường xuyên NSNN huyện Sa Thầy đến năm 2025 và những năm tiếp theo Để đạt được mục tiêu phát triển trên, huyện Sa Thầy cần tích cực tái cơ cấu lại chi ngân sách. Trong điều kiện huy động NSNN còn nhiều khó khăn, huyện Sa Thầy cần ưu tiên lựa chọn đúng nhiệm vụ chi cấp bách, thực hiện lồng ghép, giảm thiểu trùng lặp, chồng chéo, lãng phí, tăng cường minh bạch, hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm ngay từ khâu xây dựng dự toán; kiểm soát quy mô chi ngân sách trong phạm vi khả năng nguồn lực cho phép, phù hợp với trình độ phát triển KT – XH của địa phương để vừa đảm bảo kỷ luật tài chính, vừa đúng định hướng, đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài việc cơ cấu lại quy mô chi thường xuyên của từng lĩnh vực, cần thực hiện cơ cấu lại nội bộ từng lĩnh vực, tập trung vào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2