BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN<br />
<br />
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG<br />
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN<br />
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH<br />
BẮC ĐÀ NẴNG<br />
Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng<br />
Mã số<br />
: 60 34 02 01<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
TS. Tống Thiện Phước<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br />
ngày 14 tháng 8 năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại :<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh luôn<br />
gắn với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nó có thể làm thay đổi kết<br />
quả kinh doanh và có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Chính<br />
vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro tín dụng.<br />
Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các giải pháp<br />
nhằm kiểm soát rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và<br />
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.<br />
Nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế<br />
trọng điểm tại miền Trung – Tây nguyên, có hệ thống hạ tầng đô thị<br />
hóa khá hoàn chỉnh,<br />
<br />
khách hàng của Ngân hàng TMCP Công<br />
<br />
thương Việt Nam – CN Bắc Đà Nẵng chủ yếu là các doanh nghiệp.<br />
Với những kết quả đã đạt được thì tiếp tục mở rộng cho vay doanh<br />
nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách cho<br />
vay của Chi nhánh trong thời gian tới. Tiếp tục mở rộng cho vay<br />
đồng nghĩa với việc phải không ngừng tăng cường kiểm soát nhằm<br />
hạn chế, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.<br />
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Đà<br />
Nẵng” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện hơn nữa<br />
trong công tác kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay KHDN tại Chi<br />
nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu giải quyết cơ bản 3 vấn đề sau:<br />
<br />
2<br />
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng<br />
thương mại.<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong<br />
cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công<br />
thương, chi nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân<br />
hàng TMCP Công thương, chi nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng của NHTM và thực tiễn kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công<br />
thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích<br />
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Đà Nẵng<br />
là một trong bốn nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay<br />
khách hàng doanh nghiệp.<br />
Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công thương<br />
Việt Nam, chi nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
Về thời gian: Nội dung nghiên cứu của đề tài căn cứ<br />
vào số liệu từ năm 2012 đến năm 2014.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn đi từ lý luận đến thực tiễn dựa trên nền tảng lý luận<br />
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của<br />
<br />
3<br />
NHTM và kế thừa những đề tài nghiên cứu có liên quan để vận dụng<br />
vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, CN Bắc Đà Nẵng.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp các<br />
phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích<br />
thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh<br />
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Bắc Đà Nẵng.<br />
5. Bố cục đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong<br />
hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương<br />
mại.<br />
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay<br />
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –<br />
CN Bắc Đà Nẵng.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP<br />
Công thương Việt Nam – CN Bắc Đà Nẵng.<br />
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN là một trong<br />
bốn nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được nhiều tác<br />
giả nghiên cứu trước đây, trong các đề tài có liên quan như:<br />
Luận văn của tác giả Lê Viết Mười (2013), Kiểm soát rủi<br />
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư<br />
và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn Thạc sĩ Quản<br />
trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.<br />
Trong chương 1, tác giả đã khái quát được những vấn đề lý<br />
luận cơ bản về hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM, RRTD<br />
và kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp cũng như các tiêu<br />
<br />