intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là luận văn trên cơ sở khái quát lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện phân tích đánh giá và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ DUY RIN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 ĐÀ NẴNG - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng, số lượng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm khá cao. Theo kết quả điều tra Lao động việc làm của Cục thống kê Đà Nẵng năm 2017 thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tính chung của Thành phố Đà Nẵng là 3,97% trong đó riêng khu vực thành thị (có quận Thanh Khê) là 4,16% và nông thôn là 2,64%. So với 63 tỉnh thành trong cả nước thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Đà Nẵng đứng ở vị trí thứ 5, riêng thành thị đứng vị trí 14. Tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng đã liên tục ở vị trí khá cao của cả nước từ nhiều năm nay, nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn trên cơ sở khái quát lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện phân tích đánh giá và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê.
  4. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về giải quyết việc làm cho người lao động. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm cho người lao động trên địa bàn quận. Về không gian: trên địa bàn quận Thanh Khê. Về thời gian: từ năm 2015 – 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận của đề tài Cách tiếp cận duy vật lịch sử Cách tiếp cận duy vật biện chứng 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
  5. 3 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích thống kê 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến lĩnh vực này đã được công bố trên sách báo tạp chí. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê giai đoạn từ 2015- 2019. Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Thanh Khê.
  6. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1.1. Một số khái niệm a. Việc làm “Việc làm là hoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập đối với cá nhân, gia đình hoặc cho toàn xã hội, các hoạt động này không bị pháp luật cấm”. b. Giải quyết việc làm Giải quyết việc làm cho người lao động có thể hiểu là tổng thể những chính sách, biện pháp, những hoạt động tác động vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội để tạo ra việc làm phù hợp với người lao động nhằm mang lại thu nhập cho họ mà không bị pháp luật ngăn cấm. c. Quản lý nhà nước, Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm người lao động Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động là sự tác động điều chỉnh của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, chính sách và các biện pháp nhằm đảm bảo cho người lao động có việc làm; đồng thời sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực.
  7. 5 1.1.2. Đặc điểm Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội 1.1.3. Tầm quan trọng của Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Sự quản lý của nhà nước có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội diễn ra trong trật tự và ổn định. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có lúc người ta cho rằng không cần có sự quản lý của nhà nước, cứ để các quan hệ kinh tế diễn ra theo quy luật tự nhiên. Nhưng kết quả cho thấy nền kinh tế ấy không mang lại hiệu quả do xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó cho thấy, vẫn cần có bàn tay vô hình của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói riêng và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xã hội nói chung, thể hiện: Bảo vệ lợi ích của người lao động trong việc tham gia vào hoạt động tạo ra của cải cho xã hội; Phát huy vai trò và lợi thế của người lao động trong việc phát triển kinh tế xã hội;
  8. 6 Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc giải quyết việc làm; Góp phần làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm nghiêm trọng, đảm bảo sự an toàn ổn định và phát triển xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.2.1. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, đảm bảo chính sách pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. 1.2.2. Xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm Xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu có tác động trực tiếp và sâu sắc tới hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. 1.2.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình đề án về giải quyết việc làm cho người lao động Song song với việc ban hành các quy định, chính sách pháp luật về giải quyết việc làm, Nhà nước ta cần tiếp tục ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Để nâng cao hiệu quả QLNN về giải quyết việc làm cho người lao động, đòi hỏi cơ quan chức năng nhà nước phải hoàn thiện tổ chức
  9. 7 bộ máy QLNN trong vấn đề giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. 1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm Thanh tra, kiểm tra giữ vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động, nó đảm bảo cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, trong quản lý Nhà nước về việc làm cho người lao động, thanh tra kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được. 1.3. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một tỉnh hay một khu vực bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, tài nguyên … được hình thành một cách tự nhiên từ hàng nghìn, hàng vạn năm trước đây, không hề theo mong muốn của con người. Với mỗi quốc gia mỗi vùng, mỗi lãnh thổ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng về điều kiện tự nhiên cho sự phát triển. Các điều kiện tự nhiên sẵn có trở thành các nguyên liệu, nhiên liệu… phục vụ cho sản xuất và đời sống. Các điều kiện tự nhiên là điều kiện thuận lợi để tạo việc làm khi quốc gia đó biết cách khai thác và sử dụng đúng mục đích đem lại lợi ích lớn hơn cho quốc gia. 1.3.2. Tình hình kinh kế - xã hội Những yếu tố cấu thành môi trường kinh tế như định hướng phát triển kinh tế, tiềm lực kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ và khuynh hướng tiêu dùng, mức sống của người dân, giá cả thị trường, chính sách tài chính, thuế… có ảnh hưởng to lớn tới công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói riêng. Những biến đổi bất lợi trong nền kinh tế có thể là những trở ngại
  10. 8 đối với công tác quản lý nhà nước. 1.3.3. Tình hình lao động việc làm Đánh giá, phân tích các phương án, cách thức giải quyết việc làm của địa phương trong thời gian qua sẽ tìm được hướng đi đúng trong vấn đề giải quyết việc làm trong thời gian tới.
  11. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUẬN THANH KHÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Thanh Khê là đơn vị hành chính, được thành lập từ tháng 01/1997. Quận nằm về phía Tây – Bắc thành phố Đà Nẵng. Phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng với bờ biển dài 4,3km, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu, phía Đông giáp quận Hải Châu, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ. Quận có diện tích nhỏ nhất TP Đà Nẵng, diện tích tự nhiên của quận là 9,47 km2, bằng 0,74% diện tích thành phố. Quận được chia thành 10 phường gồm phường An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận và Xuân Hà. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội a. Phát triển kinh tế: Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ bán ra bình quân tăng 10,2%/năm. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 14,7%, kinh tế của quận giữ được tốc độ tăng trưởng và có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 19,7%. Năm 2019 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 825,372 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: thương mại, dịch vụ chiếm 69%, công nghiệp, xây dựng chiếm 26%, thủy sản chiếm 5%. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và duy trì nhịp độ tăng trưởng. b. Phát triển về văn hoá, xã hội: Quy mô và mật độ dân số: Tính đến 31/12/2019, dân số trung bình trên địa bàn quận Thanh Khê là 186.676 người, trong đó nam giới
  12. 10 là 94.794 người chiếm 49,96%, nữ là 94.945 người chiếm 50,04%, mật độ dân số 20.305 người/km2, là quận có mật độ dân số cao nhất trong 6 quận nội thành của ĐN. Dân cư tập trung đông đúc ở các phường trung tâm TP như phường Tam Thuận 36.825 người/km2, phường Tân Chính với mật độ 34.283 người/km2, phường Vĩnh Trung 30.558 người/km2, thưa thớt ở các phường An Khê với mật độ 11.289 người/km2, phường Thanh Khê Tây với mật độ 15.705 người/km2. Kết cấu hạ tầng: Quận Thanh Khê có mạng lưới giao thông thuận lợi, cả về đường hàng không, đường sắt và đường bộ. Có sông Phú Lộc, có các hồ điều hoà cùng với hệ thống cống liên phường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng nước. 2.1.3. Tình hình lao động việc làm Trong giai đoạn 2015-2019, lao động trong độ tuổi giảm từ 117.325 người xuống còn 114.300 người tức giảm 3.025 người. Nếu như năm 2015 số lao động trong độ tuổi là 117.325 người, chiếm 61% dân số, thì đến cuối năm 2019, số lao động trong độ tuổi giảm còn 114.300 người, chiếm 60,2% dân số của quận, số lao động chưa có việc làm vẫn ở mức cao. Cơ cấu lao động có sự chuyển hướng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là tỷ lệ lao động nông lâm thủy sản và xây dựng giảm dần, tỷ lệ lao động công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng dần. Mức chuyển dịch này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế quận. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 2.2.1. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm Ngày 5/9/2017 thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 4932/QĐ-UBND về Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến,
  13. 11 giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021 do Sở lao động – thương binh và xã hội là cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp là Sở Tư pháp, Sở công thương, Liên đoàn lao động thành phố, Theo Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật việc làm và các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm cũng như kế hoạch chung của thành phố, quận Thanh Khê đã chủ động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm thông qua nhiều biện pháp cũng như dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong giai đoạn 2015-2019, tình hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm của quận Thanh Khê ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn. Các hình thức thông tin và tuyên truyền ngày càng được đầu tư về nội dung và tăng rõ rệt về số lượng. 2.2.2. Xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm Trong thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách về tạo việc làm được bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động. Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ Luật lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và rất nhiều Nghị định, Thông tư khác liên quan đến lao động, việc làm. Các văn bản này từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong
  14. 12 lĩnh vực lao động - việc làm. Trên cơ sở công nhận quyền tự do lựa chọn, tìm việc làm của người lao động và quyền lựa chọn người làm việc cho mình của người sử dụng lao động. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo khung pháp lý và chính sách thị trường lao động của Nhà nước cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội định hướng việc làm đã tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động. 2.2.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình đề án về giải quyết việc làm cho người lao động Trong những năm qua, quận Thanh Khê chưa chủ động xây dựng, đề xuất các chương trình đề án, tuy nhiên quận đã triển khai tốt và có hiệu quả các chương trình, đề án của thành phố với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”, “Thành phố 4 an” gắn với thực hiện chỉ thị số 43-CT/TU 2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Bộ LĐ- TBXH UBND Quận UBND phường Sở LĐ- TBXH Phòng LĐ- TBXH CB LĐ-TBXH phường Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
  15. 13 Cấp quận: ngoài phòng LĐ – TBXH là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, còn có Liên đoàn lao động và Quận đoàn hỗ trợ các vấn đề như chính sách của người lao động, tạo thêm việc làm cho thanh niên … Tổng cộng có 14 công chức. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức QLNN về giải quyết việc làm có trình độ năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, với khối lượng công việc quá lớn mà số lượng cán bộ như hiện nay, tại quận chỉ có 1 cán bộ phụ trách chính lĩnh vực giải quyết việc làm (đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác) nên rất khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của ngành. Cấp phường: quận Thanh Khê có 10 phường, mỗi phường có 1 cán bộ công chức LĐ-Thương binh và xã hội. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết việc làm cấp phường nhìn chung năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo nên hiệu quả công việc chưa cao. 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong giải quyết việc làm Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát về việc làm đã được hình thành từ trung ương đến địa phương. Tại quận Thanh Khê, Phòng Lao động thương binh xã hội năm 2019 đã chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên kiểm tra liên ngành về chấp hành Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại 65 doanh nghiệp với tổng số lao động 1.670 người, trong đó, lao động nữ: 644 người, lao động người nước ngài: 02 người. Phương thức thanh tra, kiểm tra về việc làm đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn khá thụ động, chưa linh hoạt hiệu quả. Thanh tra kiểm tra về lao động việc làm chủ yếu được tiến hành thông qua việc nắm bắt thông tin trên các báo cáo thống kê hàng năm hoặc định kỳ 6 tháng. Ngay cả như vậy cũng chỉ tiến hành được đối với các
  16. 14 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết việc làm, trong 5 năm qua, quận Thanh Khê đã kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giải quyết việc làm ở các phường, qua đó kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn vướng mắc. Tuy nhiên, kiểm tra chỉ mang tính chất hướng dẫn chỉ đạo, nhắc nhở là chính, thiếu tính kiên quyết trong xử lý. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Thành công Chương trình giải quyết việc làm của quận giai đoạn 2015-2019 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng, các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận và Nghị quyết HĐND quận đề ra. 2.3.2. Hạn chế - Công tác triển khai, phổ biến tuyên truyền chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm cho người lao động chưa kịp thời và sâu rộng, nội dung hình thức tuyên truyền đôi lúc còn chưa phù hợp. - Thiếu văn bản mang tính pháp lý cao để chỉ đạo, điều hành toàn diện về công tác giải quyết việc làm như Nghị quyết, chỉ thị; thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách riêng của quận đối với người lao động. - Sự phối hợp thực hiện chương trình giải quyết việc làm giữa sở, ngành và quận, phường có lúc thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Tỷ lệ lao động được hỗ trợ đào tạo nghề còn rất thấp, đào tạo chưa thực sự gắn liền với nhu cầu của Doanh nghiệp.
  17. 15 - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện về giải quyết việc làm đôi lúc chưa được kịp thời, thiếu sự đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giải quyết việc làm cụ thể cho từng nhóm người lao động. - Công tác thanh tra, rà soát tổng hợp số lao động giải quyết việc làm hằng năm chưa thực sự chính xác, đúng thực tế. 2.3.3. Nguyên nhân - Các nội dung giải quyết việc làm chưa hoàn thiện, nguồn vốn hỗ trợ việc làm còn khiêm tốn. - Các cơ chế chính sách về lao động việc làm đối với người lao động chưa được thực thi mạnh mẽ và chưa hoàn thiện; công tác quản lý điều hành, chỉ đạo các cấp còn nhiều bất cập chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. - Chưa phát huy tiềm lực của các tổ chức, hiệp hội địa phương trong giải quyết việc làm. Công tác rà soát, thống kê dữ liệu cung cầu lao động đã triển khai nhưng chưa kịp thời, chính xác nên khó khăn trong việc theo dõi, dự báo nguồn lao động ở địa phương. - Sự hỗ trợ về mặt cơ chế của các cấp chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp có tiềm năng giải quyết việc làm chưa được chú trọng, chưa tạo ra được cơ chế linh hoạt trong hỗ trợ giải quyết việc làm của các đơn vị chức năng. - Công tác đánh giá cũng như tuyên truyền cho người lao động theo học các lớp đào tạo nghề còn yếu, cán bộ giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề dẫn đến ảnh hưởng chất lượng đào tạo. - GQVL là công việc đòi hỏi phải có sự chung tay của các cấp, các ngành trong việc triển khai đồng bộ có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, sự phối hợp này còn mang tính hình thức chưa thực sự vào cuộc sống của các cấp quản lý, do vậy chưa mang lại hiệu quả cao
  18. 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QLNN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 3.1. CĂN CỨ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội quận Thanh Khê Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025 Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là ngành thương mại, dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng, tái thiết đô thị, xây dựng đời sống văn hóa - xã hội văn minh, hiện đại, môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Mục tiêu: - Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị tăng thêm đến năm 2025 (theo giá hiện hành): Thương mại, dịch vụ chiếm 86,15%; công nghiệp - xây dựng chiếm 12,3%; thủy sản chiếm 1,55%; - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 14%/năm; - Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm từ 08% đến 10% (trong đó: Thuế ngoài quốc doanh chiếm 60% trong tổng thu ngân sách được giao); 3.1.2. Các chính sách về giải quyết việc làm Mục tiêu: Tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc. Thực hiện các biện pháp để giúp người chưa có việc làm. Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của nhân dân.
  19. 17 Thông qua đó giải quyết tốt hơn mọi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội. 3.1.3. Định hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm. Hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước trên cơ sở nghiên cứu và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm. Hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cần bám chắc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động này và phù hợp với tình hình thực tiễn tại điạ phương về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm phải đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận trong thời gian tới. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 3.2.1. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm Xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên thực hiện hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Từ đó đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để thực hiện một cách cụ thể, thiết thực, sát với điều kiện, thực tế của quận. Cụ thể: Tăng cường và phát huy tốt vai trò cũng như sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm. Tham mưu
  20. 18 UBND xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật về việc làm cho địa phương. Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ và năng lực, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền - vai trò quyết định chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng và phong phú về hình thức và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm như tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, phát tờ rơi, tuyên truyền trên loa, tuyên truyền lưu động xuống các phường, xóm…Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thường xuyên hơn nữa giữa các cấp, các ngành đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm 3.2.2. Xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm Để khắc phục các tồn tại, hạn chế để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm, tác giả đưa ra một số giải pháp, nguyên tắc tổng thể như sau: - Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, rà soát sự phù hợp của các văn bản với tình hình thực tế của địa phương. - Phát huy cơ chế phản biện xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp tham gia ý kiến góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Tôn trọng, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. - Thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác xây dựng và triển khai pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1