intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng" nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận vận dụng vào đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HUY TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng – Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Phan Văn Tâm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu không có đất đai thì rõ ràng không hình thành bất kỳ một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có được sự tồn tại của con người. Vì vậy, việc Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, ổn định chính trị và trật tự an toàn xă hội. Trong các năm qua, mặc dù việc QLNN về đất đai tại huyện Hòa Vang được các cấp chính quyền quan tâm hoàn thiện và bước đầu đạt được các kết quả khả quan, qua đó thúc đẩy KT-XH của huyện không ngừng phát triển; trật tự, kỷ cương pháp luật trong quản lý đất đai ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực phức tạp và luôn thay đổi trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập của nước ta hiện nay nên đến thời điểm hiện nay, công tác QLĐĐ ở huyện vẫn còn một số hạn chế nhất định, đơn cử như số lượng đơn, thư phản ánh, khiếu nại về đất đai vẫn còn nhiều, dự án trên địa bàn được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm tiến độ; các dự án nợ tiền đất, chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước vẫn còn; đồng thời, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, tình hình sử dụng đất của huyện đã có những biến động so với bản đồ địa chính được lập trước đây nhưng chưa cập nhật đầy đủ và chưa xây dựng được hệ thống thông tin về đất theo bản đồ dạng số; công tác cấp GCNQSDĐ cho người dân còn tồn đọng, kéo dài ... Đứng trước thực trạng đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình. Việc thực hiện đề tài sẽ giúp có được các đánh giá, nhìn nhận khách quan về thực trạng QLNN về đất đai ở huyện Hòa Vang trong những năm qua, qua đó có được những đề xuất về phương hướng và giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện trong tương lai.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở lý luận vận dụng vào đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận QLNN về đất đai. - Làm rõ thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong tương lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Do hạn chế về điều kiện, thời gian và thông tin nên luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các hoạt động QLNN về đất đai, cụ thể luận văn chỉ tập trung vào các nội dung: (i) công tác ban hành và triển khai thực hiện các quy phạm pháp luật về quản lý đất đai; (ii) công tác thực hiện quy hoạch, KHSDĐ; (iii) công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp GCNQSDĐ; (iv) công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; (v) công tác tài chính về đất, giá đất; (vi) công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và (vii) là tổ chức bộ máy QLNN về đất đai của chính quyền huyện. - Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng cho Luận văn được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020; các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021; các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến.
  5. 3 - Về không gian: Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp sao chép, ghi chép, tổng hợp các dữ liệu từ các tài liệu là quy hoạch, KHSDĐ cũng như các báo cáo hàng năm của UBND huyện và của Phòng TNMT huyện Hòa Vang, các báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, của Sở TNMT, của Cục thống kê TP Đà Nẵng ... và tổng hợp, khái quát hóa các dữ liệu từ các nguồn tài liệu là giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học được công bố của các tác giả trong và ngoài nước. b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu được thu thập thông qua điều tra, khảo sát. Phương pháp điều tra, khảo sát dựa trên phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra. Trong thời gian từ 1/10/2021 đến 30/11/2021. 4.2. Phƣơng pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng để mô tả thực trạng tình hình QLĐĐ của huyện Hòa Vang, qua hệ thống số liệu đã được thống kê và phân tích. Từ đó thấy được sự biến động tình hình trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn và có các giải pháp, đề xuất. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu ở các thời kỳ khác nhau của huyện Hòa Vang để xác định xu hướng biến động của tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện. - Phương pháp kế thừa: Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn kế thừa, trích dẫn tham khảo những tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề QLNN về đất đai. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Về nội dung QLNN về đất đai, luận văn đã nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu, công trình, đề tài nghiên cứu chính sau đây:
  6. 4 - Richard L.Drat (2017), “Kỷ nguyên mới của quản trị”, Nhà xuất bản Hồng Đức. Tác giả đã cho thấy sự cần thiết của Nhà quản trị sáng tạo trong một thế giới đang thay đổi. Các nhà quản trị ngày nay đang đối mặt với những sự thay đổi lớn và sâu rộng về quan hệ xã hội, môi trường, công nghệ, kinh tế … nên cần tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng. - Lê Bảo (2016), “Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế”, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Giáo trình cho thấy QLNN về kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công trong việc xây dựng và phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân. - Phạm Lan Hương (2020), “Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. Cuốn sách bài giảng cho những kiến thức cơ bản nhất của QLNN về đất đai, về nguyên tắc, phương pháp quản lý của Nhà nước; về cơ sở QLĐĐ; về bộ máy, tổ chức QLĐĐ; về hệ thống pháp luật và chính sách QLĐĐ của Nhà nước; về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; về giá đất, tài chính đất đai và QLNN về các giao dịch đất đai trong thị trường. - Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), “Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai”, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Giáo trình đã giới thiệu từ tổng quát đến cụ thể về công tác quản lý hành chính Nhà nước, QLNN về đất đai ... Các tài liệu nghiên cứu trên đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác QLNN về đất đai và đều thừa nhận vai trò trung tâm của Nhà nước trong vấn đề quản lý, điều phối, sử dụng nguồn lực này. Đặc biệt, các nghiên cứu giúp đúc kết kinh nghiệm QLĐĐ tại nhiều địa phương khác nhau là các thông tin hữu ích giúp cho những người nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo trong thực tế.
  7. 5 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận của QLNN về đất đai - Chương 2: Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Luật Đất đai đã khẳng định đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. b. Quản lý Nhà nước về đất đai QLNN về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, KHSDĐ; trong việc kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng đất. 1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về đất đai Nhà nước có vai trò chính trong việc hình thành các chính sách về đất đai và đề ra các thủ tục, nguyên tắc của hệ thống QLNN về đất đai bao gồm Luật đất đai và quy định pháp luật liên quan đến đất đai. Nhà nước có vai trò quản lý, can thiệp và điều chỉnh bằng
  8. 6 các công cụ hành chính và những chính sách hợp lý nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường đất đai. Vì vậy, QLNN về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản: đảm bảo đất sử dụng có hiệu quả; đảm bảo tính công bằng trong quản lý, sử dụng của các đối tượng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai - Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước - Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật - Tiết kiệm và hiệu quả 1.1.4. Các công cụ đƣợc sử dụng trong QLNN về đất đai - Công cụ hành chính - Công cụ kinh tế - Công cụ giáo dục, tuyên truyền, vận động 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG 1.2.1. Công tác ban hành, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai chính là cơ sở pháp lý để cho các cơ quan QLNN về đất đai và những người sử dụng đất thực hiện. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan QLNN về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong Luật Đất đai để ban hành. Tiêu chí đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: Số văn bản đã quán triệt, tuyên truyền, số ban hành triển khai thực hiện; số lượng tuyên truyền; tính phù hợp, đa dạng của các nội dung, hình thức tuyên truyền. 1.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, KHSDĐ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai (giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất …).
  9. 7 Quản lý quy hoạch, KHSDĐ là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác QLNN về đất đai. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định. Nó cũng giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất. Tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch, KHSDĐ bao gồm: Tính kịp thời của các quy hoạch, KHSDĐ; tính tuân thủ theo quy định của pháp luật của các quy hoạch, KHSDĐ; số quy hoạch phải hủy bỏ. 1.2.3. Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiêu chí đánh giá công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp GCNQSDĐ bao gồm: Sự phù hợp và kịp thời của công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ QHSDĐ; số lượng giấy GCNQSDĐ được cấp mới, được cấp lại. 1.2.4. Công tác thu hồi đất, giao đất, việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Thu hồi đất, giao đất, là một nội dung đặc biệt trong QLNN về đất đai. Nhà nước thu hồi đất, giao đất đều là các hoạt động nhằm trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho người sử dụng. Các hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mọi đối tượng để phát triển KT-XH và được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Việc quyết định giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .
  10. 8 Tiêu chí đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất bao gồm tính kịp thời của hồ sơ, diện tích đất được giao; hồ sơ, diện tích đất được thu hồi; số phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt; số hộ được bồi thường, hỗ trợ tái định cư. 1.2.5. Công tác tài chính về đất đai và giá đất Nội dung quản lý tài chính về đất đai và giá đất gồm các công tác quản lý thuế và tiền sử dụng đất, thuê đất của Nhà nước. Quản lý tài chính về đất đai không chỉ đơn thuần là quản lý giá đất, quản lý các khoản thu từ đất để tăng thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn là công cụ để Nhà nước khuyến khích sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và ngày càng hiệu quả. Tiêu chí đánh giá: Tính đa dạng từ các nguồn thu từ đất; sự tăng/giảm trong nguồn thu từ đất. 1.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Triển khai và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đất đai - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai - Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Tiêu chí đánh giá: Số đơn, thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết; số lần tiến hành thanh tra, kiểm tra; số vụ sai phạm được xử lý. 1.2.7. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về quản lý đất đai của chính quyền cấp huyện Cơ quan TNMT ở chính quyền huyện có HĐND huyện; UBND huyện; Phòng TNMT; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và các cơ quan liên quan khác như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Thanh tra, phòng Văn hóa - Thông tin; Ban quản lý các dự án đầu tư; Ban đền bù giải phóng mặt bằng. Tiêu chí đánh giá: Mức độ rõ ràng trong việc phân chia chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào bộ máy quản lý đất đai.
  11. 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như: vị trí, địa hình, khí hậu,.. cũng ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước. 1.3.2. Điều kiện kinh tế Kinh tế phát triển làm thay đổi nhu cầu sử dụng của các loại đất. Do đó, QLNN về đất đai cũng phải thích ứng để phù hợp với nhu cầu kinh tế mới, đáp ứng được tình hình thực tế và yêu cầu đặt ra. 1.3.3. Điều kiện xã hội Các yếu tố xã hội như dân số, việc làm, môi trường, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLNN về quy hoạch, KHSDĐ; công tác cấp GCNQSDĐ, thu hồi, giao đất ... CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, bao bọc thành một vòng cung rộng lớn về phía Tây nội thị, có tọa độ từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 1080 49' đến 108014' kinh độ Đông. b. Địa hình Huyện có địa hình đa dạng và phong phú, vùng đồng bằng phía Đông là nơi tập trung vùng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm. Phía Tây gồm các xã miền núi, nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn. c. Khí hậu Huyện nằm ở trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ cao và ít biến động.
  12. 10 d. Tài nguyên đất đai Huyện có tổng diện tích đất là 73.317,20 ha, cơ cấu loại đất được phân bố theo mục đích sử dụng từ năm 2016 – 2020 như sau: Bảng 2.1. Cơ cấu tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 – 2020 Qua bảng, ta thấy diện tích đất nông nghiệp giảm dần từ 62.932,60 ha năm 2016 xuống còn 62.501,65 ha năm 2020 (giảm 430,95 ha); đất phi nông nghiệp tăng lên từ 9.732,54 năm 2016 lên 10.270,11 ha năm 2020 (tăng 537,57 ha) và đất chưa sử dụng 553,92 ha năm 2016 xuống còn 545,94 ha năm 2020 (giảm 7,98 ha). Như vậy đã có sự dịch chuyển đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và tăng khả năng sử dụng đất đối với đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn 2016- 2020 (giá thực tế) (ĐVT: tỷ đồng, bình quân %) BQ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2016- 2020 Tổng GTSX 6.752,9 7.739,3 8.611,3 9.621,6 7.446 12 Nông – Lâm - Thủy sản 976,4 1.030,7 1.081,7 1.124,9 935 4,5 Công nghiệp - Xây dựng 3.049,1 3.533,9 3.977,2 4.486,5 3.760 12,9 Thương mại - Dịch vụ 2.727,4 3.174,4 3.552,4 4.010,2 2.751 13,4 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hàng năm của huyện Hòa Vang) Trong giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị sản xuất (GRDP) của huyện từ 6.752,9 tỷ năm 2016 tăng lên 9.621,6 tỷ đồng năm 2019 nhưng giảm 7.446 tỷ đồng năm 2020 (do tình hình dịch bệnh Covid – 19), GRDP huyện tăng bình quân 12%/năm. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 12,9%/năm; thương mại - dịch vụ tăng bình quân 13,4%/năm và nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm.
  13. 11 Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn 2016- 2020 Đơn vị tính % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu GTSX 100 100 100 100 100 Nông – Lâm - Thủy sản 14,45 13,32 12.56 11,69 12,56 Công nghiệp - Xây dựng 45,16 45,66 46,18 46,63 50,5 Thương mại - Dịch vụ 40,39 41,02 41,26 41,68 36,99 (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của huyện Hòa Vang) Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, ngoại trừ năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, còn lại tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 40,38% lên 41,68% vào năm 2019, giảm còn 36,99% vào năm 2020; công nghiệp – xây dựng tăng từ 45,1% lên 50,5% và nông - lâm - thủy sản từ 14,45% năm 2016 giảm xuống còn 12,56% năm 2020. 2.1.3. Đặc điểm xã hội a. Dân số, lao động Từ năm 2016 đến 2020, dân số của huyện có xu hướng gia tăng, tốc độ tăng trung bình 2,5%/năm. Năm 2020, dân số của huyện đạt 149.319 người, tăng 13,8% so với năm 2016; số người lao động chiếm 56,1% tổng dân số của huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 31,44 triệu đồng, năm 2020 đạt 55,08 triệu đồng/người, tăng 1,75 lần so với năm 2016. Đời sống, nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cao, điều này đòi hỏi công tác QLNN về đất đai cũng cần phải được đẩy mạnh. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của địa phƣơng
  14. 12 Trong giai đoạn 2016 - 2020, hàng năm UBND huyện đã kịp thời triển khai các quy định về quản lý đất đai của Chính phủ và thành phố trên địa bàn huyện. Bảng 2.5. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016-2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Văn bản quy phạm pháp Số 6 3 3 5 7 luật lượng Văn bản hướng dẫn Số 4 6 6 6 5 lượng (Nguồn: Phòng TNMT huyện Hòa Vang) 2.2.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện đã chủ động xây dựng Đề cương quy hoạch, KHSDĐ trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 - 2020, trên cơ sở đó, ngày 11/9/2012, UBND thành phố đã có Quyết định số 7356/QĐ- UBND về việc phê duyệt đề cương và quy hoạch, KHSDĐ huyện Hòa Vang đến năm 2020. Bảng 2.8. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Quy hoạch chi Dự án 20 15 21 18 22 tiết Công bố quy Đồ án 10 15 16 10 23 hoạch Rà soát, hủy bỏ Đồ án 5 6 11 14 18 quy hoạch (Nguồn: Phòng TNMT huyện Hòa Vang) * Đánh giá thực trạng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất Năm 2020 của huyện Hòa Vang, tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng các nhóm đất của huyện như sau:
  15. 13 Bảng 2.9 - 2.10. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng các loại đất năm 2020 Diện Kết quả thực hiện tích So sánh kế Tăng (+) Chỉ tiêu sử hoạch Diện STT Mã dụng đất 2020 tích Giảm Tỷ lệ (%) đƣợc (ha) (-) duyệt (ha) (8)=(6)/(5)* (1) (2) (3) (5) (6) (7)=(6)-(5) 100% Đất Nông 62.67 62.501, 1 NNP -173,76 99,72 nghiệp 4,91 15 Đất phi nông 10.10 10.270, PNN 169,35 101,68 2 nghiệp 0,76 11 Đất chưa sử 545,9 CSD 541,14 - 4,8 99,12 3 dụng 4 (Nguồn: Báo cáo thuyết minh KHSDĐ năm 2020 của huyện Hòa Vang) Qua bảng ta thấy, các nhóm đất nông nghiệp cơ bản đều đạt chỉ tiêu đặt ra, có chỉ tiêu còn vượt kế hoạch; nhóm đất phi nông nghiệp của huyện cơ bản đều đạt trên 50%, có một số chỉ tiêu vượt; đất chưa sử dụng giảm 4,8 ha so với hiện trạng cho các mục đích đất khu công nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh, đất phát triển hạ tầng ... 2.2.3. Thực trạng công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất đã được huyện cơ bản thực hiện đúng quy định. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ quyền
  16. 14 sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức. Bảng 2.12. Chỉ tiêu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Cấp GCN QSD Giấy 1.465 1.661 983 1.397 827 đất Cấp đổi, cấp lại Trường 3.948 4.126 3.015 3.104 2.751 quyền sử dụng đất hợp (Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hòa Vang) 2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức thu hồi đất, giao đất, tiến hành việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Bảng 2.14. Các chỉ tiêu về giao đất, thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư của huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Giao đất Hồ sơ 512 526 473 888 1.315 Diện tích ha 133,12 251,85 80,96 151,35 96,77 Thu hồi đất Hồ sơ 2.200 2.600 2.500 3.000 3.864 Diện tích ha 167.43 283,46 100,7 124,77 110,40 Số phương án bồi Phương thường, hỗ 1.900 2.200 2.700 2.950 3.351 án trợ và tái định cư Số hộ được bồi thường, Hộ 1.500 1.760 2160 2.360 2.730 hỗ trợ và tái định cư (Nguồn: Phòng TNMT và Ban Bồi thường, GPMB huyện Hòa Vang) Qua bảng, ta thấy những năm qua, việc giao đất, thu hồi đất
  17. 15 cũng tăng lên đều qua các năm. Số phương án bồi thường và số hộ được bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng tăng từng năm, năm 2016 có 1.900 phương án với 1.500 hộ được bồi thường hỗ trợ tái định cư thì năm 2020 đã tới 3.351 phương án (tăng 1,76 lần) và 2730 hộ (tăng 1,82 lần). 2.2.5. Thực trạng công tác tài chính về đất đai và giá đất Công tác quản lý tài chính về đất đai góp phần làm tăng nguồn ngân sách cho thành phố và huyện thông qua việc sử dụng đất. Bảng 2.16. Cân đối các khoản thu, chi từ đất trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016-2020 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Thu tiền sử dụng đất 9.3 11.2 25.5 174.4 124.8 Thu lệ phí trước bạ nhà đất 2.4 3.7 6.5 13.6 7.4 Thu thuế TNCN nhà đất 8.6 14.2 25.9 51.8 26.7 Thu tiền thuê đất 3.5 2.1 3.4 5.7 4.8 Thu thuế sử dụng đất PNN 1.2 1.9 2.5 2.6 2.9 Chi đền bù khi thu hồi đất 21 12 40,5 34,97 73,38 Cân đối thu - chi 4.1 21.2 23.2 213.2 93.1 (Nguồn: Chi cục thuế và Phòng TNMT huyện Hòa Vang) Nguồn thu từ đất có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2016, cân đối thu chi là 4,1 tỉ, năm 2017 tăng 21,2 tỉ và đặc biệt năm 2019 tăng 213,2 tỉ, năm 2020 xuống còn 93,1 tỉ do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai a. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
  18. 16 Bảng 2.18. Công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 - 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số Đợt 3 4 3 5 5 Số tổ chức, cá nhân Trường hợp 24 29 41 27 56 Phát hiện vi phạm Trường hợp 7 9 6 7 12 Số tiền xử lý vi Triệu đồng 20,5 120 52,3 134 159 phạm (Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng TNMT huyện Hòa Vang) Qua bảng, ta thấy Phòng TNMT đã chủ trì tổ chức tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai ngày một tăng. b. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Bảng 2.19. Tình hình giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016 - 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số đơn 80 109 134 135 142 Đã giải quyết xong đơn 76 94 128 102 101 Tỷ lệ giải quyết/tổng % 96 85,87 95,5 75,9 70,9 số (Nguồn: Văn phòng tiếp công dân huyện Hòa Vang) Qua bảng, ta thấy tình hình tranh chấp, đơn thư, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện có xu hướng tăng, cho thấy mức độ ngày càng khó khăn, phức tạp của công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 2.2.7. Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nƣớc về quản lý đất đai của huyện Hòa Vang a. Chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy Bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực QLNN về đất đai trên địa bàn huyện tương đối đảm bảo theo quy định nên đã giúp cho công tác QLĐĐ trên địa bàn huyện đạt được kết quả ngày một khả quan.
  19. 17 b. Nguồn nhân lực của các bộ phận trong bộ máy quản lý đất đai Bảng 2.21. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý đất đai huyện Hòa Vang năm 2020 Trình độ Cao Số TT Tên cơ quan Trên đại Đại đẳng, lƣợng học học trung cấp 1 Cơ quan chuyên trách HĐND huyện 6 2 4 0 2 Lãnh đạo UBND huyện 4 4 0 0 3 Phòng Tài nguyên và Môi trương 14 7 7 0 4 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng 28 4 23 0 đất 5 Cán bộ địa chính xã 22 0 22 0 6 Phòng Nông nghiệp và phát triển 9 2 7 0 nông thôn 7 Phòng Hạ tầng – Kinh tế 8 3 5 0 8 Phòng Tài chính kế hoạch 8 1 7 0 9 Phòng Thanh tra 5 1 4 0 10 Ban quản lý các dự án đầu tư 30 6 24 0 11 Ban đền bù giải phóng mặt bằng 55 5 43 7 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hòa Vang) Như vậy, qua bảng ta có thể thấy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện tương đối đầy đủ và có chất lượng. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những mặt thành công - Công tác ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
  20. 18 - Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, KHSDĐ. - Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Công tác tổ chức thu hồi đất, giao đất, tiến hành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Công tác tài chính về đất đai và giá đất. - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Tổ chức bộ máy nhà nước về QLĐĐ của huyện Hòa Vang. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Công tác ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. - Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, KHSDĐ. - Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Công tác tổ chức thu hồi đất, giao đất, tiến hành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Công tác tài chính về đất đai và giá đất. - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Tổ chức bộ máy nhà nước về QLĐĐ của huyện Hòa Vang. 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Hệ thống pháp luật đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng, còn phức tạp và nhiều trường hợp văn bản còn mâu thuẫn nhau; còn sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự liên kết trong quản lý và thực thi nhiệm vụ QLNN về đất đai giữa các Bộ, ngành Trung ương với chính quyền địa phương tỉnh/thành và quận/huyện còn chưa được chặt chẽ. b. Nguyên nhân chủ quan Sự đổi mới hoạt động QLNN về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển KT-XH của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2