intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng" là đưa ra được những khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ ANH TRÚC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8 34 02 01 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hƣơng Phản biện 1: TS. Phan Đặng My Phương Phản biện 2: TS. Phan Quảng Thống Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng −Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 2,91% trong năm 2020, và 2,58% trong năm 2021, được xếp vào nhóm cao trên thế giới mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, nhiều hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tổng mức doanh thu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng trưởng tín dụng đạt 8,51% tính đến 20/6/2022. Điều đó cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch với mức gia tăng chi tiêu của người dân. Nhu cầu mua sắm chi tiêu thiết yếu của người dân bị hạn chế trong giai đoạn phong tỏa do đại dịch được khôi phục như du lịch, giải trí, xây sửa nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại…Chi tiêu tăng trong khi thu nhập của người dân bị giảm trong đại dịch dẫn đến nhu cầu vốn vay tiêu dùng tăng. Là chi nhánh duy nhất và đầu tiên tại khu vực miền Trung, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ngay từ khi thành lập vào năm 2019 đã nhận ra thành phố Đà Nẵng là thị trường cho vay tiêu dùng có tiềm năng to lớn. Dựa vào nguồn vốn mạnh, chi phí thấp và công nghệ ngân hàng tiên tiến từ tập đoàn mẹ là tập đoàn tài chính Shinhan Finance Hàn Quốc, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng không ngừng nâng cao độ nhận diện thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và tăng năng lực cạnh tranh. Mặc dù Đà Nẵng là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh; Tuy nhiên, với vai trò là thành phố du lịch cũng như là trung
  4. 2 tâm kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là một trong số các địa phương có mức độ phục hồi kinh tế khá nhanh. Quy mô nền kinh tế thành phố trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt hơn 57.792 tỷ đồng, tăng thêm hơn 5.077 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; xếp thứ 2 về quy mô và tốc độ tăng GDP trong khối 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Do đó, hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng sau 3 năm có mặt tại Đà Nẵng là vấn đề được đặt ra cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng nhằm khai thác đến mức cao nhất thế mạnh của mình để mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch. Dựa trên nhu cầu thực tế, tác giả lấy đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” để làm chủ đề nghiên cứu nhằm nhận xét và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng trong gian đoạn đã qua, nhờ đó có những khuyến nghị phù hợp, góp phần hoàn thiện hoạt động CVTD của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đưa ra được những khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Các nhiệm vụ nghiên cứu chi tiết như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CVTD tại NHTM; - Phân tích thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng;
  5. 3 - Đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết những câu hỏi nghiên cứu như sau: - Thực trạng của hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2019 – 2021 diễn ra như thế nào? - Có những thành tựu và hạn chế gì trong hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng? Nguyên nhân của các hạn chế đó? - Khuyến nghị gì cần đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Đối tượng của khảo sát: - Các bộ phận và phòng ban chức năng tại ngân hàng: Phòng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. - Khách hàng có mối quan hệ vay vốn với ngân hàng.  Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá đến hoạt động CVTD trực tiếp tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
  6. 4 - Về không gian: Luận văn được thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. - Về thời gian: Phạm vi thực hiện nghiên cứu về thực trạng hoạt động CVTD trong khoảng thời gian từ 2019 – 2021. Các khuyến nghị đưa ra về giải pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng được xem xét nghiên cứu áp dụng cho những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Các phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống hóa thông tin để xây dựng nội dung cơ sở lý luận về hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại. - Đối với nội dung đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, tác giả sử dụng: • Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát thực tế quy trình nghiệp vụ để nắm rõ được hoạt động CVTD của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. • Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin, số liệu về hoạt động CVTD và các dữ liệu liên quan từ Phòng Tín dụng cá nhân. • Phương pháp khảo sát điều tra: Tiến hành một cuộc khảo sát với bảng câu hỏi dựa trên trải nghiệm và quan điểm của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. • Dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, người viết sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu để nhận thấy được thực trạng hoạt
  7. 5 động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. - Đối với phần khuyến nghị, tác giả áp dụng các phương pháp như phân tích, suy luận và tổng hợp để đối chiếu tính nhất quán giữa cơ sở lý luận về hoạt động CVTD tại NHTM, thực tiễn hoạt động CVTD tại chi nhánh và các khuyến nghị được đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại chi nhánh. 5. Bố cục của đề tài Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, bài luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu a. Bài báo trên các tạp chí khoa học  Phạm Trung Tiến và Mai Lan Phương (2021), “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng thương mại”, Tạp chí Tài Chính (số 759)  Lê Trung Hiếu và Huỳnh Lê Thừa Băng (2021), “Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tại Sacombank Trà Vinh”, Tạp chí Tài Chính, (số 765)  Đoàn Thị Thu Phương (2021), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank Quảng Ngãi”, Tạp chí Tài Chính, (số 754)
  8. 6  Phan Thị Linh (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính, (số 750). b. Các luận văn thạc sĩ được công bố tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng  Cao Quốc Việt (2019), Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kontum, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.  Trương Lê Ngân Giang (2021), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.  Vũ Thành An (2021), Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.  Tạ Lương Nhân (2021), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình, phòng giao dịch Quảng Trạch, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.  Trần Doãn Thành (2021), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng. c. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn tổng quan, những nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động CVTD tại NHTM; qua đó đã
  9. 7 phân tích khá toàn diện và đầy đủ thực trạng hoạt động CVTD của các đơn vị nghiên cứu để từ đó đề ra các định hướng và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD.Tuy nhiên, người viết nhận thấy vẫn còn có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết như sau:  Về nội dung: Cần có nghiên cứu mới để đề ra các khuyến nghị sát với tình hình thực tế tại đơn vị công tác, đồng thời phù hợp với bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài như hiện nay.  Về không gian: Mặc dù đã có nhiều đề tài về hoạt động CVTD tại nhiều NHTM, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu về hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.  Về thời gian: Trong 3 năm gần đây, chưa có nghiên cứu được thực hiện liên quan đến hoạt động CVTD tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
  10. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAYTIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Kháiniệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng a. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức cho vay trong đóNgân hàng chuyển giao hoặc cam kết chuyển giao cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đìnhmột lượng giá trị bằng tiền,trên nguyên tắc khách hàng sẽ hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian xác định đã thỏa thuận để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống. b. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có những nét riêng về đặc điểm khác với tín dụng ngân hàng nói chung như sau: - Về đối tượng khách hàng: Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. - Về mục đích vay: Mục đích CVTD là nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình mà không phải từ mục đích kinh doanh: mua sắm sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, các trang thiết bị gia đình, khám chữa bệnh và các dịch vụ tiêu dùng khác. - Về quy mô: Các khoản vay thường có quy mô nhỏ, đa số bắt nguồn từ nhu cầu mua sắm, chi tiêu thường xuyên của các cá nhân và hộ gia đình nhằm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. - Về lãi suất: Lãi suất CVTD thường cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh để bù đắp lãi suất và thu lợi nhuận.
  11. 9 - Về nguồn tài chính trả nợ: Nguồn tài chính trả nợ của khách hàng được lấy từ thu nhập, không nhất thiết là từ hoa lợi của việc sử dụng những khoản vay đó. - Về rủi ro: CVTD thường có mức độ rủi ro cao hơn cho vay kinh doanh.. - Về chi phí tổ chức: Quy mô của mỗi khoản CVTD thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay tiêu dùng cao. - Về lợi nhuận từ CVTD: CVTD luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao, lãi suất CVTD cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh rất nhiều vì thế lợi nhuận kì vọng mang lại từ nguồn CVTD cũng lớn. 1.1.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng - Đối v i khách hàng: Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ gi p cho người dân với thu nhập trung bình thấp có khả năng mua sắm những sản phẩm cần thiết và tài sản có giá trị cao, gi p cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. - Đối v i ngân hàng thương mại CVTD gi p gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng, đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức mạnh cạnh tranh: Quy mô của các khoản CVTD nhỏ nhưng xét về lượng khách hàng và về nhu cầu tiêu dùng lại rất lớn. - Đối v i nền kinh t CVTD gi p Nhà nước đạt được mục tiêu về ổn định kinh tế xã hội, thu nhập của người lao động gia tăng, quá trình sản xuất kinh doanh được th c đẩy, GDP tăng, tệ nạn xã hội giảm và thất nghiệp giảm. 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng a. Căn cứ vào mục đích vay: bao gồm Cho vay tiêu dùng cư tr , Cho vay tiêu dùng không cư tr . b. Căn cứ vào hình thức cho vay: bao gồm Cho vay gián tiếp, Cho vay tiêu dùng trực tiếp.
  12. 10 c. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: bao gồm Vay tiêu dùng trả góp, Vay tiêu dùng phi trả góp. d. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay: bao gồm Vay tiêu dùng thấu chi. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng Hoạt động CVTD tại các NHTM đều nhằm các mục tiêu sau: - Mục tiêu về quy mô CVTD - Mục tiêu về thị phần CVTD trên địa bàn. - Mục tiêu về kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD - Mục tiêu về hiệu quả sinh lời trong hoạt động CVTD 1.2.2. Nội dung hoạt động cho vay tiêu dùng Để đạt được các mục tiêu của hoạt động CVTD kể trên, NHTM thường triển khai đồng bộ, phối hợp nhiều hoạt động, cụ thể: - Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường - Hoạt động nghiên cứu sản phẩm CVTD, chính sách giá - Hoạt động quảng bá và phân phối - Hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ - Hoạt động kiểm soát rủi ro 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Dựa vào các mục tiêu của hoạt động CVTD, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động CVTD được xây dựng như sau: 1.3.1. Quy mô cho vay tiêu dùng 1.3.2. Thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng trên thị trƣờng mục tiêu 1.3.3. Cơ cấu cho vay tiêu dùng
  13. 11 1.3.4. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 1.3.5. Quy mô thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng 1.3.6. Chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài a. Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội b. Nhân tố thuộc về môi trường vănhoá c. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý d. Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng e. Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước 1.4.2. Nhóm nhân tố bên trong a. Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng b. Qui mô nguồn vốn của ngân hàng c. Chính sách tín dụng của ngân hàng d. Lãi suất cho vay e. Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (Ngân hàng Shinhan - Chi nhánh Đà Nẵng) Ngày 02/07/2019, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng chính thức hoạt động với thiết kế và tổ chức theo mô hình hoạt động của ngân hàng đa năng. Địa chỉ chi nhánh được đặt tại Tầng 3, Tòa nhà văn phòng, số 1 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng a. Cơ cấu tổ chức b. Các phòng ban chức năng Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng hoạt động với thiết kế và tổ chức hoạt động theo mô hình ngân hàng đa năng gồm Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chi nhánh, Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng hành chánh, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân.
  15. 13 2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 a. Hoạt động huy động vốn b. Hoạt động cho vay Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng dƣ 91,59 383,63 778,66 292,04 318,85% 395,03 102,97% nợ 1. Phân theo loại tiền VNĐ 91,11 383,03 759,60 291,92 320,40% 376,58 98,32% Ngoại tệ 0,48 0,60 19,06 0,12 25,57% 18,45 3.054,80% quy đổi 2. Phân theo đối tƣợng khách hàng Cá nhân 67,37 194,79 462,09 127,42 189,13% 267,30 137,22% Tổ chức 24,22 188,84 316,57 164,62 679,75% 127,73 67,64% 3. Phân theo kỳ hạn Ngắn 3,03 4,18 25,29 1,16 38,09% 21,10 504,04% hạn Trung, 88,56 379,45 753,37 290,89 328,48% 373,93 98,55% dài hạn
  16. 14 (Nguồn Báo cáo k t quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng năm 2019 - 2021) Ngân hàng Shinhan - Chi nhánh Đà Nẵng đi vào hoạt động từ tháng 7/2019 do đó dư nợ năm 2019 chỉ phản ánh kết quả cho vay trong nửa cuối năm 2019. Tuy nhiên, dư nợ tăng ấn tượng 318,85% từ 91,59 tỷ đồng trong năm 2019 lên 383,63 tỷ đồng trong năm 2020 dù bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020. Năm 2021, dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng102,97%, đạt 778,66 tỷ đồng dù vẫn trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Phần lớn dư nợ cho vay của Chi nhánh là trung dài hạn, chiếm từ 97% tổng dư nợ. Dư nợ cho tổ chức vay tăng mạnh qua các năm và đa số là cho vay bằng tiền đồng. c. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan - Chi nhánh Đà Nẵng vẫn trong tình tình trạng chi nhiều hơn thu do chi nhánh chỉ vừa đi vào hoạt động được 3 năm. Doanh thu của chi nhánh 410% từ 5.81 tỷ đồng trong năm 2019 lên 29,65 tỷ đồng trong năm 2020 và tăng tiếp vào năm 2021, đạt 54,74 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ lãi vay có xu hướng tăng cùng chiều với xu hướng tăng của dư nợ, đạt tỷ trọng 27% trong năm 2019, 59% trong năm 2020 và 79% trong năm 2021. Tổng chi của chi nhánh cũng tăng đáng kể, tăng hơn 244% từ 11,56 tỷ đồng trong năm 2019 lên 39,8 tỷ đồng trong năm 2020 và tăng 44%, lên đến 57,33 tỷ đồng trong năm 2021. Khoản chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 8% trong tổng chi phí năm 2019 và dao động lần lượt 13% và 6% trong năm 2020, 2021. Điều này có thể giải thích do chi nhánh hoạt động vào nửa cuối năm 2019
  17. 15 nên có nhiều chi phí quản lý ban đầu. Tiền gửi huy động của chi nhánh chưa cao nên phần mất cân đối giữa cho vay ra và huy động vào sẽ có chi phí điều chuyển vốn nội bộ, dẫn đến chi phí tăng trong các năm qua. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1. Bối cảnh và mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng a. Bối cảnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng b. Mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng a. Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường b. Hoạt động nghiên cứu sản phẩm cho vay tiêu dùng, chính sách giá c. Hoạt động quảng bá và phân phối d. Hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ e. Hoạt động kiểm soát rủi ro 2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng a. Quy mô cho vay tiêu dùng
  18. 16 + Dư nợ CVTD: Dư nợ CVTD của Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng cấp cho cá nhân, hộ gia đình vay nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân đều chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh Đà Nẵng rất coi trọng phát triển hoạt động CVTD. Bảng 2.4. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Số Số Số Chỉ Tỷ Tỷ Tỷ tiêu tiền trọng tiền trọng tiền trọng +/- % +/- % Tổng dư nợ 91,59 100% 383,63 100% 778,66 100% 292,04 318,86 395,03 102,97 - CVTD 67,37 74% 194,79 51% 462,09 59% 127,42 189,13 267,30 137,22 Bảng 2.4 cho thấy dư nợ CVTD năm 2020 tăng mạnh 189,13% so với năm 2019 do chi nhánh chỉ mới hoạt động từ nửa cuối năm 2019. Dư nợ CVTD tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 137,22% vào năm 2021, thể hiện mục tiêu mở rộng quy mô CVTD của chi nhánh Đà Nẵng. + Số lượng khách hàng vay tiêu dùng: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh Đà Nẵng tăng mạnh năm 2020, tăng trưởng 234% so với năm 2019 và tăng 120% vào năm 2020. Các hoạt động quảng cáo hình ảnh và giới
  19. 17 thiệu sản phẩm CVTD của chi nhánh Đà Nẵng đã mang lại kết quả tích cực với số lượng khách hàng tăng thấp nhất là 120% qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của lượng khách hàng CVTD cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD vào năm 2020 dẫn đến dư nợ CVTD bình quân trên một khách hàng giảm 13%, đạt 436 triệu đồng/khách hàng. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 469 triệu đồng/khách hàng, tăng 8% so với năm 2020. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thỏa mãn mục tiêu đề ra của chỉ nhánh là 10%. b. Thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu Thị phần CVTD của Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tăng qua các năm, tăng từ 0,085% năm 2019 lên 0,24% năm 2020 và đạt 0,528% trong tổng dư nợ CVTD trên toàn thành phố. Dư nợ CVTD trên toàn thị trường Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 3,01% năm 2020 và tăng 7,67% năm 2021 trong khi dư nợ CVTD của Ngân hàng Shinhan - Chi nhánh Đà Nẵng tăng trưởng ấn tượng trên 100% qua các năm. Điều này cho thấy Chi nhánh Đà Nẵng đang có hướng đi đ ng với mục tiêu mở rộng thị phần CVTD. c. Cơ cấu cho vay tiêu dùng + Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm: Dư nợ CVTD của sản phẩm cho vay mua sắm nhà cửa, xây sửa nhà chiếm phần lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh Đà Nẵng, sau đó đến sản phẩm vay mua xe ô tô và cuối cùng là sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ CVTD.
  20. 18 + Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn tín dụng: tất cả các món CVTD tại Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng là trung và dài hạn, trừ các khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm theo kỳ hạn của sổ. + Cơ cấu dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo: Chi nhánh Đà Nẵng ưu tiên đẩy mạnh các sản phẩm vay có thế chấp để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD. + Cơ cấu dư nợ CVTD theo đối tượng khách hàng: Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng chỉ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng mục tiêu là cá nhân. d. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng kiểm soát rủi ro tín dụng rất tốt với dư nợ xấu trên bảng cân đối kế toán đến cuối năm 2021 chỉ có 28 triệu đồng, chiếm 0,006% trong tổng dư nợ CVTD. e. Quy mô thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Thu nhập từ lãi CVTD chiếm hơn phân nữa tổng thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh Đà Nẵng, cho thấy hoạt động CVTD là nghiệp vụ rất quan trọng và được ưu tiên tại chi nhánh Đà Nẵng. Thu từ lãi CVTD tăng qua các năm và đạt mức tăng trưởng ấn tượng 690% năm 2020, 155% năm 2021 và đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 150% của chi nhánh Đà Nẵng. f. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng. Nhìn chung, đa số phiếu khảo sát cho thấy khách hàng khá hài lòng với chất lượng cung ứng dịch vụ của Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Đà Nẵng; tuy vẫn còn một số điều chưa thật sự làm khách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2