Chương 2<br />
TRÁCH NHIỆM BỔ I THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC<br />
TRONG CÁC LĨNH v ự c c ụ TH E<br />
<br />
191.<br />
<br />
D ẩn n h ậ p . Trưỏc đây có ý kiến cho rằng,<br />
<br />
trong lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án, việc<br />
giải quyết bồi thường có liên quan chặt chẽ đến quyền<br />
khiếu nại, tố cáo của công dân nên có thê đê chung<br />
trong một mục. Tuy nhiên, hai lĩnh vực nêu trên vẫn có<br />
những đặc thù riêng nên có ý kiến đê nghị tách các quy<br />
định vê' trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong<br />
lĩnh vực quản lý hành chính và thi hành án thành hai<br />
mục khác nhau để quy định cụ thể hơn. Cuối cùng, Luật<br />
trách nhiệm bồi thường của N hà nước đã theo hướng<br />
tách hai lĩnh vực này thành các phần khác nhau.<br />
Nhìn một cách tổng thể, việc giải quyết bồi thường<br />
trong hoạt động tố tụng tuy có những điểm tương tự<br />
cơ chê giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý<br />
hành chính, thi hành án, nhưng không phải hoàn<br />
toàn giông nhau. Vì vậy, vẫn phải có thủ tục riéng và<br />
L u ật trách nhiệm bồi thường của N hà nước đã theo<br />
306<br />
<br />
hướng này với các quy định riêng cho lĩnh vực quản lý<br />
hành chính, tô" tụng và thi hành án.<br />
Trong phần này, chúng ta lần lượt nghiên cứu<br />
những đặc thù của các lĩnh vực trên.<br />
I- TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH<br />
192. D ẩn n h ậ p . Quản lý hành chính là một hoạt<br />
động của Nhà nước và trong hoạt động quản lý hành<br />
chính, người thi hành công vụ có thể gây thiệt hại cho<br />
người khác nên vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà<br />
nước được đặt ra.<br />
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nưốc trong hoạt<br />
động quản lý hành chính phải tuân thủ các quy định<br />
chung đã nghiên cứu như điêu kiện làm phát sinh trách<br />
nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại, nguyên tắc và cơ<br />
chê cũng như thủ tục bồi thường... Trong phạm vi phần<br />
này, chúng ta chỉ phân tích những điểm chưa được phát<br />
triển trong phần chung.<br />
Cụ thể, chúng ta tập trung vào phân tích “phạm vi<br />
trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành<br />
chính” và “cơ quan có trách nhiệm bồi thường”.<br />
1. Phạm vi trá c h nhiệm bồi thường trong hoạt<br />
động quản lý h ành chính<br />
193. X á c đ ịn h p h ạ m vỉ. Hoạt động quản lý hành<br />
307<br />
<br />
chính có phạm vi rất rộng và Điểu 13, Luật trách nhiệm<br />
bồi thường của N hà nước có đưa ra một danh sách<br />
những trường hợp làm phát sinh trách nhiệm bồi<br />
thường của Nhà nưốc. v ề danh sách này. xin có mấy<br />
nhận xét ban đầu như sau:<br />
Trước đây, Dự thảo Luật đưa vào danh sách này<br />
việc trưng mua, trưng dụng tài sản, việc trưng dụng<br />
đất. Thực ra các vấn đề này đã có văn bản điêu chỉnh<br />
(trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và trong<br />
Luật đất đai) và điều quan trọng là vê bản chất không<br />
phải là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chính vì<br />
vậy mà những trường hợp này không còn lại trong danh<br />
sách những trường hợp làm phát sinh trách nhiệm bồi<br />
thường của Nhà nước theo Điều 13, Lu ật trách nhiệm<br />
bồi thường của N hà nước.<br />
Dưới đây là danh sách “mỏ” những trường hợp có<br />
thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà<br />
nước trong hoạt động quản lý hành chính. Đáy là những<br />
nhóm hành vi có ảnh hưởng lớn đến các quyển cơ bản<br />
như quyền tự do thân thể, quyền tự do kinh doanh,<br />
quyền tự do sở hữu...<br />
a)<br />
Trường hợp được liệt kê trong Lu ật trách nhiệm<br />
bồi thường của N hà nước<br />
194.<br />
<br />
Xử p h a t vi p h a m h à n h c h ín h . Theo khoản 1<br />
<br />
Điêu 13, L u ật trách nhiệm bồi thường của N ha nước.<br />
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành<br />
308<br />
<br />
vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra<br />
trong các trường hợp sau đây: Ban hành quyêt định xử<br />
phạt vi phạm hành chính”1.<br />
Vê việc “Ban hành quyết định xử phạt vi phạm<br />
hành chính”, chúng ta tham khảo các quy định trong<br />
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trước đây,<br />
khoản 1 và khoản 2 Điều 12, P háp lệnh xử p h ạ t vi<br />
phạm hành chín h quy định “đối vối mỗi vi phạm hành<br />
chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong<br />
các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b)<br />
Phạt tiền (khoản 1) và “tuỳ theo tính chất, mức độ vi<br />
phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể<br />
bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau<br />
đây: a) Tưốc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành<br />
nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng<br />
để vi phạm hành chính”. Nội dung các quy định này về<br />
cơ bản được giữ lại trong Lu ật xử lý vi p h ạ m hàn h<br />
chính tại Điêu 21, theo đó “1. Các hình thức xử phạt vi<br />
phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;<br />
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề<br />
<br />
1.<br />
<br />
L u ậ t xử lý vi p h ạ m h à n h chín h (có hiệu lực từ ngày 1-7-<br />
<br />
2013) cũng theo hướng này khi quy định tại khoản 2 Điều 13,<br />
theo đó “người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ<br />
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm<br />
hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của<br />
pháp luật”.<br />
<br />
309<br />
<br />
có thòi hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thòi hạn;<br />
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện<br />
được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi<br />
chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);<br />
đ) Trục xuất. 2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a<br />
và điểm b khoản 1 Điểu này chỉ được quy định và áp<br />
dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt<br />
quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điểu này có<br />
thê được quy định là hình thức xử phạt bô sung hoặc<br />
hình thức xử phạt chính”.<br />
Trong thực tế, đã có trường hợp Cục Hải quan Tây<br />
Ninh ra quyết định tịch thu tang vật là 200 triệu đồng<br />
của bà Thẹn nên bà Thẹn đã khởi kiện vụ án hành<br />
chính đồng thời yêu cầu hoàn trả khoản tiền trên và bồi<br />
thường thiệt hại. Sau khi khẳng định “Quvêt định của<br />
Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh là không có căn cứ, chưa<br />
đúng với quy định của pháp luật”, Tòa án đã “chấp<br />
nhận yêu cầu khơi kiện nên cần buộc Cục trường Cục<br />
Hải quan tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm hoàn tra ỉại cho<br />
bà Thẹn số tiền 210.000.000 đồng”1. Quyết đinh như<br />
quyết định của Cục Hải quan Tây Ninh nêu trén có thể<br />
được coi là "quyêt định xử phạt vi phạm hành chính”<br />
nên thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường cùa Nhà<br />
nước trong hoạt động quản lý hành chính.<br />
<br />
1. Bản án sô 01/2009/HC-ST, ngày 14-4-2009 của Toa án<br />
nhân dãn tỉnh Tây Ninh.<br />
310<br />
<br />