intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đề xuất giải pháp, kiến nghị để huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN MINH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN TẠI CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Toàn Thắng Phản biện 1: TS. Lương Minh Việt Phản biện 2: PGS.TS Phạm Tiến Đạt Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, năng lượng luôn được coi là nguồn “lương thực - thực phẩm sống còn”. Với vai trò như vậy, trong năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngành điện là một ngành đặc biệt trong cơ sở hạ tầng ngoài tính chất là ngành liên quan đến an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và đến chính sách xã hội của Nhà nước, còn là ngành cung cấp yếu tố đầu vào không thể thiếu cho sản xuất công nghiệp và mọi hoạt động khác của xã hội. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về điện là rất lớn, ngành điện phải đi trước một bước trong việc cung cấp điện, vì vậy vốn đầu tư cho ngành điện là rất lớn, Ngành điện cũng vậy, nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, tham gia phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp đến mọi hoạt động khác của xã hội. Điện ra đời đã tạo động lực thúc đẩy cho mọi ngành kinh tế phát triển. Do đó nếu thiếu điện sẽ gây ra sự đình trệ trong các hoạt động của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò to lớn đó của ngành Điện nên ngay từ khi ra đời ngành Điện đã được chú trọng đầu tư phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngành Điện hiện nay chưa cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Ai cũng có thể nhận ra đó là do tốc độ phát triển của ngành điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng của các Doanh nghiệp và hộ gia đình. Nhưng nguyên nhân của thực tế đó là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế đó, trong đó phải kể đến nguyên nhân là ngành Điện chưa được đầu tư thoả đáng. Công tác huy động vốn còn khó khăn và vấn đề sử dụng vốn còn nhiều bất cập. 3
  4. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư nguồn điện cho Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề nghiên cứu huy động vốn cho dự án nguồn điện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là sau quy hoạch điện VII ra đời năm 2011. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện ở những cấp độ khác nhau, cụ thể: Một số công trình nghiên cứu đã thực hiện: Đổi mới cơ chế tài chính Tập đoàn điện lực Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Hứa Thị Phước Trang - TP. Hồ Chí Minh năm 2008. Luận văn đề cập nghiên cứu tài chính của EVN qua các thời kỳ, kinh nghiệm của quốc tế về cải cách ngành điện để ứng dụng vào EVN. Phân tích đánh giá thực trạng cơ chế tài chính của EVN qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính, huy động vốn phát triển ngành điện. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nguồn vốn Ngân hàng Thế giới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ khoa học của tác giả Trần Đức Minh - Hà Nội 2012. Luận văn đã đề cập sâu vào vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại EVN. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích kỹ vai trò quan trọng của vốn ODA đối với đầu tư nguồn điện, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác sử dụng và huy động vốn ODA cho EVN. Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả Kinh tế - Tài chính dự án tại EVN. Luận văn Thạc sỹ khoa học của tác giả Phạm Thị Hải - Hà Nội 2012 Luận văn phân tích những ưu điểm những hạn chế của các công cụ phân tích hiệu quả Kinh tế- Tài chính EVN đang sử dụng, đề xuất các nội 4
  5. dung bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án tại EVN. Đồng thời tác giả cũng đã phân tích kỹ những vai trò quan trọng của phân tích hiệu quả Kinh tế- Tài chính dự án nâng cao khả năng huy động vốn cho EVN. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục tiêu: Nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện từ đó chỉ ra kết quả đạt được, nguyên nhân của hạn chế trong huy động vốn đầu tư nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhiệm vụ: Đề xuất giải pháp, kiến nghị để huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu, báo cáo huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện giai đoạn 2011-2017 kết hợp định hướng đầu tư của Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm 2018 và những năm sau. + Về không gian: Luận văn chỉ áp dụng nghiên cứu huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. + Về nội dung: Huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, luận văn không đi vào nghiên cứu nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, mà chỉ tập trung nghiên cứu nguồn vốn huy động của doanh nghiệp. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5
  6. Phương pháp luận: Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghiên cứu các vấn đề đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau đồng thời phối kết hợp với các phương pháp kỹ thuật như thống kê, đánh giá, kiểm chứng, kinh tế tổng hợp… Phương pháp nghiên cứu: + Thông tin sơ cấp: Thu thập qua phỏng vấn, điều tra thông qua phát phiếu thăm dò. + Thông tin thứ cấp: Dựa vào các báo cáo thường niên của các EVN. + Phân tích-dự báo-tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ đó dự báo từ các số liệu tài chính, số liệu thống kê, tổng hợp đưa ra các giải pháp nhằm huy động vốn cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đưa ra được những lý luận về huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay. - Phân tích một cách hệ thống về thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung và Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Bao gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học về huy động vốn đầu tư của Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp huy động huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam 6
  7. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.Tổng quan về vốn đầu tư của Doanh nghiệp 1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 định nghĩa Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do Doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập. Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó. 1.1.2. Tập đoàn kinh tế Hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay, Tập đoàn kinh tế là mô hình rất quen thuộc đối với những nước phát triển trên thế giới. Tùy theo từng quốc gia, Tập đoàn được gọi theo những tên khác nhau như ở Đức, Pháp, Mỹ gọi là Cartel, Syndicate, Trust, Group ..., ở Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu..., ở Hàn Quốc là Chaebol..., Ấn Độ là Business houses…,Trung Quốc gọi Tập đoàn Doanh nghiệp.... 7
  8. Tại Việt Nam, Pháp luật kinh tế của Việt Nam định nghĩa Tập đoàn tại điều 188 Luật Doanh nghiệp (DN) 2014: “Tập đoàn kinh tế là nhóm Công ty có mối quân hệ với nhau thông qua sở hữu Cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Không phải là loại hình Doanh nghiệp, không có tư các pháp nhân, không phải đăng ký thành lập Doanh nghiệp. Công ty Mẹ, Công ty con và các thành viên trong Tập đoàn có quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Khái niệm về vốn và vốn đầu tư Theo cách hiểu thông thường, vốn là điều kiện tiền đề, để tất cả các hoạt động trong xã hội được diễn ra, đặc biệt là đối với các hoạt động về kinh tế, với các hoạt động về kinh tế, vốn còn là mục đích của các hoạt động này. Ở tầm vĩ mô, vốn là một trong những nhân tố quan trọng vào bậc nhất đối với quá trình tăng trưởng và phát triển Kinh tế - Xã hội của mọi Quốc gia. Vậy vốn đầu tư chính là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. 1.1.4. Bản chất, vai trò, đặc điểm của vốn đầu tư 1.1.4.1. Bản chất của vốn đầu tư Vốn đầu tư là số tiền và những tài sản hợp pháp khác được sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư của dự án nói riêng là số tiền bỏ ra nhằm tăng cường tài sản cố định của tất cả các ngành sản suất vật chất và không sản suất vật chất thuộc nền kinh tế quốc dân. Mục đích của vốn đầu tư nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu thường xuyên tăng lên và sự phát triển toàn diện trong xã hội, bằng cách phát triển không ngừng với nhịp độ nhanh nền sản suất xã hội, phân bổ hợp lý sức sản suất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 8
  9. 1.1.4.2. Vai trò của vốn đầu tư Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn đầu tư, đầu tiên là nó giúp cho hoạt động đầu tư được thực hiện, sau đó là duy trì hoạt động và xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể và chắc chắn. Khi vốn phát triển, nó sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, qua đó lại tác động ngược lại làm tăng lượng vốn sẵn có của doanh nghiệp. 1.1.4.3. Đặc điểm của vốn đầu tư + Vốn đầu tư đòi hỏi quy mô lớn thu hồi trong thời gian dài. + Vốn đầu tư là vốn dài hạn. + Vốn đầu tư có tính rủi ro cao. 1.1.5. Phân loại vốn đầu tư Trong quá trình đầu tư để quản lý và sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tùy vào mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà vốn đầu tư được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.5.1. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành * Nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp Là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp đó. Nó có thể là do chủ sở hữu đầu tư, phần khấu hao hàng năm, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quĩ của doanh nghiệp, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia * Nguồn vốn huy động của Doanh nghiệp + Nguồn vốn trong nước: - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. - Vốn liên doanh liên kết. - Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. - Thị trường vốn. + Nguồn vốn nước ngoài. 9
  10. - Nguồn vốn ODA. - Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế. - Nguồn vốn tín dụng thương mại. Có ba loại tín dụng thương mại: + Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu. + Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu. + Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu. - Thị trường vốn quốc tế. 1.1.5.2. Phân loại vốn đầu tư theo hình thức chu chuyển - Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản cố định trong Doanh nghiệp. Tài sản cố định thuộc loại tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình hay vô hình gọi là vốn cố định của Doanh nghiệp. - Vốn lưu động: Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của các tài sản lưu động. Có hai loại tài sản lưu động. 1.2. Huy động vốn đầu tư của Doanh nghiệp 1.2.1. Sự cần thiết huy động vốn đầu tư Một trong những nội dung chính của kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011-2030 là tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng trong cả nước bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Để thực hiện được chiến lược đó. Nhà nước khuyến khích đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư dự án nguồn điện. 1.2.2. Huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư là điều kiện không thể thiếu được để một Doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư các dự án. Khi muốn triển khai dự án, điều kiện cần đầu tiên phải có vốn. 10
  11. Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong Doanh nghiệp luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Thực hiện tốt huy động vốn đầu tư là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án. 1.2.2.1. Huy động vốn tự có - Khấu hao tài sản cố định:. - Tích luỹ tái đầu tư. - Điều chỉnh cơ cấu tài sản - Ngân sách nhà nước cấp. 1.2.2.2.Huy động vốn vay - Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Nguồn vốn vay từ các tổ chức, ngân hàng thương mai. - Phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp. - Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. - Nguồn vốn từ thị trường tài chính. - Nguồn vốn ODA (Official development assistance). - Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế. - Vay tín dụng xuất khẩu (ECA- Export Credit Arrangement): 1.2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư là điều kiện kiên quyết để Doanh nghiệp tiến hành đầu tư dự án, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là huy động bao nhiêu là đủ, là hợp lý, là hiệu quả cho quá trình đầu tư dự án của Doanh nghiệp. Để đánh giá ta sử dụng các chỉ tiêu sau. - Chỉ tiêu số lượng. - Chỉ tiêu về thời gian. - Chi phí sử dụng vốn - Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư 1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan 11
  12. Một là: Môi trường kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hai là: Sự phát triển của thị trường tài chính. Ba là: Hoạt động tư vấn đầu tư. Bốn là: Sự tác động của kinh tế thế giới. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan Một là: Phương thức tổ chức việc huy động vốn và tình hình sản xuất kinh doanh. Hai là: Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư Ba là: Tính khả thi của dự án phát triển nguồn điện Bốn là: Các Doanh nghiệp thành viên vẫn chưa thực sự tự chủ về tài chính. Năm là: Rào cản đối với các Doanh nghiệp bên ngoài tham gia kinh doanh điện còn lớn. 1.3. Kinh nghiệm của các Tập đoàn về huy động vốn đầu tư 1. .1. Kinh nghiệm của Tập đoàn ầu kh iệt am Bốn hình thức huy động vốn vay mà Tập đoàn đang áp dụng bao gồm: Vay tín dụng xuất khẩu trên cơ sở nguồn gốc thiết bị nhập khẩu cho dự án (ECA); Vay thương mại trong và ngoài nước để triển khai các dự án không thu xếp được vốn vay ECA hoặc thu xếp không đủ; Vay ưu đãi từ Chính phủ thông qua các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Vay nước ngoài theo hình thức tài trợ dự án (Project Financing), đây là hình thức vay phần lớn dựa trên dòng tiền của dự án, Chính phủ không cấp bảo lãnh trả nợ vay, không làm tăng nợ công của Việt Nam. 1. .2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Than khoáng sản iệt am Đối với việc vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, hiện tại, Tập đoàn đã thực hiện nhiều khoản vay song phương, hợp vốn theo các hình thức như: tín dụng xuất khẩu (ECA), thế chấp dòng tiền, hợp đồng xuất khẩu, vay bảo lãnh tín dụng… để huy động các khoản vốn có chi phí thấp và thời hạn dài phục vụ đầu tư các dự án điện, khoáng sản. 12
  13. 1.3.3. Bài h c kinh nghiệm Qua nghiên cứu hoạt động huy động vốn đầu tư của hai tập đoàn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là: Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, EVN cần xây dựng phương án huy động vốn sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của mình để có kết quả tốt nhất. Hai là: Để đảm bảo nguồn vốn tự có, EVN đầu tư dự án phải có lợi nhuận trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết giảm chi phí trong sản xuất các nhà máy điện, giảm tổn thất trên lưới truyền tải và phân phối điện. Ba là: Để đảm bảo nguồn vốn vay, EVN cần duy trì tốt mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế đang tài trợ vốn. Tôn trọng các quy định về các hợp đồng vay, trả vốn và lãi đúng kỳ hạn, giữ uy tín là khách hàng vay vốn. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu quốc tế. Vay tín dụng xuất khẩu (ECA). Hình thức tài trợ dự án (Project Financing). 13
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN TẠI CÔNG TY MẸ-TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt am 2.1.1.1. Quá trình hình thành Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014 2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động Theo Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014), EVN có ngành, nghề kinh doanh. + Ngành, nghề kinh doanh chính. 14
  15. + Ngành, nghề lien quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính. 2.1.1.3. Quyền sử dụng vốn và huy động vốn Nghị định số 82/2014/NĐ-CP ngày 25/8/2014 của thủ tướng chính phủ về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. EVN có Quyền sử dụng vốn và huy động vốn. EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ do EVN quản lý vào hoạt động kinh doanh của EVN theo quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu, quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả, báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu, Bộ Tài chính về việc Doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Trường hợp EVN có tổng nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư các dự án quan trọng phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả. 2.1.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2017 Trong giai đoạn 2011-2017 EVN đã sắp xếp, đổi mới, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, tập trung vào sản xuất kinh doanh điện và chuyên môn hóa các khâu phát điện - truyền tải điện - phân phối và kinh doanh điện. Xây dựng Đề án tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2012-2017 nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 2017 tổng doanh thu của EVN đạt 231.150 tỷ đồng, tăng 240% so với năm 2011( tăng 134.733 tỷ đồng ). Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi đều có lãi. 2.1.2. Kế hoạch đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nguồn điện 2011- 2017 tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt am 15
  16. - Theo quy họach điện VII giai đoạn 2011- 2015, EVN đưa vào vận hành 42 tổ máy thuộc 20 dự án nguồn điện với tổng công suất 11.600 MW, trong đó có các dự án nguồn điện trọng điểm. - Khởi công xây dựng 14 dự án nguồn điện với tổng công suất 12.410 MW để đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020, trong đó có các dự án trọng điểm. - Năm 2011 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 6 tổ máy thuộc 5 dự án nguồn điện. - Năm 2012 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 8 tổ máy thuộc 4 dự án nguồn. - Năm 2013 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 6 tổ máy với 1.120MW. - Năm 2014 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 5 tổ máy điện. - Trong năm 2015 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy 2 Nhiệt điện Duyên Hải 1 và đốt lò hòa đồng bộ phát điện tổ máy 2 Nhiệt điện Mông Dương 1. Phát điện tổ máy 1 Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng.. - Trong năm 2016 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 9 tổ máy tổng công suất 2.534 MW. - Trong năm 2017 kế hoạch thực hiện của EVN đưa vào vận hành 10 tổ máy tổng công suất 1.635 MW. + Nhu cầu vốn đầu tư thuần giải ngân cho dự án nguồn điện giai đoạn 2011-2017 là 290.000 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ- Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt am Với việc thực hiện đầu tư theo kế hoạch hằng năm, giai đoạn 2011 - 2015, EVN đã điều chỉnh cơ cấu và phân bổ hợp lý nguồn vốn đầu tư, tập 16
  17. trung vốn cho các dự án quan trọng cấp thiết. Trong công tác thu xếp vốn, lãnh đạo EVN đã tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. 2.2.1.1. Nguồn vốn tự có Trong thời gian qua, nguồn vốn khấu hao cơ bản của EVN chỉ đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay các hợp đồng tín dụng, phần còn lại dùng để đầu tư các dự án điện rất thấp. 2.2.1.2. Nguồn vốn huy động Nguồn vốn đầu tư dự án nguồn điện của EVN chủ yếu là các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. + Vốn vay trong nước Nguồn vốn tín dụng trong nước được vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước. + Nguồn vốn nước ngoài Trong thời qua EVN đã đẩy mạnh thu xếp vốn nước ngoài cho các dự án nguồn điện thông qua các tổ chức tài chính quốc tế song phương và đa phương với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Trung Quốc. 2.2.1.3. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu Do nguồn vốn vay trong nước có hạn nên kênh huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước được EVN hết sức chú trọng. Chính từ kênh huy động vốn này mà EVN đã khai thác trực tiếp được nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức tài chính với lãi suất huy động hợp lý. Luật Điện lực mới ban hành khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trong sản xuất và phân phối, Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền trong truyền tải. Những quy định này sẽ giảm bớt tình trạng thiếu vốn kéo dài nhiều năm nay. Nhu cầu nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng, quá trình huy động vốn là không hề đơn giản. Nhiều năm qua EVN đã phải huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau để tập trung đầu tư ngày càng nhiều các công trình nguồn điện với nguồn vốn huy 17
  18. động đầu tư khổng lồ 292.233 tỷ đồng, giải ngân đạt 282.133 tỷ đồng trong giai đoạn 2011- 2017. 2.2.2. Hiệu quả huy động vốn đâu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt am 2.2.2.1.Chỉ tiêu số lượng Công tác huy động vốn của EVN trong giai đoạn 2011-2017 thỏa mãn được nhu cầu vốn đầu tư dự án nguồn điện, cụ thể qua một số dự án sau. 2.2.2.2. Chỉ tiêu về thời gian: EVN căn cứ vào thời điểm các dự án triển khai, lập nhu cầu vốn và sử dụng vốn nên đã huy động được ngay vốn khi dự án triển khai, giải ngân vốn đúng thời điểm khi thực hiện dự án. Đánh giá qua một số dự án đã thực hiện và đang thực hiện. 2.2.2.3.Chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn Tùy theo thời điểm huy động và hình thức huy động các hợp động tín dụng có mức lãi suất khác nhau, năm trong giới hạn mà EVN đã đề ra trong kế hoạch tài chính. 2.2.2.4. Chỉ tiêu về sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn Các dự án sau khi ký hợp đồng vay vốn EVN thực hiện dự án bám sát tiến độ đã phê duyệt. Lập kế hoach giải ngân vốn phù hợp với các hợp đồng vay vốn đã ký cho các dự án. 2. . Đánh giá thực trạng huy động và giải ngân vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt am 2.3.1. Kết quả đạt được Tổng giá trị nguồn vốn huy động đầu tư trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017 nay đạt 292.233 tỷ đồng giải ngân 282.133 tỷ đồng. EVN đã hoàn thành đưa vào phát điện 34 tổ máy thuộc 17 dự án với tổng công suất 9.852 MW, bằng 125% so với Quy hoạch điện VII được duyệt, tiêu biểu là Thủy điện Sơn La hoàn thành phát điện vượt tiến độ đề ra 2 năm. Thủy điện Lai Châu hoàn thành phát điện vượt tiến độ đề ra 1 năm, các dự án nguồn điện cấp bách miền 18
  19. Nam như Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Duyên Hải 1 phát điện đúng kế hoạch. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Một là: Rào cản từ chính sách, thiếu các văn bản làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh điện. Hai là: Cơ chế xác định giá điện không dựa trên mối quan hệ cung cầu điện trên thị trường và còn bù chéo lớn. Ba là: Cơ chế đầu tư vốn không đồng đều giữa các khâu Bốn là: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhu cầu huy động vốn đầu tư lớn. Năm là: Hạn chế tiếp cận các nguồn vốn vay. Sáu là: Công nghệ sử dụng cho các dự án nguồn điện. Bảy là: Mô hình quản lý doanh nghiệp. 19
  20. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI I PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN TẠI CÔNG TY MẸ-TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 3.1. Quan điểm định hướng, chiến lược huy động vốn phát triển nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2030 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển - Quan điểm phát triển + Phát triển nguồn điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân. + Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước, kết hợp với nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. + Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện đầu tư cân đối giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện giữa các vùng, miền. - Định hướng phát triển + Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng vùng Bắc, Trung và Nam, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện vùng. + Phát triển hợp lý các trung tâm điện lực nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án. + Phát triển nguồn điện mới đi đối với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các nhà máy điện đang vận hành. + Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3.1.2 . Mục tiêu phát triển - Mục tiêu tổng quát Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển nguồn điện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2