Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2019. Từ đó, đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ THỊ MINH QUỐC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Quảng Nam – Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử Phản biện 2: PS.TS Trần Đình Thao Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học Liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước đưa lên hàng đầu, trong đó Thuốc là một trong những phương tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Công cụ để thực hiện mục tiêu này là công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dược phẩm, đây là điều kiện cần và đủ để thực hiện việc cung ứng thuốc có chất lượng và đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng này, thời gian qua,thành phố Tam Kỳ đã tăng cường công tác quản lý đối với kinh doanh dược phẩm tại thành phố và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên so với yêu cầu về bảo vệ sức khỏe người dân thì còn nhiều tồn tại như: việc chưa niêm yết công khai giá thuốc theo quy định tại cơ sở, chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, còn biểu hiện các cơ sở chưa duy trì chấp hành quy định chuyên ngành ảnh hưởng đến công tác cung ứng dược phẩm phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh của người dân. Do vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên dịa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Phân tích, hệ thống hóa lý luận và định hướng nội dung cho việc hoàn thiện giải pháp. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh
- 2 doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2019. Từ đó, đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đồng thời giữa lý luận và thực tiễn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (chỉ nghiên cứu hoạt động của các cơ sở kinh doanh bán lẻ dược phẩm trên thị trường thành phố Tam Kỳ, không nghiên cứu về các công ty sản xuất dược). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm của các cơ sở bán lẻ thuốc thông qua các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Về không gian: Địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian:Tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, Phương pháp đối chiếu, Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp phân tích tổng hợp, chọn lọc. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
- 3 với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM 1.1.1. Khái niệm về dƣợc phẩm, kinh doanh dƣợc phẩm, quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm a. Dược phẩm Theo tác giả: Dược phẩm là những sản phẩm dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người, có công dụng thành phần chỉ định, chống chỉ định rõ ràng. Dược phẩm bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin và sinh phẩm. b. Kinh doanh dược phẩm Theo tác giả: Kinh doanh dược phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. c. Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm Theo tác giả: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm là sự tác động có tổ chức của nhà nước bằng pháp luật và thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý, nhà nước sẽ tác
- 4 động đến quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ dược phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến dược phẩm trên thị trường nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và cung cấp dược phẩm. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm a. Đối tượng được quản lý đối với kinh doanh dược phẩm Đối tượng được quản lý đối với kinh doanh dược phẩm tại địa phương là hoạt động và hành vi của các cơ sở kinh doanh dược phẩm dưới các hình thức kinh doanh theo quy định. b. Nhiệm vụ của quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm Nghiên cứu, hướng dẫn, giám sát thực hiện những quy định chuyên môn hiện hành, những quy định của nhà nước trong kinh doanh dược phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung dược phẩm chất lượng và hiệu quả trong sử dụng. c. Mục đích của quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm Nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng thực hiện tốt các vấn đề về cung ứng dược phẩm đảm bảo chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm 1.1.4. Ý nghĩa quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH
- 5 DOANH DƢỢC PHẨM 1.2.1. Ban hành pháp luật, chính sách đối với kinh doanh dƣợc phẩm Ban hành pháp luật, chính sách đối với kinh doanh dược phẩm là việc dựa theo pháp luật, chính sách của nhà nước về dược, kinh doanh dược phẩm, hình thành các văn bản quản lý đối với kinh doanh dược phẩm thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Để quản lý kinh doanh dược phẩm, Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản luật, chính sách theo phân cấp thẩm quyền nhằm tổ chức, giáo dục pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý tại địa phương ban hành các quyết định, đề án, kế hoạch, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuậtđối với kinh doanh dược phẩm, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nhằm triển khai hiệu lực và hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm tại địa phương. Tiêu chí đánh giá - Số văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với kinh doanh dược phẩm. - Số lượng các đợt tập huấn và số dược sĩ tham gia các lớp tập huấn tại địa phương. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm được thực hiện gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược, gồm 03 bộ phận: Cục quản lý dược Việt Nam,
- 6 Thanh tra dược, Cơ quan đảm bảo chất lượng thuốc gồm: Viện và phân viện kiểm nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước về dược tại địa phương cụ thể: Tuyến tỉnh gồm: Phòng nghiệp vụ dược, thanh tra Sở Y tế, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm; Tuyến huyện gồm: Phòng Y tế huyện; Tuyến xã gồm: Trạm y tế xã. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng cán bộ tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm. 1.2.3. Quy hoạch mạng lƣới cơ sở kinh doanh dƣợc phẩm Quy hoạch mạng lưới kinh doanh dược phẩm là việc sắp xếp, hoàn thiện hệ thống cung ứng, phân phối thuốc của Việt Nam nhằm hướng tới hai mục tiêu: cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở kinh doanh dược phẩm được thể hiện theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO gồm các tiêu chuẩn: thuận tiện về điểm bán thuốc gần dân và giờ giấc bán, kịp thời, chất lượng thuốc đảm bảo, giá cả hợp lý, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và tiêu chuẩn kinh tế. Tiêu chí đánh giá - Mạng lưới cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. - Tình hình phân bố các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn đáp ứng các tiêu chí đánh giá của WHO về quy hoạch mạng lưới kinh doanh.
- 7 1.2.4. Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm a. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục, trình tự theo quy định cấp và thu hồi văn bản cho cơ sở kinh doanh dược phẩm sau khi đã đáp ứng và không đáp ứng được các điều kiện đối với từng hình thức kinh doanh dược phẩm theo quy định. Việc cấp và thu hồigiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm tại địa phương thuộc thẩm quyền của Sở Y tế, gồm các nội dung về điều kiện, hồ sơ, trình tự cấp và thu hồi giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại văn bản Luật dược năm 2016. Tiêu chí đánh giá: Số lượng cơ sở kinh doanh dược phẩm được cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. b. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” (GPP) là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục, trình tự theo quy định cấp và thu hồi văn bản cho cơ sở kinh doanh sau khi đã đáp ứng và không đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện hoạt động của cơ sở theo quy định, là cơ sở để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt GPP tại địa phương thuộc thẩm quyền của Sở Y tế, gồm các tiêu chuẩn về điều kiện hoạt động gồm: nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn và việc chấp hành quy định chuyên ngành tại cơ sở theo
- 8 tiêu chuẩn GPP, đây là quy định bắt buộc, là tiêu chuẩn có tính hệ thống và thống nhất trên toàn quốc. Tiêu chí đánh giá - Số lượng và tỷ lệ các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn GPP. - Thực trạng chấp hành các tiêu chuẩn GPP gồm: nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản, hồ sơ, tài liệu chuyên môn và việc thực hiện quy chế chuyên môn tại cơ sở kinh doanh dược phẩm. 1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm a. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dược phẩm là việc các cơ quan quản lý tổ chức đánh giá thực tế việc chấp hành quy định pháp luật và quy chế chuyên ngành của các cơ sở kinh doanh dược phẩm theo các văn bản, chính sách quản lý đã ban hành nhằm đảm bảo cơ sở thực hiện đúng quy định, đảm bảo nguồn cung thuốc đầy đủ, chất lượng và giá cả phù hợp. Công tác kiểm tra, thanh tra tại thành phố được thực hiện bởi các cơ quan quản lý tại địa phương như: Phòng Y tế thành phố, Sở Y tế tỉnh thực hiện kiểm tra thông qua kế hoạch hằng quý, năm theo định kỳ hoặc đột xuất theo thực tế phát sinh tại địa phương. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh gồm: việc chấp hành các điều kiện hoạt động tại cơ sở theo tiêu chuẩn GPP, kiểm soát giá thuốc và chất lượng thuốc theo quy định. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các cơ sở kinh doanh dược phẩm được kiểm tra định kỳ. b. Công tác xử lý vi phạm
- 9 Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dược phẩm là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, các cơ sở kinh doanh dược phẩm có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dược phẩm được nêu cụ thể tại Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế của Chính phủ theo các hình thức xử phạt gồm: xử phạt bằng tiền, xử phạt bổ sung như:thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, chứng chỉ hành nghề dược. Tiêu chí đánh giá - Kết quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dược phẩm tại thành phố Tam Kỳ. - Số lượng, tỷ lệ cơ sở kinh doanh dược phẩm vi phạm bị xử lý. - Tổng hợp các vi phạm chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh, tỷ lệ các lỗi vi phạm của các cơ sở kinh doanh dược phẩm. - Hình thức xử lý vi phạm chủ yếu và số tiền phạt phải nộp ngân sách đối với cơ sở kinh doanh vi phạm tại địa phương. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH DƢỢC PHẨM 1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 1.3.2. Điều kiện kinh tế. 1.3.3. Điều kiện xã hội. 1.3.4. Chính sách của quản lý Nhà nƣớc.
- 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ TAM KỲ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Nam, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. b. Khí hậu và địa hình: Thành phố có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ và dạng đồi thấp với hướng dốc chung từ Tây sang Đông. Thành phố cókhí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. c. Cơ sở hạ tầng: Thành phố Tam Kỳ nằm trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung, có quốc lộ 1A đi qua, có đường Nam Quảng Nam đi Cửa khẩu Bờ Y nối đường Hồ Chí Minh, có ga Tam Kỳ là điểm giữa của tuyến đường sắt Bắc Nam, là nơi tập trung nhiều Khu, cụm công nghiệp như: Trường Xuân, Thuận Yên, Tam Thăng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế: Các ngành kinh tế tại thành phố đang có xu hướng phát triển với giá trị sản xuất luôn tăng trưởng mạnh qua các năm theo hướng tăng nhanh giá trị ngành dịch vụ và công nghiệp-xây dựng, giảm dần giá trị nông lâm thuỷ sản. Năm 2019, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất chiếm 69,59%, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 28,49%, ngành nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ 1,92%.
- 11 2.1.3. Điều kiện xã hội a. Quy mô và mật độ dân số: Năm 2019, dân số của thành phố khoảng 122.443 người với mật độ dân số khoảng 1.303 người/km2, phân bố tại 9 phường và 4 xã, trong đó, dân số thành thị chiếm 74,69% tổng dân số thành phố, phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều và chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị. b. Thu nhập và trình độ văn hóa: Đời sống của người dân tại thành phố trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Thành phố luôn có nguồn nhân lực dồi dào với tỷ lệ lao động chiếm khoảng 60% dân số và được đào tạo cơ bản, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thành phố đạt 76,3% dân số trong độ tuổi lao động. 2.1.4. Chính sách quản lý của Nhà nƣớc Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật mới để quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm và điều tiết hành vi của các dược sĩ, chủ thể kinh doanh trên thị trường dược phẩm. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn quan tâm phát triển bền vững ngành Dược, phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh đảm bảo nguồn cung thuốc trong công cuộc phòng và chữa bệnh theo các chính sách gồm: Chính sách Quốc gia về dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Đề án Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng việc ban hành pháp luật, chính sách đối
- 12 với kinh doanh dƣợc phẩm Thời gian qua, việc ban hành pháp luật, chính sách đối với kinh doanh dược phẩm rất hạn chế, chủ yếu các chính sách phát triển ngành dược của thành phố Tam Kỳ được chú trọng, đảm bảo thực hiện công tácnâng cao sức khoẻ cộng đồng. Chính sách phát triển ngành dược chủ yếu tại các đề án như: Nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố Tam Kỳ, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018- 2020 của tỉnh, đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam. Bên cạnh đó, thành phố triển khai, áp dụng các văn bản quy định đối với quản lý kinh doanh dược phẩm dựa vào các Luật, Nghị định, Thông tư của cơ quan cấp trung ương ban hành. Theo đó, Phòng Y tế thành phố đã xây dựng, ban hành kịp thời các kế hoạch, văn bản nhằm tuyên truyền hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Hằng năm, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với từng địa phương tổ chức từ 10-18 lớp tập huấn để phổ biến, cập nhật quy định, quy chế chuyên ngànhcho các cơ sở kinh doanh và dược sĩ tại địa phương. 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh dƣợc phẩm Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh dược phẩm tại thành phố Tam Kỳ là Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ. Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND thành phố trong việc tổ chức, quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm tại địa phương.
- 13 Cơ cấu tổ chức của Phòng Y tế gồm: 01 Trưởng phòng và 06 cán bộ, trong đó phân công 01 cán bộ phụ trách quản lý hành nghề dược tại thành phố, số lượng cán bộ tại Phòng Y tế được đánh giá là quá ít so với mạng lưới cơ sở kinh doanh được quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tham mưu, kiểm tra và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh tại thành phố Tam Kỳ còn chịu sự quản lý gián tiếp và thanh tra giám sát bởi Sở Y tế thông qua các Phòng nghiệp vụ dược, Thanh tra dược, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc với đội ngũ quản lý gồm 30 cán bộ. Hoạt động quản lý tại Sở Y tế được thực hiện gồm: cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, chứng chỉ hành nghề dược. 2.2.3. Thực trạng quy hoạch mạng lƣới cơ sở kinh doanh dƣợc phẩm Mạng lưới cơ sở kinh doanh dược phẩm tại thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua có xu hướng ngày càng phát triển theo số liệu sau: Bảng 2.8. Mạng lƣới kinh doanh dƣợc phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ từ năm 2015 đến năm 2019 Loại hình bán lẻ thuốc Năm Năm Năm Năm Năm STT (cơ sở kinh doanh) 2015 2016 2017 2018 2019 1 Nhà thuốc 17 30 39 52 54 2 Quầy thuốc 20 25 31 28 26 3 Tủ thuốc Trạm y tế 13 13 13 13 13 4 Cơ sở bán thuốc cổ truyền 3 3 3 4 4 Tổng cộng 53 86 71 86 97 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2015-2019)
- 14 Mạng lưới kinh doanh với đầy đủ các loại hình bán lẻ thuốc theo quy định gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (cơ sở bán thuốc cổ truyền). Năm 2015, thành phố có 53 cơ sở kinh doanh thì đến năm 2019 đã tăng lên 97 cơ sở, bao gồm: 54 nhà thuốc, 26 quầy thuốc, 13 tủ thuốc Trạm Y tế và 04 cơ sở bán thuốc cổ truyền. Mạng lưới cơ sở kinh doanh được phân bổ rộng khắp trên địa bàn 13 xã, phường tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận dễ dàng và kịp thời. Mật độ phân bố tương đối cao với bán kính bình quân giữa các cơ sở khoảng 0,56km/cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO. Các cơ sở kinh doanh dược phẩm chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị và ít dần ở khu vực nông thôn. 2.2.4. Thực trạng cấp và thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm a. Thực trạng cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm Sở Y tế tỉnh Quảng Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ tham gia công tác cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thông qua việc tích cựcphổ biến quy định pháp luật đối với kinh doanh dược phẩm đảm bảo các cơ sở, dược sĩ hiểu và thực hiện đúng quy địnhđáp ứng các điều kiện cấp giấy chứng nhận của Sở Y tế, đồng thời trực tiếp quản lý các cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận. Thông qua kết quả kiểm tra định kỳ, Phòng Y tế tham mưu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận khi phát hiện các vi phạm pháp luật theo quy định buộc phải thu hồi.
- 15 Trong năm 2019, thành phố có 11 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, nâng số cơ sở kinh doanh tại địa phương từ 86 cơ sở năm 2018 lên 97 cơ sở năm 2019, theo đó mạng lưới cơ sở kinh doanh đã đáp ứng đầy đủ cơ sở pháp lý ban đầu để hoạt động trong lĩnh vực dược. Trong giai đoạn 2015-2019, tại Tam Kỳ không có cơ sở nào bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định. b. Thực trạng cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” Sở Y tế tỉnh Quảng Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt “Thực hành tố cơ sở bán lẻ thuốc”. Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ tham gia cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP trong việc quản lý điều kiện hoạt động tại các cơ sở sau khi được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận. Phòng Y tế trực tiếp kiểm tra, đánh giá điều kiện hoạt động của cơ sở, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại hoặc thu hồi giấy chứng nhận sau khi có kết quả kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm. Số nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn và được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2015-2019 tại thành phố Tam Kỳ ngày càng tăng. Trong đó,năm 2015 là 17 cơ sở; năm 2017 đã tăng lên 50 cơ sở, đến năm 2019 là 80 cơ sở, tăng 60% so với số cơ sở đạt chuẩn GPP năm 2017, đạt tỷ lệ 100% tổng số nhà thuốc, quầy thuốc năm 2019. Các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn GPP đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định, được đầu tư đầy đủ về nhân lực, cơ sở vật chất, điều kiện bảo quản, đảm bảo hồ sơ tài liệu chuyên môn để được cấp giấy chứng nhận. Trong giai đoạn 2015-2019, mặc dù đã có nhiều tiêu chí GPP chưa được thực hiện triệt để, tuy nhiên không có cơ sở nào vi phạm và buộc thu hồi giấy chứng nhận theo quy định.
- 16 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm a. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các nhà thuốc Hằng năm, Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ trực tiếp phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành thuộc UBND thành phố thực hiện kiểm tra khoảng 50% tổng số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Nội dung kiểm tra gồm: đảm bảo điều kiện hoạt động về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản vàquy chế chuyên ngành; kiểm tra việc niêm yết công khai thuốc theo quy địnhvàđiều kiện bảo quản thuốc đảm bảo chất lượng thuốcvà nguồn cung ứng thuốc. Năm 2019, Phòng Y tế đã kiểm tra 20 nhà thuốc trong 54 nhà thuốc đạt chuẩn GPP, số lượng nhà thuốc được kiểm tra ngày càng tăng tuy nhiên tỷ lệ nhà thuốc được kiểm tra theo kế hoạch ngày càng giảm, tỷ lệ kiểm tra năm 2019 giảm còn 37%. Với mạng lưới cơ sở ngày càng được mở rộng, việc kiểm tra càng được tăng cường, tuy nhiên do địa bàn quản lý rộng và số lượng cán bộ quản lý tại địa phương ít, mỏng nên việc kiểm tra theo Kế hoạch định kỳ vẫn chưa đảm bảo triệt để và đồng bộ ở tất cả cơ sở. b. Công tác xử lý vi phạm Theo kết quả kiểm tragiai đoạn 2015-2019, tỷ lệ các cơ sở bị vi phạm so với tổng số nhà thuốc được kiểm tra có xu hướng giảm dần, từ tỷ lệ 80% năm 2015 xuống tỷ lệ 65% năm 2019. Các vi phạm chủ yếu là: Bán lẻ thuốc không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc ghi trên nhãn thuốc; không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định giá các mặt hàng thuốc; bán thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc; không có hồ sơ cá nhân theo quy định hoặc có nhưng không đầy đủ đối với ngưới tham
- 17 gia bán thuốc,… và hầu hết tập trung tại các cơ sở đạt chuẩn GPP. Phòng Y tế tham mưu UBND thành phố xử lý vi phạm với hình thức xử phạt chủ yếu là phạt tiền, tổng số tiền phạt nộp Ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2019 là 39.250.000 đồng, không có cơ sở kinh doanh nào bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận GPP và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Thành công đạt đƣợc - Hệ thống văn bản, chính sách đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, kịp thời ban hành đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật. - Hoạt động kinh doanh tại địa phương chịu sự quản lý của cả hai tuyến với hai cơ quan quản lý gồm: Phòng Y tế, Sở Y tế đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý. - Mạng lưới kinh doanh dược phẩm của thành phố Tam Kỳ đã phát triển rộng rãi trên tất cả 13 địa bàn xã, phường trực thuộc. - Hầu hết các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố đều đạt tiêu chuẩn GPP theo quy định. - Công tác kiểm tra điều kiện hoạt động, kiểm soát giá, kiểm tra chất lượng thuốc được tăng cường và thực hiện nghiêm ngặt. 2.3.2. Hạn chế - Công tác hướng dẫn, phổ biến pháp luật, chính sách trong các cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa tổ chức các buổi Hội thảo, Hội nghị để trao đổi thông tin. - Số lớp tập huấn về pháp luật, chính sách đối với các cơ sở kinh doanh được tổ chức còn ít và chưa được quan tâm nhiều.
- 18 - Số lượng cán bộ quản lý hành nghề dược tại địa phương rất ít, chưa đáp ứng các yêu cầu quản lý đối với mạng lưới kinh doanh dược phẩm hiện nay. - Mạng lưới cơ sở kinh doanh được phân bố không đồng đều. - Hoạt động kinh doanh của các cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP còn hạn chế, luôn xây ra vi phạm khi được kiểm tra, giám sát. - Số lượng các đợt kiểm tra còn ít, chưa kiểm soát toàn diện so với mạng lưới kinh doanh dược phẩm hiện có tại địa phương. 2.3.3. Nguyên nhân - Kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý cũng như cơ sở kinh doanh còn hạn chế và chưa được đầu tư nhiều. - Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở kinh doanh còn hạn chế. - Ý thức chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh chưa cao, chưa có tính tự nguyện tuân thủ, chủ yếu là đối phó. - Khả năng sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả của người dân địa phương còn thấp, thói quen chuộng hàng rẻ, sử dụng dược phẩm không qua hướng dẫn của người có chuyên môn còn phổ biến. - Nhân lực bố trí trong đoàn kiểm tra, giám sát còn mỏng, thiếu, đồng thời chế tài thực hiện đối với các cơ sở vi phạm chưa đủ mạnh để xử lý triệt để các vi phạm.Trung tâm kiểm nghiệm thuốc của tỉnh mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2018, thiếu nhân lực và chưa đầy đủ trang thiết bị hiện đại. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH DƢỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 459 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn