Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 1
download
Đề tài "Quản lý nhà nước doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam" đánh giá thực trạng LNN đối với DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa công tác LNN đối với DNNVV tại TP Tam Kỳ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ BÍCH PHƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM T M TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng – Năm 2022
- Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: GS. TS. Trương Bá Thanh Phản biện 1: PGS.TS. B I U NG B NH Phản biện 2: TS. PH N VĂN TÂM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ uản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 05 tháng 3 năm 2022. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê, DNNVV hiện khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới và khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra 47% GDP và đóng góp 40% tổng số thu NSNN cùng với thu hút hơn 5 triệu lao động tham gia thị trường. Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, với những ưu điểm về tính năng động, linh hoạt và phản ứng nhanh trước những biến động của nền kinh tế, DNNVV đã trở thành một mắt xích quan trọng, có tác động ngày càng lớn và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế nước ta, là một kênh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, tăng cường tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Có thể nói, sự tồn tại và phát triển DNNVV là tất yếu và là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian đến. Để tạo đà tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động quản lý nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua việc định hướng cũng như đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách và sử dụng các công cụ quản lý, Nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý để hỗ trợ cho sự ra đời, khuyến khích và quản lý hiệu quả các hoạt động của DNNVV. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện thể chế và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, có tính cạnh tranh để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy, số lượng DNNVV ở nước ta
- 2 tuy rằng nhiều nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế cũng như năng lực nội tại của đất nước. Một phần không nhỏ các DNNVV tuy đang phát triển nhưng thiếu sự định hướng, mất cân đối và thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Nguyên nhân ngoài sự yếu kém từ chính doanh nghiệp thì phần còn lại là do sự hạn chế về công tác quản lý nhà nước như sự thiếu thống nhất và đồng bộ giữa nội dung và tổ chức thực hiện, một số chính sách liên quan đến hỗ trợ DNNVV triển khai thực hiện chậm và chưa hiệu quả,… Do đó, để đáp ứng yêu cầu về phát triển DNNVV, đòi hỏi phải có sự quản lý và hỗ trợ tích cực của cơ quan nhà nước về mọi mặt. Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của Quảng Nam, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội và là đơn vị hành chính đầu não của tỉnh. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới về tổ chức và hoạt động cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của đội ngũ DNNVV trong phát triển KT-XH của thành phố, công tác LNN đối với DNNVV ngày càng được địa phương và lãnh đạo chính quyền các cấp quan tâm. Nhờ vậy mà các DNNVV trên địa bàn thành phố phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô và lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, cùng với đó các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, thiếu vốn, đất đai và mặt bằng sản xuất; khả năng tiếp cận thị trường, trình độ quản lý còn hạn chế, lực lượng lao động có trình độ tay nghề còn chưa cao; công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu khiến hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, tăng trưởng chậm, thiếu bền vững. Từ đó dẫn đến các DNNVV dễ phát sinh các hoạt động tiêu cực như sản xuất kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế, đăng ký kinh doanh một đằng hoạt động một nẻo… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh.
- 3 Trước những khó khăn, hạn chế nêu trên, cần thiết phải có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn cũng như quản lý DNNVV theo đúng định hướng và mục tiêu đề ra. Đây cũng là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam nói chung và TP Tam Kỳ nói riêng đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới, đòi hỏi cần làm rõ thực trạng về LNN đối với DNNVV trong thời gian qua để giúp cho địa phương có cơ sở xây dựng các chính sách để hoàn thiện công tác QLNN đối với DNNVV trong thời gian đến. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành ph Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam làm đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài đánh giá thực trạng LNN đối với DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa công tác LNN đối với DNNVV tại TP Tam Kỳ.. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về LNN đối với DNNVV. - Đánh giá thực trạng LNN đối với DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện LNN đối với DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN
- 4 DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi không gian: trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác LNN DNNVV địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2017 đến 2021 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian 2021-2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận: Thứ nhất, tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu QLNN DNNVV TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đặt trong tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh nói chung và địa phương nói riêng. LNN DNNVV nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Thứ hai, tiếp cận đa ngành: Các DNVVV hoạt động trong nhiều lĩnh vực phong phú, rộng lớn, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau nên cần có cách tiếp cận đa ngành. 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như báo chí, tập san, chuyên đề, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết, luận án, luận văn, thông tin thống kê… Dữ liệu thứ cấp còn được thu thập ở các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về DNNVV; thông tin và dữ liệu về DNNVV từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố,… Trên cơ sở thu thập những dữ liệu này, tác giả tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh
- 5 giữa lý luận và thực tế cũng như từ kinh nghiệm của bản thân để phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả xử lý số liệu bằng cách dùng phương pháp hệ thống hóa các tài liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. 4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích - Tổng hợp số liệu: Sử dụng phần mềm để tổng hợp thông tin từ các DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tiến hành thống kê các DN theo từng nội dung: hình thức sở hữu, lĩnh vực SXKD, vốn SXKD, lao động, doanh thu, lợi nhuận, từ đó tìm ra những điểm chung, khái quát giúp tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, tác giả tìm thấy mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành của vấn đề. - Phân tích số liệu: Xử lý số liệu để dùng trong tính toán các giá trị phần trăm, giá trị trung bình, tốc độ phát triển gốc, tốc độ phát triển bình quân trong để đánh giá thực trạng. Sử dụng phương pháp thống kê so sánh để thấy được xu hướng phát triển của DNNVV trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó làm cơ sở đề ra giải pháp trong thời gian tới. - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống: Được sử dụng xuyên suốt luận văn dựa trên các tài liệu thứ cấp tác giả đã sử dụng nghiên cứu như: các báo cáo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, TP Tam Kỳ từ năm 2017 đến nay. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nghiên cứu về DNNVV, LNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm và công bố qua các công trình và tài liệu như sau:
- 6 Tác giả Trần Tiến Cường (2010), Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, với đề tài khoa học cấp bộ Đổi mới quản lý nhà nước đ i với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với doanh nghiệp theo hướng thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế; tác giả cũng đã xác định các nội dung chính của QLNN đối với doanh nghiệp và kiến nghị một số giải pháp để xây dựng nội dung và cơ chế QLNN chung thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011) với Đề án Đổi mới quản lý nhà nước đ i với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Đề án chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác QLNN đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác QLNN đối với doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Tác giả Đặng Thị Hương (2010) với Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội đề tài Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế qu c tế. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới. Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra những kết luận về thực trạng đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá những ảnh hưởng đó đến kết quả hoạt động của cán bộ quản lý và DN. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm
- 7 thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Hồng Nhung (2003) với bài viết Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước ASEAN trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3. Thông qua việc phân tích các chính sách khuyến khích hỗ trợ các DN vừa và nhỏ của Chính phủ các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia; tác giả đưa ra kết luận về chính sách hỗ trợ các DN vừa và nhỏ ở các quốc gia này là: Hỗ trợ thường xuyên, toàn diện và rộng khắp thông qua kế hoạch, chương trình cụ thể; thu hút các cơ quan, tổ chức, bộ ngành liên quan; xác định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ và xây dựng quan hệ qua lại giữa các DN vừa và nhỏ với DN lớn, các công ty nước ngoài để tạo mạng lưới sản xuất quy mô quốc gia, trong đó DN vừa và nhỏ đóng vai trò là vệ tinh. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2013) với Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề tài Quản lý Nhà nước đ i với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành ph Hải Phòng. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về DNNVV, thông qua thực trạng hoạt động của các DNNVV trong thời gian qua, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá công tác QLNN đối với DNNVV trên địa bàn TP Hải Phòng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015) với Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đề tài Quản lý Nhà nước đ i với
- 8 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành ph Hà Nội. Luận văn đã làm rõ lý luận chung về DNNVV cũng như tập trung phân tích, đánh giá công tác QLNN đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này. Tác giả Lê Tấn Đạt (2020) với Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, đề tài Quản lý nhà nước đ i với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển và LNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay trên cơ sở hệ thống hóa nội dung về LNN đối với DNNVV. Từ đó tiến hành nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và tìm kiếm các giải pháp phù hợp để cải thiện công tác LNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh trong điều kiện hiện nay của Quảng Nam. Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử, các luận án tiến sỹ, thạc sỹ, các bài tham luận tại hội thảo, hội nghị đề cập đến công tác quản lý và phát triển DNNVV với nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như vai trò, ý nghĩa của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp để tăng cường công tác LNN đối với DNNVV ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ quản lý khác nhau. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, tác giả tiếp tục đi sâu và làm rõ về thực trạng công tác QLNN DNNVV trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay để tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế và tồn tại ảnh hưởng đến việc
- 9 quản lý và phát triển DNNVV. Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn của Thành phố Tam Kỳ, giúp đạt được mục tiêu đẩy mạnh phát triển DNNVV cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian đến. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Tổng quan lý luận về quản lý nhà nước DNNVV. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước DNNVV trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm quản lý nhà nước đối với DNNVV b. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa LNN đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường; Việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các phương pháp và với những công cụ khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trước đó; Chức năng chính của LNN đối với doanh nghiệp nói chung và đối với DNVVN nói riêng là định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp. c. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Mục tiêu chủ yếu của LNN đối với DNNVV là nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; bảo đảm để DN tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của LNN đối với DNNVV. d. Sự cần thiết và ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Quản lý nhà nước nhằm can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của các doanh nhân và doanh nghiệp.
- 11 - Quản lý nhà nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. e. Công cụ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa f. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo nguyên tắc khi quy hoạch bao gồm (Luật quy hoạch, luật số: 21/2017/QH14); Mức độ đạt được giữa thực tế so với kế hoạch đặt ra: mục tiêu giữa kế hoạch và thực hiện; Thời hạn xây dựng và ban hành các chính sách; Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản kịp thời đến doanh nghiệp; Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các chiến lược, chính sách mà địa phương ban hành. 1.2.2. Xây dựng, ban hành, phổ biến và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: Số lượng các chính sách được ban hành hằng năm; Mức độ phổ biến chính sách đến doanh nghiệp; Tính kịp thời, phù hợp của các văn bản được ban hành; Các hỗ trợ của chính sách hàng năm: bao nhiêu doanh nghiệp được hỗ trợ, tỷ lệ cao hay thấp; Số lượng văn bản được thực thi; Đánh giá quy trình thực thi pháp luật của địa phương có công bằng với tất cả các doanh nghiệp; Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả thực thi chính sách và pháp luật; Thái độ của nhân viên khi hướng dẫn triển khai chính sách.
- 12 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức trong quản lý nhà nước với DNNVV; Sự hợp lý trong phân công công việc- Sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban; Thái độ của nhân viên trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với DNNVV; Đánh giá của doanh nghiệp về thái độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý DNNVV. 1.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ sai phạm phát hiện qua các năm; Mức độ thường xuyên của thanh tra, kiểm tra; Kiểm soát việc thực thi pháp luật của các DNNVV; Thái độ của đoàn thanh tra, kiểm tra. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các DNNVV Tiêu chí đánh giá: Tính tăng/giảm của các sai phạm trong quá trình hoạt động; Tính tăng/giảm của các khiếu nại, tố cáo của các doanh nghiệp DNNVV được xử lý; Tính công tâm, khách quan, công bằng của việc xử lý; Mức độ hài lòng của DN về kết quả, công bằng trong việc xử lý sai phạm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.3.1. Trình độ của cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.2. Sự phù hợp của hệ thống luật pháp, khung khổ pháp lý 1.3.3. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách 1.3.4. Năng lực, trình độ phát triển của DNNVV
- 13 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về LNN đối với DNNVV cho TP Tam Kỳ, tỉnh uảng Nam KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm của TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Đặc điểm tự nhiên b. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam a. Tình hình chung b. Tình hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam c. Số lượng phân theo ngành nghề d. Về quy mô lao động d. Về vốn của doanh nghiệp e. Về đóng góp ngân sách 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2017-2021 2.2.1. Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
- 15 bàn TP Tam Kỳ được thực hiện dựa theo quy định của luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung cũng như của tỉnh Quảng Nam nói riêng. 2.2.2. Công tác ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Quảng Nam nói chung và TP Tam Kỳ nói riêng đã xác định, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới là cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước. Để các văn bản, chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định của pháp luật về DNNVV đến gần hơn với các DN, được các DN hiểu và làm theo, TP Tam Kỳ đã tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tập trung vào các luật, quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong thời gian qua, Thành phố đã sắp xếp lại bộ máy chính quyền cấp theo quy định và quy định chức năng nhiệm vụ của từng phòng. Các phòng phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng để thực hiện chức năng giúp huyện quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các DNVVN trên địa bàn TP. 2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với DNVVN sau đăng ký kinh doanh, UBND TP phối hợp với các Sở, ngành để quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau thành lập trên địa bàn thành phố.
- 16 2.2.5. Thực trạng xử lý sai phạm trong quá trình hoạt động, các khiếu nại, tố cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc xử lý sai phạm trong quá trình hoạt động, khiếu nại, tố cáo của các DNNVV trên địa bàn TP được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Một số hạn chế, tồn tại - Cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua được các khó khăn về tài chính, thị trường, công nghệ. Năng lực cán bộ quản lý nhà nước chưa theo kịp tiến trình đổi mới doanh nghiệp. - Việc quản lý đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đang là một trong những khâu yếu nhất trong công tác quản lý. - Việc kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh chưa đáp ứng được những quy định của pháp luật. - Việc phối hợp giữa chính quyền TP với cơ quan quản lý thuế trong giám sát việc chấp hành thuế của các doanh nghiệp cũng còn có mặt hạn chế. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại a. Nguyên nhân khách quan b. Nguyên nhân chủ quan KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 17 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Công tác LNN đối với DNVVN của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và TP Tam Kỳ nói riêng trong thời gian qua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố bên trong và bên ngoài các cơ quan LNN. - Các yếu tố tác động từ bên trong + Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của nước ta tại văn kiện Đại hội XI của Đảng, đã nêu rõ quan điểm “Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có v n đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân ph i, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát
- 18 triển kinh tế - xã hội”. Như vậy, có thể thấy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý nhà nước đối với DNVVN tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đề ra định hướng để từ đó xây dựng các các chính sách về quản lý doanh nghiệp một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Pháp luật, chính sách của Nhà nước: Trong thời gian qua, uốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển phát triển DNVVN, đặc biệt là Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lỹ và hỗ trợ doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc quản lý các DNVVN. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách: có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là “phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung”. - Các yếu tố tác động từ bên ngoài + uá trình hội nhập quốc tế: Vị thế Việt Nam ngày càng được củng cố và khẳng định trên chính trường quốc tế và cũng là tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. uan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế hoà bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn