intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum" là xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ NGỌC HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Mã số: 834.04.10 Đà Nẵng - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng -Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh tài chính, sản xuất, kinh doanh thì nguồn nhân lực là một trong những trụ cột quan trọng của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho tổ chức mà những các tổ chức không thể bắt chước. Ngoài ra, trong bối cảnh cách mạng 4.0, thế giới ngày càng phát triển, yêu cầu kỹ năng của người lao động ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh các địa phương đang hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, thu hút các nhà đầu tư, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu người dân, tổ chức thì việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Với việc khẳng định vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp xã hội thịnh vượng và phát triển bền vững, tạo ra vị trí cạnh tranh giữa các tổ chức, địa phương, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất tốt, phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là đối với cấp xã, phường. Trong giai đoạn 2015-2020, thực hiện Quyết định 124, tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cơ sở cho tổng số 5.519 lượt cán bộ, công chức với tổng kinh phí 9.993.700.000 đồng (Báo cáo số 112/BC-SNV của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum). Tuy nhiên, cũng có thể thấy, đặc điểm cán bộ công chức cấp xã tại tỉnh Kon Tum đông nhưng chưa mạnh, năng lực chưa đồng đều, nhiều yếu kém. Kết quả đánh giá các chỉ số SIPAS, PAPI cho thấy tỉnh luôn ở vị trị thấp nhất nhì cả nước, cho thấy năng lực phục
  4. 2 vụ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân còn khá nhiều hạn chế. Mặc dù trong thời gian vừa qua, nhiều chương trình đào tạo được xây dựng nhưng kết quả còn nhiều bất cập trong công tác đào tạo“việc phân bổ, sử dụng kinh phí được cấp để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã theo Quyết định số 124/QĐ-TTg còn nhiều hạn chế và bất cập; việc phân bổ, cấp bổ sung và cơ chế thanh, quyết toán kinh phí đào tạo chưa đảm bảo tiến độ và kế hoạch; Khó khăn trong việc sắp xếp và lựa chọn cán bộ tham gia đào tạo, Hệ thống chương trình bồi dưỡng chưa được ban hành đầy đủ, thậm chí trùng lắp, kỹ năng chuyên đề còn chung chung, chưa bám sát yêu cầu thực tế tại cơ sở...”. Do đó, để giải quyết những vấn đề về công tác đào tạo cán bộ công chức cấp xã cần có sự quản lý nhà nước có những bước chuyển mạnh mẽ hơn. Những hạn chế của công tác đào tạo cán bộ công chứ cấp xã cũng bộc lộ trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động này còn hạn chế như cơ quan QLNN về ĐTCBCC chưa được tổ chức, phân cấp hợp lý; CBCC quản lý về ĐT còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành, chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục; hệ thống các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để tổ chức, quản lý đào tạo còn chưa đồng bộ, kịp thời; công tác lập kế hoạch ĐT chưa sát với nhu cầu thực tiễn của CBCC và của đơn vị sử dụng CBCC; công tác kiểm tra ĐTCBCC còn mang tính hình thức, thực trạng quản lý và thực hiện cải cách hành chính của tại cấp xã tỉnh Kon Tum hiện còn khoảng cách khá xa so với các địa phương khác, đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu kiến thức về chuyên sâu, chuyên nghiệp… Công tác quản lý và đánh giá lại sau đào tạo chưa được triển khai nên ý thức học tập bồi dưỡng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người hoạt động không trách ở cơ sở chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa
  5. 3 bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn cao học ngành Quản lý kinh tế của mình. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng khung lý thuyết và vận dụng để nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu chi tiết - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN và đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo CBCC làm việc trong hệ thống các cơ quan chính quyền cấp xã. - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020, dữ liệu sơ cấp được điều tra trong khoảng thời
  6. 4 gian tháng 9 – 10 năm 2020, tầm xa của các giải pháp đến năm 2025.. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn như bài báo, báo chí, tập san, chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, thông tin thống kê… Dữ liệu thứ cấp còn bao gồm các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ĐTCBCC; thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố; các bài báo có liên quan,… Trên cơ sở thu thập những thông tin, dữ liệu, tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm của bản thân để phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn. b. Dữ liệu sơ cấp: + Ý kiến chuyên gia: Mục đích khảo sát: Đề xuất các tiêu chí đánh giá các nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo CBCC, đánh giá những hạn chế, khó khăn của công tác QLNN với hoạt động đào tạo CBCC. Đối tượng: gồm phó giám đốc Sở nội vụ, Trưởng Phòng xây dựng chính quyền, Phó phòng tổ chức cán bộ và cải cách hành chính, Phó phòng thanh tra của Sở nội; chủ tịch UBND các xã phường trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Phường Quang Trung, Duy Tân, Thống nhất và Đoàn Kết) Phương pháp thực hiện: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi. + Ý kiến của đối tƣợng là CBCC cấp xã: Đối với cán bộ cấp xã:
  7. 5 Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá các tiêu chí của công tác QLNN đối với hoạt động ĐTCBCC dựa trên các thang đo được xây dựng thông qua hệ thống cơ sở lý luận và ý kiến của các chuyên gia. Đối tượng: khảo sát đối tượng là cán bộ cấp bộ cấp xã Phương pháp khảo sát: gửi phiếu thăm dò tại UBND của các xã, phường Quang Trung, Duy Tân, Lê Lợi, Đoàn Kết của thành phố Kon Tum; huyện Kon Rẫy có thị trấn Đăk Rve, Đăk Koi, Đăk Ruồng; huyện Sa Thầy có thị trấn Sa Thầy, Hơ Moong, Mô Rai, Sa Nhơn; huyện Đăk Hà có thị trấn Đăk Hà, Đăk Mar, Đăk La, Đăk Ring. Mỗi xã gửi 10 phiếu dành cho cán bộ. Cỡ mẫu: tiến hành khảo sát 120 cán bộ cấp xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu này bởi theo quyết định số 1159/BNV-CCHC của Bộ nội vụ ngày 10 tháng 04 năm 2014, V/v hướng dẫn triển khai Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, với tổng số cán bộ cấp phường xã là 1050 người (tính đến tháng 6/2020), thì cỡ mẫu khảo sát là 92 người. Trong quá trình khảo sát tại các địa phương thì số phiếu phát ra là 160 mẫu, thu về là 120 phiếu đảm bảo ý nghĩa thống kê mô tả. Phương pháp chọn mẫu: do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng là công chức cấp xã: Mục đích: Đối tượng là công chức cấp xã thì cỡ mẫu là 80 quan sát. Công chức là đối tượng thụ hưởng các chương trình đào tạo. Do vậy, việc tiến hành khảo sát đối tượng công chức nhằm đánh giá hiệu quả, mức độ đáp ứng của các chương trình của Sở nội vụ mang lại. Phương pháp thu thập thông tin: phát phiếu điều tra tại các UBND phường xã. Cụ thể, tác giả gửi phiếu thăm dò tại UBND của các xã, phường Quang Trung, Duy Tân, Lê Lợi, Đoàn Kết của thành phố Kon Tum; huyện Kon Rẫy có thị trấn Đăk Rve, Đăk Koi, Đăk Ruồng; huyện Sa Thầy có thị trấn Sa Thầy, Hơ Moong, Mô Rai, Sa
  8. 6 Nhơn; huyện Đăk Hà có thị trấn Đăk Hà, Đăk Mar, Đăk La, Đăk Ring. Mỗi xã gửi 10 phiếu dành cho công chức, tổng số phiếu phát ra 100 phiếu, thu về 80 phiếu. Phương pháp chọn mẫu: Mẫu thuận tiện. 4.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu. Để có thể giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sử dụng các phương pháp sau: - Xử lý dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của Sở nội vụ, niêm giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Kon tum, các bài báo, văn kiện, nghị quyết… Phương pháp xử lý dữ liệu gồm hệ thống hóa, tổng hợp, thống kê so sánh và xử lý các tài liệu, số liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo CBCC. - Xử lý dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp gồm: + Dữ liệu từ kết quả khảo sát của cán bộ cấp xã: Dữ liệu trong bảng câu hỏi gồm: thông tin cỡ mẫu, đánh giá thực thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo CBCC cấp xã và các kiến nghị của cán bộ nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, kết quả phỏng vấn của các chuyên gia. + Dữ liệu từ kết quả khảo sát công chức cấp xã: Bảng câu hỏi thu thập dữ liệu từ công chức cấp xã gồm thông tin cỡ mẫu, đánh giá về các chương trình đào tạo do sở nội vụ tổ chức trong thời gian qua, cụ thể dựa trên các tiêu chí như chất lượng nội dung, tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ, giáo viên giảng dạy, mức độ ứng dụng nội dung học tập vào thực tiễn tại đơn vị. Nội dung bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc xây dựng các chương trình đào tạo từ các giáo trình quản trị nguồn nhân lực. Phương pháp xử lý:
  9. 7 + Phương pháp xử lý kết quả điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS.20. Các tiêu chí được đánh giá thông qua chỉ số cronbach Apha nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các thang đó. + Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để làm rõ các bảng biểu, số lượng về hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo CBCC trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo cán bộ công chức Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6.1.Các tài liệu tham khảo chính 6.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Sau khi lược khảo các tài liệu liên quan, tác giả rút ra được cơ sở lý luận về hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực mà các tài liệu đề cập đến như khái niệm về đào tạo, vai trò, nguyên tắc học tập, quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong các tổ chức nói chung, trong tổ chức khu vực công nói riêng. Mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về đào tạo CBCC, song đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao hoạt động QLNN về hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum. Đây là một khoảng trống nghiên cứu và việc tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum” là không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó.
  10. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò công tác đào tạo cán bộ, công chức a. Khái niệm cán bộ, công chức b. Khái niệm đào tạo cán bộ, công chức c. Vai trò đào tạo cán bộ công chức 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo cán bộ, công chức a. Khái niệm quản lý nhà nước b. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo cán bộ, công chức QLNN đối với hoạt động ĐTCBCC là sự tác động có tổ chức của nhà nước lên hoạt động đào tạo thông qua quá trình hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách có liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo, kiểm soát hoạt động đào tạo CBCC, tạo môi trường phù hợp, công bằng, thuận lợi sao cho hoạt động ĐTCBCC đạt hiệu quả cao, gắn với thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển. 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo CBCC 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động ĐTCBCC 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch là một quá trình nhằm xác định những việc cần phải làm, làm như thế nào, làm khi nào, ai
  11. 9 làm. Quy hoạch, kế hoạch ĐTCBCC trên nguyên tắc là tạo tiền đề cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một quá trình và là một hệ thống mang tính logic. Tiêu chí đánh giá - Mức độ và tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu đào tạo CBCC so với Quy hoạch/kế hoạch đã ban hành qua các năm; - Mức độ đánh giá của đối tượng khảo sát về mức độ hiệu quả/hiệu lực của Quy hoạch/kế hoạch đào tạo CBCC được ban hành. 1.2.2. Xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản pháp luật, các chế độ, chính sách, quy định đối với đào tạo cán bộ, công chức Cần có báo cáo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐT CBCC theo đúng quy định, đảm bảo thống nhất, phù hợp và hiệu quả của công tác ĐTCBCC. Tiêu chí đánh giá - Số lượng và biến động số lượng các văn bản, các chế độ, chính sách về đào tạo CBCC được ban hành qua các năm; - Mức độ đánh giá của đối tượng khảo sát về mức độ hiệu quả/hiệu lực của các văn bản, các chế độ, chính sách về đào tạo CBCC được ban hành qua các năm. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đào tạo cán bộ, công chức Tổ chức bộ máy QLNN về ĐTCBCC chịu trách nhiệm chính là do Sở nội vụ thực hiện. Sở nội vụ sẽ đảm nhiệm những hoạt động như: Quản lý nội dung, chương trình đào tạo. Xây dựng tài liệu học tập sao cho nội dung, chương trình phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ quá trình thực thi công vụ đồng thời phù hợp với thực tiễn vùng miền, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý… Tiêu chí đánh giá - Mức độ phù hợp giữa mô hình tổ chức quản lý hoạt động đào tạo CBCC so với yêu cầu đặc thù của địa phương;
  12. 10 - Mức độ hài lòng của các đối tượng khảo sát đối với hiệu quả/hiệu lực hoạt động của bộ máy tổ chức, quản lý. 1.2.4. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, thực thi các chế độ, chính sách, quy định trong đào tạo cán bộ, công chức Tiêu chí đánh giá - Số lượng và biến động số lượng CBCC được đào tạo qua các năm; - Tỷ lệ CBCC được cử đi đào tạo các loại/chỉ tiêu kế hoạch, quy hoạch đào tạo CBCC qua các năm. - Số lượng và biến động số lượng CBCC được hưởng chế độ hỗ trợ đối với đào tạo, bồi dưỡng qua các năm. - Số các chương trình đào tạo nguồn nhân lực là CBCC được phê duyệt qua các năm. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đào tạo CBCC Tiêu chí đánh giá - Số lượng và mức độ biến động số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra trong công tác đào tạo CBCC qua các năm; - Số lượng và tỷ lệ các vụ vi phạm/tổng số các vụ việc được thanh tra, kiểm tra và mức độ xử lý. 1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƢỜNG, XÃ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC - Tính đa dạng của nhu cầu đào tạo - Năng lực, trình độ tương ứng của CBCC - Khối lượng công việc sự vụ rất nhiều - Về kinh phí hỗ trợ - Ngoài ra, đối tượng quản lý tại các cấp là khác nhau
  13. 11 1.4. KINH NGHIỆM CÁC ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC 1.4.1. Kinh nghiệm tại Đăk Lăk 1.4.2. Kinh nghiệm tại Đà Nẵng 1.4.3. Kinh nghiệm tại Gia Lai 1.4.4. Bài học cho tỉnh Kon Tum Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo cán bộ công chức ngày càng được chú trọng. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức hiện nay tập trung vào một số nội dung cơ bản: Thứ nhất, định hướng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách đào tạo cán bộ công chức; Thứ hai, ban hành, phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp; Thứ ba, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức; Thứ tư, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo; Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát hoạt đào tạo cán bộ công chức. Những nội dung phân tích trong chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng trong chương 2 cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo cán bộ công chức tỉnh Kon Tum trong chương 3 của Luận văn.
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.3. Đặc điểm dân số và lực lƣợng lao động 2.1.4. Tình hình biến động cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum a. Về quy mô cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Kon Tum b. Chất lượng cán bộ, công chức tại cấp xã tỉnh Kon Tum 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỈNH KON TUM 2.2.1. Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum + Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đào tạo theo kế hoạch về trình độ chuyên môn Kết quả sau khi thực hiện kế hoạch số 1182/KH-UBND, chất lượng về trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã tăng lên nhanh chóng, từ 10% có trình độ đại học năm 2015 lên 34,4% vào năm 2020. Như vậy, so với mục tiêu trong kế hoạch, thì trình độ bậc học đối với cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum thấp hơn so với chỉ tiêu 5,6%. + Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đào tạo theo kế hoạch về trình độ đào tạo về mặt chính trị. Mục tiêu trong kế hoạch vào năm 2020, trình độ đào tạo về mặt chính trị đạt 85% nhưng trên thực tế chỉ đạt 73,5%. Xem xét các
  15. 13 địa phương chỉ có hai huyện Kon Rẫy và Kon Plong là đạt chỉ tiêu này, hầu hết các địa phương còn lại thì không đạt. Một trong những nguyên nhân là do ngân sách đối với việc đào tạo này hạn chế nên không triển khai theo đúng quy định và hiện địa phương thiếu những chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tự đào tạo. Đối với QH-CL1 (Mục tiêu đào tạo cán bộ công chức cấp xã trong quy hoạch gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội) đạt giá trị trung bình cao nhất mean = 3.508 ; tiếp đến QH-CL2 (Danh mục các chương trình đào tạo hợp lý) có giá trị trung bình mean = 3.3417 ; QH-CL3 (Nguồn kinh phí đào tạo được phân bổ phù hợp, hiệu quả) đạt 3.3 ; QH-CL4 (Chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả) đạt giá trị mean = 3.2167; và QH-CL5 (anh chị hài lòng với công tác quy hoạch về hoạt động đào tạo) đạt giá trị thấp nhất ở mức 3.2083. Như vậy, hầu hết đối với công tác quy hoạch, lập kế hoạch đánh giá của cán bộ đối với hoạt động đào tạo được xác định là ở mức khá. 2.2.2. Công tác xây dựng ban hành, triển khai các văn bản về công tác đào tạo cán bộ công chức cấp xã tại Kon Tum Với tiêu chí BHVB1 (Số lượng các văn bản ban hành về đào tạo là nhiều) có giá trị trung bình bằng 3.5083 điểm với 54,6% cán bộ đồng ý với tiêu chí này cho thấy hiện số lượng các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo là khá lớn. Do vậy, tiêu chí BHVB2 (Sự biến động, thay đổi trong văn bản liên quan đến đào tạo khiến anh/chị khó khăn trong triển khai và thực thi) có giá trị trung bình đạt 3.333 điểm, ở mức khá với 44,1% cán bộ đồng ý với điều này. Cho thấy các cán bộ đánh giá việc biến động về văn bản không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng đây cũng là điểm cần lưu ý khi quản lý. Hiệu quả của chính sách đạt được khi chính sách triển khai có lợi ích cao hơn so với chi phí bỏ ra (BHVB6) có giá trị trung bình ở mức khá đạt 3.11 điểm, trong đó 39,2% cán bộ đồng ý với ý kiến này;
  16. 14 Với BHVB3 (Nguồn lực tài chính đáp ứng được việc triển khai văn bản) có giá trị trung bình đạt 3.308 điểm và có 41,7% cán bộ đồng ý ; BHVB4 (Nguồn nhân lực đáp ứng được việc triển khai văn bản đào tạo) có giá trị trung bình đạt 3.22 điểm, trong đó cán bộ đồng ý với tiêu chí là 40% ; BHVB5 (Phương tiện kỹ thuật, công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách đáp ứng tốt) đạt giá trị trung bình 3.208 điểm với tỷ lệ 35% cán bộ đồng ý. Như vậy hầu hết các tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình khá. Do vậy, đánh giá kết quả mức độ hài lòng chung BHVB7 cũng ở mức trung bình khá đạt 3,39 điểm. 2.2.3. Tổ chức bộ máy về công tác đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum Theo điều 44, số 101/2017/NĐ-CP, về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2017, việc tổ chức triển khai đào tạo do Sở nội vụ tỉnh Kon Tum kiểm soát. Với tiêu chí TCBM1 đánh giá Mức độ phù hợp giữa mô hình tổ chức quản lý hoạt động đào tạo CBCC so với yêu cầu đặc thù của địa phương có giá trị trung bình đạt 2.85 điểm, cụ thể mức độ đồng ý của cán bộ với 23,3% đồng ý; 38,3% đạt mức bình thường. Đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng khảo sát đối với hiệu quả/hiệu lực hoạt động của bộ máy tổ chức, quản lý với các tiêu chí từ TCBM2 đến TCBM5. Với tiêu chí TCBM2 (Phân công công việc trong việc quản lý đào tạo cán bộ công chức cấp xã là rõ ràng) có giá trị trung bình đạt 3.58 điểm, với 62,5% cán bộ đồng ý hiện việc phân công trong quản lý đào tạo là hợp lý. Tiêu chí TCMB3 (Bộ máy quản lý hoạt động đào tạo có chi phí quản lý thấp) có giá trị trung bình đạt 3.11 điểm với 39.2% cán bộ đồng ý. TCBM4 (Bộ máy quản lý hoạt động đào tạo cán bộ công chức gọn nhẹ, được tinh gọn) có mức đánh giá đồng ý 53,3% và giá trị trung bình đạt 3.3917 điểm. TCBM5 (Đánh giá chung về bộ máy quản lý đào tạo cán bộ công chức đạt hiệu quả cao) đạt 3,36 điểm về
  17. 15 mặt giá trị trung bình và có 50% cán bộ đồng ý với quan điểm. Như vậy, hầu hết các tiêu chí đánh giá bộ máy tổ chức nhà nước đều đạt ở mức trung bình khá. 2.2.4. Công tác tổ chức thực hiện chƣơng trình, nội dung đào tạo CBCC Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn các mặt, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Kon Tum. Đến thời điểm hiện nay, cơ cấu về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh như sau: thạc sĩ (20/1.907, đạt 1,05%); đại học (1.208/1 .907, đạt 63,35%), cao đẳng (67/1.907, đạt 3,51%); tuy nhiên trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo tỷ lệ còn khá cao (612/1907, chiếm 32,09%). 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum a. Thanh tra, kiểm tra Kết quả khảo sát cho thấy công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động đào tạo kịp thời (KT-GS1) có tỷ lệ đồng ý khá cao đạt 60%; Các hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên (KT- GS2) đạt 63,3%; Các kết quả thanh tra, kiểm tra được gửi về đơn vị để hiệu chỉnh cho các đợt đào tạo sau (KT-GS3) có tỷ lệ đồng ý thấp chỉ đạt 41,7%; Công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định được đánh giá đồng ý với tỷ lệ 56,7%; Điều này cho thấy hiện công tác thanh tra, kiểm tra đang thực hiện ở mức khá. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI TỈNH KON TUM 2.3.1. Thành công - Các đơn vị, địa phương đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở của mình, đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ,
  18. 16 công chức cơ sở góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. - Các đơn vị, địa phương đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở của mình, đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức cơ sở góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. - Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã được triển khai tương đối toàn diện ở các khâu từ việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch đến triển khai thực hiện và hoạt động đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng (Chương trình, giảng viên, phương pháp giảng dạy và hiệu quả sau đào tạo,…) 2.3.2. Hạn chế - Việc kiểm soát về nguồn lực cho đào tạo đặc biệt là tài chính khá khó khăn. - Công tác quản lý nhà nước đối với việc kiểm soát hệ thống chương trình đào tạo còn bỏ ngõ. - Công tác đánh giá, kiểm soát của Sở nội vụ về năng lực cơ sở đào tạo, giáo viên giảng dạy còn để trống. - QLNN đối với hoạt động đánh giá sau đào tạo của CBCC cấp xã còn chưa được thực hiện. - Kinh phí của tỉnh bố trí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, - Công tác lập kế hoạch ĐT chưa sát, mới chú trọng đến những nhiệm vụ hiện tại, chưa có chiến lược lâu dài. - Bộ máy quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn mang nặng tính kế hoạch, chưa thực sự chủ động với tầm nhìn trung và dài hạn. - Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về ĐT đa số chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục, chủ yếu xuất phát điểm từ các trường khối ngành kinh tế.
  19. 17 - Chỉ tiêu đào tạo cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị thấp. - Đội ngũ giảng viên mặc dù đã được tăng cường cả về chất lượng và số lượng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn – số lượng còn ít so với cơ cấu nguồn nhân lực cũng như mục tiêu, yêu cầu ĐTBD của ngành. - Chưa ban hành được bản mô tả công việc theo vị trí việc làm nên chưa có cơ sở để xác định các nội dung kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho công chức theo (vị trí việc làm) nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm. - Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát ĐTBD chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế - Do Kon Tum là tỉnh miền núi khó khăn, trình độ dân trí còn thấp đặc biệt là các xã miền núi, vùng sâu vùng xa nên số CBCC là người đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều hạn chế về trình độ, năng lực và thói quen tự do nên việc đào tạo nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn; - Cán bộ, công chức cấp xã ở vùng khó khăn thường rất vất vả để giải quyết công việc sự vụ vì trình độ hiểu biết của người dân kém, trong khi đó thu nhập lại hạn chế nên, kinh tế khó khăn nên đa số không muốn phải đi học xa nhà, học dài ngày... - Đội ngũ CBCC thường có sự biến động lớn, phụ thuộc nhiều vào kết quả bầu cử nên việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC vì thế mà cũng có nhiều biến động, gây khó khăn cho việc xâydwngj kế hoạch, cũng như tổ chức thực hiện. - Công tác lập kế hoạch đào tạo chưa thực sự gắn chặt chẽ với nhu cầu công việc. ĐTBD và sử dụng không đi liền với nhau, việc cử CBCC đi học chưa gắn với quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, đối tượng; chưa chú ý đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí công tác. Do đó, việc bố trí CBCC sau đào tạo chưa thực sự
  20. 18 phát huy được kiến thức, kỹ năng được học, vẫn theo lối mòn học một kiểu, làm một kiểu. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chương 2 đã trình bày tổng quan về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tỉnh Kon Tum. Đồng thời, chương 2 cũng chỉ ra được những kết quả đạt được, những thành công đối với công tác QLNN về đào tạo cán bộ công chức cũng như xác định rõ những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để từ đó làm cơ sở cho đề xuất định hướng, giải pháp tại chương 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2