intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2018. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong các năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ SĨ THẮNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng – Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 09 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện được các nhiệm vụ phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng. Quận Ngũ Hành Sơn với lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, con người. Trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu phát triển đáng khen ngợi, đặc biệt phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình, chỉnh trang đô thị. Đạt được những kết quả trên, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ trong quản lý nhà nước (QLNN) về GPMB của chính quyền và nhân dân quận Ngũ Hành Sơn.” Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn quận còn nhiều yếu kém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng dai dẳng, không giải quyết được đã gây cản trở lớn cho công tác GPMB. Xuất phát từ những tình hình và yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng từ 2016-2018. * Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những cơ sở về lý luận và thực tiễn công tác QLNN về GPMB. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2018.
  4. 2 - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong các năm tiếp theo. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm của công tác QLNN về giải phóng mặt bằng là gì? - Thực trạng công tác QLNN về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2018 là như thế nào? - Những giải pháp nào hoàn thiện công tác QLNN về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi NN thu hồi đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Công tác QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. * Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của quận. - Thời gian: 2016-2018, định hướng đến năm 2025. - Không gian: Địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu * Dữ liệu thứ cấp - Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn. * Dữ liệu sơ cấp - Chọn mẫu khảo sát 150 cán bộ các cơ quan chuyên môn - Chọn mẫu khảo sát 100 người dân có đất nằm trong diện GPMB, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư.
  5. 3 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Đề xuất các giải pháp quản lý công tác GPMB tại một số dự án xây dựng làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài đóng góp cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn bức xúc đang xảy ra. 7. Sơ lược các tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu - Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai của tác giả TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn, xuất bản năm 2007 tại Nhà xuất bản Nông nghiệp. - Giáo trình Quy hoạch và quản lý đất đai của nhóm tác giả TS. Đinh Văn Hải (chủ biên), TS. Vũ Sỹ Cường (đồng chủ biên), TS. Ngô Văn Hiền, TS. Lương Thu Thủy, Ths.Vũ Duy Minh, xuất bản năm 2014 tại Nhà xuất bản Tài chính. - Giáo trình Luật đất đai của nhóm tác giả TS. Trần Quang Huy (chủ biên), TS. Nguyễn Thị Dung, PGS.TS. Nguyễn Thị Nga, TS. Nguyễn Hồng Nhung, TS. Phạm Thị Thủy, ThS. Đỗ Xuân Trọng, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, xuất bản năm 2016 tại Nhà xuất bản Công an nhân dân. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Công trình: Luận văn tiến sỹ: “QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ” của tác giả Nguyễn Thế Vinh năm 2007. - Các công trình: Luận văn thạc sỹ “Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư ở một số dự án khu đô
  6. 4 thị mới trên địa bàn quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội” của tác giả Bùi Huy Quang năm 2009; Công trình: Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GPMB Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng” của tác giả Hoàng Mạnh Hải năm 2012; Công trình: Luận văn thạc sỹ: “Đánh giá thực trạng công tác thu hồi, bồi thường, GPMB của một số dự án trên dịa bàn thị xã Từ Sơn, tính Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm năm 2010; - Công trình: Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn thị xã Bảo Lộc” của tác giả Nguyễn Văn Phấn năm 2007. - Công trình: Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, GPMB ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Thị Nga năm 2011. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
  7. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1.1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng “GPMB là một khái niệm rộng của công tác thu hồi đất để phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, bao gồm các công đoạn từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất, giải tỏa các công trình trên đất, di chuyển người dân để lấy mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập để ổn định cuộc sống”. 1.1.2. Quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng a. Thông báo thu hồi đất b. Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thành lập các tổ công tác giúp việc hội đồng c. Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư d. Lập kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB, thẩm tra dự toán chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư * Lập, niêm yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư * Hoàn chỉnh, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư * Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng * Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư
  8. 6 1.2. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng a. Khái niệm QLNN của chính quyền địa phương về công tác GPMB là những hoạt động có tổ chức đối với quá trình GPMB, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ GPMB theo đúng quy định của pháp luật, đúng kế hoạch của Nhà nước cũng như của địa phương. b. Sự cần thiết QLNN về công tác GPMB 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng GPMB là “quá trình đa dạng, phức tạp nên công tác QLNN về GPMB cũng rất đa dạng và phức tạp, nó thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, nó liên quan đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội”. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Phân bổ quỹ đất đai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng. 1.3.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Có thể nói chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là “tổng thể các quan niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối
  9. 7 với người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự hài hòa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững”. 1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng - Các bước tiến hành GPMB: + Thông báo thu hồi đất; + Tuyên truyền chính sách bồi thường, công khai chính sách, quy hoạch và các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án; + Họp hội đồng, tổ công tác, họp dân nơi có đất bị thu hồi; + Kê khai, điều tra xác minh hiện trạng đất đai, tài sản trên đất; + Lập, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự thảo, giải đáp thắc mắc của nhân dân; + Phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền; + Bàn giao mặt bằng; + Lựa chọn vị trí tái định cư; + Đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; + Giải quyết đơn thư, khiếu nại (nếu có) 1.3.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giải phóng mặt bằng Công tác GPMB là “một vấn đề hết sức phức tạp, gắn liền với lợi ích về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Chính quyền địa phương cấp trên, hội đồng thẩm định cần phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác GPMB, kịp thời phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm, tạo niềm tin cho nhân dân”.
  10. 8 1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Sơ đồ 1. 1: Các giai đoạn đánh giá kết quả trong quản lý nhà nước 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.5.1. Các yếu tố về pháp luật, chính sách của Nhà nước Pháp luật, chính sách của Nhà nước về quản lý đất đai, theo Luật Đất đai năm số 45/2013/QH13 thì “đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, thực trạng quản lý đất đai hay nói cách khác là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án, nơi nào công tác quản lý đất đai tốt như đã hoàn chỉnh được bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, bàn hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thi khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất đề áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn”. 1.5.2. Các yếu tố từ bộ máy chính quyền thực hiện công tác giải phóng mặt bằng * Chính sách bồi thường và năng lực của bộ máy thực hiện GPMB” * Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về GPMB
  11. 9 1.5.3. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư 1.5.4. Các yếu tố thuộc về người dân “- Mức sống, trình độ dân trí: - Yếu tố tâm lý: 1.6. KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.6.1. Kinh nghiệm của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 1.6.2. Kinh nghiệm của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 1.6.3. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 1.6.4. Bài học rút ra cho quận Ngũ Hành Sơn Một là, cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Hai là, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ba là, để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường GPMB, cần tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Bốn là, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, linh hoạt trong xử lý tình huống. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Quan tâm đến công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong diện phải thu hồi đất.”
  12. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU QUẬN NGŨ HÀNH SƠN VÀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ.” Về diện tích tự nhiên có: 3.911,78 ha. Về dân số có: 43.084 người với mật độ dân số: 1.171 người/km². Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8 km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12 km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Năm 2018, Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực hiện 1.711,2 tỷ đồng, đạt trên 106,9% kế hoạch thành phố và quận, tăng 21,5% so với năm 2017, trong đó, giá trị ngành du lịch - dịch vụ - thương mại của quận vẫn duy trì được đà tăng trưởng với tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1.107,6 tỷ đồng, đạt 105,7% kế hoạch năm
  13. 11 và tăng 31,3% so với năm trước. Điều này cho thấy những giải pháp mà quận Ngũ Hành Sơn đưa ra nhằm đưa ngành du lịch - dịch vụ - thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV và thứ V đang dần phát huy được tính hiệu quả. Đặc biệt, với việc đầu tư vào trùng tu, tôn tạo các hạng mục di tích, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, trong năm 2018, Khu Du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đã thu hút trên 1.221.000 lượt khách đến tham quan, tăng hơn 34% so với năm 2017, doanh thu hơn 18,737 tỷ đồng, đạt trên 170%. Trong năm 2018, quận đã thực hiện tốt Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng trên địa bàn quận, đã tiến hành sửa chữa và xây mới 159 (xây mới 38 nhà, sửa chữa 121 nhà) ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách với tổng kinh phí hơn 6,69 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu và tiến độ theo quy định của thành phố... Năm 2018, quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống thư viện ở các cơ sở giáo dục; tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; điều chỉnh theo hướng giảm tải chương trình giáo dục phổ thông; hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; kiên trì chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Kết quả, 100% học sinh bậc học mầm non và tiểu học hoàn thành chương trình cuối cấp; 99,55% học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, 88,24% học sinh thi đỗ vào lớp 10 các trường công lập; tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, năng khiếu do quận và thành phố tổ chức tăng cao so với năm học trước. Năm học 2017-2018, toàn ngành giáo dục quận đã có 14/15 tiêu chí thi đua đạt loại xuất sắc và 01 tiêu chí đạt loại tốt.
  14. 12 2.1.3. Kết quả công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn * Năm 2018: Các dự án đang triển khai: 49 dự án. Đã kiểm định: 306 hồ sơ. Đã họp xét tính pháp lý: 322 hồ sơ. Đã áp giá: 358 hồ sơ. Đã chi trả: 111 tỷ đồng. Đã bàn giao mặt bằng: 1.229 hồ sơ (trong đó có 533 hồ sơ mộ). Đã hoàn thành công tác GPMB 07 dự án thuộc Nhóm 1. Bảng 2.1. Hiện trạng thực hiện các dự án tại quận Ngũ Hành Sơn năm 2018 TT Nội dung Đơn vị Số lượng 1 Số dự án Dự án 49 2 Đã kiểm định Hồ sơ 306 3 Đã họp xét tính pháp lý Hồ sơ 322 4 Đã áp giá Hồ sơ 358 5 Đã chi trả Hồ sơ 111 6 Đã bàn giao mặt bằng Hồ sơ 1.229 Nguồn: Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn * Tình hình công tác GPMB trong quý I năm 2019 - Công tác bồi thường và GPMB + Kiểm định: 372 hồ sơ, trong đó: Kiểm định nhà: 49 hồ sơ; Kiểm định mộ: 323 hồ sơ. + Xét pháp lý nhà đất: 201 hồ sơ; Áp giá đền bù: 237 hồ sơ. + Chi trả đền bù với số tiền: 73,06 tỷ đồng. (Trong 3 tháng đầu năm 2019 là 28,56 tỷ). - Công tác bố trí đất tái định cư và trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ)
  15. 13 + Chuyển thông tin thu tiền sử dụng đất, giao đất và trình cấp Giấy CNQSD đất: 456 hồ sơ. + Cấp phiếu phân lô: 246 lô. + Công tác giao đất: 103 lô (giao mới) và 120 lô (giao lại). Bảng 2.2. Công tác thực hiện GPMB quý I năm 2019 Số TT Nội dung Đơn vị lượng I Công tác Bồi thường và GPMB 1 Kiểm định Hồ sơ 372 - Kiểm định nhà Hồ sơ 49 - Kiểm định mộ Hồ sơ 323 2 Xét pháp lý nhà đất Hồ sơ 201 3 Áp giá đền bù Hồ sơ 237 4 Chi trả đền bù Tỷ đồng 73,06 Công tác bố trí đất tái định cư và trình II cấp Giấy CNQSDĐ Chuyển thông tin thu tiền sử dụng đất, 1 Hồ sơ 456 giao đất và trình cấp Giấy CNQSDĐ 2 Cấp phiếu phân lô Lô 246 3 Công tác giao đất Lô 223 - Giao mới Lô 103 - Giao lại Lô 120 Nguồn: Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn
  16. 14 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 2.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bảng 2.3. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn năm 2018 Đơn vị: ha Toàn quận Chia theo các phường (m²) S Loại Diện Cơ T Mỹ Khê Hòa Hòa đất tích cấu T An Mỹ Hải Quý (m²) (%) Tổng I 3.653,82 100 407,48 473,63 1.417,31 1.355,39 diện tích Đất 1 nông 1.432,19 39,19 42,77 99,81 567,41 722,21 nghiệp Đất lâm 2 232,82 6,37 9,01 7,99 200,56 15,26 nghiệp Đất 3 chuyên 912,45 24,97 241,52 214,17 303,03 153,74 dùng 4 Đất ở 259,27 7,09 86,43 40,67 55,83 76,34 Đất 5 chưa sử 817,08 22,36 27,75 110,99 290,50 387,84 dụng Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận ngũ Hành Sơn
  17. 15 2.2.2. Thực hiện chính sách bối thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng a. Thực trạng chính sách đơn giá bồi thường b. Thực trạng chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm Bảng 2.4. Kết quả hỗ trợ các dự án chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016 - 2018 Số hộ Tổng Trong đó Chuyển dân bị diện tích đất nông đổi STT Dự án thu hồi bị thu nghiệp nghề (hộ) hồi (m²) (m²) nghiệp Các dự án giao (hộ) 1 2.437 702.040 532.796 1.904 thông Các dự án thủy 2 1.828 131.497 13.560 131 lợi Các dự án đào 3 1.219 445.592 343.772 102 tạo - giáo dục Các dự án phát triển công 4 nghiệp, tiểu thủ 2.437 661.403 44 1.097.131 công nghiệp và dịch vụ Các dự án xây dựng công trình 5 3.656 312.949 157.376 155 công cộng phúc lợi 7 Khu đất 7% 1.219 13.054 88.834 42 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận ngũ Hành Sơn
  18. 16 2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng a. Bộ máy tổ chức và nhân sự thực hiện công tác GPMB * Chức năng và nhiệm vụ của Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn - Chức năng: Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quận Ngũ Hành Sơn, có chức năng tham mưu cho UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận Ngũ Hành Sơn thực hiện bồi thường thiệt hại GPMB trên địa bàn quận theo quy định của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng. - Nhiệm vụ, quyền hạn: * Cơ cấu tổ chức của Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn - Nhân sự Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn: Ban có 39 cán bộ, trong đó có 24 cán bộ trong biên chế, 15 cán bộ hợp đồng. Bảng 2.5. Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ các dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2016 - 2018 Tổng Giá trị bồi Số dân bị diện tích thường, hỗ TT Dự án thu hồi bị thu trợ (tỷ (hộ) hồi (m²) đồng) 1 Các dự án giao thông 702.040 129 2.437 2 Các dự án thủy lợi 131.497 169 3.199 Các dự án giáo dục - 445.592 78 325 3 đào tạo Các dự án phát triển 107 1.133 4 công nghiệp, tiểu thủ 1.097.131 công nghiệp và dịch vụ (28) Các dự án xây dựng 312.949 46 25 5 công trình công cộng phúc lợi (32) 6 Các khu đất 7% 13.054 9 152 Nguồn: Báo cáo công tác GPMB quận Ngũ Hành Sơn
  19. 17 b. Hệ thống thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách bồi thường GPMB c. Sự phối hợp giữa các ban ngành thuộc UBND quận trong thực hiện công tác GPMB 2.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác giải phóng mặt bằng 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QLNN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.3.1. Những kết quả đạt được QLNN về GPMB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định KT- XH tại quận. Công tác QLNN về GPMB đã có những tác động nhất định đối sự phát triển KT- XH của quận. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a. Các tồn tại, hạn chế - Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức và chưa theo quy trình. - Áp dụng đơn giá bồi thường chưa phù hợp, sử dụng các đơn giá đã lạc hậu, hệ số trượt giá đã được xây dựng nhưng chưa có sự thống nhất trong thực hiện giữa các Sở ban ngành. - Công tác tái định cư, đào tạo, tìm việc làm còn chậm. - Việc tổ chức thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều yếu kém, khiếm khuyết; - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả còn thấp. - Mức độ chấp hành luật pháp của cán bộ, người dân trên địa bàn quận không đồng đều.
  20. 18 - Việc theo dõi, lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan QLNN quận không được tiến hành. - QLNN về GPMB của quận hiện vẫn còn lúng túng trước tốc độ phát triển nhanh của đô thị, của công nghệ mới. - Việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. b. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế * Nguyên nhân khách quan * Nguyên nhân chủ quan Khâu quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến độ hoàn thành, chất lượng công trình chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và thực hiện các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng chưa nghiêm. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ một cách thường xuyên và chuyên nghiệp. Công tác thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người sử dụng đất còn hạn chế. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý đất đai còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0