intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở Kon Tum, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÁI ĐÔNG HẢI QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lí kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những trụ cột của hệ thống An sinh xã hội quốc gia. Quỹ BHXH là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể nói nó giữ vai trò quan trọng nhất trọng hoạt động BHXH. Việc thu quỹ BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả các chế độ cho NLĐ và đảm bảo sự ổn định của chính sách BHXH trong tương lai. Vậy nên, việc nghiên cứu vấn đề về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian tới là rất cần thiết. Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Quản lý thu bảo hiểm hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn thạc sỹ 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở Kon Tum, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum gồm những vấn đề gì? - Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum được thực hiện như thế nào? Có những tồn tại, hạn chế gì và nguyên nhân? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
  4. 2 - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. + Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Kon Tum. + Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu của đề tài được tập hợp từ giai đoạn 2015 - 2018, đề xuất các giải pháp đến năm 2021 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sau: Thu thập tài liệu thứ cấp; Phương pháp xử lý số liệu; Kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần cho các nghiên cứu cùng quan tâm có cơ sở lý luận vững chắc hơn. - Về mặt thực tiễn: Có ý nghĩa tham khảo đối với các cơ quan BHXH tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH bắt buộc. - Chương 2 : Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.1.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc a) Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc b) Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Quản lý thu BHXH là việc Nhà nước thông qua cơ quan BHXH dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng quản lý phải đóng BHXH theo mức quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tài chính tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động BHXH. Xét về mặt tài chính, quản lý thu BHXH còn được hiểu là hoạt động tài chính của Nhà nước; nhằm thực hiện thu nguồn đóng BHXH để hình thành quỹ tài chính thống nhất do Nhà nước quản lý. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc a) Đặc điểm hoạt động thu BHXH . b) Đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc - Quản lý thu phải thu đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng thời gian quy định. - Quản lý thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của NLĐ, người SDLĐ đủ theo mức tiền lương, tiền công đã xác định làm căn cứ đóng. - Quản lý thu kịp thời, là thu kịp thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi bắt buộc tham gia BHXH.
  6. 4 - Quản lý thu tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. - Quản lý thu an toàn, hiệu quả. 1.1.3. Ý nghĩa của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Quản lý thu BHXH rõ ràng, minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng về quyền lợi giữa những người cùng tham gia. Quản lý thu BHXH góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho NSNN, bảo đảm ASXH bền vững. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.2.1. Lập dự toán thu BHXH bắt buộc Lập dự toán thu là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ các khâu của quá trình quản lý thu BHXH. Lập dự toán thu thực chất là lập kế họach thu trong một năm. Kết quả của khâu này là bản dự toán thu, bản dự toán này phải đảm bảo mục tiêu là sẽ đáp ứng được việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách của đơn vị. Dự toán thu phải phản ánh đầy đủ các nội dung thu, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thực tế phát sinh và thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ theo chiến lược, kế hoạch phát triển của Ngành; thuyết minh đầy đủ, rõ ràng a) Xác định đối tượng tham gia b) Xác định mức đóng c) Lập dự toán thu d) Xét duyệt dự toán thu * Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác lập dự toán thu - Tỷ lệ dự toán lao động tham gia BHXH:
  7. 5 Số lao động tham gia BHXH Tỷ lệ dự toán số lao động trong kỳ x 100% tham gia BHXH = Dự toán số lao động phải tham gia BHXH - Tỷ lệ dự toán số thu BHXH: Tổng số thu BHXH thực thu trong kỳ Tỷ lệ dự toán số thu x 100% BHXH = Dự toán số tiền phải thu BHXH 1.2.2. Tổ chức hoạt động thu BHXH bắt buộc a) Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc b) Tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH bắt buộc c) Hoạt động thu BHXH bắt buộc Hoạt động thu là hoạt động thường xuyên của ngành BHXH nhằm tạo ra nguồn quỹ tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia. * Các chỉ tiêu để đánh giá việc tuân thủ trong tham gia BHXH bắt buộc: - Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH: Số đơn vị đã tham gia BHXH Tỷ lệ đơn vị tham x 100% gia BHXH = Số đơn vị bắt buộc phải tham gia BHXH - Tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH: Số NLĐ đã tham gia BHXH Tỷ lệ NLĐ tham gia x 100% BHXH = Số NLĐ bắt buộc phải tham gia HXH
  8. 6 * Các chỉ tiêu để đánh giá việc tuân thủ trong thu, nộp BHXH bắt buộc: - Tỷ lệ đơn vị nợ đọng BHXH: Số đơn vị nợ đọng BHXH trong kỳ Tỷ lệ đơn vị nợ x 100% đọng BHXH = Số đơn vị đã tham gia BHXH trong kỳ - Tỷ lệ nợ đọng BHXH: Tổng số tiền nợ đọng BHXH Tỷ lệ nợ đọng trong kỳ x 100% BHXH = Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ * Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoàn thành dự toán thu BHXH: - Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu BHXH: Số tiền thu BHXH thực hiện Tỷ lệ hoàn thành dự x 100% toán thu BHXH = Số tiền thu BHXH theo dự toán Tỷ lệ tiền thu BHXH: Tổng số thu BHXH thực thu trong kỳ Tỷ lệ tiên thu Tổng số tiền phải thu BHXH trong x 100% BHXH = kỳ 1.2.3. Quyết toán thu BHXH bắt buộc Khi quyết toán thu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc đầy đủ. - Nguyên tắc thống nhất.
  9. 7 - Nguyên tắc cân đối. - Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. - Nguyên tắc thường niên. - Nguyên tắc công khai minh bạch. - Nguyên tắc lập quyết toán từ cơ sở. - Nguyên tắc hạn định. Thực hiện tốt công tác quyết toán thu sẽ giúp cho công tác quản lý thu được thực hiện tốt hơn. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH bắt buộc Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT, nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm. Nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên, tích cực góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Nội dung thanh tra, kiểm tra quản lý thu BHXH, bao gồm: - Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH. - Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của người lao động và phần trích của đơn vị đóng BHXH cho NLĐ thông qua chuyển khoản vào hệ thống Ngân hàng hoặc Kho bạc. - Kiểm tra việc đơn vị thực hiện thanh toán các chế độ ngắn hạn cho NLĐ. - Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do vi phạm pháp luật BHXH về đóng BHXH đối với NSDLĐ.
  10. 8 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc thực hiện các nội dung: - Tổ chức công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về những điều bất hợp lý khi thực hiện chế độ BHXH. - Thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và theo dõi đôn đốc việc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra (gọi là hậu kiểm) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật BHXH và các nội dung khác theo kết luận thanh tra, kiểm tra. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động thu và kết quả thu. Thực tế cho thấy, những địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn thì sẽ có nguồn thu lớn hơn so với những địa phương khác, người dân sinh sống ở những địa phương này có mức thu nhập cao hơn so với các tỉnh thành khác, dẫn đến việc hiểu biết và nhận thức được việc chấp hành nghĩa vụ tham gia BHXH của NLĐ cao hơn. 1.3.2. Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc Chính sách pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý và tổ chức hoạt động này, nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của NLĐ nói riêng và tới các chính sách phúc lợi của xã hội nói chung. Hệ thống chính sách pháp luật Nhà nước càng rõ ràng, chi tiết thì việc thực hiện các hoạt động thu - chi BHXH càng thiết thực, và BHXH mới thực sự trở về với đúng bản chất của nó là đảm bảo cuộc sống cho NLĐ.
  11. 9 1.3.3. Năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nƣớc về BHXH bắt buộc a) Sự phối hợp các ngành liên quan Đây là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến công tác thu BHXH. b) Năng lực quản lý của cơ quan BHXH Đây là nhân tố trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định. 1.3.4. Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của ngƣời tham gia BHXH bắt buộc Việc tham gia BHXH là trách nhiệm của người SDLĐ đối với NLĐ. Việc nhận thức được tư tửng này sẽ góp phần làm tăng sức cạnh tranh cho DN, từ đó số DN tham gia BHXH càng nhiều thì só tiền thu BHXH càng tăng, quỹ BHXH càng bền vững dài hạn.
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế 2.1.3. Đặc điểm về xã hội 2.2. KHÁI QUÁT VỀ BHXH TỈNH KON TUM 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Kon Tum 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 2.3.1. Lập dự toán thu BHXH bắt buộc trên địa tỉnh Kon Tum a) Xác định đối tượng tham gia Bảng 2.4: Tình hình xác định đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Dự toán đối Thực hiện đối Tỷ lệ thực hiện Năm tƣợng tham gia tƣợng tham gia so với dự toán (ngƣời) (ngƣời) (%) 2015 37.349 36.518 97,8 2016 38.004 38.240 100,6 2017 39.306 37.929 96,5 2018 42.317 38.475 90,9 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum
  13. 11 Qua bảng 2.4 ta thấy việc xác định số đối tượng tham gia để xây dựng dự toán thực hiện hàng năm mặc dù có xu hướng tăng dần, tuy nhiên việc xây dựng đã không sát so với thực tế thực hiện, dẫn đến việc tỷ lệ thực hiện so dự toán xây dựng luôn biến động. b) Xác định mức đóng Bảng 2.5: Tình hình xác định mức đóng BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Tổng quỹ tiền Số phải nộp Tốc độ Năm lƣơng (triệu đồng) (triệu đồng) tăng (%) 2015 1.523.421 405.627 2016 1.682.069 463.357 14,2 2017 1.871.215 509.551 10,0 2018 2.043.812 535.613 5,1 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.5 ta thấy tổng quỹ lương có xu hướng tăng liên tục qua các năm, thể hiện công tác thu ở BHXH tỉnh Kon Tum liên tục được cải thiện, tuy nhiên tốc độ tăng lại có xu hướng giảm dần, Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc xác định mức thu là do mức lương trích nộp tăng thông qua các Nghị định tiền lương của Chính phủ. Thêm vào đó năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, dẫn đến việc cắt giảm hợp đồng lao động tại các cơ quan HCSN dẫn đến tổng quỹ lương năm 2017, 2018 có xu hướng giảm, số phải thu BHXH bắt buộc cũng giảm theo tương ứng. c) Lập dự toán thu
  14. 12 Bảng 2.6: Tình hình xây dựng dự toán thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Tỷ lệ vƣợt dự Dự toán mức Số phải thu thực Năm toán mức thu thu (triệu đồng) tế (triệu đồng) (%) 2015 394.988 405.627 2,7 2016 401.305 463.357 15,5 2017 448.433 509.551 13,6 2018 521.404 535.613 2,7 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.6 cho thấy việc lập dự toán thu của BHXH tỉnh Kon Tum đã không sát với thực tế thực hiện được hàng năm và chưa căn cứ vào số đã thực hiện của các năm trước để lập dự toán, dẫn đến việc lúc lập dự toán thì quá thấp, nhưng khi thực hiện xác định được số phải thu thì vượt tỷ lệ so với dự toán đã lập là quá cao, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương, d) Xét duyệt dự toán thu Bảng 2.7: Tình hình xét duyệt thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Dự toán BHXH Dự toán BHXH Năm tỉnh lập (triệu Việt Nam xét Tỷ lệ (%) đồng) duyệt (triệu đồng) 2015 394.988 394.477 99,87 2016 401.305 437.729 109,08 2017 448.433 484.450 108,03 2018 521.404 523.216 100,35 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum
  15. 13 Qua bảng 2.7 có thể thấy được việc BHXH Việt Nam giao dự toán thu hàng năm cho các đơn vị đều có xu hướng tăng hơn so với dự toán của BHXH tỉnh lập, điều này đã góp phần tạo động lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu của các đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành. 2.3.2. Công tác tổ chức hoạt động thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum a) Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH b) Tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH Để thực hiện công tác quản lý thu BHXH thì bộ máy chính là 02 phòng nghiệp vụ: Phòng Quản lý thu; phòng Khai thác và thu nợ. c) Hoạt động thu BHXH Quản lý đối tượng Bảng 2.8. Ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Tốc độ Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu tăng bình 2015 2016 2017 2018 quân DN nhà nước 9.952 9.741 9.550 9.911 -0,14 DN có vốn đầu tư 1 5 5 - nước ngoài DN ngoài quốc 3.360 3.649 3.830 4.586 10,93 doanh Cơ quan HCSN, 21.425 21.811 21.420 21.506 0,13 đảng, đoàn thể CCVC xã, 1.658 1.859 1.863 1.886 4,39 phường, thị trấn Ngoài công lập 76 165 172 190 35,72 Khác 46 1.010 1.089 396 104,95 CỘNG 36.518 38.240 37.929 38.475 1,76 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum
  16. 14 Qua bảng 2.8. cho thấy cho thấy năm 2015 mới có 1.629 đơn vị SDLĐ và số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 36.518 người. Đến năm 2018, số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc lên tới 1.952 đơn vị và số lao động tham gia là 38.475 người. Bám sát mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh Kon Tum đã có nhiều biện pháp, giải pháp triển khai để tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng có liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện để các đơn vị SDLĐ tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ. Từ năm 2015 đến nay đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2015 có 36.518 người tham gia, thì đến năm 2018 số người tham gia lên 38.475 người, tương ứng tỷ lê tăng bình quân là 1,76%/năm. Phân cấp quản lý thu Bảng 2.9. Số đơn vị SDLĐ và số NLĐ tham gia theo phân cấp của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Theo phân cấp Tổng cộng BHXH tỉnh BHXH huyện Năm Lao Lao Đơn Đơn Đơn Lao động động động vị vị vị (ngƣời) (ngƣời) (ngƣời) 2015 320 15.008 1.309 21.510 1.629 36.518 2016 334 15.073 1.422 23.167 1.756 38.240 2017 346 14.806 1.524 23.123 1.870 37.929 2018 141 10.298 1.811 28.177 1.952 38.475 (Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum) Qua bảng 2.9 cho thấy BHXH tỉnh Kon Tum đã căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn huyện, thực hiện dần phân cấp
  17. 15 quản lý thu về cho BHXH các huyện, thành phố, năm 2015 thực hiện phân cấp 80% tổng số đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh cho BHXH cấp huyện, đến hết năm 2018 đã thực hiện phân cấp 93% tổng số đơn vị quản lý về BHXH cấp huyện để thực hiện công tác quản lý thu được kịp thời, đúng quy định. Nhờ sự phân cấp thu khoa học, cụ thể và quy trình thu rõ ràng, chi tiết nên số thu trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng lớn, góp phần ổn định quỹ. Quản lý tiền thu Bảng 2.10. Tình hình thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Tốc độ Năm Năm Năm Năm tăng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 bình quân DN nhà nước 95.882 121.244 140.653 143.386 14,36 DN có vốn đầu tư nước ngoài 29 46 64 - DN ngoài quốc doanh 24.743 32.866 37.798 46.820 23,69 HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT 259.630 274.730 286.911 307.278 5,78 Khối xã, phường, thị trấn 15.010 16.645 19.485 20.747 11,39 Hợp tác xã 421 490 530 2.197 73,42 Ngoài công lập 557 843 1.462 1.473 38,29 Khác 62 2.021 4.287 3.843 294,72 Cộng 396.335 448.885 491.190 525.745 9,88 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.10 cho thấy số thu BHXH tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng bình quân khoảng 9,88%/năm, cụ thể năm 2015 số
  18. 16 thu là 396.335 triệu đồng thì đến năm 2018 số thu BHXH bắt buộc là 525.979 triệu đồng, tăng lên 129.644 triệu đồng. Bảng 2.11. Tình hình thực hiện dự toán thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm Năm Năm Nội dung 2015 2016 2017 2018 Dự toán thu BHXH bắt 394.477 437.729 484.450 523.216 buộc Số tiền thực thu BHXH 396.335 448.885 495.649 525.979 bắt buộc Thực hiện so với dự 100,5% 102,5% 102,3% 100,5% toán Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.11 có thể nhận thấy kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Kon Tum hàng năm đã đạt được dự toán thu được giao, số dự toán thu hàng năm có sự tăng so với năm trước là do số dự toán này đã được tính yếu tố tăng lương, tăng khai thác đơn vị mới phát sinh và phân cấp thu BHXH. Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ Bảng 2.12. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Số đã thu Số nợ đọng Số phải thu Tỷ lệ nợ Năm (triệu (triệu (triệu đồng) đọng (%) đồng) đồng) 2015 405.627 396.335 9.292 2,29 2016 463.357 448.885 14.472 3,12 2017 509.551 491.189 18.362 3,60 2018 535.613 525.745 9.868 1,84 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum
  19. 17 Theo báo cáo của BHXH tỉnh Kon Tum, tình hình nợ đọng giai đoạn 2015-2018 không ổn định, từ năm 2015-2017 tỷ lệ nợ có xu hướng tăng cao từ 2,29% lên 3,6%, tuy nhiên đến năm 2018 tỷ lệ nợ giảm xuống chỉ còn 1,87%. Số tiền nợ đọng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.3.3. Quyết toán thu BHXH bắt buộc Qua các năm BHXH tỉnh Kon Tum không xảy ra tình trạng phải hoàn trả lại tiền thu, tình hình cân đối giữa thu – chi quỹ BHXH bắt buộc luôn được đảm bảo. Bảng 2.13. Tình hình cân đối thu - chi quỹ BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Tổng số chi Tổng số thu Chênh lệch +/- Tỷ lệ Năm (Triệu (Triệu đồng) (Triệu đồng) Chi/Thu (%) đồng) 2015 396.335 275.604 120.731 69,5 2016 448.885 320.539 128.346 71,4 2017 491.189 368.161 123.028 75,0 2018 525.745 438.693 87.052 83,4 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.13 cho thấy tại Kon Tum giai đoạn năm 2015- 2018 quỹ BHXH bắt buộc cân bằng thu - chi và có thặng dư. Tỷ lệ chi trên tổng số thu quỹ có xu hướng tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2018 với tổng số tiền chi ra chiếm 83,4% tổng số thu vào, thặng dư quỹ chỉ đạt được 87.052 triệu đồng. nếu không có chính sách, biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì quỹ trong tương lai dự báo sẽ có số thu bằng số chi. 2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH
  20. 18 Bảng 2.14: Tình hình kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015- 2018 Năm Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2018 Kế hoạch kiểm tra, thanh tra 110 117 109 98 (cuộc) Số đã thực hiện (cuộc) 114 125 127 159 Tỷ lệ đạt (%) 104 107 117% 162% Số cuộc thực hiện phát hiện có 17 8 3 15 vi phạm (cuộc) Số nợ đọng thu được sau 1.598 2.100 6.155 5.542 thanh tra, kiểm tra (triệu đồng) Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum Bảng 2.14, cho thấy số lần thực hiện thanh tra, kiểm tra tăng qua 3 năm, điều này cho thấy BHXH tỉnh Kon Tum đã ngày càng chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đóng BHXH của các đơn vị trên địa bàn tỉnh. 2.3.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Bảng 2.15: Tình hình giải quyết đơn thƣ và tiếp công dân về chính sách BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2015-2018 Năm Năm Năm Năm Nội dung 2015 2016 2017 2018 Đơn thư 5 4 7 3 Tiếp công dân 0 0 6 4 Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2