intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam" là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD của các NHTM; đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam. Các biện pháp đã triển khai, những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động cho vay KH CNKD giai đoạn 2017 – 2019; đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ KHÁNH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng – Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 1: ……………………………………. Phản biện 2: ……………………………………. Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển hiện nay, các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với KHCN. Với chiến lược của mình, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đang hướng đến trở thành một NH hàng đầu của Việt Nam; hoạt động theo mô hình khối NH bán lẻ theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoạt động bán lẻ của các chi nhánh thì cho vay đối với KHCN là một hoạt động hết sức quan trọng, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế và hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ngân hàng cần phải hoàn thiện hơn để có thể duy trì và phát triển hoạt động này. Trong giai đoạn hiện nay, VCB Quảng Nam đang gặp nhiều sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các NH và các TCTD khác, đòi hỏi VCB Quảng Nam phải không ngày càng đổi mới hơn, hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD và đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể tồn tại và phát triển. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD của các NHTM.  - Đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam. Các biện pháp đã triển khai, những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động cho vay KH CNKD giai đoạn 2017 – 2019.  - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
  4. 2 vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam.  Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay đối với KH CNKD. Đề xuất khuyến nghị đối với chi nhánh Quảng Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Chính phủ. + Về không gian: Hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam. + Về thời gian về số liệu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam từ năm 2017 đến năm 2019.  Phƣơng pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phỏng vấn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Về khoa học: luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoàn thiện hoạt động cho vay đối với KH CNKD của NHTM.  Về thực tiễn: Phân tích lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và việc hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế đề xuất những giải pháp, kiến nghị. 5. Bố cục luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam.
  5. 3 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các bài báo liên quan đến chủ đề nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây để làm cơ sở nghiên cứu: a. Các bài báo liên quan chủ đề đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây: [1] Lê Tấn Phước (2016), “Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại VN”, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 12/2016. [2] Phạm Văn Hồng (2016), “Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”, Tạp chí Tài Chính kỳ 2 số tháng 4 năm 2016. Bài viết chỉ ra những khó khăn mà các hộ kinh doanh cá thể đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh trong đó khó khăn nhất đó là thiếu vốn và việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó đưa ra những phương án tháo gỡ cho các hộ kinh doanh. [3] Lê Thị Anh Quyên (2019), “Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018”, Tạp chí Tài Chính kỳ 1 số tháng 11 năm 2019. b. Các luận văn thạc sỹ liên quan bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong những năm gần đây: [1] Bùi Thiện Tâm (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKDtại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hòa Thắng, tỉnh Đắk Lắk”, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. [2] Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2019), “Hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKDtại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt –
  6. 4 Chi nhánh Đà Nẵng”, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. [3] Nguyễn Vũ Lâm (2019), “Hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKDtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quyết Thắng, tỉnh Kon Tum”, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Khoảng trống trong luận văn trên là không gian và đối tượng nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Quyết Thắng, tỉnh Kon Tum, chỉ phản ánh được tình hình cho vay KH CNKD tại địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018. Các đề tài nghiên cứu trên đều đã hệ thống được các vấn đề về cơ sở lý luận của hoạt động cho vay đối với KH CNKD của NHTM; đánh giá được thực trạng của hoạt động cho vay đối với KH CNKD tại đơn vị nghiên cứu; từ đó, xác định được những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động cho vay đối với KHCN. Từ năm 2017 - 2019, có rất nhiều đơn vị là NHTM được lựa chọn để nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với KH CNKD, nhưng hoạt động cho vay KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam thì chưa được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. Bên cạnh khoảng trống về không gian nghiên cứu của các luận văn nêu trên, một số khoảng trống khác như thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,… vẫn chưa được các đề tài trên nghiên cứu đánh giá. Vì vậy, luận văn này sẽ được tác giả thực hiện nghiên cứu các khoảng trống nêu trên để phân tích, đánh giá và hoàn thiện công tác cho vay đối với KH CNKD tại Vietcombank Quảng Nam.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KH CNKD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. CHO VAY KH CNKD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Tổng quan về tín dụng Ngân hàng a. Khái niệm cho vay của Ngân hàng thƣơng mại Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 30/12/2016, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” b. Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thƣơng mại: Vốn vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Vay vốn phải có bảo đảm nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng trong quá trình kinh doanh c. Phân loại cho vay của Ngân hàng thƣơng mại - Dựa vào mục đích sử dụng vốn: cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác - Dựa vào thời hạn vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: đảm bảo không bằng tài sản, đảm bảo bằng tài sản. - Dựa vào phương thức cho vay: cho vay từng lần, hợp vốn, cho vay lưu vụ, theo hạn mức, theo hạn mức cho vay dự phòng theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, cho vay quay vòng, cho vay tuần hoàn (rollover).
  8. 6 - Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: cho vay trả góp, cho vay phi trả góp, cho vay hoàn trả theo yêu cầu. - Dựa vào xuất xứ của khoản vay: trực tiếp, gián tiếp. - Dựa vào đối tượng khách hàng: cho vay KH pháp nhân, cho vay KH cá nhân. 1.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a. Khái niệm, đặc điểm KH CNKD của NHTM KHCN kinh doanh là một nhóm đối tượng KH trong hoạt động kinh doanh của NHTM. KHCN kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi trong quan hệ dân sự của mình, nhưng không phải là pháp nhân. Đặc điểm KH CNKD: KH CKKD có thể là các cá nhân hoặc các hộ kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ đứng ra kinh doanh; tự chịu trách nhiệm trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động, hoạt động không có con dấu riêng; chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân hoặc tài sản chung của cả hộ gia đình, tổ chức mà cá nhân đó làm đại diện; sử dụng nguồn nhân lực số lượng nhân sự ít; quy mô nhỏ; kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực, với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú. b. Khái niệm, đặc điểm cho vay KH CNKD của NHTM Cho vay KHCNKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Đặc điểm cho vay KHCN kinh doanh:
  9. 7 - Về quy mô, số lượng các khoản vay - Về chi phí liên quan đến quá trình cho vay - Về mức độ rủi ro - Về lãi suất c. Vai trò của cho vay KH CNKD của NHTM - Đối với ngân hàng Việc cho vay KH CNKD có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Việc cho vay KH CNKD giúp ngân hàng mở rộng thị phần, đa dạng hóa hoạt động tín dụng, nâng cao kết quả tài chính. - Đối với khách hàng Hoạt động cho vay KHCNKD giúp các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có được nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với nền kinh tế Thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng đã trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. d. Rủi ro trong cho vay KH CNKD của NHTM Rủi ro tín dụng là phát sinh khi đối tác không đáp ứng được một phần hoặc toàn bộ các điều khoản của Hợp đồng tín dụng. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KH CNKD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM Hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM hướng đến những mục tiêu: mục tiêu về quy mô, mục tiêu về cơ cấu cho vay, mục
  10. 8 tiêu về chất lượng dịch vụ, mục tiêu về bán chéo sản phẩm, kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, mục tiêu về tài chính. 1.2.2. Nội dung hoạt động cho vay KH CNKD của Ngân hàng thƣơng mại a. Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu KH CNKD b. Hoạch định và thực thi chính sách Marketing phù hợp: Chính sách sản phẩm dịch vụ; Chính sách giá dịch vụ; Chính sách phân phối; Chính sách Quảng bá; Chính sách Nguồn nhân lực; Chính sách Quy trình dịch vụ; Chính sách cơ sở vật chất. c. Kiểm soát được các rủi ro tín dụng 1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM : Qui mô cho vay. Thị phần cho vay. Cơ cấu cho vay. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng. Chất lượng dịch vụ cho vay KH CNKD. Kết quả bán chéo sản phẩm. Kết quả tài chính 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD tại Ngân hàng thƣơng mại. a. Nhóm nhân tố bên ngoài Ngân hàng b. Nhân tố bên trong ngân hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Nội dung của chương 1: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng. Luận giải các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM. Hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM; tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay KH CNKD của ngân hàng; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KH CNKD của NHTM.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG, KINH TẾ XÃ HÔI TỈNH QUẢNG NAM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam a. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam b. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam c. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu d. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành e. Kết quả hoạt động kinh doanh  Công tác huy động vốn
  12. 10 Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 - 2019 Số dƣ vốn huy động Tăng trƣởng TT Chỉ tiêu (tỷ đồng) (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 I. Tổng vốn huy động 5.419 5.787 6.525 6,8 12,8 1 Theo đối tƣợng 5.419 5.787 6.525 6,8 12,8 1.1 Tiền gửi TCKT 1099 1447 1.662 31,7 14,9 1.2 Tiền gửi cá nhân 3.061 3.561 3.969 16,3 11,5 1.3 Huy động khác 1259 779 894 -38,1 14,8 Kho bạc Nhà nước 1.244 757 767 -39,1 1,3 Bảo hiểm Xã hội 7.1 15.5 112 118,3 622,6 Tổ chức tín dụng 7.9 6.5 15 -17,7 130,8 2 Theo loại tiền 5.419 5.787 6.525 6,8 12,8 2.1 VND 5200 5.546 6.321 6,7 14,0 2.2 Ngoại tệ 219 241 204 10,0 -15,4 3 Theo kỳ hạn 5.419 5.787 6.525 6,8 12,8 3.1 Không kỳ hạn 2.685 2.761 3.194 2,8 15,7 3.2 Có kỳ hạn 2.734 3.026 3.331 10,7 10,1 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam)  Công tác cấp tín dụng Bảng 2.3. Dư nợ cho vay tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 - 2019 Dƣ nợ cho vay Tăng trƣởng TT Chỉ tiêu (Tỷ đồng) (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Tổng dƣ nợ CV 6.789 6.884 8.623 1,4 25,3 1 Theo thời hạn 6.789 6.884 8.623 1,4 25,3 1.1 Ngắn hạn 5.383 5.285 6.583 -1,8 24,6 1.2 Trung, dài hạn 1.406 1.599 2.040 13,7 27,6
  13. 11 2 Theo loại tiền 6.789 6.884 8.623 1,4 25,3 2.1 VND 5.267 6.611 8.478 25,5 28,2 2.2 Ngoại tệ quy VND 1.522 273 145 -82,1 -46,9 3 Theo đối tƣợng KH 6.789 6.884 8.623 1,4 25,3 3.1 Doanh nghiệp 4.626 3.849 4.535 -16,8 17,8 3.2 Cá nhân 2.163 3.035 4.088 40,3 34,7 4 Nợ quá hạn 27 18 7,2 -33,3 -60,0 4.1 Nợ xấu 0,8 11,1 2,8 1.287,5 -74,8 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam)  Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4. Kết quả tài chính tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 - 2019 Giá trị Tăng trƣởng TT Chỉ tiêu (Tỷ đồng) (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1. Tổng thu nhập 723 839 1.359 16,0 62,0 2. Tổng chi phí 569 620 1.037 9,0 67,3 3. Lợi nhuận trước thuế 154 219 322 42,2 47,0 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KH CNKD TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM 2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay KH CNKD của Vietcombank Quảng Nam trong thời gian qua: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị - xã hội, mức độ cạnh tranh, chiến lược của ngân hàng, nguồn nhân lực Vietcombank Quảng Nam.
  14. 12 2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động Cho vay KH CNKD trong thời gian qua. a. Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu KH CNKD: Việc nghiên cứu thị trường chưa chuyên nghiệp, mới dừng lại ở việc cán bộ phụ trách tại địa bàn tự tìm hiểu để phục vụ cho công việc của cá nhân. b. Hoạch định và thực thi chính sách marketing Chính sách sản phẩm dịch vụ (Product): các sản phẩm cho vay CNKD chủ yếu là sản phẩm cho vay theo phương thức truyền thống và cho vay kinh doanh kết hợp với thấu chi tiêu dùng như sản phẩm kinh doanh tài lộc, cho vay CNKD truyền thống.  Chính sách giá dịch vụ (Price): Lãi suất cho vay ngắn hạn của chi nhánh dao động trong khoảng từ 8-9,5%, trung hạn từ 11-11,5%.  Chính sách phân phối (Place): Trong thời gian qua hoạt động cho vay KH CNKD của chi nhánh thực hiện tại trụ sở chi nhánh và 8 phòng giao dịch trực thuộc trải dài Quốc lộ 1A,  Chính sách Quảng bá (Promotion): chương trình quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm cho vay thông qua treo băng rôn tại trụ sở chi nhánh, hoặc phát tờ rơi trực tiếp cho khách hàng.  Chính sách Nguồn nhân lực (People): các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tác nghiệp, kỹ năng marketing cho CBCNV trong Chi nhánh thông qua việc cử đi đào tạo, tự đào tạo, tổ chức hội thi tay nghề, hội thảo nghiệp vụ.  Chính sách Quy trình (Process): Quy trình cho vay theo Quyết
  15. 13 định 268/VCB.CSTD ngày 08/3/2017 và Quyết định số 2507/QĐ- VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.  Chính sách cơ sở vật chất (Physical Evidence): Trụ sở chính của Chi nhánh được xây dựng 10 tầng và đã được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Trụ sở 8 Phòng giao dịch khang trang. c. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp phù hợp như: rút giảm dư nợ, bổ sung TSBĐ…. Tùy theo khách hàng, ngành hàng, mục đích sử dụng vốn mà có kế hoạch kiểm tra phù hợp. 2.2.3. Thực trạng triển khai các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KH CNKD trong thời gian qua. + Cơ cấu lại danh mục đầu tư. + Thành lập Phòng khách hàng bán lẻ. + Phát triển và mở rộng quy mô điểm bán hàng. + Thay đổi phương cách làm việc là từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động. + Giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. + Tăng cường công tác đào tạo. + Phân tích thường xuyên chính sách giá trên địa bàn. Những mặt hạn chế, cụ thể: Phòng khách hàng bán lẻ còn mang nặng tính hình thức. Việc thành lập các Phòng giao dịch đã phát sinh nhiều chi phí trong quá trình hoạt động. Các phòng hạ chuẩn trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay để đạt kế hoạch chỉ tiêu. 2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a. Quy mô cho vay khách hàng CNKD
  16. 14 Bảng 2.5. Dƣ nợ cho vay KHCNKD giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ Tỷ Tỷ Tỷ tiêu Số %TH/ Số %TH/ Số %TH/ trọng trọng trọng tiền KH tiền KH tiền KH (%) (%) (%) Tổng 107 100 6.884 117 100 8.623 112 100 dư nợ 6.789 Dư nợ 1.123 102 17 1.689 113 25 2.383 108 28 KHCNKD (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) - Số lƣợng KH CNKD: Bảng 2.6: Số lƣợng KHCNKD giai đoạn 2017-2019 ĐVT: khách hàng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tăng/ Tỷ lệ Tăng/ Tỷ giảm (%) giảm lệ (%) Số lượng cho 3.315 201 7,0 244 7,9 vay KHCN 2.870 3.071 Số lượng cho 1.628 95 6,7 112 7,4 vay KHCNKD 1.421 1.516 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) - Dƣ nợ cho vay bình quân trên 01 KHCNKD: Bảng 2.7: Dƣ nợ bình quân 01 KH CNKD ĐVT: Tỷ đồng, khách hàng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tăng Tỷ lệ Tăng/ Tỷ / giảm (%) giảm lệ (%) Dư nợ 1.123 1.689 2.383 565 50,3 695 41,1 KHCNKD Số lượng 1.421 95 6,7 112 7,4 KHCNKD 1.516 1.628 DN bình quân 0,79 1,11 1,46 0,32 40,9 0,4 31,4 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam)
  17. 15 b. Cơ cấu dư nợ cho vay KH CNKD + Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn Bảng 2.8. Cơ cấu dƣ nợ KH CNKD theo kỳ hạn ĐVT: Tỷ đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ (%) (%) (%) 1. Dư nợ ngắn hạn 926 82,5 1.449 85,8 2.140 89,8 2. Dư nợ trung hạn 197 17,5 240 14,2 243 10,2 3. Dư nợ dài hạn - - - - - - Cộng 1.123 1.689 2.383 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) + Cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay Bảng 2.9. Cơ cấu dƣ nợ KH CNKD theo TSBĐ ĐVT: Tỷ đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Dƣ nợ Dƣ nợ Dƣ nợ (%) (%) (%) 1. Bảo đảm bằng bất động sản 1.076 95,8 1.614 95,6 2.293 96,2 2. Bảo đảm bằng động sản 47 4,2 75 4,4 91 3,8 Dƣ nợ CNKD 1.123 1.689 2.383 100 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) + Cơ cấu dƣ nợ cho vay CNKD theo sản phẩm.
  18. 16 Bảng 2.10. Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm ĐVT: Tỷ đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Dƣ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Dƣ nợ Dƣ nợ nợ (%) (%) (%) 1. Cho vay KD tài lộc 155 13,8 309 18,3 636 26,7 2. Cho vay KD truyền thống 968 89,2 1.380 81,7 1.747 73,3 Cộng 1.123 1.689 2.383 (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) c. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KH CNKD Bảng 2.11 Rủi ro cho vay CNKD Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2017 2018 2019 1. Nợ xấu cho vay CNKD Tỷ đồng 0,41 0,83 1,98 2. Tỷ lệ nợ xấu CNKD/Tổng dư nợ % 0,006 0,012 0,023 3. Tỷ lệ nợ xấu CNKD/Dư nợ CNKD % 0,036 0,049 0,083 4. Kế hoạch tỷ lệ nợ xấu CNKD/ % < 0,4 < 0,4 < 0,4 Dư nợ CNKD 5. So với Kế hoạch đảm bảo đảm bảo đảm bảo (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) d. Chất lượng cung ứng dịch vụ. Vietcombank Quảng Nam đã từng bước cải thiện bộ mặt giao dịch hiện đại theo nhận diện thương hiệu mới, tiêu chuẩn phục vụ khách hàng với thái độ cầu thị và thủ tục được cải tiến theo hướng thân thiện, nhanh gọn. e. Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCNKD
  19. 17 Bảng 2.12. Tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động cho vay CNKD So sánh So sánh Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- (%) +/- (%) 1. Lãi suất đầu ra bình 9,5% 9,2% 8,58% quân (%) 2. Lãi suất đầu vào bình 7,13% 6,82% 6,15% quân (%) 3. Chênh lệch lãi suất (%) 2,37% 2,38% 2,43% 4. Thu nhập từ lãi cho 27 40 58 50,7 44,5 vay CNKD (tỷ đồng) 5. Tổng thu nhập từ lãi 111 155 187 39,1 21,2 cho vay (tỷ đồng) 6. Tỷ lệ lãi CV CNKD/tổng 24% 26% 31% thu từ lãi cho vay (Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Nam) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH 2.3.1. Những mặt thành công: Tách bạch hoạt động cho vay bán buôn và bán lẻ. Hoạt động cho vay KHCNKD ngày càng hoàn thiện. Phân tán được rủi ro, bán chéo được các sản phẩm. Chất lượng cho vay KHCNKD luôn được kiểm soát tốt. Công tác thẩm định khách hàng đạt độ chính xác, khách quan. Đẩy mạnh chương trình chăm sóc khách hàng. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. 2.3.2. Một số hạn chế : Phòng KH thể nhân chưa khai thác hết chức năng, nhiệm vụ. Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng CNKD còn ở mức khá thấp. Chưa tách bạch các khâu trong hoạt động cho vay KH CNKD. Chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn. Mạng lưới điểm bán lẻ còn mỏng. Các hoạt động Marketing còn tự
  20. 18 phát thiếu nhất quán. Chư khai thác được hiệu quả công nghệ. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: Nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội. Nguyên nhân từ phía khách hàng. Sự cạnh tranh của các ngân hàng. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2, Luận văn đặt trọng tâm vào phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCNKD của Vietcombank Quảng Nam dựa trên cơ sở là các tiêu chí đánh giá cho vay đã được nêu ở chương 1. Luận văn đã trình bày và phân tích những biện pháp được triển khai trong thời gian qua và kết quả mà Vietcombank Quảng Nam đã đạt được. Nêu lên những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của của chương 2 là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại hoàn thiện hoạt động trong chương 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2