intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về Bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về Bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ QUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Nguyễn Trọng Hoài Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lí kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BTXH là một chủ trương, chính sách lớn mang ý nghĩa nhân văn của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác BTXH ngày càng được quan tâm, các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu của xã hội. Đến nay, công tác BTXH đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội của nước ta, góp phần hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Kon Tum là một tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên - một vùng được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn của cả nước nhưng tổng thu nhập nông bình quân thấp nhất vùng Tây Nguyên do gặp phải nhiều khó khăn như địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu nhiều, thường xuyên thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ... Đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Trong số các huyện của Kon Tum, Ngọc Hồi có công tác BTXH đã được chú trọng nên đời sống của các đối tượng đã phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, công tác BTXH trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, cần có những thay đổi, chấn chỉnh ngay trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện trong thời gian đến. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn cao học của mình, đồng thời nhằm cung cấp một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chính sách BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BTXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum được phân tích trong giai đoạn 2014 – 2018 và các giải pháp đề xuất được áp dụng đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp, thống kê mô tả, điều tra xã hội học, so sánh, đối chứng. 5. Bố cục luận văn Nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của BTXH  Khái niệm BTXH Có thể hiểu: BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ của nhà nước và hoạt động cộng đồng nhằm giúp những người yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.  Đặc điểm BTXH - BTXH mang tính nhân văn. - BTXH là hoạt động của cả chính quyền lẫn cộng đồng xã hội. - BTXH là một hoạt động phi lợi nhuận, mang tính cộng đồng rộng lớn. 1.1.2. Ý nghĩa của BTXH - BTXH là công cụ để phân phối tiền bạc, của cải vật chất … nhằm giúp đỡ cho các đối tượng yếu thế, bất hạnh trong xã hội, góp phần thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo, mức sống của các thành phần dân cư trong xã hội. - BTXH có ý nghĩa to lớn về chính trị-xã hội, thể hiện thái độ, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội hay những người gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống, góp phần ổn định xã hội, giảm sự bất ổn trong đời sống của người dân. - BTXH là một chính sách, định chế quan trọng trong hệ thống pháp luật về an sinh xã hội.
  6. 4 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về BTXH Có thể hiểu: Quản lý nhà nước về BTXH là một dạng thức quản lý nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc sử dụng các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể (tổ chức và cá nhân) tham gia vào hoạt động BTXH của Nhà nước nhằm đảo bảo sự ổn định và phát triển xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH 1.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH  Ban hành các chính sách pháp luật về BTXH Các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về BTXH bằng công cụ là các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động BTXH. Ở các địa phương thì việc thực thi công tác quản lý nhà nước về BTXH được thực hiện bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên và tự xây dựng các chính sách trong phạm vi được cho phép để áp dụng, thực hiện.  Phổ biến chính sách pháp luật về BTXH Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về BTXH là việc cung cấp thông tin về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BTXH đến với người dân để họ biết, hiểu và thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BTXH. 1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về BTXH Chính phủ quy định trách nhiệm cho các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về BTXH, cụ thể: - Ở trung ương: Bộ LĐ-TB & XH chủ trì, phối hợp với các bộ,
  7. 5 ngành khác thực hiện như: Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông … thực hiện. - Ở cấp tỉnh: UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB & XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện. - Ở cấp huyện: UBND huyện chỉ đạo Phòng LĐ-TB & XH chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện. - Ở cấp xã: UBND xã chỉ đạo công chức phụ trách LĐ-TB & XH thực hiện công tác BTXH. 1.2.3. Quản lý thu, chi BTXH a. Lập dự toán thu, chi - Dự toán thu: Thu từ các nguồn như ngân sách nhà nước cấp; ủng hộ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng; tài trợ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác. - Dự toán chi: Chi cho các đối tượng BTXH được trợ cấp hằng tháng và chi hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng theo quy định; chi cho công tác quản lý nhà nước về BTXH như văn phòng phẩm, tài sản, công cụ phục vụ quản lý … b. Tổ chức hoạt động thu, chi cho các đối tượng BTXH - Hoạt động thu: Thực hiện từ các nguồn như ngân sách địa phương phân bổ cho hoạt động BTXH và quản lý nhà nước về BTXH; ngân sách Trung ương cấp bổ sung; các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho địa phương thực hiện công tác BTXH. - Hoạt động chi: Lựa chọn và quyết định phương thức chi trả, thời gian và địa điểm chi trả; triển khai chi trả các khoản BTXH và báo cáo, chuyển giao chứng từ chi BTXH. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động BTXH UBND các cấp tỉnh, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra về
  8. 6 hoạt động BTXH theo thẩm quyền của cấp mình, cụ thể sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra về trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện hoạt động BTXH; quản lý và thực hiện thu, chi BTXH, quyết toán. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với việc thực hiện hoạt động BTXH Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện hoạt động BTXH phải thực hiện theo đúng các quy định của đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời, sau giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện hoạt động BTXH, cần tránh trường hợp bao che gây mất lòng tin trong nhân dân. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH 1.3.1. Cơ chế quản lý 1.3.2. Sự quan tâm lãnh đạo của địa phƣơng 1.3.3. Nhân lực công tác trong lĩnh vực BTXH 1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng
  9. 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km theo Quốc lộ 14; có phía bắc giáp huyện Đắk Glei, phía đông bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía đông giáp huyện Đắk Tô, phía nam giáp huyện Sa Thầy, phía tây giáp Lào và Campuchia với chiều dài 62,7 km. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2014 - 2018 tương đối cao khi luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 12,0%/năm trong suốt giai đoạn này. 2.1.3. Tình hình xã hội và đối tƣợng BTXH  Tình hình dân số trên địa bàn huyện Tổng dân số toàn huyện Ngọc Hồi tính đến cuối năm 2018 là 57.059 người, trong đó tỷ lệ dân sống ở thành thị (dao động từ 28,17% đến 32,47%) ít hơn nhiều so với dân sống ở nông thôn  Tình hình các đối tượng BTXH trên địa bàn huyện Số lượng đối tượng BTXH thường xuyên của huyện tương đối lớn, chiếm gần 10% tổng số dân toàn huyện (năm 2018 có 5.354 người thuộc đối tượng BTXH thường xuyên). Trong số các nhóm đối tượng BTXH thường xuyên thì nhóm thứ năm và thứ sáu (người cao tuổi, người tàn tật) chiếm số lượng lớn. Các đối tượng thuộc diện hỗ trợ đột xuất như hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai (lũ, cháy rừng …), bị thương nặng do tai
  10. 8 nạn giao thông hay tai nạn lao động, chết do thiên tai (lũ quét, sạc lỡ …), hộ nghèo hay cận nghèo sống ven rừng bị sập nhà do sạc lở … cũng tương đối lớn (giai đoạn 2014-2018 dao động từ 86 người đến 237 người). 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014-2018 2.2.1. Thực trạng ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH tại huyện Ngọc Hồi a. Việc ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo việc thực hiện chính sách về BTXH Trong những năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019) Phòng LĐ-TB & XH huyện, UBND huyện Ngọc Hồi và UBND các xã trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã quan tâm nhiều hơn đến ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản để hướng dẫn các đơn vị cấp dưới (xã, thị trấn) thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp, hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ đối tượng BTXH, xét duyệt đối tượng trợ giúp xã hội, lập báo cáo định kỳ … vẫn chưa được Phòng LĐ-TB & XH huyện, UBND huyện quan tâm thực hiện. b. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH chưa được chú trọng thực hiện.
  11. 9 Bảng 2.1: Hoạt động tuyên truyền, phổ biến Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số lần tổ chức tuyên truyền, phổ 02 01 0 02 02 biến pháp luật về BTXH Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Hoạt động tuyên truyền, phổ biến hầu như chỉ thực hiện khi cấp trên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và chủ yếu tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông qua các cuộc họp tổ dân phố, tổ đoàn kết tại các địa phương mà không tổ chức các hình thức tuyên truyền khác như qua panô, biểu ngữ, đài truyền thanh, truyền hình địa phương ... c. Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin về BTXH Thực hiện khảo sát ý kiến các đối tượng BTXH tại huyện Ngọc Hồi về nguồn thông tin họ tiếp cận với chính sách BTXH, kết quả minh họa tại bảng 2.2. Bảng 2.2: Nguồn thông tin tiếp cận chính sách BTXH Tổng số lượt lựa chọn Tỷ lệ giữa số Nguồn thông tin tiếp người lựa Tỷ lệ so cận chính sách chọn/tổng số Số người với tổng số BTXH người được lựa chọn lượt lựa khảo sát (%) chọn (%) Truyền hình, báo chí 102 21,84 36,17 Chính quyền địa phương (đài truyền 97 20,77 34,39 thanh, họp dân để phổ biến …)
  12. 10 Internet 64 13,70 22,69 Bạn bè, người thân, 183 39,20 64,89 người quen Tổ chức từ thiện 21 4,49 7,44 Tổng cộng 467 100 165,58 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH tại huyện Ngọc Hồi của chính quyền địa phương trong những năm qua còn ít và chưa hiệu quả. 2.2.2. Thực trạng bộ máy Nhà nƣớc về BTXH tại huyện Ngọc Hồi a. Cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động BTXH Phòng LĐ-TB & XH huyện chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu giúp UBND huyện thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn huyện. Đồng thời, tại các xã thuộc huyện (08 xã, thị trấn) thì có cán bộ phụ trách công tác LĐ-TB & XH chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu giúp UBND xã thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn xã đó. b. Tổ chức bộ máy của cơ quan thực hiện hoạt động BTXH Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi được UBND tỉnh Kon Tum giao 07 biên chế và hiện nay Phòng đang thực hiện đủ 07 biên chế được giao. Mỗi xã, thị trấn đều có 01 cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực này.
  13. 11 Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của nhân lực thực hiện hoạt động BTXH Trình độ Trung cấp Cao đẳng Đại học Đơn vị Phòng LĐ-TB & XH 0 03 04 huyện Các xã, thị trấn 03 03 02 Tổng cộng 03 06 06 Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Nhìn chung, ở cấp xã thì nhân lực cơ bản đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định nhưng ở cấp huyện vẫn còn nhân lực chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định (Thông tư số 11/2014/TT- BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ) ở cấp huyện (03 người có trình độ cao đẳng). c. Kết quả khảo sát về cảm nhận mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục và thái độ làm việc của cán bộ, công chức Phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục về BTXH là phức tạp và rất phức tạp. Bảng 2.4: Mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục Mức độ phức tạp Tần số Tỷ lệ (%) Hoàn toàn không phức tạp 02 0,70 Không phức tạp 06 2,12 Bình thường 19 6,73 Phức tạp 111 39,36 Rất phức tạp 144 51,09 Tổng cộng 282 100 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019
  14. 12 Kết quả khảo sát cho thấy có đến 39,36% cho rằng phức tạp, 51,09% cho rằng rất phức tạp. Bảng 2.5: Thái độ làm việc của cán bộ thực hiện hoạt động BTXH Thái độ làm việc Tần số Tỷ lệ (%) Hoàn toàn không có trách nhiệm 02 0,70 Thiếu tinh thần trách nhiệm 46 16,31 Bình thường 122 43,28 Tương đối có tinh thần trách nhiệm 89 31,56 Tinh thần trách nhiệm cao 23 8,15 Tổng cộng 282 100 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Phần lớn các đối tượng BTXH tham gia khảo sát cho rằng cán bộ thực hiện hoạt động BTXH (cán bộ phụ trách LĐ-TB & XH tại các xã, thị trấn) chỉ tương đối có tinh thần trách nhiệm khi họ giải quyết các hồ sơ, thủ tục cho người dân. 2.2.3. Thực trạng thu, chi BTXH tại huyện Ngọc Hồi a. Dự toán thu, chi BTXH Các nguồn thu cho hoạt động BTXH trên địa bàn huyện Ngọc Hồi từ trước đến nay hầu như chỉ có nguồn từ NSNN do UBND huyện cấp, các nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ hầu như không có. Các khoản dự toán chi cho hoạt động BTXH trong giai đoạn 2014 – 2018 cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2014, tổng mức dự toán chi cho hoạt động BTXH là 4.722 triệu đồng thì đến năm 2018 con số này là 7.750 triệu đồng.
  15. 13 Bảng 2.6: Dự toán thu BTXH ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Dự kiến các khoản thu 4.722 4.939 6.198 7.633 7.750 - Số dư năm trước 38 05 25 0 0 chuyển sang - Thu từ NSNN cấp 4.684 4.934 6.173 7.633 7.750 - Thu từ các khoản tài trợ của các tổ chức, cá 0 0 0 0 0 nhân Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Bảng 2.7: Dự toán chi BTXH ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Dự kiến các khoản 4.722 4.939 6.198 7.633 7.750 chi - Trợ cấp hằng 4.010 4.120 5.260 6.600 6.600 tháng - Kinh phí mua BHYT cho các đối 442 464 503 553 645 tượng BTXH - Trợ cấp đột xuất 240 320 400 440 460 - Các khoản chi 30 35 35 40 45 khác Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2018, Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi đã thực hiện lập dự toán thu, chi BTXH một cách kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định. b. Thực trạng tổ chức thu, chi tài chính cho hoạt động BTXH Các khoản thu cho hoạt động BTXH của huyện Ngọc Hồi chủ yếu từ nguồn NSNN cấp.
  16. 14 Bảng 2.8: Thu BTXH ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu 4.945 5.632 7.016 7.163 7.577 - Số dư năm trước 40 02 19 0 02 chuyển sang - Từ NSNN cấp đầu 4.300 4.700 5.300 5.450 5.800 năm - Từ NSNN cấp bổ 605 910 1.690 1.700 1.745 sung - Thu từ các khoản tài trợ của các tổ 0 20 07 15 30 chức, cá nhân Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Tổng chi cho hoạt động BTXH trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tăng trong suốt giai đoạn 2014 – 2018, cụ thể năm 2014 tổng chi là 4.943 triệu đồng thì đến năm 2018 tổng mức chi là 7.562 triệu đồng, tăng 2.619 triệu đồng, tương ứng tăng 52,98%. Bảng 2.9: Chi BTXH ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Tổng chi 4.943 5.613 7.016 7.163 7.562 - Trợ cấp hằng tháng 4.134 4.737 5.932 6.032 6.263 - Kinh phí mua BHYT cho các đối 421 457 502 586 638 tượng BTXH - Trợ cấp đột xuất 362 378 534 493 602 - Các khoản chi khác 26 41 48 52 59 Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Qua số liệu dự toán chi và số liệu thực tế chi cho thấy số liệu dự
  17. 15 toán chi còn chênh lệch nhiều so với số liệu thực tế chi ở một số mục chi, đặc biệt là chi trợ cấp hằng tháng. c. Kết quả khảo sát mức độ kịp thời trong chi trả BTXH Phần lớn các đối tượng BTXH tham gia khảo sát cho rằng các khoản trợ cấp được chính quyền địa phương thực hiện chi trả một cách kip thời. Bảng 2.10: Mức độ kịp thời trong chi trả BTXH Mức độ kịp thời Tần số Tỷ lệ (%) Rất chậm trễ 01 0,35 Chậm trễ 06 2,10 Bình thường 48 17,02 Kịp thời 165 58,55 Rất kịp thời 62 21,98 Tổng cộng 282 100 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Như vậy, phần lớn những người thuộc đối tượng BTXH cho rằng việc chi trả các khoản trợ cấp cho các đối tượng BTXH của chính quyền địa phương là kịp thời. 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động BTXH Trong giai đoạn này, Phòng LĐ-TB & XH huyện đã thực hiện 21 cuộc kiểm tra, thanh tra tại 08 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua thanh tra, kiểm tra nhận thấy: - Ưu điểm: Có 08/08 xã, thị trấn thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội theo quy định; các xã, thị trấn thực hiện xác lập và lưu trữ hồ sơ đối tượng BTXH một cách nghiêm túc. - Tồn tại, hạn chế: Có 03 trường hợp không thống nhất giữa kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật với kết luận của Hội
  18. 16 đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (xã Đắk Ang có 01 trường hợp, xã Bờ Y có 02 trường hợp); có 07 trường hợp cán bộ LĐ-TB & XH của xã chậm phát hiện và báo giảm đối tượng BTXH (trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ đã quá 16 tuổi nhưng chậm phát hiện và báo giảm đối tượng BTXH) dẫn đến chi sai đối tượng số tiền 9.360.000 đồng; một số xã chậm kiện toàn Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (khi có sự thay đổi nhân sự), Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội; thời gian thẩm định, đề nghị xét duyệt hồ sơ cho đối tượng BTXH tại một số xã còn chậm so với quy định … 2.2.5. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong thực hiện hoạt động BTXH tại huyện Ngọc Hồi a. Kết quả thực hiện Trong giai đoạn 2014 - 2018, Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi tiếp nhận (trực tiếp từ người dân và do các cơ quan chức năng chuyển đến theo thẩm quyền xử lý) 31 đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại. Phòng đã xử lý đối với 07 đơn khiếu nại đối với 07 trường hợp thuộc đối tượng BTXH nhưng không được cấp xã chấp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ chậm; lưu 24 đơn, thư phản ánh không đúng sự thật, nặc danh. UBND cấp xã đã tiếp nhận 47 đơn khiếu nại của người dân, xử lý đúng quy định 36 đơn, 07 đơn xử lý chậm so với quy định và 04 đơn bỏ sót không xử lý; tiếp nhận 50 lượt phản ánh, khiếu nại trực tiếp của người dân và đã giải thích, trao đổi làm rõ các thắc mắc, khiếu nại của người dân. b. Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy có đến 21,63% đối tượng BTXH tham gia khảo sát cho rằng việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân về BTXH của chính quyền địa phương cấp xã, thị trấn còn rất chậm trễ, 38,31% cho rằng còn chậm trễ, chỉ có
  19. 17 3,54% cho rằng rất kịp thời và 14,54% cho rằng kịp thời. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH TẠI HUYỆN NGỌC HỒI 2.3.1. Thành tựu đạt đƣợc Kịp thời ban hành các văn bản (công văn, báo cáo …) để chỉ đạo, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn huyện; tổ chức bộ máy cơ quan thực hiện hoạt động BTXH cơ bản đảm bảo đúng quy định về số lượng cán bộ, viên chức theo biên chế cho phép và chất lượng cán bộ, viên chức (trên khía cạnh tiêu chuẩn, bằng cấp); hằng năm, lập dự toán thu, chi cho hoạt động BTXH đúng quy định (đúng biểu mẫu, kịp thời); thực hiện hoạt động chi trả các khoản trợ cấp cho các đối tượng BTXH trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo đúng quy định và được đa số các đối tượng BTXH tham gia khảo sát đánh giá là kịp thời; Phòng LĐ-TB & XH huyện đã thực hiện 21 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 08 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân về BTXH cơ bản đảm bảo theo đúng quy định. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế - Phòng LĐ-TB & XH huyện chưa quan tâm thực hiện việc ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị cấp dưới (xã, thị trấn), chưa quan tâm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về BTXH cho các đơn vị cấp dưới (xã, thị trấn) đúng mức; - Tỷ lệ người dân cảm thấy việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục BTXH là phức tạp hoặc rất phức tạp là khá lớn nhưng cán bộ thực hiện hoạt động BTXH tại các xã, thị trấn cũng còn nhiều lúng túng trong việc hướng dẫn cho người dân; - Phòng LĐ-TB & XH huyện cũng như các cấp, các ngành liên
  20. 18 quan tại huyện chưa quan tâm, chú trọng nhiều đến việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách BTXH đến người dân; - Chất lượng công tác lập dự toán thu, chi các khoản BTXH chưa cao, số chi thực tế ở nhiều khoản chi cao hơn nhiều so với số dự toán (đặc biệt là mục trợ cấp hằng tháng); - Sau thanh tra, kiểm tra về thực hiện hoạt động BTXH của cấp xã, thị trấn, Phòng LĐ-TB & XH huyện chưa đề nghị xử lý hoặc xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ có liên quan đến các sai phạm, đặc biệt là các trường hợp tắc trách trong công tác; - Ở cấp xã vẫn còn tình trạng tiếp nhận, xử lý, giải quyết các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân về BTXH tương đối chậm trễ; tiếp nhận, xử lý và tổ chức thẩm định hồ sơ BTXH của người dân còn chậm trễ. 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế - Thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách BTXH đến người dân. - Phòng LĐ-TB & XH huyện với nhân lực ít trong khi công việc chuyên môn nhiều nên tập trung nhiều cho việc thực hiện công việc chuyên môn mà chưa dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cấp dưới. - Năng lực chuyên môn, trình độ chuyên môn và nhận thức về trách nhiệm phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ thực hiện hoạt động BTXH ở cấp xã, thị trấn còn hạn chế. - Trình độ dân trí của đại bộ phận đối tượng BTXH trên địa bàn huyện còn hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2