intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về chi ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về NSNN và quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp 2 xã tại huyện Hiệp Đức. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về chi ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THUỶ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHI NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trƣơng Bá Thanh Phản biện 1: TS. Hoàng Văn Long Phản biện 2: TS. Nguyễn Hiệp Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp Đức là một trong 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Với nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi nhu cầu chi cho phát triển kinh tế là rất lớn. Công tác quản lý, điều hành thực hiện theo đúng Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, sử dụng hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách xã được nâng cao về trình độ, chất lượng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra, giám sát như: Chi sai nguyên tắc, chi vượt dự toán, chi sai chế độ, chi quá niên hạn kế toán, chứng từ chi không đảm bảo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương,…Quyết toán chi ngân sách còn nặng về hình thức, quyết toán theo số cấp phát chứ chưa quyết toán theo số thực chi. Nhằm đánh giá thực trạng quá trình quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức thời gian qua, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế. Từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức thời gian tới. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về chi ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về NSNN và quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp
  4. 2 xã tại huyện Hiệp Đức. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức những năm tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cở sở lý luận về quản lý chi NS tại đơn vị hành chính cấp xã, trực thuộc huyện là như thế nào ? - Thực trạng công tác quản lý chi NS tại các xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam hiện nay ra sao ? Còn những mặt hạn chế nào ? Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó ? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác Quản lý chi NS xã trên địa bàn Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức. - Về không gian: Tại 12 xã, thị trấn thuộc huyện Hiệp Đức. - Về thời gian: Giai đoạn năm 2016 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính. - Phương pháp nghiên cứu định lượng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận. - Ý nghĩa thực tiễn.
  5. 3 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu Các tài liệu do Nhà nước ban hành, các giáo trình, bài giảng, sách, tạp chí là những nghiên cứu chính thống, cơ sở nền tảng để xây dựng lý luận và định hướng cho đề tài. 8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu Có nhiều công trình và bài viết về vấn đề quản lý chi NSNN, chi NSX cả trong và ngoài nước. 9. Bố cục đề tài - Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp xã tại Việt Nam. - Chương 2. Thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. KHÁI QUÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm ngân sách Nhà nước Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
  6. 4 nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” b. Vai trò của ngân sách nhà nước c. Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam Theo Điều 6, Luật NSNN 2015, hệ thống NSNN gồm: (1)“Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. (2) Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”. 1.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm chi ngân sách Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. b. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương - Chi đầu tư phát triển. - Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương. - Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương. - Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương. - Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
  7. 5 c. Phân cấp chi ngân sách nhà nước - Theo cấp ngân sách. - Theo nội dung chi. - Theo ngành kinh tế. d. Vai trò của quản lý chi ngân sách Chi NSNN giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quản lý NSNN, bởi vì NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước; điều tiết nền kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển mang tầm chiến lược của đất nước. Quản lý chi NSNN tốt sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và NSNN thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hướng tới mục tiêu đã đề ra. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã a. Khái niệm ngân sách xã NSX là toàn bộ các khoản thu, chi của chính quyền cấp xã được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định do HĐND cấp xã quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Ngân sách cấp xã là mắt khâu cuối cùng trong hệ thống ngân sách nhà nước có các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp xã hưởng, thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ của cấp xã. NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy định trong dự toán một năm do HĐND xã quyết định và giao cho UBND xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. b. Đặc điểm của ngân sách cấp xã Có thể hiểu Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do vậy nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung
  8. 6 của NSNN, đó là: Mọi hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã; Công tác quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và khoa học; Hầu như các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp. c. Vai trò của ngân sách xã NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở của Việt Nam, là chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật, đảm bảo sao cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Do vậy, NSX là công cụ tiên quyết cho chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách xã a. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp xã Lập dự toán ngân sách xã là bản kế hoạch thu, chi tài chính của đơn vị trong khoảng thời gian một năm. Lập dự toán ngân sách xã là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng nhu cầu nguồn tài chính của xã từ đó lập chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn. Đồng thời trên cơ sở đó xác lập biện pháp về mặt kinh tế, xã hội để thực hiện các chỉ tiêu đề ra. b. Mục đích, yêu cầu của lập dự toán chi ngân sách nhà nước - Dự toán chi NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế -
  9. 7 xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Dự toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng các yêu cầu của luật NSNN. c. Căn cứ lập dự toán chi NSNN Theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính thì trong quá trình lập dự toán ngân sách phải căn cứ trên các yêu cầu sau: - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã. - Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã - Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, là định mức phân bổ chi ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định - Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và năm trước - Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xã.
  10. 8 d. Phương pháp lập dự toán chi NSNN cấp xã - Phương pháp phân bổ từ trên xuống. - Phương pháp tổng hợp từ dưới lên. 1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã a. Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách xã - Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ thực hiện thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cấp xã. Theo dõi, cập nhật tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn và các khoản trợ cấp của ngân sách cấp trên để bố trí nguồn chi, đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị dự toán. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã. - Kho bạc Nhà nước huyện có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước. - Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. b. Chấp hành chi dự toán ngân sách xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định chi phải kiểm tra, bảo đảm khoản chi đáp ứng các điều kiện sau: Đúng dự toán được giao, trừ trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và các khoản chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách, kết dư ngân sách năm trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Đối với chi đầu tư phát triển, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng. Đối với chi thường xuyên phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Chứng từ, hồ sơ thanh toán phải hợp lệ, hợp pháp; đối với các khoản mua sắm, sửa chữa tài sản có giá trị lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định.
  11. 9 - Chi thường xuyên: Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức xã, chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội. - Chi đầu tư phát triển: Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã phải thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính. c. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi ngân sách xã - Biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. - Thông qua chấp hành dự toán chi NSNN có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của nhà nước. - Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kì và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình chấp hành chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tư. 1.2.3. Quyết toán chi ngân sách xã - Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Tổng kết quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý ngân sách xã cho những năm tiếp sau đó. + Quyết toán NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. + Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật
  12. 10 định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. - Các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước và quản lý các khoản thu, chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản chi của ngân sách nhà nước theo quy định. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm công tác chi ngân sách xã - UBND huyện có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách xã. - Phòng tài chính – kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán do các xã ,thị trấn thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra tính đầy đủ chính xác, khớp dung giữa số liệu quyết toán do địa phương lập và số quyết toán đã qua KBNN huyện. - Hằng năm, cơ quan Thanh tra cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng ngân sách xã trên địa bàn trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt và tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách xã - Đảm bảo mục tiêu chi NSX. - Đảm bảo nguyên tắc chi NSX. - Đảm bảo trình tự, thủ tục về chi NSNN là một tiêu chí để đánh giá công tác chi NS của chính quyền địa phương cấp xã. - Đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ a. Điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội.
  13. 11 b. Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về chi ngân sách. c. Năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. d. Hiện đại hóa nền hành chính. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG a. Tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. b. Tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HIỆP ĐỨC 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Hiệp Đức là một huyện miền núi nằm ở về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 55 km về phía Tây Bắc và trung tâm thành phố Đà Nẵng 80 km về phía Tây Nam. b. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 49.687,53 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 46.106,39 ha, chiếm 92,79%; đất phi nông nghiệp 2.547,79 ha, chiếm 5,13%; đất chưa sử dụng 1.033,35 ha 2,08%. - Tài nguyên nước: Hệ thống sông suối, ao hồ trên địa bàn huyện như sông Tranh, sông Khang, sông Trường, hồ Việt An và các khe suối...
  14. 12 - Tài nguyên rừng: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thống thảm thực vật khá phong phú và đa dạng. - Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có: vàng, đất cao lanh, đá Granođioxit, cát, sạn... c. Khí hậu Hiệp Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực Trung Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình năm 25o. Lượng mưa trung bình năm 2.270 mm. Độ ẩm trung bình năm 84%. Hướng gió chính là gió mùa Đông - Bắc và Đông - Nam, ngoài ra còn có gió Tây - Nam thường xuất hiện trong tháng 5 đến tháng 7. d. Kết cấu hạ tầng giao thông Mạng lưới giao thông Hiệp Đức cơ bản phục vụ được sản xuất và dân sinh trong huyện. 2.1.2. Đặc điểm về xã hội a. Đặc điểm dân số, lao động Dân số trung bình toàn huyện là 37.127 người. (Trong đó: Nam: 18.330 người, chiếm 49,37%. Nữ: 18.797 người, chiếm 50,63%). Mật độ dân số là 75 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên toàn huyện năm 2019 là 0,987%. b. Đặc điểm Văn hóa, Y tế, Giáo dục - Văn hoá: Trong lĩnh vực văn hóa của Hiệp Đức hiện nay toàn huyện có 01 trung tâm văn hóa huyện; 1 thư viện huyện, 12/12 nhà sinh hoạt văn hoá xã, hầu hết các xã sinh hoạt văn hóa chung trong hội trường Ủy ban nhân dân xã; số nhà văn hoá thôn (khu phố) đạt 46/46 nhà văn hoá. - Y tế: Các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại trung tâm y tế, các trạm y tế ở các địa phương đã dần được nâng cấp, trình độ năng lực của đội ngũ y, bác sĩ được bồi
  15. 13 dưỡng nâng cao tay nghề hàng năm vì vậy chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân ở các trạm y tế, bệnh viện y tế khu vực dần dần nâng cao. - Giáo dục: Mạng lưới giáo dục của huyện gồm: 8 trường mẫu giáo, với 58 lớp; 8 trường tiểu học với 159 lớp học; 4 trường trung học cơ sở với 81 lớp học; 2 trường trung học phổ thông với 45 lớp, ngoài ra còn có 5 trường tiểu học và trung học cơ sở, 01 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện cơ bản đáp ứng được việc dạy và học. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế Trong những năm qua, kinh tế của huyện Hiệp Đức có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 12,08% đạt trung bình so với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh 12,80%. Tổng giá trị sản xuất sơ bộ năm 2019 (theo giá cố định) 453.844 triệu đồng, tăng 48.280 triệu đồng so với năm 2018 (tăng 11,09%). Trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 7.253 triệu đồng, ngành công nghiệp xây dựng tăng 10.049 triệu đồng, ngành thương mại dịch vụ tăng 30.978 triệu đồng. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam - Về cơ cấu tổ chức UBND các xã là cơ quan quản lý trực tiếp ngân sách xã trên cơ sở dự toán UBND huyện giao và Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hiệp Đức chủ tài khoản ngân sách là Chủ tịch UBND xã, theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định đối với
  16. 14 chức danh công chức tài chính - kế toán ngân sách xã có từ 1-2 biên chế tuỳ thuộc vào cấp xã loại. - Chức năng và nhiệm vụ + Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và đối với việc phát triển NSX trên địa bàn và khu vực, địa phương mình. + Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi NSX hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định. + Tham mưu đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu, chi NSX hằng năm. + Tham mưu thực hiện các chế độ thu, chi NSX các tiêu chuẩn định mức phân bổ NSX đảm bảo công bằng tích cực. + Tham mưu giúp UBND các biện pháp khai thác nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. Quản lý sử dụng tài sản công, bảo đảm cho các hoạt động tài chính ngân sách xã trên địa bàn và theo đúng quy định của nhà nước. + Tổ chức công tác kế toán và quyết toán NSX theo quy định đảm bảo đúng các quy định của luật NSNN rõ ràng, công khai minh bạch. + Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý, điều hành. + Thực hiện nhiệm vụ báo cáo định kỳ và công khai tài chính theo quy định. 2.2.2. Công tác lập dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức a) Căn cứ lập dự toán Hằng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây
  17. 15 dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Nam về xây dựng dự toán NSNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hiệp Đức tham mưu UBND huyện phương án tài chính – ngân sách trình HĐND huyện phê duyệt giao cho các xã, thị trấn; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế, xã hội. b) Công tác lập dự toán Được thực hiện theo quy trình 10 bước. Hằng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu NSX trình thường trực HĐND xã cho ý kiến và gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp thành dự toán NSX trên địa bàn huyện. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện giao dự toán thu cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Đối với dự toán chi NSX, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán mà các xã, thị trấn xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ chi thường xuyên năm sau đều tăng hơn năm trước là do một số nhiệm vụ chi bổ sung như chênh lệch lương, phụ cấp, các chế độ mà UBND tỉnh bổ sung, số liệu dự toán chi được thể hiện tại bảng 2.2 cụ thể như sau: Bảng 2.2. Dự toán chi ngân sách xã huyện Hiệp Đức 2.2.3. Tình hình chấp hành dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức a) Số lượng, cơ cấu và mức độ hoàn thành dự toán giao của chi NSX: - Số lượng, cơ cấu chi NSX: Tổng chi NSX gồm các khoản chi chủ yếu: Chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; chi chuyển nguồn và chi từ nguồn kết dư. Tổng chi có xu hướng tăng: Năm 2016 là 81.042 triệu đồng, năm 2017 là 100.730 triệu đồng, năm 2018 là
  18. 16 127.654 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân năm là 25,5%. - Mức độ hoàn thành dự toán chi NSX: Cơ bản các khoản chi NSX bám sát dự toán đầu năm giao, thực hiện chi đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, đảm bảo tính công khai, minh bạch và đúng qui trình của Luật Ngân sách. b) Kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức KBNN thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi và thanh toán kịp thời các khoản chi NSX đủ điều kiện thanh toán theo quy định; có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính… trong giai đoạn 2016 - 2018, KBNN huyện Hiệp Đức đã từ chối thanh toán 79 nội dung chi, với số tiền 1.358 triệu đồng. 2.2.4. Công tác quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức UBND các xã, thị trấn căn cứ số liệu thu, chi NSX phát sinh đến hết 31/01 tổng hợp quyết toán thu, chi NSX báo cáo Thường trực HĐND xã và gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm nhất đến ngày 15/3. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành thẩm định, tổng hợp quyết toán chung với toàn huyện báo cáo Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam trước ngày 10/7 theo quy định. 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức a) Công tác tự kiểm tra, giám sát tại cấp xã: Trong giai đoạn 2016 – 2018, đã tổ chức kiểm tra 36 lượt đơn vị trong quản lý NSX, phát hiện sai phạm 622 triệu đồng chưa bảo đảm về mặt chứng từ, kiến nghị thu hồi 410 triệu đồng và kiến nghị xử lý chấn chỉnh, bổ sung chứng từ khác 212 triệu đồng. b) Công tác thanh tra của Thanh tra nhà nước huyện Hiệp
  19. 17 Đức:Trong giai đoạn 2016 - 2018, đã tổ chức thanh tra công tác quản lý thu, chi NSX tại 8 đơn vị, đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 422,621 triệu đồng. Tuy nhiên, công tác thanh tra cơ bản vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một số sai phạm vẫn chưa được phát hiện và xử lý, còn một vài đơn vị khắc phục sai phạm chậm so với thời gian quy định tại kết luận thanh tra. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHI NGÂN SÁCH XÃ CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN HIỆP ĐỨC 3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Hiệp Đức 3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức 3.1.4. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hiệp Đức 3.1.5. Quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn Huyện Hiệp Đức
  20. 18 Để quản lý tốt ngân sách cấp xã trong thời gian đến trên địa bàn huyện đến thì trước tiên phải dựa trên cơ sở tôn trọng các quy định của luật pháp về quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng. Trong đó, công tác quản lý chi ngân sách xã, thị trấn cần phải chặt chẽ, hoàn thiện hơn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Ngân sách cấp xã là điều kiện, là công cụ để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội nhằm ổn định chính trị và ổn định quốc phòng - an ninh địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính sách pháp luật ổn định, đồng bộ, kịp thời và có được tầm nhìn dài hạn thì góp phần ổn định chi NSNN trong từng giai đoạn nói chung và chi NSX nói riêng. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC 3.2.1. Hoàn thiện công tác Lập dự toán chi NSX - Cần nâng cao trách nhiệm công tác chuẩn bị cho đến khi lập dự toán chi NSX đối với các các ngành, từng bộ phận của cấp xã để phát huy vai trò, nhiệm vụ phải thực hiện của cả hệ thống chính quyền cấp xã trong công tác lập và thảo luận dự toán NSX hằng năm phải có cơ sở, đảm bảo định mức quy định, hạn chế phát sinh tăng khi chấp hành dự toán. - Nâng cao khả năng dự báo phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trên bàn xã phục vụ cho công tác lập và thảo luận dự toán; làm tốt công tác đánh giá và phân tích tình hình tài chính - ngân sách, kinh tế - xã hội những năm gần nhất, đồng thời nhận định biến động của giá cả thị trường và đó là yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình thảo luận ngân sách, đảm bảo cho dự toán ngân sách khi lập ra phải sát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2