intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong "Mẫu thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh_1

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh hệ thống nhân vật có tính chất chức năng (như là yếu tố góp phần cho việc diễn giải lịch sử), Nguyễn Xuân Khánh cũng hết sức chú ý đến các chi tiết nghệ thuật mang dụng ý diễn giải

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong "Mẫu thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh_1

  1. Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong "Mẫu thượng ngàn" của Nguyễn Xuân Khánh
  2. Bên cạnh hệ thống nhân vật có tính chất chức năng (như là yếu tố góp phần cho việc diễn giải lịch sử), Nguyễn Xuân Khánh cũng hết sức chú ý đến các chi tiết nghệ thuật mang dụng ý diễn giải. Trong Mẫu thượng ngàn, chương X: Đối thoại, có vị trí đáng kể trong cách diễn giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là một trường đoạn đối thoại được tổ chức một cách công phu, đặc biệt có dụng ý, bao thuộc cả các cuộc đàm thoại trên bề mặt và đối thoại tư tưởng ở bề sâu(8). Hai cuộc đàm thoại: đám giỗ cụ Phó bảng Vũ Huy Tân và bữa tiệc tại đồn điền Messmer là tâm điểm của chương X. Nếu như đám giỗ mang tinh thần gắn kết thế hệ, nhắc nhớ truyền thống thì bữa tiệc hướng sâu vào sự phân hóa của những người Pháp chinh phục An Nam. Ở đó, mỗi một phát ngôn đại diện cho một chiều hướng diễn giải quá trình thuộc địa hóa. Lá thư của cụ cử Lễ gửi tới mọi người trong đám giỗ thầy và sự im lặng buồn rầu của cụ đồ Tiết hé lộ sự bất lực của một thế hệ, một mẫu người trước thời cuộc. Trong cuộc đối diện với thực dân Pháp, dù chủ chiến hay chủ hòa, dù bạo động hay duy tân, các nhà nho đều nhận thấy sự bất lực của mình. Ý thức tự nhiệm của họ giờ đây được dồn vào trong niềm tin ở thế hệ trí thức mới, những thanh niên Âu hóa như Tuấn và Huy. Ở phía người Pháp, việc Tây phương hóa hay chống lại phương Tây ở người bản địa cũng đã được hình dung tới. Không phải ngẫu nhiên mà trong bữa tiệc, nhà dân tộc học René nhiều lần đề cập đến tương lai của cuộc tiếp xúc Đông Tây trên đất nước này, làm nảy sinh những phản hồi từ phía Julien, tạo thành cuộc tranh luận lôi kéo nhiều người trong bữa tiệc tham gia(9). Nhưng vấn đề không đơn thuần nằm ở những ý kiến/ những tiếng nói của các nhân vật, sự diễn giải của Nguyễn Xuân Khánh nằm ở cách thức tổ chức những ý kiến/ tiếng nói ấy. Hai cuộc đàm thoại hầu như đã thu hút được tất cả các nhân vật có tác động tới quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp hay chống đối lại quá trình thuộc địa hóa, tức là gắn trực tiếp với dòng mạch chính của lịch sử Việt Nam thời cận đại. Nhìn vào sơ đồ (xem chú thích 8), dễ thấy chương này giăng mắc các cuộc đối thoại: cấp độ dân tộc (Việt – Pháp – Trung Quốc); trong mỗi dân tộc: cấp độ thế hệ (Việt), thành phần (Việt, Pháp); trong mỗi thế hệ hay thành phần lại tiếp tục có sự phân hóa dẫn tới đối thoại. Với người Việt là phân hóa thế hệ (già – trung – trẻ), phân hóa giai cấp (chức dịch – nông dân – trí thức); phân hóa lý tưởng (giữa Tuấn và Huy). Với người
  3. Pháp là phân hóa chức năng (chinh phục – nghiên cứu, sáng tạo – truyền giáo), phân hóa lý tưởng (giữa hai vị cố đạo: Puginier truyền đạo gắn với chính trị, Colombert truyền đạo gắn với niềm tin tôn giáo),… Thậm chí, hai cuộc đàm thoại ấy cũng tạo thành một cuộc đối thoại lớn, bao trùm. Sự không ưu thắng cho tri thức khoa học hay tri thức bản địa trong việc nhìn nhận cuộc đối mặt Việt – Pháp của Nguyễn Xuân Khánh đã khiến tiểu thuyết có được cái nhìn đa diện hơn, quá khứ dân tộc hiện lên đa chiều hơn. Có thể hình dung đấy là một nỗ lực tạo sự cân bằng các xung năng bởi sự lựa chọn mang tính áp đặt trong quá khứ giữa một bên là bản xứ và một bên là mẫu quốc, truyền thống dân tộc và văn minh nhân loại. Tức là một cuộc hoà giải Đông – Tây ở những chủ thể hậu thuộc đã kết tập trong mình hai truyền thống văn hóa của cùng một tiến trình lịch sử. Trong Mẫu thượng ngàn, suy tư và đàm đạo về xứ thuộc địa đã thay thế các sự kiện chinh phục thuộc địa, quá trình lịch sử thường thấy trong các tiểu thuyết lịch sử được thay thế bằng sự diễn giải về lịch sử. Tâm thức hậu thực dân đã bao trùm lên sự hình thành tiểu thuyết. Không tái hiện quá trình thuộc địa hóa như một thực tại lịch sử mà tìm cách minh định thực tại ấy, mọi hành động đã được thay thế bằng chiêm nghiệm; quá trình chinh phục thuộc địa được thay thế bằng những ưu tư về sự chinh phục. Nói một cách tổng quát, lịch sử của những hành động đã được thay thế bằng lịch sử của các suy tư, người ta suy tư về người khác, về các cuộc chạm trán và về chính bản thân mình. Hệ thống nhân vật trong Mẫu thượng ngàn đều được xây dựng từ quan điểm ấy. Ba mươi năm của cuộc khai phá thuộc địa, thực tại xã hội của những chinh phạt và kháng cự hầu như vắng bóng để làm bật lên thực tại chiêm nghiệm của những cá nhân. Mọi hành động lịch sử như vậy đã bị phân rã, lịch sử thời thuộc địa sinh thành bởi những suy tư cá nhân, là lịch sử của tiếng nói cá thể, tức lịch sử được viết lại bởi các diễn giải mới về quá khứ. 3. Chỉ cần nhìn vào sự xuất hiện của các nhân vật, cách thức tổ chức thành tuyến truyện, các tình huống đặt nhân vật vào vị thế phải đối đáp, phát biểu quan niệm,… như đã chỉ ra ở trên, dễ thấy sự xuất hiện đậm đặc của tác giả. Tính khách quan hóa của câu chuyện được kể phần nào bị thuyên giảm nhưng mục đích hướng vào sự diễn giải quá khứ lại được hiển lộ, thậm chí thuyết phục được người đọc bởi chính màu sắc kinh nghiệm chủ quan của người kể chuyện. Nếu ở các nhân vật trung tâm, những cá tính lịch
  4. sử, kiểu sắp đặt hay “mớm lời” cho nhân vật được triệt để sử dụng, thì ngược lại, ở nhân vật đám đông, vô danh, bối cảnh lịch sử của tiểu thuyết, tâm thức cộng đồng mới là cái được ưu tiên tô đậm. Đó là chìa khóa để Nguyễn Xuân Khánh dựng lên tiểu thuyết của mình không dựa trên cái cốt chính sử quen được thừa nhận: Mẫu thượng ngàn là lịch sử của những điều thường nhật, một thứ dã sử dung nạp vào nó nhiều diễn giải mang mầu sắc huyền sử. Có thể nhận định, huyền thoại, huyền thoại hóa và biểu tượng là một phương diện tự sự tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết này. Xử lý thành công chất liệu huyền thoại và văn hóa Việt Nam thời điểm những năm đầu tiếp xúc Đông – Tây như một nhà nghiên cứu văn hóa đích thực, chính điều này, đã giúp nhà văn khách quan hóa những quan điểm có tính chất cá nhân về lịch sử, đồng thời hóa giải tính chất có phần lộ liễu của tổ chức tự sự trong việc chu tất cho quan điểm lịch sử cá nhân ấy. Ngay mở đầu tiểu thuyết, nhà văn đã dẫn dắt người đọc đi vào không gian huyền hoặc của xứ Cổ Đình bán sơn địa, với hồ Huyền, núi Đùng, sông Son, đền Mẫu bao bọc ở ngoại vi, rồi trong làng ngoài trại chung nhau một ngôi đình bề thế, ngôi chùa đổ và cây đa u tịch lốc cốc bình vôi. Cảnh vật là vậy, con người cũng có bao dự cảm bất an, bao số phận, bao cảnh huống nảy sinh trong lòng người đọc nhiều sắc mắc: khuôn mặt nửa đẹp đẽ nửa xấu xí của ông Huyền khiến người ta phải tò mò; tiếng thở dài của ông khiến người ta phải thấp thỏm về tương lai của bé Nhụ đẹp người đẹp nết,… Song hơn hết, Đạo Mẫu trong lòng tín ngưỡng bản địa sơ khởi đẫm màu phồn thực phồn sinh, vừa chất phác vừa huyền nhiệm, mới là cánh cửa mở vào thế giới huyền thoại của tiểu thuyết, đồng thời cũng là một thực tế lịch sử đất nước bấy giờ(10). Đạo Mẫu góp phần làm thành lịch sử của Cổ Đình, nơi nó được người dân chấp thuận, viện dẫn vào các diễn giải lịch sử và các hiện tượng đời sống. Nói cách khác, huyền thoại hóa là một thực tế trong các câu chuyện lịch sử làng quê mà việc phục dựng nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc hiểu biết quá khứ. Đó là một niềm tin của Nguyễn Xuân Khánh đồng thời cũng là phương thức nghệ thuật để ông cấu thành tiểu thuyết. Huyền thoại bàng bạc tác phẩm, đặc biệt kết tụ xung quanh đạo Mẫu. Huyền thoại xuất hiện ở trường hợp ông hộ Hiếu, ở trường hợp anh Mường cô Ngơ. Huyền thoại xuất hiện ở các linh vật, từ con chó đá được mệnh danh là Thần Cẩu đến cây đa đầu làng, cây
  5. gạo cuối làng. Mối tị hiềm giữa hai dòng họ lớn và danh giá nhất làng, họ Đinh và họ Vũ, cũng nhuốm màu huyền thoại,… Huyền thoại hóa bắt nguồn từ những biểu tượng văn hóa, các tín ngưỡng sơ khai, thậm chí mối tị hiềm giữa các dòng họ,… nhưng không ở đâu người Cổ Đình lại dễ dàng thêu dệt huyền thoại như ở đạo Mẫu. Niềm tin vào sự linh thiêng của thánh Mẫu, vào nguồn gốc thấm đẫm tinh thần nhân đạo, hồn hậu, chân tình của các lễ hội, các phiên hầu thánh, của giọng hát tiếng đàn đã bắt rễ cho quá trình huyền thoại hóa. Xung quanh nhân vật bà tổ cô chẳng hạn, câu chuyện về bà có thể hoàn toàn kết thúc ở lời thú nhận của người kể chuyện: “Câu chuyện tình lạ lùng của bà tổ cô tôi đọc được trong cuốn gia phả họ Vũ Xuân xã Cổ Đình. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện sơ sài hơn nhiều. Tôi đã dùng trí tưởng tượng cố dựng lại (ĐAD nhấn mạnh) cho sinh động” (tr.306). Lời thú nhận ấy đã thông báo cho người đọc biết nguyên mẫu ngoài đời và mức độ hư cấu, tức là đã đầy đủ thỏa ước kể chuyện. Ấy vậy mà tác giả vẫn dành ra hai trang tiếp theo để thông tin các cách giải mã cuộc sống hạnh phúc của bà tổ cô(11). Sự linh thiêng của đạo Mẫu còn là chủ đề của những thêu dệt huyền thoại khác. Đó là sự “xuất trần gian” của “Ngựa ngài”, một con hắc xà đã tấn công Julien khi hắn tới náo loạn điện Mẫu ở chương IX(12). Đó cũng là các huyền thoại được thêu dệt xung quanh cô M ùi, người sẽ thay bà tổ cô trông nom điện Mẫu. Luôn là những điều kỳ diệu mà không đầu óc duy lý nào có thể giải thích nổi. Đơn cử, “hai câu chuyện: mẫu dạy cầm tay rồi bà già Mường dạy làm thuốc lá rừng, nghe cứ như chuyện trong mơ”, đến ngay cả người thầy thuốc là cô Mùi cũng không đoán định được nhiều người “chẳng biết khỏi vì lá hay khỏi vì bàn tay cô nắm”, chỉ biết rằng người dân kính Mẫu và tin cô, để đến kỳ lên lễ, có khi “sân đền như nhà thương chữa bệnh” (tr.701). Lựa chọn đạo Mẫu làm lăng kính, Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, phát xuất bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới. Đạo Mẫu đã gây dựng được niềm tin trong lòng những người dân bình dị nên trong những cơn nguy biến, biểu tượng Mẫu dễ dàng trở thành bệ đỡ về mặt tâm linh và động lực cố kết cộng đồng. Lễ hội ông Đùng bà Đà là minh chứng tiêu biểu cho sức lan tỏa của tín ngưỡng bản địa ấy. Lễ hội đã xóa bỏ mọi khoảng cách, phân biệt để tất cả mọi người, dù là kẻ xâm lược hay người bản địa, là người bên lương hay bên giáo, đều được
  6. chung hưởng niềm yêu sống. Trong vòng tay của Mẫu, người ta luôn nhận được tình thương, lòng nhân ái, bao dung. Việc nhấn mạnh vào khả năng hòa hợp, chung sống của nhân vật đám đông với niềm tin nguyên lành của đạo Mẫu chứ không phải tính chất đối kháng giai cấp, dân tộc, ít nhiều đã biểu hiện khuynh hướng tái tạo lịch sử của nhà văn. Có lẽ Nguyễn Xuân Khánh muốn đi sâu vào nguồn cội của sức sống Việt Nam, căn nguyên để người dân Việt Nam vượt lên mọi ách thống trị trong suốt mấy ngàn năm dựng nước chứ không đơn thuần ở thời đoạn là thuộc địa của Pháp. Ta có thể nghĩ đến một quan niệm về sự hòa giải ở Nguyễn Xuân Khánh khi đặt nhân vật ông Lềnh và đứa con của Julien trong bụng Nhụ, kết quả của cuộc cưỡng đoạt trong đêm hội làng, vào trong bối cảnh chung sống mà đạo Mẫu có thể đem lại. Ông Lềnh là minh chứng cho một sự thực: với hơn hai ngàn năm đô hộ và áp bức, người An Nam vẫn không bị người Tàu đồng hóa; với sự hiện diện thường xuyên như vậy, trong mắt người An Nam, người Tầu vẫn chỉ là “chú khách”(13). Cái gì làm nên điều đó? Trong cuộc đối thoại ở đồn điền, ông già Tàu đã hé lộ cho người Pháp biết văn hóa đã trở thành sức mạnh ẩn tàng của người An Nam, trong cái cách để cho chữ nghĩa hiện lên như một biểu tượng, chữ là văn hóa. Cái thai nhi trong bụng Nhụ thành hình do một cuộc cưỡng đoạt, theo logic diễn giải của Nguyễn Xuân Khánh, cũng phải nhìn ở góc độ biểu tượng như vậy. Đó không đơn thuần là một sự lai ghép chủng tộc mà là một sự lai ghép văn hóa. Có điều, dụng ý của Nguyễn Xuân Khánh bộc lộ ở chỗ cái thai nhi ấy cuối c ùng cũng đã được đón nhận trong vòng tay của Mẫu không một mảy may nghi kị, phân biệt. Tấm lòng rộng mở và bao dung của Mẫu, phải chăng, là cơ chế cho việc tiếp biến và dung hợp văn hóa, nên là cơ sở cho sự trường tồn của dân tộc Việt?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2