Từ Chí Ma – tư tưởng và phong cách nghệ thuật .
lượt xem 3
download
Từ Chí Ma Sâm Triết (1896 – 1931) tên là Chương Tự , ban đầu tên tự là Dậu , bút danh Nam Hồ , Thi sau đổi là Chí Ma, lại còn có tự là Hựu Thân , Vân Trung Hạc ,… người Hải Ninh tỉnh Chiết Giang(1).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ Chí Ma – tư tưởng và phong cách nghệ thuật .
- Từ Chí Ma – tư tưởng và phong cách nghệ thuật
- Từ Chí Ma (1896 – 1931) tên là Chương Tự , ban đầu tên tự là Dậu sau đổi là Chí Ma, lại còn có tự là Hựu Thân , bút danh Nam Hồ Sâm , Thi ,… người Hải Ninh tỉnh Chiết Giang(1). Giữa thập niên 20 của Triết , Vân Trung Hạc thế kỉ XX, Từ Chí Ma là vị chủ tướng của phong trào thơ tân cách luật do phái Tân nguyệt phát động. Ông không những đưa ra sáng tác luận đối với thể cách thơ mới Trung Quốc, mà còn đạt được những thành tựu thi ca nổi bật từ rất nhiều thực nghiệm thơ tân cách luật trong thực tiễn sáng tác của mình. Đối với thi nhân phái tân cách luật và thi đàn hiện đại Trung Quốc đương thời, ông đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn. Hiện nay, trong các bộ văn học sử Trung Quốc hiện đại, ông luôn được xếp vào hàng tác gia tiêu biểu. Chúng tôi giới thiệu sự nghiệp thi ca của Từ Chí Ma như là một nhân tố trọng yếu góp phần hiện đại hóa thi ca Trung Quốc. 1. Có thể nói, ngoài khí chất đa cảm, mang thiên hướng nghệ thuật ra, thì một trong những tác nhân quan trọng khiến Từ Chí Ma trở thành thi sĩ ấy là việc ông “rơi xuống” nước Anh – chiếc nôi thi ca lãng mạn thế kỉ XIX. Ông tự thuật rằng, sau khi đến Đại học Cambridge thì “hứng thú với văn học nghệ thuật” mới “thành hình vững chắc” trong ông. “Cambridge đã khiến tôi mở mắt ra, Cambridge đã khơi dậy sự ham học hỏi trong tôi, Cambridge đã gieo mầm ý thức bản ngã trong tôi”(2). Rõ ràng “Cambridge không những cho ông một lí tưởng chính trị dân chủ kiểu Anh và thái độ nhân sinh của một trí thức tự do chủ nghĩa, mà còn bồi dưỡng hứng thú sống và hứng thú nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa trong ông”(3). Về lí tưởng nhân sinh của ông, Hồ Thích từng nói: “Nhân sinh quan của ông thật sự là một “tín ngưỡng đơn giản”, bên trong nó chỉ có 3 chữ lớn: một chữ Ái, một chữ Tự do, một chữ Mĩ. Ông ước mơ 3 điều kiện lí tưởng này có thể hợp lại đầy đủ trong cuộc sống con người, […]. Lịch sử cả đời ông chỉ là lịch sử truy cầu việc thực hiện “tín ngưỡng đơn giản” ấy”(4). Trong bàiNgày giỗ Lênin – bàn về cách mạng (Lạc diệp), Từ Chí Ma cho rằng, chỉ cần người nào có thể khiến cho tinh thần con người đạt đến sự tự do phát triển, thì ông sẽ “sụp lạy” người ấy. Trong đó, ông bộc lộ khá rõ tư tưởng của mình, một tư tưởng hướng thiện, tự do truy cầu những gì tốt đẹp, dường như không chính kiến, không chủ nghĩa. Từ Chí Ma công khai tuyên bố: “Tôi là một kẻ cá nhân chủ nghĩa không thể giáo huấn được. Điều này chẳng có gì cao thâm, đấy chỉ là nói tôi chỉ biết cá nhân, chỉ nhận thức rõ ràng cá nhân, chỉ tin tưởng vào cá nhân”(5).
- Với quan niệm đậm màu chủ nghĩa cá nhân như thế nên nhiều lúc người ta thấy Từ Chí Ma có vẻ mâu thuẫn trong thái độ và chính kiến. Chẳng hạn, trong bài Ngày giỗ Lênin – bàn về cách mạng, trong lời tựa Tỉnh thế nhân duyên, hay trong Xibêri tạp kí (Âu du mạn lục), ta thấy ông ca ngợi Lênin chỉ là ca ngợi cá nhân Lênin, chứ hoàn toàn không ca ngợi chủ nghĩa Lênin; ông ca ngợi tính cách anh hùng của nhân dân Nga trong Cách mạng Tháng Mười, nhưng không tán thành con đường của Cách mạng Tháng Mười. Đối với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hắc ám trong nước, thái độ của ông cũng cho thấy những mâu thuẫn như vậy. Từ những biểu hiện căn bản trên, tác giả Trung Quốc tân thi sử cho rằng, hạt nhân tư tưởng của Từ Chí Ma là chủ nghĩa dân chủ cá nhân(6). 2. Từ Chí Ma thuộc thế hệ thi nhân trẻ tân tiến sáng tác dưới sự tác động trực tiếp của trào lưu thơ mới từ phong trào “Ngũ tứ”. Vốn mang trong hồn nụ mầm thi ca lãng mạn Âu Mĩ mới lạ, nên chỉ cần gặp không khí đổi mới là tâm hồn Từ Chí Ma bùng nở như hoa gặp khí xuân. Ông tự thuật việc sáng tác của mình ở thời kì đầu ấy rằng: “Có một thời kì ý thơ của tôi đúng là giống như nước lũ tự núi cao đổ xuống, tuôn tung tóe bất kể phương hướng”(7). Ư Khả Huấn cho rằng: “Điều này có điểm rất giống với chất dạt dào cảm hứng sáng tác như hỏa sơn phun trào và phương thức sáng tác “kiểu tuôn lửa” của Quách Mạt Nhược”(8). Nhưng về quan niệm thi ca và thực tiễn sáng tác ông lại khác với Quách Mạt Nhược. Nếu như họ Quách theo thuyết “mĩ nhân khỏa thân” chủ trương “tự do đến cùng” về hình thức của thơ, cho rằng “nếu là người đẹp đích thực thì mặc cái gì cũng đẹp, khỏa thân chẳng mặc thứ gì càng đẹp hơn”(9), thì họ Từ lại chủ trương thơ phải có “hình thể hoàn mĩ”, “hình thể hoàn mĩ là biểu hiện duy nhất một tinh thần hoàn mĩ”(10). Nghĩa là họ Quách không quan tâm đến hình thức thể hiện, chỉ chú trọng nội dung tư tưởng, còn họ Từ thì chú trọng cả hai. Điều này chủ yếu được lí giải ở khía cạnh khí chất và sự ảnh hưởng. Cái thiên bẩm nghệ thuật có thiên hướng lãng mạn, duy mĩ có sẵn trong Từ Chí Ma được định hình vững chắc khi ông tiếp xúc nhiều với các tác gia lãng mạn chủ nghĩa Âu Mĩ. Họ không những làm biến đổi khí chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ thái độ nhân sinh và quan điểm nghệ thuật của ông. Quách Mạt Nhược và Từ Chí Ma tuy cùng là kiểu thi nhân có khí chất lãng mạn, đều bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Âu Mĩ, đối với chủ nghĩa lãng mạn Âu Mĩ đều có thái độ giống nhau, nhưng nguồn ảnh hưởng lại không như nhau. “Quách Mạt Nhược
- thiên về vận dụng thể thơ tự do phóng bút phơi bày tất cả của nhà thơ Mĩ W. Whitman, làm một hỏa sơn phun trào tâm tư tình cảm”, còn “Từ Chí Ma thì thiên về lối thơ cách điệu giàu vận luật của thời đại Victoria nước Anh, bộc lộ những uẩn khúc chứa chan tình cảm của riêng mình”(11). Về sự ảnh hưởng của các tác gia Anh đối với Từ Chí Ma, Ư Khả Huấn cho rằng: “Nếu như nói W. Wordsworth, G..G. Byron, P.B. Shelley, J. Keats khiến cho Từ Chí Ma trở thành một nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa gần gũi với tự nhiên, ca hát về tình yêu và cái đẹp, thì A. Tennyson, vợ chồng Browning và T. Hardy đã khiến Từ Chí Ma tiến thêm một bước, trở thành một thi sĩ lãng mạn chủ nghĩa coi trọng hình thức tinh mĩ ”(12). Chính những khác biệt về mặt khí chất và nguồn ảnh hưởng đó “đã khiến cho Từ Chí Ma rốt cuộc không thể thành vị tổ đầu tiên của Tân thi hào phóng phái thời hiện đại như Quách Mạt Nhược, mà thành thủ lĩnh phái “duy mĩ” của thi ca Trung Quốc thế kỉ XX”(13). Về cơ bản, do lai tạo nên tư tưởng “sáng cách” (sáng tạo thể cách mới) của Từ Chí Ma là xuất phát từ nguồn ảnh hưởng này, và những thể cách thơ mới lạ, tiêu biểu được mệnh danh “Chí Ma thể” mà ông đã cống hiến cho thi ca hiện đại Trung Quốc, cũng chính là kết quả của quá trình lao tâm khổ tứ trui rèn của ông dưới sự ảnh hưởng này. Tuy nhiên, nói đến thành quả “sáng cách” của Từ Chí Ma thì không thể không kể đến sự ảnh hưởng, tác động của nhóm thi nhân đã có công mài dũa, nghiên cứu thảo luận đối với “lí luận và nghệ thuật thơ” lúc bấy giờ, mà Văn Nhất Đa là trung tâm, là linh hồn. Đây chính là nhân tố khởi động ý thức “sáng cách” của họ Từ trực tiếp nhất. Từ Chí Ma từng công nhận rằng: “Nhất Đa không những là một thi nhân, anh ấy còn là một người có hứng thú nghiên cứu thảo luận đối với lí luận và nghệ thuật thơ. Tôi nghĩ năm sáu năm ấy mấy người bạn làm thơ chúng tôi ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của tác giả tập thơ Tử thủy”(14). Việc nghiên cứu thảo luận của nhóm Văn Nhất Đa “đã gợi mở ý thức nghệ thuật của ông đối với hình thức của thơ mới”, đã “khiến ông đem cái hứng thú tự phát đối với thơ cách luật của Tây đặc biệt là của Anh đưa vào quỹ đạo tự giác trong việc xây dựng và thử nghiệm thơ tân cách luật, mới có lí luận và thực tiễn tự giác trong “sáng cách” của ông”(15). 3. Về mặt lí luận cách luật thơ mới, so với Văn Nhất Đa thì trình độ chuyên nghiệp và sự ảnh hưởng của Từ Chí Ma không sánh bằng, nhưng lí luận “sáng cách” của ông vẫn có những
- đóng góp độc đáo của nó. Theo tác giả Tân thi thể nghệ thuật luận những đóng góp độc đáo này biểu hiện chủ yếu ở hai phương diện sau: Thứ nhất, ông chủ trương “hình thức hoàn mĩ” của thơ là “biểu hiện duy nhất” của “tinh thần hoàn mĩ”, xem “chất” (nội dung) và “thức” (hình thức) là một thể thống nhất không thể phân chia. Ông khẳng định: Chúng ta tin rằng từ tâm trí của bản thân chúng ta cho đến không khí xung quanh phần lớn là những tâm hồn mang tư tưởng đòi hỏi được đầu thai, trách nhiệm của chúng ta là chuyển tạo một thể xác thích hợp cho chúng, đấy chính là sự thể hiện cách thức mới và nhịp điệu mới của thơ văn và những loại nghệ thuật khác; Chúng ta tin rằng hình thức hoàn mĩ là biểu hiện duy nhất của tinh thần hoàn mĩ(16). Thứ hai, cho rằng “sáng cách” trong thơ mới là “sự phát hiện mới về thể thức và nhịp điệu”. Ông nói: “Sự sống của thơ là nhịp điệu bên trong bản thân nó”, “là sự tề chỉnh và trôi chảy của nhịp điệu bên trong”. “Câu chữ trong một bài thơ là dáng vẻ bên ngoài của thân thể, nhịp điệu là huyết mạch bên trong”. “Quyết định số câu dài ngắn, câu chữ chỉnh tề hay không chỉnh tề, hoàn toàn dựa vào sự cảm nhận của bạn đối với ba động tính của nhịp điệu”, nếu không sẽ dễ dàng “ngộ nhận vẻ tề chỉnh của câu chữ (đây là cái hình thể bên ngoài) là sự đảm bảo về nhịp điệu (đây là cái ở bên trong)”(17). Xin thuyết minh thêm, khái niệm “nhịp điệu” mà Từ Chí Ma dùng ở trên chính là vấn đề tiết tấu, nhạc tính trong thơ. Thế nên ở phương diện thứ hai này Đào Diệu Đông gọi tên cụ thể hơn, cho rằng đó là cái đẹp âm nhạc trong thơ. Họ Đào cũng không tiếc lời công nhận: “Cống hiến lớn nhất của Từ Chí Ma đối với thơ mới là ở phương diện cái đẹp âm nhạc. Ông đã đặt cái đẹp âm nhạc lên địa vị hết sức trọng yếu trong các nhân tố đẹp của thơ”(18). 4. Trong thực tiễn sáng tác thi ca, trên đại thể Từ Chí Ma đã tỏ ra hết sức quán triệt những chủ trương lí luận của mình, và đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần tạo nên diện mạo mới của thi ca Trung Quốc hiện đại. Những thành tích của Từ Chí Ma ở phương diện “du nhập, sáng tạo và thử nghiệm” thể thức thơ mới không những được người đương thời ngợi khen mà hậu nhân cũng hết mực trân trọng. Với dung lượng hữu hạn của một bài viết, chúng tôi không thể trình bày những vấn đề thuộc về nội dung tư tưởng thi ca của ông, mà chỉ điểm qua hai cống hiến lớn, được xem là thành tựu nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật thi ca của Từ Chí Ma, đó
- là: những thể thơ được mệnh danh “Chí Ma thể” (có thể xem là cái đẹp kiến trúc) và vẻ đẹp âm nhạc. Thơ mới Trung Quốc ở buổi đầu bồng bột đã không tránh được cái khuyết tật tự do tản mạn, văn xuôi hóa, đánh mất vẻ đẹp hình thức. Trong tình hình cách mạng thi ca quá đà đó, Từ Chí Ma như một vị tướng tiên phong, dũng cảm tìm tòi, táo bạo sáng tạo những thể thơ tân cách luật, góp công lớn trong việc uốn nắn sự lệch lạc của thơ mới, cống hiến cho thơ mới Trung Quốc nhiều thể cách có giá trị mẫu mực cho đến tận ngày nay. “Ít nhất ông đã vận dụng và sáng tạo ra mười mấy kiểu thức thơ”(19). Trong những thể thơ đó, nhiều thể đã trở thành kinh điển được giới nghiên cứu gọi là “Chí Ma thể”. Những thể thơ này có đặc điểm cơ bản: thường là câu dài ngắn không đều đan xen nhau, những câu thơ được xếp bày so le, hội lại thành cú thức và vận luật tề chỉnh. Song, hình thức cơ bản trên có thể dao động nhiều vẻ và nhiều biến hóa. Từ đặc điểm tổng thể, có thể quy thành hai dạng thức chính yếu là: xếp câu kiểu bậc thang và xếp câu kiểu bao ôm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan
19 p | 245 | 79
-
Chủ đề : HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN - ĐỀ TÀI : MƯA TỪ ĐÂU MÀ CÓ ? - Lứa tuổi: 5-6 tuổi
4 p | 940 | 65
-
SKKN: Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học bài thơ “Mộ” (Chiều tối)
12 p | 662 | 51
-
Giúp học sinh ghi nhớ bằng lược đồ tư duy
3 p | 179 | 41
-
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
4 p | 380 | 28
-
SKKN: Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy phần công dân với đạo đức (môn giáo dục công dân lớp 10)
15 p | 344 | 22
-
Những nét chính trong quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
3 p | 282 | 14
-
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng thể hiện trong bài Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu
3 p | 540 | 9
-
SKKN: Phân tích từ ngữ trong thơ
7 p | 89 | 7
-
Chứng minh thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai
3 p | 60 | 6
-
Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
5 p | 60 | 4
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Phân tích và chứng minh Nguyễn Khoa Điềm đã dùng một đất nước của ca dao thần thoại để thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân
12 p | 53 | 3
-
Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong "Những đứa con trong gia đình"
3 p | 89 | 3
-
Bình giảng về bài thơ "Người bạn tù thổi sáo" trong Nhật Ký trong tù của Hồ Chí Minh
3 p | 47 | 3
-
Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
2 p | 56 | 2
-
Cảm nghĩ của anh chị về Chí Phèo khi ăn bát cháo hành
3 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn