intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam; từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu đó. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ KIM DUYÊN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS LÊ DÂN Phản biện 1: PGS.TS. Trương Hồng Trình Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng nhằm điều tiết nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, định hướng, kích thích quá trình sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp (DN) FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả tích cực, trong những năm qua, khu vực DN FDI vẫn chưa có nhiều đóng góp vào NSNN tương xứng với những ưu đãi nhận được. Một số DN FDI còn lợi dụng pháp luật về thuế của Việt Nam thiếu chặt chẽ để thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế, chuyển giá làm thất thu NSNN. Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế cả nước, quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã có những bước chuyển biến căn bản. Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế TNDN của các DN FDI trên địa bàn. Tuy nhiên, trước những cách thức gian lận thuế ngày càng tinh vi của các DN nói chung và DN FDI nói riêng, nguồn thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập. Việc lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán còn thụ động; việc xác định số người nợ thuế và số tiền thuế nợ chưa hoàn toàn chính xác, sai lệch về số liệu; công tác kê khai, kế toán thuế chưa triệt để, kịp thời; công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa thật sự phong phú; công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả chưa cao và chế tài xử phạt vi phạm thuế TNDN của các DN FDI chưa đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe.
  4. 2 Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam; từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam + Phạm vi thời gian: 2017-2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp kế thừa.
  5. 3 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Một số khái niệm a. Thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. b. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế đánh vào thu nhập nhận được thực tế của thể nhân hoặc pháp nhân trong một
  6. 4 thời kỳ nhất định. Thuế thu nhập có hai loại cơ bản là thuế TNCN và thuế TNDN, trong đó thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, mà tổ chức này có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. d. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Quản lý thuế TNDN đối với DN FDI là quá trình tác động của Cục thuế lên các DN FDI nhằm đạt được mục tiêu thuế của Nhà nước đã đề ra. 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DN FDI - Thuế TNDN đối với DN FDI là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập những người có vốn góp vào công ty [10]. - Thuế TNDN đối với DN FDI tác động tới sự phân bố thu nhập [10]. - Thuế TNDN đối với DN FDI đánh vào phần thu nhập có lãi sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó [10]. 1.1.3. Vai trò của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
  7. 5 1.2.1. Lập dự toán thu thuế TNDN đối với DN FDI Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm đảm bảo khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách, phục vụ nhu cầu chi tiêu cũng như cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Từ đó giao nhiệm vụ thu ngân sách phù hợp với khả năng cân đối và chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan quản lý thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật [12]. Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời của dự toán; cơ sở lập dự toán; số liệu dự toán sát với số thực hiện. 1.2.2. Tổ chức thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI a. Đăng ký thuế Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Đối tượng đăng ký thuế là người có trách nhiệm nộp thuế và các khoản phải nộp khác vào NSNN theo luật định như: tổ chức, các nhân và hộ gia đình kinh doanh; cá nhân có thu nhập chịu thuế; người chi trả thu nhập, người nộp thay…. [17]. Theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, đăng ký thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau [17]: * Về thời hạn thực hiện đăng ký thuế của NNT: * Về tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế
  8. 6 Tiêu chí đánh giá: Quy trình đăng ký thuế; số lượng DN FDI đăng ký mới; số lượng DN ngừng hoạt động. b. Khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, ấn định thuế * Quản lý khai thuế Quản lý khai thuế TNDN là việc thực hiện theo dõi số tiền thuế TNDN mà NNT phát sinh trong kỳ kê khai theo quy định của luật thuế TNDN. Người nộp thuế sau khi được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu, kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế. * Quản lý nộp thuế Quản lý nộp thuế TNDN đối với các DN FDI là việc mà Cục thuế phối hợp với Kho bạc nhà nước tại quận, huyện thực hiện theo dõi tình hình nộp thuế TNDN của NNT. Hình thức đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế gồm: Gửi công văn thông báo, gọi điện thoại nhắc nhở, trực tiếp đến trụ sở doanh nghiệp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thuế. Hiện tại tất cả việc kê khai và nộp thuế đều được thực hiện bằng phương pháp điện tử. * Quản lý nợ thuế Quản lý nợ là theo dõi và đôn đốc thu nộp các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt đã quá thời gian quy định. Trong trường hợp NNT nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định hoặc NNT có hành vi tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn thì CQT phải tiến hành cưỡng chế để buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào NSNN.
  9. 7 * Quản lý ấn định thuế Khi người nộp thuế kê khai vi phạm pháp luật thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp hoặc các ấn định các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp và ra thông báo nộp thuế theo nguyên tắc: khách quan, công bằng và đúng luật [25]. Tiêu chí đánh giá: tính tuân thủ theo quy định của các nghiệp vụ khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, ấn định thuế; số lượng DN đăng ký nộp thuế điện tử thành công; số lượng DN bị cưỡng chế; số lượng DN bị ấn định thuế; số tiền ấn định. c. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế Thủ tục hoàn thuế: NNT được hoàn lại toàn bộ số tiền thuế TNDN nộp thừa sau khi bù trừ với số thuế còn thiếu trong thời hạn quy định sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hoàn thuế. Quá thời hạn trên, nếu lỗi do cơ quan thuế, ngoài số thuế phải hoàn, cơ quan thuế phải trả lãi theo quy định. Tiêu chí đánh giá: Số lượng DN được hoàn, miễn, giảm thuế; tính tăng/giảm của các DN qua các năm. d. Quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân được pháp luật coi là chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ [25]. Tiêu chí đánh giá: Số lượng DN được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; tính tăng/giảm của các DN qua các năm. e. Quản lý thông tin NNT
  10. 8 Thông tin về NNT là yếu tố quan trọng và quyết định trong quản lý thuế theo mô hình chức năng. Đây là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế. Tiêu chí đánh giá: Hệ thống thông tin hiện đại; quy trình tiếp nhận, quản lý thông tin NNT. f. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền pháp luật thuế được thực hiện thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm tờ rơi, các bảng panô, áp phích để cổ động việc tuân thủ nghĩa vụ thuế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật thuế TNDN [24]. Công tác hỗ trợ pháp luật thuế thực hiện bằng nhiều hình thức như hỗ trợ giải đáp thắc mắc về thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại, bằng văn bản, hoặc tổ chức các lớp tập huấn pháp luật thuế ngay khi chính sách thuế mới được ban hành, tổ chức tuần lễ lắng nghe người nộp thuế, đối thoại với người nộp thuế,… Các tiêu chí đánh giá công tác tuyên truyền như: Tính đa dạng của hình thức, nội dung tuyên truyền; số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; số cuộc gặp gỡ, nói chuyện với DN FDI; số lượng hội thảo, chuyên đề và tính thường xuyên, kịp thời của các buổi tuyên truyền. 1.2.3. Quyết toán thuế Quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của
  11. 9 pháp luật. Tiêu chí đánh giá: số lượng doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế đúng quy định; tính đầy đủ, chính xác của các chỉ tiêu kê khai quyết toán thuế. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm về thuế a. Thanh tra, kiểm tra Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế [24]. Tiêu chí đánh giá: Hình thức kiểm tra, thanh tra; tính tăng/giảm của DN FDI được kiểm tra, thanh tra; tính tăng/giảm của DN vi phạm; tỷ lệ vi phạm; số tiền truy thu, thu hồi và xử phạt qua thanh tra, kiểm tra. b. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Trong trường hợp NNT nợ tiền thuế, tiền phạt quá thời gian quy định; tiền thuế, tiền phạt đã hết thời gian gia hạn hoặc NNT có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn, cơ quan thuế phải tiến hành cưỡng chế hoặc buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào NSNN. Cơ quan thuế có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trích tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, khấu trừ tiền lương, kê biên tài sản, thu nợ thuế thông qua người thứ ba, thu hồi mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề,... [19]. Tiêu chí đánh giá: tính tăng/giảm của DN FDI bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; tính tăng/giảm của số tiền thuế cần cưỡng chế; tính tăng/giảm của số tiền thuế thu được do cưỡng chế.
  12. 10 c. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế Theo Luật quản lý thuế, có 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải xử lý hành chính, gồm vi phạm thủ tục hành chính thuế; vi phạm khai sai dẫn thiếu số tiền thuế phải nộp và vi phạm trốn thuế (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự); tiền chậm nộp tiền thuế (trước đây quy định phạt chậm nộp tiền thuế) [19]. Tiêu chí đánh giá: tính tăng/giảm của các DN bị xử lý vi phạm; tính tăng/giảm của số tiền nộp phạt; tính nghiêm minh của các xử phạt. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [22]. Tiêu chí đánh giá: tính tăng/giảm của các DN khiếu nại; tình hình giải quyết; nội dung khiếu nại. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.3.1. Nhân tố về cơ chế chính sách 1.3.2. Nhân tố về cơ quan thuế 1.3.3. Nhân tố về ngƣời nộp thuế
  13. 11 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Bình Dƣơng 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp, hệ thống giao thông xuyên Việt đi qua; có cảng biển và sân bay, bờ biển dài 125 km. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019 (GRDP - giá so sánh 2010) ước đạt 60.788 tỷ đồng, tăng khoảng 3,81% so với năm 2018. 2.1.3. Đặc điểm của cơ quan thuế Cục thuế tỉnh Quảng Nam có 669 công chức, người lao động (609 công chức, 60 người lao động), tại Văn phòng Cục có 12 phòng
  14. 12 với 121 công chức, người lao động (113 biên chế, 08 hợp đồng) và 10 đơn vị Chi cục Thuế huyện, thành phố, khu vực với 548 công chức, người lao động (496 biên chế, 52 hợp đồng). 2.1.4. Số lƣợng và ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Nam Số lượng DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam liên tục tăng mạnh, từ 155 DN năm 2017 lên 191 DN năm 2018 và 225 DN năm 2019. 2.1.5. Tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Nam Trong giai đoạn 2017-2019, tổng số thu các sắc thuế của tỉnh Quảng Nam năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017 nhưng tổng số thu các sắc thuế của tỉnh Quảng Nam năm 2019 lại giảm so với năm 2018. Trong đó, khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhiều nhất, trên 80% các năm. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng lập dự toán thu thuế TNDN đối với DN FDI Hàng năm, vào tháng 6, Cục thuế tỉnh Quảng Nam giao cho Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế xây dựng dự toán, sau đó trình Ban lãnh đạo của Cục thuế phê duyệt, trước khi gửi Tổng Cục thuế xem xét. Dự toán được lập chủ yếu dựa trên dự toán năm trước và tình hình biến động của các doanh nghiệp FDI trong năm kế hoạch.
  15. 13 Tuy nhiên, có thể thấy rằng công tác lập dự toán của Cục thuế tỉnh Quảng Nam chưa sát với thực hiện. Không có năm nào số dự toán được thực hiện sát với số kế hoạch. 2.2.2. Thực trạng tổ chức thu thuế quản lý thuế TNDN đối với DN FDI a. Đăng ký thuế Trong giai đoạn 2017-2019, tổng số DN FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều tăng. Số lượng DN FDI đăng ký mới khá nhiều, năm 2017 có 27 DN đăng ký mới; năm 2018 là 36 DN và năm 2019 là 34 DN. Số DN FDI ngừng hoạt động khá ít, năm 2017 là 02 DN; năm 2018 là 01 DN và năm 2019, không có DN nào. Điều này cho thấy ngày càng nhiều DN quyết định đầu tư và hoạt động tại Quảng Nam và cho thấy đường lối đúng đắn, sức thu hút của Quảng Nam. b. Khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, ấn định thuế - Về tình hình khai thuế Giai đoạn 2017-2019, các DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã duy trì tốt việc kê khai thuế. Mặc dù từ tháng 7/2013, việc kê khai thuế đã có sự thay đổi theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung nhưng các DN FDI đã nắm bắt kịp thời chính sách và thực hiện việc kê khai đúng quy định. Theo đó, toàn bộ DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều được khai thuế qua mạng nên đã tạo điều kiện cho các DN FDI nộp hồ sơ khai thuế đúng thời gian quy định. - Về tình hình nộp thuế Đến hết năm 2019 đã có 100% DN FDI đăng ký nộp thuế điện tử thành công với CQT và Ngân hàng và hơn 90% DN FDI đã nộp thuế điện tử thành công. Tuy nhiên, việc nộp thuế điện tử còn
  16. 14 nhiều bất cập như: khi tra cứu giấy nộp tiền thì hệ thống báo báo trạng thái giấy nộp tiền là “Đã gửi giấy nộp tiền”, nhưng đến cuối ngày hệ thống vẫn chưa báo là đã “Đã nộp thuế thành công” hay chưa; hay NNT gửi sau 21h của ngày là thời điểm ngân hàng chốt khóa sổ thì chứng từ sẽ chuyển qua ngày hôm sau, sự chậm trễ này khiến nhiều DN không dám nộp thuế điện tử vì lo ngại sẽ nộp thuế trễ hạn. - Về tình hình quản lý nợ thuế Giai đoạn 2017-2019, Cục thuế tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai thực hiện quản lý nợ thuế theo đúng quy trình quản lý nợ. Áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ thường xuyên như: gọi điện nhắc nhở, thông báo nợ thuế, thông báo cưỡng chế, mời các DN nợ thuế chây ỳ đến làm việc với những cam kết nộp thuế đúng thời hạn. Ngoài ra Cục Thuế thường xuyên công khai thông tin các DN nợ thuế trên 90 ngày trên cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông, trên báo Quảng Nam và trên trang web của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam để đôn đốc thu nợ, nhưng kết quả đạt chưa cao. - Về tình hình ấn định thuế Với các trường hợp NNT theo phương pháp khai thuế bị ấn định thuế, cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, số thuế phải nộp cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô và các tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực để tiến hành ấn định thuế. c. Tình hình hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế Qua báo cáo tổng hợp cho thấy, số lượng DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được hoàn thuế tăng từ 35 DN năm 2017 lên 41 DN năm 2018 và 51 DN năm 2019; số lượng DN được miễn thuế tăng từ
  17. 15 21 DN năm 2017 lên 25 DN năm 2018 và 43 DN năm 2019; số lượng DN được giảm thuế tăng từ 27 DN năm 2017 lên 32 DN năm 2018 và 43 DN năm 2019. Tổng số tiền thuế được miễn, giảm và hoàn tăng đáng kể, từ 2,3 tỷ đồng năm 2017 lên 2,89 tỷ đồng năm 2018 và 3,45 tỷ đồng năm 2019. Kết quả này cho thấy, công tác miễn, giảm, hoàn thuế cho DN FDI tại tỉnh Quảng Nam được thực hiện tốt và có nhiều DN được hưởng chính sách ưu đãi về thuế. d. Quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có DN bị tuyên bố phá sản nên Cục thuế đã không phải thực hiện công tác xóa nợ nộp tiền thuế, tiền phạt. e. Quản lý thông tin NNT Hệ thống thông tin về NNT và các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế bao gồm: các thông tin định danh, thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, các quyết định xử phạt, số thuế đã nộp ngân sách, số thuế còn nợ… Những thông tin về NNT chủ yếu do NNT cung cấp qua tờ khai thuế, chứng từ nộp tiền do hệ thống ngân hàng, kho bạc chuyển sang, Sở kế hoạch đầu tư, UBND cấp huyện (hồ sơ liên quan đến nhà đất theo cơ chế một cửa liên thông). Sau đó các phòng chức năng của CQT có trách nhiệm tập hợp, nhận và nhập vào hệ thống dữ liệu tập trung ngành thuế (toàn quốc) TMS, nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý NNT. f. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Trong năm 2017-2019, tất cả các chính sách thuế mới đều được ngành tuyên truyền, hướng dẫn cho NNT kịp thời. Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã kết hợp triển khai đồng bộ nhiều hình thức đa
  18. 16 dạng, phong phú như triển khai trực tiếp, gửi văn bản thông tin đến NNT, thông tin qua Báo Quảng Nam, Đài Truyền thanh – truyền hình, tuyên truyền tại CQT. Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã duy trì công tác tuyên truyền thuế trên website của Cục thuế, thực hiện biên tập và đăng tải nhiều chuyên mục thuế, tin thời sự trên Đài truyền hình Quảng Nam. 2.2.3. Quyết toán thuế Các doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam hầu hết thực hiện quyết toán thuế TNDN theo đúng quy định, số thuế TNDN phải nộp qua các năm các xu hướng tăng dần tạo nguồn thu đáng kể cho NSNN địa phương. 2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm về thuế a. Kiếm tra thuế Công tác kiểm tra thuế bao gồm hai hình thức: kiểm tra thuế tại trụ sở CQT và kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Qua bảng tổng hợp kết quả triển khai kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Nam từ năm 2017-2019, ta thấy số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra có xu hướng tăng. Đến năm 2019, số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra là 635 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh thuế qua 3 năm ở mức thấp (dưới 1%) nhưng vẫn còn hồ sơ cần điều chỉnh. Số lượng hồ sơ chuyển sang dạng phải kiểm tra tại trụ sở NNT thay đổi không đáng kể, trung bình mỗi năm có 2 hồ sơ chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT, chiếm dưới 0,6% các năm và năm 2019, không có hồ sơ nào bị chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT. b. Thanh tra thuế
  19. 17 Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp: DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu. Qua các năm, số lượng DN được thanh tra chưa nhiều, chỉ chiếm trung bình khoảng 2,5% tổng số DN FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Qua thanh tra, số DN vi phạm chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 50% số DN được thanh tra và số tiền thu hồi nộp lại vào NSNN khá lớn, cả 3 năm thu được 8,15 tỷ đồng. d. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế Theo thống kê số lượng DN bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua các năm tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam tăng đáng kể, từ 13 DN năm 2017 lên 24 DN năm 2018 và 31 DN năm 2019. Số tiền phạt do các DN FDI vi phạm nộp cũng tăng đáng kể, từ 650 triệu đồng năm 2017 lên 1,43 tỷ đồng năm 2018 và 2,01 tỷ đồng năm 2019. 2.2.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế Nội dung khiếu nại chủ yếu là các khoản chi phí bị đoàn thanh tra, kiểm tra loại ra khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN của công ty, do đặc thù các công ty này thường có giám đốc là người nước ngoài do đó họ chưa nắm hết được các quy định về pháp luật thuế tại Việt Nam nên thường có phản ứng trước các kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra và sau khi được phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam thụ lý, giải thích các DN này chấp nhận, chưa phát sinh trường hợp nào khiếu kiện ra tòa.
  20. 18 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác lập tự toán: Việc xây dựng và giao dự toán thu thuế hàng năm được triển khai kịp thời ngay từ tháng 12 của năm trước. - Công tác tổ chức thu thuế: Thực hiện đồng bộ quy trình kê khai, kế toán thuế. - Công tác quyết toán thuế: Thực hiện đôn đốc HSKT, hướng dẫn NNT kê khai theo đúng quy định. - Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được quy trình thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Các khiếu nại, tố cáo được giải quyết kịp thời, hạn chế sự bức xúc của các DN. 2.3.2. Hạn chế - Công tác lập tự toán: Việc lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán còn thụ động. - Công tác tổ chức thu thuế: Việc xác định số lượng người nợ thuế và số tiền thuế nợ chưa hoàn toàn chính xác, sai lệch về số liệu, sai lệch về thông tin khoản nợ nhằm dự phòng số thu sang năm sau đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ. - Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chưa thường xuyên. Hình thức thanh tra, kiểm tra còn đơn giản, chưa đa dạng. - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Chế tài xử phạt vi phạm về thuế TNDN của các DN FDI chưa đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2