Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong thời gian qua, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2017
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 08 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Thành phố Đà Nẵng là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước và một trong 14 tỉnh, thành phố có 92 km bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận, huyện với hơn 80% dân số của thành phố đang sinh sống tiếp giáp với biển (bao gồm huyện đảo Hoàng Sa), đến năm 2016 có 25 DN hoạt động trong lĩnh vực CBTS, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh đạt trên 2.500 tỷ đồng, sản phẩm chủ lực của các DN là thủy sản đông lạnh có sản lượng đạt gần 20.000 tấn, tập trung chủ yếu vào các thị trường như: Nhật, EU, Mỹ, Hàn Quốc,v.v… Tuy nhiên, hiện nay các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang bộc lộ các hạn chế như: chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, sản xuất còn nặng về gia công, chế biến thô, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, thiếu tính bền vững; dư thừa năng lực sản xuất, không sử dụng hết công suất thiết kế trong khi thị trường tiêu thụ nội địa còn đang bỏ ngỏ; nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến còn thiếu trong khi chất lượng chưa được kiểm soát, đảm bảo; vấn đề ô nhiễm môi trường, v.v… Bên cạnh đó, áp lực hội nhập ngày càng cao khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, hàng rào kỹ thuật, bảo hộ thương mại như các nội dung về an toàn thực phẩm, hóa chất, kháng sinh, chống bán phá giá, chống trợ cấp... sẽ gia tăng và ngày càng tinh vi, khắt khe hơn; sức ép cạnh trạnh với các sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền Trung đầu năm 2016 đã gây khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với chất lượng hàng thủy sản cho người tiêu dùng trong và ngoài nước; vấn đề chủ quyền biển đông là sự trăn trở lớn đối với các DN khi nguồn nguyên liệu khai thác để chế biến chịu tác động trực tiếp,v.v… Do vậy, để tồn tại và phát triển, đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng, các DN CBTS trên địa bàn TP cần có giải
- 2 pháp, bước đi phù hợp, đồng thời các cơ quan chức năng cần kịp thời có giải pháp hỗ trợ, ban hành các cơ chế, chính sách hiệu quả để nâng cao NLCT trong bối cảnh hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu và áp lực. Với nhận định đó, Tôi mạnh dạn lựa chọn Đề tài “Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm Luận văn tốt nghiệp, Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT của các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong thời gian qua để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao NLCT trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong thời gian qua, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện với các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Đối với các nhân tố tác động đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng, Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu sử dụng trong Luận văn được thu thập trong giai đoạn 2011-2016. - Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định
- 3 lượng. Nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng NLCT và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường các nhân tố tác động đến NLCT của DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận văn là phần mềm SPSS với các công cụ chủ yếu như: phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định Cronbach’s Alpha; phân tích phương sai, tương quan và hồi quy... 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, Luận văn được chia thành 4 chương được trình bày với kết cấu như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Thiết kế nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Kết luận và hàm ý chính sách 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Hiện nay có nhiều khái niệm, cách hiểu và định nghĩa khác nhau về CT, trong bối cảnh thuật ngữ CT ngày càng phổ biến do tính phổ dụng và nhu cầu nghiên cứu từ nhiều đối tượng, cần có cách hiểu cơ bản và thống nhất để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu một cách có hệ thống. Có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của mình để đạt được một hay một số mục tiêu nhất định [35]. Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên cho
- 4 thấy, CT không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia, mà CT là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. CT góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước... Thông qua CT, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào vấn đề cạnh tranh. 1.1.2. Phân loại các loại hình cạnh tranh Tùy theo khía cạnh và giác độ phân loại có thể có nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau, một số hình thức cơ bản như sau: a. Căn cứ vào chủ thể tham gia b. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế c. Căn cứ vào tính chất (trạng thái) cạnh tranh d. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh đ. eo n v c cạn tr n 1.1.3. Chức năng của cạnh tranh ứ n ất nhằm điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu, chức năng này còn được gọi là chức năng đảm bảo độ thỏa dụng của người tiêu dùng. ứ nó định hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất, làm cực tiểu tổng giá thành của sản xuất xã hội, chức năng này còn gọi là chức năng phân bổ các nguồn lực của cạnh tranh. ứ nó tạo điều kiện cho việc thích ứng linh hoạt với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất. ứt phân phối lại thu nhập một cách hợp l . ứ nă thúc đẩy đổi mới, chức năng này còn gọi là chức năng kích thích tiến bộ khoa học. 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm Khái niệm NLCT được xuất hiện và đề cập lần đầu tiên ở Mỹ vào
- 5 đầu những năm 1980. Cùng với sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đầu tư, tài chính,… trong những năm gần đây, khái niệm NLCT ngày càng nhận được sự quan tâm, phổ biến hơn và được thảo luận, tranh luân trong nhiều Chương trình, Hội nghị, Hội thảo, Nghị sự cấp quốc gia và quốc tế. Theo đó, cũng còn có khá nhiều cách hiểu khác nhau, bản chất NLCT và NLCT của DN bởi nhiều nhà nghiên cứu, học giả và nguồn nghiên cứu như sau: a. Về Năng c cạnh tranh b. Về Năng c cạnh tranh của doanh nghiệp Nhìn chung, một khái niệm NLCT của DN phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là “khả năng duy trì và nâng cao lợi thế CT trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”. 1.2.2. Lý thuyết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên năng lực (CVB) Lý thuyết dựa trên năng lực thông qua một tập hợp các khái niệm nền tảng của các thực thể nguyên thủy mà nó đại diện và sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích DN, thị trường và sự tương tác của chúng (cả CT và hợp tác). Các thực thể này bao gồm: Tài sản, Khả năng và Năng lực. 1.2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xét từ các yếu tố bên trong a. Năng c tổ chức quản lý doanh nghiệp b. Năng c marketing c. Năng c tài chính d. Năng c tiếp cận đổi mới khoa học công nghệ e. Năng c tổ chức dịch vụ f. Năng c tạo lập các mối quan hệ g. rìn độ củ ng ời o động trong DN h. rìn độ nghiên cứu phát triển của DN 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- 6 a. Khả năng duy trì và ở rộng thị phần . Năng c cạnh tranh của sản phẩm c. Năng c duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh d. Năng suất các yếu tố sản xuất e. Khả năng t íc ứng và đổi mới f. Khả năng t u út nguồn l c g. Khả năng ên kết và hợp tác của doanh nghiệp 1.2.5. Quy trình lượng hoá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a. Khảo sát định tính nhằ xác định các nhân tố tác động đến năng c cạnh tranh của doanh nghiệp Để đảm bảo tính hiệu quả xuyên suốt quá trình nghiên cứu, ứng dụng việc lượng hóa NLCT, trước tiên cần xác định tính cần thiết và quan trọng của bước khảo sát định tính nhằm xác định các nhân tố tác động đến NLCT của DN. Việc chuẩn hóa phù hợp các nhân tố tác động đến NLCT ngay trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu sẽ rút ngắn thời gian hoàn thành trong giai đoạn sau, tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh về sau. b. ến àn k ảo sát địn ợng năng c cạn tr n Sau khi xác định được các nhân tố tác động đến NLCT của DN, tiếp theo thực hiện bước khảo sát định lượng NLCT thực tế trên cơ sở áp dụng các yếu tố cấu thành nêu trên [46]. Bước 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu (đề xuất hoặc đề nghị) Bước 2: Các giả thuyết về mối quan hệ các nhân tố trong mô hình Bước 3: Xây dựng thang đo Bước 4: Thiết kế bảng câu hỏi Bước 5: Phỏng vấn thử Bước 6: Chọn mẫu phù hợp với tổng thể nhằm đảm bảo tính đại diện. Bước 7: Triển khai thu thập thông tin và phân tích số liệu Bước 8: Sử dụng hiệu quả thông tin có được từ phân tích số liệu
- 7 nhằm xây dựng mục tiêu và chiến lược phù hợp. 1.2.6. Một số mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a. Mô hình 5 áp l c cạnh tranh của Micheal Porter b. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo ờng các nhân tố ản ởng đến năng c cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam của Phạ u H ơng c. Mô hình khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế của GS.TS Hồ Đức Hùng - Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.1.1. Quy mô doanh nghiệp và lao động Theo số liệu từ Sở Công thương TP. Đà Nẵng, đến năm 2016 so với tổng số các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng thì số DN có hơn 500 lao động chiếm 8%; 200 đến dưới 500 lao động và dưới 10 lao động cùng chiếm 12% và còn lại là 68% có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 lao động. 2.1.2. Quy mô vốn đầu tƣ, sản xuất kinh doanh Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các DN CBTS năm 2013 đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, tăng bình quân 19%/năm trong giai đoạn 2009-2013 nhưng chỉ chiếm 3,3% tổng vốn sản xuất kinh doanh của các DN toàn ngành công nghiệp thành phố. Tổng vốn đầu tư thu hút vào các DN CBTS trên địa bàn TP giai đoạn 2010-2015 ước khoảng 400 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,25% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn của toàn ngành công nghiệp. Trong số 25 DN hiện có, số DN CBTS có quy mô trên 100 tỷ đồng chỉ chiếm
- 8 12%, từ 01 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng và từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng cùng chiếm 20%, từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng chiếm 24% và 24% cũng là số DN có quy mô dưới 01 tỷ đồng. 2.1.3. Sản phẩm và năng lực sản xuất Thủy sản chế biến khác bao gồm các sản phẩm thủy sản đóng hộp, khô, sấy, hấp, hun khói, tẩm gia vị, xay nhỏ, làm chả... Tổng công suất sản xuất các loại sản phẩm thủy sản chế biến ước khoảng 5.200 tấn/năm. Sản lượng năm 2015 ước khoảng 2.800 tấn/năm, bằng 53,8% công suất thiết kế. 2.1.4. Thị trƣờng tiêu thụ và nguyên liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các DN CBTS trên địa bàn TP. Đà Nẵng là xuất khẩu với 75,3% trong cơ cấu thị trường tiêu thụ, tiêu thụ tại Đà Nẵng là 15,7%, còn lại tiêu thụ tại các địa phương khác. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm tiêu thụ tại Đà Nẵng thực chỉ ở quy mô gia công cho đơn vị khác xuất khẩu. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản, Nhật Bản là thị trường quan trọng nhất với 35% tổng kim ngạch, Châu Âu (EU) chiếm khoảng 25%, Mỹ 20%, Hàn Quốc 15%, còn lại là các thị trường khác. 2.1.5. Trình độ công nghệ và quản lý Các DN CBTS trên địa bàn TP khá năng động trong việc tiếp thu, đổi mới, nâng cao trình độ quản lý và quảng bá sản phẩm. Hiện nay đã có 12/25 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP,...); các thương hiệu thủy sản nổi tiếng của thành phố như Seaprodex, Thuận Phước, Danafish,... Điều này được phản ánh qua thực tế các sản phẩm thủy sản của các DN đã được xuất khẩu đến các thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Nhật, Mỹ và EU. 2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- 9 2.2.1. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp - DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt - DN hoạch định được các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt - Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động SXKD của DN - Năng lực lãnh đạo của chủ DN 2.2.2. Năng lực marketing - Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của DN luôn đảm bảo - DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh - DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường - Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả - Chất lượng mối quan hệ của DN với khách hàng luôn đảm bảo 2.2.3. Năng lực tài chính - Quy mô nguồn vốn của DN - Khả năng huy động vốn - Khả năng thanh toán - Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh 2.2.4. Trình độ và năng lực tiếp cận, đổi mới khoa học công nghệ - Mức độ cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD - Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ - Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ - Khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD 2.2.5. Năng lực tổ chức dịch vụ - Thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên - Năng lực phục vụ của nhân viên - Tạo được niềm tin cho khách hàng 2.2.6. Năng lực tạo lập các mối quan hệ
- 10 - Khả năng quan hệ với nhà cung cấp - Khả năng quan hệ với các nhà phân phối - Khả năng quan hệ với các tổ chức tín dụng - Khả năng liên minh, liên kết với các DN cùng ngành - Khả năng quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương 2.2.7. Trình độ của ngƣời lao động trong doanh nghiệp - Khả năng nắm bắt công việc - Khả năng hoàn thành công việc theo tiến độ - Khả năng ứng dụng công nghệ trong công việc - Khả năng sử dụng các kỷ năng mềm trong xử lý công việc 2.2.8. Trình độ nghiên cứu phát triển của DN - Khả năng cải tiến kỹ thuật của DN - Khả năng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm - Khả năng nâng cao năng suất lao động và hợp lý hóa sản xuất 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- 11 Hìn 2.1. Mô ìn ng ên cứu đề xuất 2.4. KIỂM ĐINH MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu a. P ơng p áp ng ên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả áp dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cả hai nghiên cứu đều có vai trò quan trọng trong việc hướng đến mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh với thang đo chính thức trước khi tiến hành phân tích hồi quy để xác định các nhân tố tác động đến NLCT của các DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu định tính (khám phá) Quá trình nghiên cứu định tính nhằm hướng đến việc hình thành danh mục các nhân tố cấu thành NLCT của DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, nhận định bước đầu các nhân tố tác động đến NLCT của DN nói chung, tác giả tiến hành các lần phỏng vấn và thảo luận để hình thành thang đo chính thức phục vụ việc phỏng vấn và điều tra dữ liệu, bước này xác định Nghiên cứu có 9 nhân tố với 8 nhân tố độc lập, 1 nhân tố phụ thuộc với tổng thể 37 biến quan sát, trong đó có 3 biến thuộc nhân tố phụ thuộc là NLCT của DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu địn ợng Đây là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mô hình đề nghị. Việc kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các nhân tố tác động đến NLCT của DN CBTS trên ý địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do quy mô đối tượng khảo sát về NLCT của các DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất lớn, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển, NLCT của DN có liên quan đến nhiều đối tượng, trong phạm vi nguồn lực và thời
- 12 gian có giới hạn, Luận văn tuân thủ đúng nguyên tắc lựa chọn kích cỡ mẫu và đối tượng khảo sát theo logic khoa học. b. Quy trình nghiên cứu Thang đo chính (5) Nghiên cứu định lượng (n = 285) (6) - Đánh giá độ tin cậy các thang đo - Loại biến Nghiên Điều chỉnh (4) không phù hợp Cronbach Alpha cứu (7) - Kiểm tra nhân định tố trích Thảo luận (3) Phân tích nhân tố (8) tính - Kiểm tra phương sai trích Thang đo Thang đo nháp (2) hoàn chỉnh - Kiểm định sự (9) phù hợp của mô hình Phân tích hồi quy - Đánh giá mức Cơ sở lý thuyết (1) độ quan trọng của tuyến tính bội (10) các nhân tố Viết báo cáo Hình 2.3. Quy trìn t c ện ng ên cứu 2.4.2. Các thang đo nghiên cứu về NLCT của các DN CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Các t ng đo tác động đến NLCT củ các DN CB S trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ng đo Năng c tổ chức quản lý doanh nghiệp ng đo Năng c marketing ng đo Năng c tài chính ng đo năng c tiếp cận và đổi mới khoa học công nghệ ng đo Năng c tổ chức dịch vụ ng đo Năng c Tạo lập các mối quan hệ
- 13 ng đo rìn độ củ ng ờ o động trong doanh nghiệp ng đo rìn độ nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp b. ng đo NLC củ các DN CB S trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.4.3. Quy trình phân tích dữ liệu a. Kiể địn t ng đo bằng Hệ số Cron c ’s A p b. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) c. Xây d ng p ơng trìn ồi quy tuyến tính KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU 3.3.1. Thông tin mẫu khảo sát 3.3.2. Thống kê mô tả Trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các phiếu điều tra cho thấy, trong số 285 phiếu điều tra, các nhà quản trị của các DN cho ý kiến 80 phiếu, chiếm 28,07% tổng số phiếu; các nhà QLNN 75 phiếu, chiếm 26,32%; các khách hàng của các DN 90 ý kiến, chiếm 31,58%; những người lao động trực tiếp của các DN và một số chuyên gia, nhà nghiên cứu 40 ý kiến, cùng chiếm 7,02% tổng số phiếu phát ra. 3.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH ALPHA 3.2.1. Kiểm định thang đo Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp Trong lần phân tích đầu tiên, mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,712 > 0,7 (có thể sử dụng được) song hệ số tương quan biến tổng của biến QL2 có giá trị là 0,237 < 0,4 nên bị loại bỏ và cần kiểm định lần 2 (Phụ lục 5). Trong lần kiểm định lần 2, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,785 (Bảng 3.4). Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều
- 14 lớn hơn 0,4 (Bảng 3.5), đảm bảo điều kiện tiếp tục được phân tích EFA với các biến QL1, QL3 và QL4. 3.3.2. Kiểm định thang đo Năng lực marketing Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,837 > 0,7 (có thể sử dụng được) và đáp ứng được điều kiện giá trị (Bảng 3.6) với hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) của các biến từ MA1-MA5 đều > 0,4 nên đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.7). 2.3.3. Kiểm định thang đo Năng lực tài chính Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,677 < 0,7 đơn vị (Bảng 3.8); hệ số tương quan biến tổng của biến TC2 = 0,286 < 0,4 và thông số Cronbach's Alpha if Item Deleted của biến TC2 đạt 0,722. Do đó, cần loại bỏ biến TC2 và phân tích lại Cronbath’s Alpha lần 2. Trong lần kiểm định lần thứ 2 sau khi loại bỏ biến TC2, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,722 > 0,7 đơn vị (có thể được sử dụng) (Bảng 3.10), hệ số tương quan biến tổng của biến TC1, TC3, TC4 > 0,4 nên đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.11). 2.3.4. Kiểm định thang đo Năng lực tiếp cận và đổi mới khoa học công nghệ Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị quá nhỏ 0,305 < 0,7 (không thể sử dụng được) và không đáp ứng được điều kiện giá trị (Bảng 3.12) với hệ số tương quan biến tổng các biến từ CN1-CN4 đều < 0,4 nên không đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.13). 2.3.5. Kiểm định thang đo Năng lực tổ chức dịch vụ Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị nhỏ 0,369 < 0,7 (không thể sử dụng được) và không đáp ứng được điều kiện giá trị (Bảng 3.14) với hệ số tương quan biến tổng của các biến từ DV1-DV4 đều < 0,4 nên không đảm bảo điều kiện phân tích
- 15 EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.15). 2.3.6. Kiểm định thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,820 > 0,7 (có thể sử dụng được) và đáp ứng được điều kiện giá trị (Bảng 3.16) với hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) của các biến từ QH1-QH5 đều > 0,4 nên đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.17). 2.3.7. Kiểm định thang đo trình độ lao động trong doanh nghiệp Trong lần kiểm định Cronbach’s Alpha đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,813 > 0,7 (có thể sử dụng được), song hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) của biến LĐ5 = 0,382 < 0,4 nên phải kiểm định lần 2 khi đã loại bỏ biến LĐ5. Trong lần kiểm định lần 2, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,837 > 0,7 (có thể sử dụng được), hệ số tương quan biến tổng của các biến từ LĐ1-LĐ4 > 0,4 nên đảm bảo phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.18 và 3.19). 2.3.8. Kiểm định thang đo trình độ nghiên cứu phát triển của DN Trong lần kiểm định đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị cao 0,865 > 0,7 (sử dụng được) và đáp ứng được điều kiện giá trị (Bảng 3.20) với hệ số tương quan biến tổng của các biến từ NP1-NP3 đều > 0,4 nên đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.21). Thang đo này là sự phát kiến mới ngoài các mô hình nghiên cứu trước đây và được hầu hết các đối tượng khảo sát đánh giá cao. 2.3.9. Kiểm định thang đo năng lực cạnh tranh chung Trong lần kiểm định đầu tiên, hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,839 > 0,7 (sử dụng được) và đáp ứng điều kiện giá trị (Bảng 3.22) với hệ số tương quan biến tổng của các biến từ NLCT1-NLCT3 đều > 0,4 nên đảm bảo điều kiện phân tích EFA ở bước tiếp theo (Bảng 3.23). 3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 3.3.1. Thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
- 16 các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Toàn bộ 26 biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau 3 lần phân tích EFA, có 6 nhân tố mới được hình thành với 24 biến tương ứng thuộc các nhân tố: Năng lực tạo lập các mối quan hệ gồm 5 biến từ QH1-QH5; Năng lực Marketing gồm 4 biến là MA1, MA3-5; Trình độ người lao động gồm 4 biến từ LĐ1-LĐ4; Năng lực nghiên cứu và phát triển gồm 3 biến từ NP1-NP3; Năng lực tổ chức quản lý DN gồm 3 biến là QL, QL3 và QL4; Năng lực tài chính gồm 2 biến là TC1 và TC4. Các biến thuộc các nhân tố mới sẽ được tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ phù hợp của mô hình điều chỉnh. Trong lần phân tích EFA đầu tiên, hệ số tải nhân tố (Factor loading) của biến MA2 = 0,495 nhỏ hơn 0,5 nên bị loại (Bảng 3.24, phụ lục 8, 9 và 10). Do đó phải tiến hành phân tích EFA lần 2. Trong lần phân tích EFA lần 2, sau khi bỏ biến MA2 thì số nhân tố mới được tạo ra vẫn là 6 nhân tố, song mức chênh lệch dữ liệu của biến TC3 ở ma trận xoay là 0,618 - 0,322 = 0,296 < 0,3 đơn vị, nên phải phân tích EFA lần 3. Trong lần phân tích EFA lần 3, sau khi bỏ biến TC3 thì số nhân tố mới được tạo ra vẫn là 6 nhân tố, số biến quan sát còn lại là 24, hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến đều > 0,5 và đạt giá trị cao; hệ số KMO là 0,829 đơn vị, mức độ nghĩa của dữ liệu đưa vào phân tích phân tích EFA; Thống kê chi-Square của kiểm định Bartlett 2563.761 với mức mức nghĩa Sig = 0,000 1 (Bảng 3.27, 3.28 và 3.29). 3.3.2. Thang đo nhân tố năng lực cạnh tranh Trong lần phân tích EFA lần 1, số biến quan sát là 3 biến từ NLCT1-NLCT3, hệ số tải nhân tố của các biến đều > 0,5 và đạt giá trị cao
- 17 (thấp nhất là 0,733); hệ số KMO đạt giá trị là 0,722 đơn vị, điều đó khẳng định giá trị này đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích EFA và mức độ nghĩa của dữ liệu đưa vào phân tích phân tích nhân tố; Thống kê chi- Square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 341.360 với mức nghĩa Sig = 0,000
- 18 tích tương quan đảm bảo điều kiện để tiếp tục thực hiện bước tiếp theo là phân tích hồi quy. 3.5.2. Phân tích hồi quy a. Thống kê mô tả các biến hồi quy Bảng thống kê mô tả các biến hồi quy cho thấy, với 285 biến quan sát thì các thang đo mới diễn biến từ mức hoàn toàn không đồng đến mức hoàn toàn đồng , tương ứng mức Min và Max là 1 đến 5, giá trị trung bình đạt mức cao nhất là 3,6561 đơn vị và mức thấp nhất đạt 3,0491 đơn vị, có nghĩa là các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức đồng với nội dung này (Bảng 3.34). b. Đán g á độ phù hợp của mô hình hồi quy Hệ số R2 điều chỉnh đạt giá trị 0,639 > 50% cho thấy sự tương thích của mô hình với biến quan sát cao và biến phụ thuộc là NLCT gần như hoàn toàn được giải thích bởi 6 biến độc lập mới (Bảng 3.36). c. Đán g á độ phù hợp của mô hình hồi quy Phân tích Anova với kiểm định F trong phân tích phương sai trích đạt giá trị cao với mức 84.85 và quan trọng hơn giá trị độ lệch chuẩn Sig đạt giá trị 0,0000 0,0001; các beta đều dương và các nhân tố độc lập đều có ý nghĩa thống kê giải thích cho nhân tố phụ thuộc NLCT khi các Sig đều nhỏ hơn 5%, các biến độc lập đều được chấp nhận; tiêu chí Collinearity diagnostics với nội dung chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến có hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mô hình đạt giá trị nhỏ hơn 2 (giá trị cao nhất là 1.542) cho thấy vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đáng kế đến kết quả hồi quy và các biến trong mô hình được chấp nhận (Bảng 3.38); hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy vì giá trị d đạt được là 2,013 (xấp xĩ 2) và chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình (Bảng 3.36).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn