intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng của quản trị dự án vào việc đào tạo nhân viên

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

206
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những nỗi “Khổ sở” khi được thăng chức Gần đây, công ty hoạt động rất tốt và có lợi nhuận khả quan. Dựa vào phán đoán về thị trường, giám đốc thấy đây chính là thời điểm để phát triển công ty từ 10 lên 20 nhân sự. Thế là ông quyết định tuyển thêm nhiều vị trí, đa số là các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Tất nhiên các nhân viên mới cần có người quản lý trực tiếp. Ngày xưa chỉ có 10 người nên Sếp vẫn có thể trực tiếp chỉ đạo từng thành viên, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng của quản trị dự án vào việc đào tạo nhân viên

  1. Ứng dụng của quản trị dự án vào việc đào tạo nhân viên Những nỗi “Khổ sở” khi được thăng chức Gần đây, công ty hoạt động rất tốt và có lợi nhuận khả quan. Dựa vào phán đoán về thị trường, giám đốc thấy đây chính là thời điểm để phát triển công ty từ 10 lên 20 nhân sự. Thế là ông quyết định tuyển thêm nhiều vị trí, đa số là các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Tất nhiên các nhân viên mới cần có người quản lý trực tiếp. Ngày xưa chỉ có 10 người nên Sếp vẫn có thể trực tiếp chỉ đạo từng thành viên, nhưng nay có
  2. đến 20 người.. Sếp muốn có một vị trí trưởng phòng để quản lý các nhân viên mới. Suy đi tính lại, thấy chỉ có Mai là người thích hợp cho vị trí này. Lý do bởi vì Mai đã làm việc tại công ty lâu năm, cũng có ít nhiều kinh nghiệm và thể hiện được năng lực, thái độ làm việc lại rất xuất sắc. Bản thân mai cũng mong muốn có sự thăng tiến trong nghề nghiệp của mình. Nhận quyết định làm sếp, Mai thấy rất phấn chấn. Nhưng sau chừng 1 tháng, mọi thứ đều biến thành “ác mộng” đối với cô. Cô không quen với việc phải quản lý, ra quyết định và lên kế hoạch cho cả nhóm. Việc đó vượt quá khả năng của Mai.
  3. Vì tự nhiên lên làm sếp nên cũng có nhiều ánh mắt hướng về Mai xem cô giải quyết công việc ra sao. Nhóm có nhiều người mới, hầu hết sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm và khả năng còn non kém. Cộng thêm các nhân viên cũ thì không phục Mai, nên tạo ra thêm nhiều cản trở cho cô. Mai lại là một người quản lý cũng thiếu kinh nghiệm, lẽ tất yếu là nhóm cô rối lên như cào cào. Mai cảm thấy như đang chịu cực hình khi phải ra một quyết định cho nhóm. Do thiếu kinh nghiệm, cô không đánh giá được quyết định của mình là đúng hay sai, nhưng ảnh hưởng của nó thì lại quá lớn đến nhóm, và kể cả công ty. Dần dà, Mai trở nên “sợ” ra quyết định. Không ít lần giám đốc phải giúp đỡ, đích thân chữa cháy cho nhóm Mai. Chắc ông cũng mệt mỏi khi phải hướng dẫn Mai từng li từng tí trong việc quản lý nhóm như cho một nhân viên mới vào làm, nhưng trót đâm lao thì phải theo lao nên vẫn phải gắng gượng “đào tạo” Mai, hy vọng cô sau một thời gian sẽ khá hơn. Nhưng đó lại không phải là điều Mai mong muốn. Áp lực quá lớn, không có khả năng, công việc rối bù và bận rộn khiến cô thở không ra hơi và liên tiếp gặp sai lầm cộng với sự phàn nàn của khách hàng. Cô xin nghỉ việc. Cô nghĩ có lẽ mình không có khả năng làm quản lý.
  4. Giám đốc đành phải tạm thời lãnh đạo nhóm trong khi tìm người thay thế cho Mai. Thế là không những không xây dựng được một trưởng nhóm tốt, Giám đốc còn mất đi một nhân viên có năng lực. — Kinh nghiệm: thay vì đưa thẳng nhân viên vào vị trí quản lý, cho họ làm quản lý thử, thông qua các dự án — Đây là câu chuyện rất phổ biến trong môi trường làm việc. Một số nhân viên được đề bạt, nhưng do thiếu kinh nghiệm, và áp lực công việc của chức danh mới quá lớn, họ không thể làm việc tốt được. Trong trường hợp này, Giám đốc có thể làm gì? Giám đốc nên có một lộ trình đào tạo các kỹ năng cho nhân viên, trước khi chính thức đặt họ vào vị trí mới với sự ràng buộc về trách nhiệm. Thay vì ngay lập tức giao cho nhân viên một vị trí mới cùng bảng mô tả công việc và một đống trách nhiệm hoàn toàn mới, chúng ta nên giao cho nhân viên quản lý những dự án nhỏ ( và lớn dần sau đó), vd: • Dự án đề xuất kế hoạch kinh doanh mới cho phòng … • Dự án đào tạo để nâng cao chất lượng nhân viên mới … • Dự án tái cấu trúc lại bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn
  5. • …. Nhưng dự án này sẽ giúp nhân viên hoàn thiện kỹ năng quản lý, chuẩn bị tâm lý lãnh đạo, và gây dựng được niềm tin từ đồng nghiệp. Sau đó, khi chính thức đảm nhận vị trí mới, họ sẽ có nhiều “vũ khí tác chiến” hơn. Hơn nữa, trong quá trình làm việc trong dự án, nếu thấy không phù hợp, ta hoàn toàn có thể đưa nhân viên về vị trí cũ mà không làm họ cảm thấy chán nản. Bởi vậy, kỹ năng quản trị dự án là một kỹ năng tối quan trọng mà bạn cần huấn luyện cho nhân viên, trước khi đề bạt họ lên các vị trí quản lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0