intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại tỉnh Quảng Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VŨ TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: TS. Phạm Quang Tín Phản biện 2: TS. Võ Văn Lợi Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam sau hơn 20 năm tái lập tỉnh đã có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội cũng như đời sống của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Quá trình này đã kéo theo những biến động về cơ cấu xã hội, trong đó phân hoá giàu nghèo diễn ra ngày càng rõ nét, nổi lên như một vấn đề cấp bách. Nếu để quá trình bất bình đẳng diễn ra một cách tự phát sẽ dẫn đến những bất ổn định về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như chính trị. Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp thì việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên đại bàn tỉnh Quảng Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người dân góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về công tác BTXH thì vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: đời sống vật chất và tinh thần của một số đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, mức hưởng trợ cấp của các đối tượng còn thấp, một số đối tượng BTXH còn chưa tiếp cận được với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, công tác quản lý, theo dõi đối tượng còn chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ. Nhằm khắc phục những rào cản, khó khăn, thách thức và góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người thực hiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Luận văn sẽ nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thông qua thực tiễn sẽ đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại tỉnh Quảng Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về BTXH tại tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BTXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Quảng Nam; tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tỉnh Quảng Nam được phân tích trong giai đoạn 2015 – 2019 và các giải pháp đề xuất được áp dụng đến năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, đối chứng. 5. Bố cục luận văn Nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Một số khái niệm a. Bảo trợ xã hội Có thể hiểu BTXH là “sự giúp đở dưới các hình thức khác nhau của nhà nước và cộng đồng cho các thành viên yếu thế trong xã hội ( bị rủi ro, khó khăn, bất hạnh,... không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản than và gia đình) nhằm giúp họ đảm bảo cuộc sống tối thiểu và hòa nhập vào cộng đồng. b. Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội Có thể hiểu: Quản lý nhà nước về BTXH là quá trình tác động có tổ chức và bằng các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước, thể hiện quyền lực của Nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân khác nhau". 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Quản lý nhà nước về BTXH hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. - Quản lý nhà nước về BTXH cần có tính chủ động và sáng tạo. - Quản lý nhà nước về BTXH có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu. - Quản lý nhà nước về BTXH không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý).
  6. 4 - Quản lý nhà nước về BTXH phải có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. - Quản lý nhà nước về BTXH phải có tính không vụ lợi. 1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Quản lý nhà nước BTXH đã thể hiện sâu sắc và đầy đủ tính nhân văn, truyền thống tương thân tương ái giúp đở nhau của dân tộc ta. - Dưới góc độ kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước BTXH không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ. - Đối với người được thụ hưởng, đây là nguồn tài chính đảm bảo cho họ có được cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ phần nào khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng. - Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về BTXH là góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH 1.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH a.Ban hành văn bản liên quan đến BTXH Ban hành các văn bản, chính sách nội dung quan trọng hàng đầu thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về BTXH đối với người dân. Hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BTXH trong việc xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế chính sách BTXH, thể hiện ở chỗ hệ thống luật pháp và thể chế chính sách đó có đầy đủ, đồng bộ, ph hợp để thu hút rộng rãi người dân tham gia và đảm bảo sự tác động mạnh mẽ đến sự thụ hưởng của người dân tham gia Các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về BTXH bằng công cụ là các quy định pháp luật, chính
  7. 5 sách liên quan đến hoạt động BTXH. Ở các địa phương thì việc thực thi công tác quản lý nhà nước về BTXH được thực hiện bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên và tự xây dựng các chính sách trong phạm vi được cho phép để áp dụng, thực hiện. Tiêu chí đánh giá - Tính kịp thời của văn bản - Tính phù hợp với mục tiêu của chính sách - Dễ hiểu để có thể áp dụng - Đảm bảo tính nhất quán b. Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về BTXH là việc cung cấp thông tin về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BTXH đến với người dân để họ biết, hiểu và thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BTXH. Tiêu chí đánh giá - Số lần thực hiện hoạt động tuyên truyền - Kinh phí thực hiện hoạt động tuyên truyền - Phương thức thực hiện hoạt động tuyên truyền 1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc a. Các cơ quan quản lý nhà nước về BTXH Cơ quan thực thi chính sách BTXH chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc quản lý ngành, lĩnh vực và quản lý địa phương. - Ở trung ương: Bộ LĐ-TB & XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện như: Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông … thực hiện.
  8. 6 - Ở địa phương: Sở LĐ-TB & XH, Phòng LĐ-TB & XH cùng Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý công tác BTXH giúp việc cho cấp trên. b. Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội - Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH. - Dịch vụ công tác xã hội. - Hệ thống các cơ quan, chức năng liên quan đến công tác BTXH. - Mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng. - Thôn, xã, trung tâm phát triển cộng đồng. - Các Trung tâm bảo trợ xã hội. Tiêu chí đánh giá - Tính phù hợp của bộ máy quản lý - Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác BTXH - Mức độ đánh giá của tổ chức, cán bộ quản lý và người dân. - Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội - Sự phối hợp giữ các Sở, Ban, Ngành và các phòng ban chuyên môn 1.2.3. Tổ chức hoạt động tài chính về bảo trợ xã hội a. Đối tượng thực hiện Thực hiện theo Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2103 của Chính phủ quy định tại điều 5 đối tượng hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng chỉ bao gồm 06 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội do xã, thị trấn quản lý có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và mức chi quy định tại Điều 6 của Nghị định tương ứng 270.000 đồng đối với một hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. b. Hoạt động thu Nguồn ngân sách vẫn là nguồn chính để thực hiện chính sách BTXH bao gồm: Ngân sách nhà nước, các nguồn vận động xã hội
  9. 7 hóa, kêu gọi đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân…. - Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định khoản kinh phí cho BTXH phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. - Quyết toán thu bảo trợ xã hội được thực hiện phần tổng trong năm thực hiện. Tiêu chí đánh giá - Tổng kinh phí phục vụ cho đối tượng được hưởng BTXH. - Tỷ lệ kinh phí chi cho công tác BTXH trên tổng chi ngân sách thường xuyên của địa phương c. Hoạt động chi - Thực hiện chi trả chế độ, chính sách đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, chính xác đối tượng. - Tổ chức chi trả cho đối tượng theo hợp đồng ký kết với dịch vụ chi trả (Bưu điện). - Thời gian và địa điểm chi trả. - Quyết toán chi bảo trợ xã hội được thực hiện một lần và đột xuất theo sự chỉ định thời gian của bên ủy quyền chi trả. Tiêu chí đánh giá - Sự hợp lý của hoạt động thu chi - Hoạt động chi đủ, kịp thời và đúng hạn - Hoạt động chi đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm - Hoạt động quyết toán nhanh, chính xác, hiệu quả 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động BTXH Tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác BTXH ở các địa phương thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến UBND các cấp tỉnh, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra về hoạt động BTXH theo thẩm quyền của cấp mình, cụ thể sẽ thực hiện
  10. 8 kiểm tra, thanh tra về trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện hoạt động BTXH; quản lý và thực hiện thu, chi BTXH, quyết toán. Tiêu chí đánh giá - Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung bình mỗi năm - Số lượng các vi phạm của đối tượng được thanh tra kiểm tra - Tính toàn diện và nội dung thanh tra, kiểm tra. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với việc thực hiện hoạt động BTXH Chủ thể thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách BTXH là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, thậm chí là của chính đối tượng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách BTXH. Tiêu chí đánh giá - Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và số lượng các đơn được giải quyết kịp thời. - Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và số vụ vi phạm việc nhận được số lượng thư khiếu nại tố cáo thể hiện trong quá trình thực hiện. - Hình thức kỷ luật, tính nghiêm túc, kịp thời khi xử lý các vi phạm phát luật về BTXH. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH 1.3.1. Nhân tố chính sách, pháp luật về BTXH 1.3.2. Nhân tố kinh tế 1.3.3. Nhân tố văn hóa – xã hội 1.3.4. Nhân tố con ngƣời
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Quảng Nam là nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc ,nằm giữa trung độ cả nước, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc và TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. 2.1.2. Đặc điểm xã hội - Dân số trung bình năm 2019 của tỉnh có khoảng 1.497 nghìn người, trong đó dân số thành thị 379,6 nghìn người, người dân sinh sống tập trung chủ yếu ở nông thôn. Nguồn lao động tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế Tăng trưởng kinh tế Quảng Nam trong thời gian qua duy trì mức tăng khá cao và ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 đạt 70.734 tỷ đồng tăng 3,81% so với năm 2018. Trong cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,5% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,8%; khu vực dịch vụ chiếm 32,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 19% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015: 14,7%; 36,3%; 31,4%; 17,6%).
  12. 10 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH TẠI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2015-2019 2.2.1. Ban hành và tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội a.Ban hành văn bản Trong những năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019) UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Sở LĐ-TB & XH, Phòng LĐ- TB & XH huyện, thành phố, thị xã đã quan tâm nhiều hơn đến ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như các văn bản thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể trong công tác thông tin, tuyên truyền hằng năm, chưa có kế hoạch vận động tăng nguồn thu BTXH việc ban hành các văn bản để hướng dẫn các đơn vị cấp dưới (đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn) thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp, hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ đối tượng BTXH, xét duyệt đối tượng trợ giúp xã hội, lập báo cáo định kỳ … vẫn chưa được Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, UBND huyện quan tâm thực hiện. b.Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH - Trong 5 năm qua Sở đã phối hợp với Phòng LĐ- TB&XH các huyện/thành phố/thị xã đã thực hiện được hơn 11.000 tin, bài, phóng sự và chuyên mục chính sách đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh, huyện, đài truyền hình tỉnh, huyện và trạm phát thanh các xã. - Phối hợp cùng các Sở, ban, ngành đoàn thể, ủy ban nhân dân các huyện, xã đã thực hiện 18.000 lượt truyền thanh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo trợ xã hội.
  13. 11 - Sở LĐ- TB&XH tỉnh, phòng LĐ- TB&XH huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ có liên quan đến chế độ bảo trợ xã hội. - Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn còn một số hạn chế như: mang tính hình thức hơn là chú trọng đến chất lượng hoạt động tuyên truyền, mức độ lan tỏa, truyền tải đến người dân của hoạt động tuyên truyền, phổ biến này chưa cao, đặc biệt là tại những v ng địa hình chia cắt, thưa dân, v ng sâu v ng xa, hình thức còn mang tính cục bộ, nội dung tuyên truyền chưa được sinh động, chưa thu hút được đại đa số người dân. 2.2.2. Tổ chức bộ máy a. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BTXH Sở LĐ-TB&XH tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh, Phòng LĐ-TB&XH huyện chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu giúp UBND huyện thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn huyện và báo cáo công tác BTXH về Sở LĐ-TB&XH tỉnh. Ngoài ra tại các xã, phường, thị trấn còn có cán bộ phụ trách công tác LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện hoạt động BTXH trên địa bàn đó. b. Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội Số cán bộ công chức quản lý nhà nước về BTXH trên địa bàn tỉnh hiện nay là 347 biên chế đạt 90% biên chế theo quy định. Trong đó có 209 người có trình độ đại học trở lên, chiếm 60%. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phòng bảo trợ xã hội thuộc văn phòng Sở LĐ -TB & XH và Phòng LĐ -TB & XH huyện đều được bố trí đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn tại phòng nói chung và công tác BTXH nói riêng. Trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở BTXH, với 58 biên chế, ngoài ra tại
  14. 12 các cở sở BTXH còn hợp đồng thêm 138 nhân viên. - Về nguồn nhân lực phục vụ công tác BTXH tại các xã gồm có 244 cán bộ, công chức được bố trí theo đúng quy định. 2.2.3. Tổ chức hoạt động tài chính về bảo trợ xã hội a. Đối tượng thực hiện Từ ngày 01/01/2015, các đối tượng chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh được áp dụng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ. Bảng 2.1. Tỷ lệ đối tƣợng so với tổng dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 -2019 Năm Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dân số 1 1.468.150 1.475.750 1.483.288 1.490.764 1.497.479 (người) Tổng số đối 2 tượng 158.998 162.066 169.883 177.068 178.940 (người) 3 Tỷ lệ(%) 10,83 10,98 11,45 11,88 11,95 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Quảng Nam) Qua bảng 2.1 cho thấy cụ thể năm 2015 là 158.998 đối tượng đến năm 2019 tăng lên 178.940 đối tượng. Ngoài ra tỷ lệ đối tượng so với tổng dân số của địa phương có sự thay đổi qua các năm, năm 2015 chiếm 10,83 % đến năm 2019 chiếm 11,95 % so với dân số cho thấy nước ta đang dần mở rộng phạm vi, đối tượng hưởng trợ cấp BTXH. b. Tổ chức hoạt động thu - Nguồn thu cho công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chủ yếu là từ sự phân bổ ngân sách từ Trung ương và địa phương được bố trí trong dự toán hàng năm chi đảm bảo xã hội.
  15. 13 Bảng 2.2. Tình hình nguồn ngân sách phục vụ BTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm STT Nguồn tài trợ 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng 369.986 469.526 566.525 567.915 630.812 1 Ngân sách Trung Ương 313.230 383.274 441.323 - - 2 Ngân sách Địa Phương 44.028 69.725 104.241 546.675 608.832 3 Nguồn kinh tế huy động 12.728 16.527 20.961 21.240 21.980 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Quảng Nam) Nguồn ngân sách phục vụ BTXH trong những năm qua luôn tăng, nhưng tỷ trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước lại giảm qua các năm. Cụ thể năm 2015 chỉ có 369.986 triệu đồng (chiếm 1,9% tổng thu ngân sách nhà nước, năm 2017: 566.525 triệu đồng (1,84%), năm 2019: 630.812 triệu đồng (1,8%). Nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể năm 2015 chiếm 89,86% đến năm 2017 là 77,9% so với tổng nguồn kinh phí tài trợ, từ năm 2018 nền kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng khá, đảm bảo tự thu chi ngân sách của địa phương nên tỉnh không nhận ngân sách hổ trợ từ trung ương. Do vậy cơ cấu từ ngân sách địa phương có sự thay đổi lớn, cụ thể từ 84,7% năm 2015 thì đến năm 2018 và 2019 tỷ lệ đạt lần lượt là 96,3% và 96,2%. Tỉ lệ nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng ngân sách, nhưng có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ huy động từ cộng đồng đạt 12,7 tỷ đồng chiếm 3,4% đến năm 2019 tăng lên đạt gần 22 tỷ đồng chiếm 3,8%, bình quân giai đoạn 2015 – 2019 tăng 1,15%/năm (tăng 1.850 triệu đồng).
  16. 14 c. Tổ chức hoạt động chi Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ chi trả theo đúng hệ số quy định tại nghị định 136 của Chính phủ. Bảng 2.3. Tình hình thực hiện chi BTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng cộng 369.986 469.526 566.525 567.915 630.812 Trợ cấp thường xuyên 359.561 455.155 541.827 542.774 604.922 Trợ cấp đột xuất 10.425 14.371 24.698 25.141 25.890 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Quảng Nam) Qua bảng 2.3 cho thấy trong năm 2015 tổng kinh phí trợ cấp là 369.986 triệu đồng chiếm tỉ lệ 0,95% tổng chi ngân sách và 17,2% chi đảm bảo xã hội, đến năm 2019 tổng kinh phí trợ cấp lên 630.812 triệu đồng chiếm tỉ lệ lần lượt là 1,4% và 26,9%. Chi ngân sách cho các đối tượng thuộc nhóm trợ cấp thường xuyên luôn lớn nhất và tăng nhiều hơn các mục chi hỗ trợ trợ cấp đột xuất. Nguồn chi cho các nhóm đối tượng thụ hưởng đều tăng qua các năm, trong 05 năm từ 2015 đến năm 2019 chi BTXH thường xuyên tăng nhanh từ 266,7 tỷ đồng năm 2015 đến năm 2019 là 525,8 tỷ đồng. 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BTXH Theo báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra về BTXH trên địa tỉnh của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, giai đoạn từ năm 2015-2019 đã thực hiện 175 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác BTXH
  17. 15 (trong đó có 45 cuộc thanh tra và 130 cuộc kiểm tra); đã ban hành 175 kết luận thanh tra, kiểm tra theo đúng thời gian quy định và tổ chức, công khai kết luận thanh tra, kiểm tra đầy đủ; không có vụ việc nghiêm trọng chuyển sang cơ quan điều tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các nội dung sai phạm như: - Sai phạm trong trình tự lập, thẩm định xét duyệt hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội: Có 2.500 trường hợp xác định đối tượng thụ hưởng chính sách chưa đúng; Có 80/244 xã/phường/thị trấn thực hiện sai quy trình tiếp nhận, thẩm tra xử lý hồ sơ; Có 2.630 trường hợp cắt giảm không đúng theo quy định của pháp luật; Có 310 trường hợp làm chậm chế độ của đối tượng. - Sai phạm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí bảo trợ xã hội như: Chi không đúng đối tượng; chi sai định mức, chế độ quy định,...Tổng số tiền sai kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước 2.535 triệu đồng và kiến nghị xử lý hành chính đối với 45 tập thể và 50 cá nhân để xảy sai phạm qua thanh tra, kiểm tra. Số tiền đã thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước 2.035 triệu đồng và đã xử lý nghiêm 45 tập thể và 50 cá nhân với các hình thức như không xét thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luât cảnh cáo đối với 05 cá nhân. Số tiền còn phải thu hồi nộp NSNN là 500 triệu đồng. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra UBND tỉnh, huyện đã kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, thực hiện công khai niêm yết tại trụ sở UBND và trên đài truyền thanh huyện. Tuy nhiên hoạt động thanh tra, kiểm tra về thực hiện công tác quản lý nhà nước BTXH vẫn còn ít về số lượng cuộc thanh tra; công tác thanh tra, kiểm tra mang tính định kỳ 02 năm/lần hay 01 năm/lần. 2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội
  18. 16 Trong 05 năm (từ 2015 đến 2019), tại phòng văn phòng một cửa Sở LĐ- TB & XH tỉnh và Phòng LĐ- TB & XH huyện/thành phố/thị xã đã thụ lý và giải quyết được 200 đơn khiếu nại về BTXH; đã xử lý đối với 124 đơn khiếu nại đối với 124 trường hợp thuộc đối tượng BTXH nhưng không được cấp xã chấp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ chậm; lưu 76 đơn, thư phản ánh không đúng sự thật, nặc danh. UBND cấp xã đã tiếp nhận 520 đơn khiếu nại của người dân, xử lý đúng quy định 420 đơn, 70 đơn xử lý chậm so với quy định và 20 đơn bỏ sót không xử lý; tiếp nhận 1.200 lượt phản ánh, khiếu nại trực tiếp của người dân và đã giải thích, trao đổi làm rõ các thắc mắc, khiếu nại của người dân.không để xảy ra hiện tượng khiếu kiện, kiếu nại đông người và kéo dài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chế độ BTXH tại địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung đó là chưa đồng bộ, chưa hài hòa giữa tất cả các bộ phận, chưa nắm bắt được hết trọn vẹn tâm tư, nguyện vọng của đối tượng. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Thành công và hạn chế a. Thành công - Xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Công tác thông tin tuyên truyền cũng được chú trọng hơn, công tác tập huấn triển khai các quy định mới về thực hiện chế độ bảo trợ xã hội ngày càng được nâng cao; Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng; Nguồn kinh phí thực hiện BTXH ngày càng tăng; Đối tượng thuộc diện BTXH ngày càng mở rộng, số lượng đối tượng tăng qua các năm.Quản lý và sử dụng các nguồn đóng góp từ các tổ chức cá nhân ngày càng minh bạch, hiệu quả, thực hiện kịp thời và đúng đối tượng; Việc thực hiện
  19. 17 chi trả các chế độ BTXH cho người thụ hưởng kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BTXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BTXH được chú trọng hơn. b. Hạn chế - Hệ thống văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng. Công tác tuyên truyền chấp hành chính sách pháp luật về BTXH còn mang tính cục bộ. - Công tác triển khai thực hiện rà soát, lập hồ sơ giải quyết trợ cấp, thông tin báo cáo ở một số xã, thị trấn còn chậm - Khả năng khai thác nguồn tài trợ có tăng nhưng không ổn định - Năng lực tổ chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BTXH còn mỏng, đôi khi còn buông lỏng, chồng chéo, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ. 2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế - Văn bản quy phạm từ cấp trên chưa chặt chẽ, chồng chéo - Tiêu chí xác định đối tượng bảo trợ xã hội còn chung chung. - Hội đồng xét duyệt bảo trợ xã hội chưa làm tốt vai trò. - Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên và đều đặn. - Sự quan tâm , chỉ đạo của chính quyền địa phương về công tác bảo trợ xã hội chưa chặt chẽ, chưa sát sao. - Một số cán bộ chuyên môn chưa nắm vững các văn bản hướng dẫn nên đôi khi còn nhầm lẫn giữa các văn bản hướng dẫn. - Công chức thương binh xã hội thực hiện các chính sách còn chậm trễ. - Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đi sát vào thực tế. - Việc chi trả tại điểm chi trả chưa đảm bảo.
  20. 18 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 a. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột phá chiến lược, Chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống người dân. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề; chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội. b. Mục tiêu cụ thể - Bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, bị chết người, mất tài sản được hỗ trợ kịp thời. - Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt trên 95%. Chỉ số tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi vào năm 2020 và 76 tuổi vào năm 2025. - Đến năm 2020 tỷ lệ xã miền núi phủ sóng điện thoại đạt 95%, 100% xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% xã được nhận báo trong ngày; tỷ lệ sử dụng internet/dân đạt 37%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2