intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG OANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Trọng Hoài Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Giảm nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào trên thế giới cũng chú trọng vào công tác này. Tây Nguyên có vị trí hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, Đảng ủy và các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại các cấp chính quyền chưa kịp thời, đồng bộ, chưa có kế hoạch giảm nghèo cụ thể; việc tuyên truyền chưa được chú trọng, tập trung, hình thức, nội dung tuyên truyền chưa đa dạng; việc thanh tra, kiểm tra chưa được nghiêm minh và thiếu sự phối hợp của các cấp ban ngành; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm còn hạn chế.” Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
  4. 2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo - Ph n tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo gồm những nội dung gì và có vai trò như thế nào? - Hiện nay, thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn ra như thế nào? - Để tăng cường quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cần thực hiện những giải pháp nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: tỉnh Gia Lai. + Phạm vi thời gian: Luận văn ph n tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
  5. 3 + Nhóm đối tượng 1: Cán bộ, công chức phụ trách công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, 90 phiếu. + Nhóm đối tượng 2: Hộ nghèo, 160 phiếu. - Phương pháp ph n tích thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Luận văn là công trình khoa học đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý địa phương có những biện pháp khả thi, và có thể xem xét vận dụng vào quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. Luận văn sau khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trong thời gian tới. 7. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
  6. 4 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm giảm nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo a. Khái niệm về nghèo Nghèo có thể được hiểu là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006-2020 Đơn vị: đồng/người/tháng Giai đoạn 2006-2010 2010-2015 2016-2020 Khu vực Nông thôn 200.000 400.000 700.000 Thành thị 260.000 500.000 900.000 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn
  7. 5 được các nhu cầu cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia. 1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Quản lý nhà nước về giảm nghèo là “hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức,nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định” [3, tr.43]. 1.1.4. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Quản lý nhà nước về giảm nghèo có đặc điểm như sau: - Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành [12, tr.5]. - Quản lý nhà nước về giảm nghèo phải có tính chủ động, sáng tạo [12, tr.5]. - Quản lý nhà nước về giảm nghèo phải có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra [12, tr.5]. - Quản lý nhà nước về giảm nghèo không có cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể quản lý [12, tr.5]. - Quản lý nhà nước về giảm nghèo phải có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao, thể hiện sự văn minh, hiện đại [12, tr.5]. - Quản lý nhà nước về giảm nghèo không vụ lợi vì động cơ và mục đích của hoạt động là phục vụ lợi ích công cộng [12, tr.5].” 1.1.5. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo “- Nắm rõ được thực trạng nghèo ở địa phương [9, tr.32].
  8. 6 - Hiểu rõ được nguyên nhân dẫn tới nghèo đói ở địa phương [9, tr.32]. - Tư vấn cho lãnh đạo địa phương, các tổ chức xã hội, cộng đồng giải pháp/chính sách để giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững [9, tr.32]. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Hoạch định chiến lƣợc, chƣơng trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo Nội dung xây dựng các chính sách để giảm nghèo bền vững gồm chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, chính sách khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, chính sách hỗ trợ về giáo dục, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo,... Tiêu chí đánh giá: số lượng các chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo; tính khả thi của các chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo; tính rõ ràng, cụ thể của các văn bản hướng dẫn thực hiện chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo. 1.2.2. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo Để triển khai các chính sách, nhà nước phải tạo một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất, thái độ đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các
  9. 7 chính sách này được phổ biến rộng rãi tới người dân, giúp nhân dân nắm bắt kịp thời được các chú trương, chính sách của nhà nước. Tiêu chí đánh giá: các chỉ số phát triển, giảm nghèo của các hộ nghèo; tính khả thi của các chính sách; tính gọn nhẹ, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; tính thường xuyên, hiệu quả của tuyên truyền, vận động; tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức tuyên truyền; mức độ hiểu biết của người nghèo về các chương trình, chính sách giảm nghèo. 1.2.3. Nguồn lực cho công tác giảm nghèo Để đảm bảo công tác giảm nghèo được thành công, cần một số nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho công tác giảm nghèo gồm đất đai, nguồn vốn, sự tham gia của các lực lượng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài,…. Tiêu chí đánh giá: Tính đầy đủ và kịp thời của nguồn vốn phân bổ; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, lực lượng trong xã hội; số lượng các nguồn lực huy động được từ bên ngoài và nhà nước.” 1.2.4. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo phải được xây dựng tinh gọn, thống nhất giữa các địa phương và phù hợp với cơ cấu tổ chúc của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đảm bảo sự thông suốt từ trung ương đến địa phương, có đủ năng lực thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. Tiêu chí đánh giá: Sự phù hợp của bộ máy quản lý; số lượng cán bộ phân công giảm nghèo tại bộ phận, địa phương; trình độ,
  10. 8 chuyên môn của các cán bộ làm công tác giảm nghèo; sự phối hợp giữa các bộ phận và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện. 1.2.5. Kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo Kiểm tra, giám sát để có cơ sở ph n tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo nhằm điều chỉnh, bổ sung các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội; cơ sở để tổ chức, chỉ đạo, điều hành, can thiệp và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. Tiêu chí đánh giá: Tần suất các cuộc kiểm tra, giám sát; số lượng các địa phương được kiểm tra, giám sát; hiệu quả của các cuộc kiểm tra, giám sát; tính đa dạng của hình thức và nội dung kiểm tra; số lượng các sai phạm được phát hiện. 1.2.6. Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Các vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo hiện nay chủ yếu là trong sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo. Đặc biệt là trong thời gian gần đ y, nạn tham nhũng các lĩnh vực đầu tư, x y dựng cơ bản ngày càng phức tạp, phổ biến nên phòng chống tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các cán bộ nhà nước khi giám sát các công trình, chương trình đầu tư vào các dự án giảm nghèo. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các vi phạm được phát hiện; cách thức xử lý; tỷ lệ giảm số lượng vi phạm của năm sau so với năm trước; mức độ vi phạm của năm sau so với năm trước. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng a. Điều kiện tự nhiên
  11. 9 b. Điều kiện kinh tế c. Điều kiện xã hội 1.3.2. Nhận thức của ngƣời nghèo 1.3.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Nông 1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Gia Lai KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Gia Lai đạt mức khá, tăng bình qu n trên 7%. GDP bình qu n đầu người năm 2016 là 36,5 triệu đồng/người/năm và năm 2018, GDP bình qu n đầu người đạt 45,36 triệu đồng/người/năm.”
  12. 10 2.1.3. Đặc điểm xã hội Gia Lai là một tỉnh miền núi ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Tính đến 31/12/2018, Gia Lai có 34 dân tộc sinh sống, dân số 1.437,3 nghìn người. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 19,71% cuối năm 2016 xuống 13,34% năm 2018. 2.1.4. Tình hình hộ nghèo của tỉnh Gia Lai qua các năm Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Gia Lai qua các năm Đặc Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 điểm Số hộ % Số hộ % Số hộ % Hộ nghèo 85.840 31,13 75.304 26,39 64.873 22,55 Không 189.896 68,87 210.038 73,61 222.781 77,45 nghèo Tổng 275.736 100 285.342 100 287.654 100 cộng Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Kon Plông Như vậy, từ năm 2016-2018, số hộ nghèo giảm đáng kể. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.2.1. Thực trạng hoạch định chiến lƣợc, chƣơng trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo Các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đã ban hành hơn 890 quyết định, kế hoạch về giảm nghèo bền vững; đồng thời, quán triệt các nghị quyết, chương trình về giảm nghèo bền vững tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; có các nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các chính sách, giảm nghèo của địa phương,
  13. 11 khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, sự tham gia của cộng đồng, tạo điều kiện để người nghèo thoát nghèo.” Khảo sát 90 cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo và 160 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai về hoạch định chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo của tỉnh Gia Lai, kết quả thu được như sau: Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các nội dung về tình hình hoạch định chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo của tỉnh Gia Lai đều đạt kết quả cao. Khảo sát 160 hộ nghèo về việc hoạch định chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo của tỉnh Gia Lai, kết quả như sau: việc triển khai các văn bản, kế hoạch giảm nghèo chưa được triển khai linh hoạt, còn cứng nhắc do các cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo chưa thực sự linh động và tạo điều kiện cho các hộ nghèo. 2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo Tỉnh Gia Lai cũng chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo để nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng xã hội về giảm nghèo bền vững. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên. Kết quả như sau: Bảng 2.7: Số lượng cuộc vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo tại Gia Lai giai đoạn 2016-2018 Nội dung 2016 2017 2018 Lượt phụ nữ được hội Liên hiệp phụ nữ tuyên truyền 158.585 185.685 227.153 (lượt người)
  14. 12 Nội dung 2016 2017 2018 Đài PTTH sản xuất, phát 254 324 392 sóng phóng sự, tin bài Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 458 532 583 UBMTTQVN và các địa 48.584 59.845 68.644 phương Chuyên trang, chuyên mục 8 9 12 giảm nghèo Hội thi tuyên truyền giảm 0 01 02 nghèo Tin, bài về giảm nghèo 878 920 1.000 trên website Pa nô 04 04 04 Cuộc thi tuyên truyền 158 187 200 Nguồn: Theo đó, số lượng các buổi tuyên truyền, lượt tuyên truyền và hình thức tuyên truyền đều tăng, đảm bảo đa dạng, phong phú. Kết quả triển khai các chính sách về giảm nghèo tại Gia Lai giai đoạn 2016-2018 như sau: - Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững - Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới Kết quả khảo sát các hộ nghèo cho thấy 160 hộ nghèo cho thấy điểm trung bình của các nội dung đều ở mức trung lập. Điều này cho thấy công tác giảm nghèo chưa được phổ biến thường xuyên, rộng rãi. Hình thức, nội dung đã được chú trọng, đảm bảo đa dạng, hấp dẫn nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, chưa phát huy tác dụng nâng cao ý thức cho các hộ nghèo.
  15. 13 2.2.3. Thực trạng nguồn lực cho công tác giảm nghèo Bảng 2.9: Tình hình huy động nguồn ngân sách phục vụ cho công tác giảm nghèo tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn tài trợ Kinh phí Ng n sách Trung ương 67,5 Ngân sách cấp tỉnh 21,3 Tổng 88,8 Nguồn: Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Gia Lai Tổng kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2018 (chưa tính đến miễn, giảm thuế nhà đất và các dự án, chương trình lồng ghép, cộng đồng tham gia) là 88,8 tỷ đồng, trung bình khoảng 29,6 tỷ đồng/năm. Khảo sát các cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo về nguồn lực cho công tác giảm nghèo, trong 03 nội dung, có 02 nội dung được các cán bộ đồng ý. Có nhiều tổ chức, đoàn thể cùng chung tay vào công tác giảm nghèo và UBND tỉnh Gia Lai luôn quan t m đến việc huy động các nguồn lực giảm nghèo. Tuy nhiên, hiệu quả huy động chưa cao. 2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Gia Lai được thành lập ở 3 cấp; cơ cấu, thành phần trong Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững ở tỉnh bao gồm các Sở, ban nghành, các tổ chức đoàn thể; cơ cấu ở huyện và xã cũng theo mô hình tương tự.
  16. 14 “+ Cấp tỉnh: Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh hiện có 38 thành viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đại diện các Sở, ban ngành và các tổ chức đoàn thể. + Cấp huyện: Tỉnh Gia Lai có 17 Ban chỉ đạo CTMTQGGN huyện, thị xã, thành phố; cơ cấu thành viên tương tự như tỉnh với số lượng từ 15-20 người gồm Chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban; Trưởng Phòng Lao động Thương binh và xã hội là Phó ban thường trực, thành viên là các Phòng, ban chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn. + Cấp xã: Hiện có 222 Ban chỉ đạo CTMTQGGN xã, phường, thị trấn; cơ cấu thành viên như cấp huyện, thị xã và có từ 14-22 người. Ban chỉ đạo cấp xã, do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, bộ phận Thường trực do cán bộ bán chuyên trách đảm nhiệm, thành viên là các Công chức chuyên môn và các tổ chức đoàn thể. * Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo * Thành lập tổ giúp việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo Khảo sát 160 hộ nghèo về các cán bộ làm công tác giảm nghèo tại tỉnh Gia Lai, kết quả khảo sát cho thấy ý kiến 160 hộ nghèo cho thấy, đa số ý kiến đánh giá về cán bộ đảm nhiệm giảm nghèo là trung lập. 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo Công tác kiểm tra việc thực hiện các chương trình giảm nghèo được UBND tỉnh Gia Lai quan t m, thường xuyên chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng
  17. 15 thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định. Công tác này đã được Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững đặc biệt chú trọng, vì đ y là công tác nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương được thực hiện nghiêm túc, trên tinh thần dân chủ và qua đó nhằm n ng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững. Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo tại tỉnh Gia Lai Nội dung 2016 2017 2018 Số lượng cuộc kiểm tra 08 10 05 Số lượng địa phương được 08 10 05 kiểm tra Số lượng kiến nghị 24 40 65 Nguồn: Theo kết quả trên, quá trình thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức, nể nang. Nhưng các cán bộ kiểm tra, giám sát là những người có năng lực, trình độ chuyên môn, có đạo đức, thái độ đúng mực, đảm bảo quá trình thanh tra, kiểm tra được theo đúng quy định của pháp luật. 2.2.6. Thực trạng xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Trong thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã thực hiện nhiều chính sách giảm nghèo một cách đồng bộ, linh hoạt, đồng bộ. Tỉnh cũng lắng nghe, quan tâm nhiều hơn đến t m tư, nguyện vọng của các hộ nghèo nên việc vi phạm quản lý nhà nước về giảm nghèo ít xảy ra.
  18. 16 Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chính sách bị cắt xắn (gạo, thóc, tiền,..) trước khi đến tay người dân; việc thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo còn mang tính chất nể nang, họ hàng, kết quả nhiều hộ thuộc diện nghèo chưa chính xác, tại một số xã,phường thông tin tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo chưa đến nơi, đến chốn, không được triển khai sâu rộng đến người nghèo hay tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận nghèo ... Tỉnh Gia Lai cũng chưa có chế tài nào quy định cụ thể trong việc xử lý các vi phạm nếu xảy ra các sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.” 2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH GIA LAI 2.3.1. Thành công Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai những năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm, tham gia tích cực, thực hiện đồng bộ. Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu, vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo của các xã. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định.
  19. 17 Điều kiện sống của người thuộc hộ nghèo đã được cải thiện rõ rệt. 2.3.2. Hạn chế Việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, chưa có biện pháp cụ thể hướng dẫn. Một số chính sách về hỗ trợ trong chương trình thực hiện theo một thời điểm (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo) Việc tiếp cận các chính sách trợ giúp, ưu đãi của một bộ phận d n cư còn nhiều khó khăn. Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.. Nguồn nhân lực thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế, cán bộ LĐTB & XH kiêm nhiệm quá nhiều việc. Cán bộ theo dõi các Chương trình giảm nghèo ở cấp xã phần lớn là cán bộ LĐTBXH, kiêm nhiệm quá nhiều việc. Việc điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm chưa chính xác. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở còn ít. Chính quyền tỉnh chưa có chế tài riêng đối với lĩnh vực giảm nghèo, hình thức xử phạt đối với vi phạm trong công tác giảm nghèo còn qua loa, hạn chế và chưa triệt để. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Khách quan “- Nhận thức của người dân nói chung và người nghèo nói riêng về giảm nghèo bền vững chưa cao.
  20. 18 - Các hộ nghèo chủ yếu là gia đình đông con, lao động sản xuất không đủ để cho cả gia đình, nên con em họ cũng không có cơ hội được đến trường, vì vậy nghèo từ đời này nối tiếp đời sau. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, lực lượng lao động giản đơn. - Thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa của người dân thiếu tính ổn định, giá cả lên xuống thất thường. - Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo của một số bộ, ngành trung ương chậm làm ảnh hưởng đến việc triển khai của tỉnh. b. Chủ quan - Nhận thức của chính quyền, nhất là cấp cơ sở nói chung còn yếu kém. - Đạo đức công vụ chưa được thi hành triệt để. - Một vài địa phương rà soát hộ nghèo không đúng quy trình, có lúc chưa công khai dân chủ. - Cán bộ ở cấp huyện và cấp cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực. - Một số địa phương trong tỉnh vẫn còn chủ quan, lơ là và thiếu quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình. - Nguồn lực tài chính dành cho việc giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế, nguồn vốn này không đủ để cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2