intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của kế toán trong việc giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự biến đổi khí hậu đã gây ra thiệt hại rất lớn về tính mạng con người và thiệt hại tài sản của những quốc gia bị tác động; nhiều cộng đồng có cuộc sống và sinh kế bị hủy hoại bởi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Bài viết trình bày vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của kế toán trong việc giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. Vai trò của kế toán trong việc giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu The role of accounting in helping businesses proactively adapt to climate change Nguyễn Văn Hương Trường đại học Nha Trang TÓM TẮT Sự biến đổi khi hậu đã gây ra thiệt hại rất lớn về tính mạng con người và thiệt hại tài sản của những quốc gia bị tác động; nhiều cộng đồng có cuộc sống và sinh kế bị hủy hoại bởi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Tại hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 27, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là biến đổi khí hậu; nhiều doanh nghiệp đang tìm cách giảm tác động đến môi trường và trở nên bền vững hơn. Kế toán đóng vai trò quan trọng việc hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chức năng của kế toán được phân tích trong bài viết này, như: đánh giá rủi ro, định giá và công bố thông tin trên báo cáo tài chính liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu, cũng như các đề xuất được đưa ra góp phần làm phong phú thêm vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, đánh giá rủi ro, định giá, báo cáo tài chính, kế toán, tính bền vững, thích ứng. Abstract: Climate change has caused significant damage to human lives and property in affected countries. Many communities have had their livelihoods destroyed by the worst impacts of climate change. At the 27th climate change conference, Vietnam reaffirmed its strong commitment to the fight against climate change. One of the biggest challenges facing firms today is climate change, and many firms are looking for ways to reduce their environmental impact and become more sustainable. Accounting plays an important role in supporting firm to proactively adapt to climate change. The functions of accounting, such as risk assessment, valuation, and disclosure of information on financial reports related to the impact of climate change, are analyzed in this article. In addition, proposals are put forward to enhance the role of the accounting profession in supporting businesses in adapting to climate change. Keywords: climate change, risk assessment, valuation, financial reporting, accounting, sustainability, adaptation.
  2. JEL Classifications: M40, M41, M49 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.06202307 1. Đặt vấn đề Sự cang thiệp của con người vào hệ thống khí hậu đang diễn ra và biến đổi khi hậu đang đặt ra những rủi ro nghiêm trọng đối với con người vá các hệ thống tự nhiên. Nhiều tác động đã có thể quan sát được như: Bầu khí quyển và đại dương nóng lên rõ rệt, mực nước biển dâng lên, thiên tai bất thường xảy ra ở nhiều nơi,…(IPCC, 2014). Báo cáo đánh giá lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2021) cho thấy: Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khu vực trong thế giới với sự nóng lên 1,1°C; những hạn chế về tài chính, quản trị, thể chế và chính sách cản trở cải thiện mức độ thích ứng hiện tại, đặc biệt là trong các quốc gia dễ bị tổn thương (IPCC, 2021). Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp (DN), các DN phải hành động để chống lại tác động của các hoạt động của họ đối với biến đổi khí hậu và công bố thông tin cho các bên liên quan về những hành động này, cũng như những tác động của chúng lên các khoản mục của báo cáo tài chính (BCTC) DN. Mặt khác sự phát triển bền vững ngày càng được các công ty, tập đoàn quan tâm nhiều hơn do yêu cầu ngày càng khắt khe của các bên liên quan; từ đó các công ty, tập đoàn phải tính đến việc phát triển bền vững; đồng thời cụ thể hóa chúng trong các chiến lược kinh doanh và quản trị DN. Do đó, trách nhiệm giải trình của DN và cụ thể hơn là các hoạt động kế toán, báo cáo và đảm bảo của DN không nên chỉ tập trung vào các vấn đề tài chính, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh này, một loạt các quy định của kế toán về báo cáo phát triển bền vững được xuất hiện. Những năm gần đây, khi các tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là các tác động từ xu hướng thay đổi thời tiết cực đoan, các DN cần phải phản ánh các vấn đề này trong việc tính toán chi phí, báo cáo và công bố các tác động, tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của DN để phù hợp với thỏa thuận Paris và cam kết của Chính phủ Việt Nam ở Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Một trong những nội dung quan trọng ở cam kết COP26 là: lần đầu tiên đưa ra con số cụ thể về giảm phát thải CO2 (giảm 45% vào năm 2030 so với 2010); nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt mức phát thải CO2 bằng không (0) vào khoảng năm 2050;…). Từ thực tế đó đòi hỏi các DN phải thực hiện đánh giá rủi ro và khả năng thích ứng của DN, đánh giá chi phí và lợi ích thích ứng với biến đổi khí hậu và công bố thông tin liên quan đến rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu. Ai sẽ là người giúp DN xử lý các vấn đề này? Hơn bao giờ hết, để giúp DN thích ứng một cách chủ động với các biến đổi của khí hậu, cũng như sự phát triển bền vững của DN, vai trò của kế toán ngày càng trở nên quan trọng đối với DN. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết này làm nổi bật vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc hỗ trợ DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, thông qua việc phân tích các chức
  3. năng của kế toán, cụ thể như: đánh giá rủi ro, định giá chi phí, lợi ích và công bố thông tin liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đến BCTC của DN. 2. Vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu về vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp các DN chủ động thích ứng với biến đổi của khí hậu, cũng như sự phát triển bền vững của DN đã được nhiều học giả nghiên cứu và xem xét (Linnenluecke và cộng sự, 2015; Ojebiyi, 2021; Geanina và cộng sự, 2018; Ascui và Lovell, 2012; Atkins và cộng sự, 2015; Barrett và cộng sự, 2013). Những khía cạnh liên quan đến vấn đề này được đề cập đến như kế toán và biến đổi khí hậu, kế toán bền vững, kế toán và trách nhiệm, cũng như nghề kế toán đang hướng tới nhu cầu cung cấp thông tin công khai về biến đổi khí hậu đã được nhiều học giả quan tâm và thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, tất cả các kết quả nghiên cứu từ trước đến này và đề xuất có liên quan đến chủ đề kế toán và biến đổi khí hậu được Carmela và cộng sự (2020) tổng hợp trong bài viết của mình. Hopwood và Miller (1994) đã đề xuất rằng: "Kế toán không thể và không nên được nghiên cứu như một thực hành tổ chức độc lập khỏi ngữ cảnh xã hội và thể chế rộng hơn trong đó nó hoạt động". Từ những năm 1960 và 1970, việc xem xét môi trường tự nhiên trong các quyết định kế toán bắt đầu được để ý tới; từ đó dẫn đến có kế toán môi trường (Brander, 2017). Vào những năm 1990, Elkington (1997) đã đưa ra khái niệm 'ba điểm mấu chốt', lập luận rằng các công ty cần phải báo cáo không chỉ về tài chính mà còn về hiệu quả hoạt động xã hội và môi trường của họ. Việc công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu nằm trong vùng xám giữa công bố thông tin tài chính và phi tài chình (Lovell và MacKenzie, 2011). Trong những năm 1980 và 1990, thông tin môi trường chủ yếu được cung cấp trong các báo cáo thường niên của các công ty hoạt động ở các quốc gia khác nhau (Ascui và Lovell, 2011). Có nhiều nghiên cứu học thuật về biến đổi khí hậu đang tập trung cả vào báo cáo phát triển bền vững, mà hiện đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu được công nhận trong nghiên cứu kế toán (Atkins và cộng sự, 2015) và việc tích hợp báo cáo biến đổi khí hậu vào BCTC (Ben và cộng sự, 2015; Comyns và Determinants, 2016). Trong một báo cáo mới của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Giám đốc điều hành Fayez Choudhury đã nói về tầm quan trọng của nghề kế toán như cách nó có thể đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững. Như vậy, thông qua kỹ năng và kinh nghiệm của mình, các kế toán viên có sẵn nhiều giải pháp để đáp ứng những thách thức của phát triển bền vững. Hiện nay, lực lượng Đặc nhiệm về công bố tài chính liên quan đến khí hậu (đơn vị được thành lập bởi Ủy ban ổn định tài chính, một cơ quan quốc tế) đã xây dựng một bộ khuyến nghị về việc tự nguyện công bố rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu trong hồ sơ tài chính của một đơn vị. Những đề xuất này tạo cơ hội cho kế toán hỗ trợ DN và gia tăng giá trị đáng kể. Kế toán viên có thể sử dụng kiến thức và chuyên môn của mình để hỗ trợ các DN
  4. hiểu được bản chất liên kết với nhau của các rủi ro và cơ hội hiện tại, cũng như cách đo lường và ứng phó với những rủi ro và cơ hội này. Ở Việt Nam, bước đầu đã có nhiều công ty niêm yết đã tích hợp việc công bố thông tin liên quan đến môi trường vào báo cáo thường niên, hoặc trình bày ở báo cáo phát triển bền vững (Công ty cổ phần sửa Việt Nam, Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Huynh, Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng,…). Cụ thể như: ở báo cáo phát triển bền vững năm 2021 của Công ty cổ phần sửa Việt Nam “xem thiên nhiên là bạn đồng hành cùng Phát triển bền vững và hướng đến giảm thiểu dấu chân carbon trên lộ trình tăng trưởng xanh; ứng dụng kỹ thuật hiện đại thân thiện môi trường; sử dụng, khai thác và quản lý nguồn lực tự nhiên có trách nhiệm và tối ưu thông qua kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phát triển bền vững; ứng dụng năng lượng và công nghệ xanh, quản lý hiệu quả nguồn thải và trồng cây phủ xanh Việt Nam”. Với Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Huynh, “luôn ý thức được trách nhiệm đối với môi trường thông qua công tác kiểm tra mức độ ô nhiễm; công tác cải tạo làm sạch môi trường tại khu vực hoạt động. Đồng thời không ngừng cải tiến điều kiện sản xuất để giảm thiểu đến mức tối đa những rủi ro gây ô nhiễm môi trường….” (báo cáo thường niên, 2021). Ở báo cáo thường niên ở năm 2021 của Tập đoàn Hòa Phát “….Hòa Phát đã dành 20- 30% tổng vốn cố định cho các hạng mục xử lý môi trường, đảm bảo đáp ứng ở mức tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam, hướng tới sản xuất thép xanh, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính”. Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) các giải pháp mà PV Power đã đăng ký đa phần thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời. Tương tự các công ty khác, các mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc được Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh liên kết trong hoạch định môi trường – xã hội và quản trị của công ty (báo cáo thường niêm năm 2022). Theo báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng: “Công ty luôn chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường thông qua việc khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu. Ban lãnh đạo luôn yêu cầu điều chỉnh, cải tiến các quy trình sản xuất, quy trình hoạt động kinh doanh, với nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng”. Từ thực tế trên, cho thấy có nhiều DN đã có sự quan tâm đến môi trường, những tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, cũng như xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai của công ty để thích ứng với môi trường và có những định hướng nhằm hạn chế tác động đến môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro, khả năng chuyển đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh trong thời gian tới và sự tác động của chúng lên các khoản mục tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, đo lường chúng và ghi nhận chúng trên BCTC, thì chưa được nhiều DN thực hiện và công bố. Một phần do chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện hành chưa có quy định rõ về vấn đề này; mặt khác chưa có nhiều DN ở Việt Nam áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào việc đánh giá rủi ro, đo
  5. lường, ghi nhận các tác động của biến đổi khí hậu lên tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của công ty và công bố thông tin liên quan. Trên cơ sở các nghiên cứu trước và xem xét vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở trên; bài viết phân tích cụ thể các chức năng của kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan về thông tin tài chính được công bố; nội dung của các chức năng này được tóm tắt ở hình 1. Hình 1: Các chức năng thể hiện vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu Vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thực hiện các chức năng Công bố thông tin Đánh giá rủi ro Định giá liên quan đến biến đổi khí hậu Nguồn: tác giả tổng hợp Để đánh giá rủi ro, định giá và công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu tác động đến DN, kế toán sẽ áp dụng chuẩn mực kế toán nào? Hiện không có chuẩn mực kế toán mới nào, hoặc cụ thể nào đề cập đến rủi ro khi hậu. Thay vào đó, kế toán có thể áp dụng IFRS (bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đã ban hành còn hiệu lực như: IAS 1, IAS 16, IAS 36 và IAS 37,…) để xử lý các vấn đề kế toán có liên quan đến rủi ro do biến đối khi hậu. Hiện các IFRS hiện hành đã cung cấp một khuôn khổ rõ ràng để kết hợp mọi rủi ro, bao gồm cả rủi ro khí hậu vào BCTC. Do vậy, kế toán xem xét rủi ro khí hậu như bao rủi ro khác; từ đó đánh giá, đo lường, ghi nhận và công bố chúng trong BCTC. 2.1. Chức năng đánh giá rủi ro Rủi ro khí hậu và các vấn đề phát triển bền vững trở thành vấn đề trọng tâm cốt lõi của hội đồng quản trị và DN cho dù là DN có bị áp lực của các bên liên quan hay các yếu tố nội bộ hay không. Trên toàn cầu, các nhà đầu tư và các bên liên quan đang đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên việc công bố rủi ro liên quan đến khí hậu. Các DN đang phải đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng lớn hơn để xem xét những rủi ro này một cách nghiêm túc, tích hợp chúng vào các quy trình báo cáo và quản lý rủi ro của DN. Ban lãnh đạo DN cần đánh giá tính trọng yếu của BCTC liên quan đến rủi ro khí hậu theo cách tương tự như đối với các vấn đề kế toán và công bố thông tin khác.
  6. Những rủi ro lớn và ngày càng nghiêm trọng liên quan đến khí hậu trong những thập kỷ tới có khả năng ảnh hưởng đến DN, có thể như: (1) Rủi ro vật chất liên quan đến lũ lụt, hạn hán, bão và hơn thế nữa; (2) rủi ro chuyển đổi liên quan đến chi phí thị trường, công nghệ, chính sách, pháp lý và uy tín liên quan đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Việc phản ánh rủi ro khí hậu trong BCTC không khác nhiều so với bất kỳ rủi ro nào khác mà DN đang sẽ đối mặt trong quá trình kinh doanh. Nếu tài sản của DN bị ảnh hưởng, kế toán có thể vận dụng các chuẩn mực kế toán sau để đo lường, ghi nhận và công bố, đó là IAS 16 hoặc IAS 36 cho suy giảm giá trị tài sản. Nếu các điều khoản theo cam kết bị ảnh hưởng, thì kế toán vận dụng chuẩn mực kế toán IAS 37 để phản ánh…. Vai trò của kế toán là rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro khí hậu và tạo ra giá trị. Ví dụ như khi ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng đưa ra kế hoạch “…điều chỉnh, cải tiến các quy trình sản xuất, quy trình hoạt động kinh doanh, với nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng”. Vấn đề này kế toán của công ty cần phải đánh giá và tạo ra giá trị thông tin về chi phí và lợi ích từ việc thực hiện kế hoạch này trong tương lại, thông qua việc kế toán đánh giá, đo lương, ghi nhận và công bố chúng trong BCTC. Thông tin này được DN công bố một cách tự nguyện sẽ giúp hỗ trợ các các bên liên quan ra quyết định, cũng như việc hoạch định chính sách của DN. Hoặc trường hợp PV Power đã “Ban hành kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu của Tập đoàn Dầu khí, giai đoạn 2018-2030”. Để thực hiện kế hoạch này, công ty sẽ cần xác định những chi phí nào sẽ phát sinh, những thiết bị nào cần thay thế, hoặc những tài sản nào sẽ rút ngắn thời gian sử dụng hữu ích để thay thế bởi những thiết bị, công nghệ mới, để giúp giảm thiểu nhiên liệu sử dụng trực tiếp; điều này DN cần phải đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích của một số tài sản hiện có, Ban lãnh đạo nên giải thích các kế hoạch thay thế tài sản có tuổi thọ dài hoặc chuyển đổi hoạt động kinh doanh mà chúng được sử dụng; trong trường hợp này bộ phận kế toán sẽ hỗ trợ Ban lãnh đạo DN trong việc thực hiện các vấn đề trên. Để giúp DN Việt Nam chủ động thích ứng với những thay đổi của biến đổi khí hậu và hoạt động phù hợp với thỏa thuận Paris và cam kết của Chính phủ Việt Nam ở COP26, kế toán giúp ban lãnh đạo DN đánh giá những rủi ro tác động đến BCTC của DN. Thông thường các vấn đề liên quan đến khí hậu có ảnh hưởng đến BCTC mà các DN có thể gặp phải như: (1) Điều chỉnh thời gian sử dụng kinh tế và giá trị còn lại của một số tài sản, (2) cập nhật dự báo dòng tiền, (3) rủi ro do suy giảm giá trị của tài sản, đơn vị tạo tiền, (4) rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu đến lợi nhuận hoạt động của DN, (5) rủi ro liên quan đến ngừng hoạt động và những công bố khác liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đến DN. 2.2. Chức năng định giá Để đạt được các kết quả mong đợi của các bên liên quan mà thỏa thuận Paris hướng tới, cũng như các kế hoạch quản lý của Chính phủ về giảm lượng khí thải carbon theo thỏa thuận đó, kế toán giúp ban lãnh đạo DN trong việc xem xét đến các vấn đề này khi đo lường tài sản và nợ phải trả của DN.
  7. Kế toán đo lường và báo cáo tác động môi trường: Kế toán có thể giúp DN đo lường và báo cáo tác động môi trường của mình. Điều này bao gồm đo lượng khí thải nhà kính, sử dụng nước và tạo ra chất thải. Bằng cách đo lường những tác động này, các DN có thể xác định các khu vực mà họ có thể giảm tác động đến môi trường. Định giá tác động của rủi ro biến đổi khí hậu vào tài sản, nợ và vốn là một vấn đề quan trọng. Để thực hiện việc định giá này, kế toán cần xác định các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, ước tính mức độ ảnh hưởng của chúng đến các tài sản, nợ và vốn của DN, và xác định các biện pháp để giảm thiểu tác động của rủi ro này. Kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các DN lập BCTC phù hợp với cam kết của Việt Nam ở COP26, dựa trên các giả định và ước tính nhất quán với cam kết ở COP26. Tuy nhiên, BCTC cũng phải tuân thủ các IFRS, hoặc chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các chuẩn mực này thường quy định việc sử dụng ước tính tốt nhất khi đo lường tài sản và nợ phải trả và những ước tính này có thể không nhất quán với bất kỳ lộ trình nóng lên toàn cầu nào có thể xảy ra. Để xác định các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, kế toán cần đánh giá các yếu tố như tần suất và cường độ của các hiện tượng khí hậu cực đoan (như hạn hán, lũ lụt, bão, thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ tăng) và cách mà chúng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của DN. Kế toán cũng cần xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị có thể gây ra hoặc làm tăng tác động của rủi ro biến đổi khí hậu. Sau khi xác định các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, kế toán cần ước tính mức độ ảnh hưởng của chúng đến các tài sản, nợ và vốn của DN. Để làm điều này, kế toán cần xác định giá trị của các tài sản, nợ và vốn của DN và ước tính mức độ tác động của rủi ro biến đổi khí hậu lên giá trị này. Điều này có thể được thực hiện thông qua các mô hình phân tích rủi ro và mô hình định giá tài sản. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng chi phí và/hoặc giảm doanh thu của DN trong tương lai. Vì vậy, khi xem xét dòng tiền trong tương lai, những tác động khí hậu này, DN cần được tính đến. Cụ thể, kế toán sẽ giúp ban lãnh đạo DN xác định sự gia tăng của chi phí do tăng giá nguyên liệu (ví dụ nếu khí hậu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng); chi phí mà DN sẽ phải chi thêm để tuân thủ việc sử dụng hiệu quả năng lượng; chi phí phát sinh để đạt được cam kết đạt mức phát thải CO2 bằng không (0); chi phí đánh thuế carbon bởi các quốc gia thực hiện cam kết Paris; xác định doanh thu có thể sụt giảm do thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của DN (người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng, dịch vụ thân thiện với môi trường); hoặc xác định sự sụt giảm doanh thu từ việc cấm hoàn toàn một thành phần chính được sử dụng trong sản xuất và/hoặc thành phẩm ở thị trường cuối cùng. 2.3. Chức năng công bố thông tin: Biến đổi khí hậu đang tác động đến cả xã hội và các DN. Các DN và các tập đoàn lớn đang phản ứng lại các tác động này. Các bên liên quan, trong đó có nhà đầu tư cần biết DN đang xem xét tác động của biến đổi khí hậu đến mô hình kinh doanh của DN như thế nào? Họ muốn hiểu những thách thức trong tương lai mà DN phải đối mặt và kế hoạch của DN là gì để đối phó với những thách thức này.
  8. Nhu cầu của nhà đầu tư về tính minh bạch và ngày càng khắc khe hơn đối với thông tin được công bố. Mặt khác sự tham gia của các bên liên quan đã tạo chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực trong việc công bố thông tin tài chính ở các DN. Với vị trí đặc biệt của kế toán (là nơi giao thoa của tất cả các khu vực và bộ phận trong DN), đồng thời kế toán có khả năng và quyền hạn để thiết lập các tiêu chuẩn, mô hình phát triển và tạo ra các báo cáo của một DN. Với vai trò của của kế toán trong một DN, kế toán có thể thực hiện việc tư vấn và hỗ trợ DN giải quyết các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Do đó những người hành nghề kế toán nên làm quen với các rủi ro liên quan đến khí hậu và hiểu tác động của những rủi ro này đối với mô hình kinh doanh, hoạt động và chiến lược của DN. Ngoài ra, kế toán cũng sẽ hỗ trợ DN trong việc công bố thông tin liên quan đến khí hậu. Kế toán có thể giúp DN truyền đạt kết quả hoạt động môi trường của mình cho các bên liên quan thông qua báo cáo và công khai tài chính. Điều này bao gồm báo cáo về tác động môi trường, rủi ro và cơ hội trong các báo cáo hàng năm, báo cáo bền vững và các công bố khác. Trên cơ sở những xét đoán được ban lãnh đạo DN đưa ra về rủi ro của biến đổi khí hậu đối với DN, kế toán công bố thông tin liên quan đến những ảnh hưởng đáng kể đến các số liệu được ghi nhận trong BCTC. Nhiều khoản mục của BCTC sẽ bị tác động khi thực hiện các đánh giá và ước tính liên quan đến khí hậu. Các nguồn ước tính không chắc chắn liên quan đến khí hậu, có thể dẫn đến việc điều chỉnh đáng kể giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tiếp theo. Trong những trường hợp này, kế toán có thể áp dụng IAS 1 ở đoạn 125 để giúp DN công bố thông tin. IAS 1 yêu cầu ban lãnh đạo đánh giá khả năng hoạt động liên tục của công ty khi lập BCTC. Để đánh giá liệu cơ sở lập báo cáo hoạt động liên tục có phù hợp hay không, ban lãnh đạo sẽ tính đến tất cả các thông tin có sẵn về tương lai, ít nhất, nhưng không giới hạn ở 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo. Nếu các vấn đề liên quan đến khí hậu tạo ra sự không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty, thì IAS 1 yêu cầu DN công bố thông tin về những điều không chắc chắn đó. IAS 1 ở đoạn 112 c yêu cầu cung cấp các thông tin chưa được trình bày ở các phần khác trong BCTC, nhưng có liên quan giúp cho việc hiểu rõ hơn về thông tin trong BCTC. Do vậy, Ban lãnh đạo cần đánh giá tính trọng yếu của BCTC liên quan đến rủi ro khí hậu theo cách tương tự như đối với các vấn đề kế toán và công bố thông tin khác và trình bày chúng ở thuyết minh BCTC để giúp người sử dụng báo cáo. Các thông tin liên quan đến biến đổi khỉ hậu được nhà đầu tư quan tâm và kế toán cần giúp DN công bố, có thể như: Các cơ hội và rủi ro liên quan đến các vấn đề liên quan đến khí hậu và quan trọng nhất đối với mô hình và chiến lược kinh doanh của DN; các tác động tiềm ẩn đối với khả năng sinh lời, tài sản ròng, sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp của DN trong các kịch bản khí hậu khác nhau; những rủi ro và cơ hội được phản ánh trong BCTC, ví dụ như ảnh hưởng của các giả định được sử dụng trong kiểm tra khả năng giảm giá trị, tỷ lệ khấu hao, ngừng hoạt động, v.v.; đánh giá khả năng tồn tại của DN trong dài hạn có tính đến các
  9. vấn đề liên quan đến khí hậu; khả năng tồn tại của mô hình kinh doanh và kinh doanh của DN. 3. Một số kiến nghị và kết luận. Để thực hiện tốt vai trò của kế toán trong việc hỗ trợ DN chủ động thích ứng với sự biến đổi của khí hậu và phát triển bền vững, một số kiến nghị được nêu ra như sau: Đối với ban lãnh đạo DN: - Trước tiên ban lãnh đạo DN cần nâng cao sự hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh doanh của DN trong thời gian tới, cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của DN bị tác động bởi cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu; từ đó xây dựng hệ thống báo cáo thông tin về môi trường, xã hội và quản trị công ty; - Tiến hành nghiên cứu và xác định các vị trí khác nhau của DN và khả năng dễ bị tổn thương trước các rủi ro vật lý và chuyển đổi; - Thực hiện báo cáo đầy đủ về mức độ quản trị, chiến lược, quản lý rủi ro, chỉ số và mục tiêu thích hợp được áp dụng để giải quyết các vấn đề khí hậu; - Xây dựng chiến lược phát triển bền vững: Ban lãnh đạo DN cần phải xác định được những rủi ro và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với hoạt động kinh doanh của DN. Dựa trên đó, ban lãnh đạo cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững, trong đó có kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu; - Đầu tư vào công nghệ xanh: Ban lãnh đạo DN có thể đầu tư vào công nghệ xanh để giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh đối với môi trường; - Thúc đẩy văn hóa bền vững: Ban lãnh đạo DN có thể thúc đẩy văn hóa bền vững trong tổ chức bằng cách tạo ra những chính sách, quy định và các hoạt động nhằm khuyến khích nhân viên thực hiện các hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên. Đối với kế toán: Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các DN chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong thời gian tới. Dưới đây là một số đề xuất về những việc kế toán có thể làm để hỗ trợ DN Việt Nam trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu: - Thiết kế báo cáo tài chính phản ánh tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh doanh của DN. Kế toán có thể sử dụng các phương pháp định giá tài sản, nợ phải trả và vốn để đo lường các rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu; - Tư vấn cho DN về cách thức quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Kế toán có thể đưa ra các giải pháp tài chính để giảm thiểu rủi ro như bảo hiểm thương mại hoặc các phương án đầu tư thích ứng;
  10. - Thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và sản xuất bền vững. Kế toán có thể định giá tài sản theo tiêu chuẩn bền vững và cung cấp thông tin cho DN về tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường và xã hội; - Hỗ trợ DN đáp ứng các quy định liên quan đến biến đổi khí hậu. Kế toán có thể đưa ra các khuyến nghị để DN tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu và báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh doanh của DN; - Đưa ra các khuyến nghị và phương án để giúp DN định hướng hoạt động kinh doanh của mình đến hướng phát triển bền vững. Kế toán có thể sử dụng các thông tin liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, sẽ có những sửa đổi đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam, để phù hợp với IFRS, cũng như tạo khuôn khổ rõ ràng hơn cho việc đánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, đo lường và công bố thông tin; do vậy các chức năng của kế toán cũng sẽ ảnh hưởng và vai trò của kế toán cũng sẽ được nâng lên. Kế toán tham gia vào tất cả các cấp của DN, như: cấp ra quyết định - chiến lược, vận hành và chiến thuật - cũng như trong các hoạt động kinh doanh của DN (quản lý, lập dự toán ngân sách, đánh giá và báo cáo). Cụ thể, ở cấp độc chiến lược, kế toán tham gia với vai trò là người tạo ra giá trị thông tin; ở cấp quản lý, kế toán là người cung cấp các giá trị về rủi ro biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; cuối cùng ở cấp độ báo cáo, kế toán đóng vai trò đảm bảo các báo cáo được công bố có chất lượng và cũng là người chuyển tải các báo cáo này đến các bên liên quan. Bài viết mới dừng lại ở việc phân tích các chức năng thể hiện vai trò của nghề nghiệp kế toán trong việc giúp DN chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Những hướng nghiên cứu mở rộng trong tương lai được tác giả hướng đến như: đánh giá sự suy giảm tài sản do tác động của biến đổi khí hậu; phương pháp định giá rủi ro khí hậu và cách áp dụng trong kế toán; công bố thông tin liên quan đến các xét đoán do tác tác động của biến đối khí hậu đến BCTC của DN. Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt 1. Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng, báo cáo thường niên năm 2022. https://lbm-vn.vn/9346_20230418-lbm-_bao_cao_thuong_nien_2022.pdf; 2. Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, báo cáo thường niên 2022. https://www.binhminhplastic.com.vn/viewfile.aspx?link=res/project/download/AR 2022_WEB_180423_final_vn_sign.pdf; 3. Công ty cổ phần sửa Việt Nam, Báo cáo Phát triển bền vững 2021 (vinamilk.com.vn) 4. Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Huynh, Báo cáo thường niên 2021.Báo cáo thường niên năm 2021. (evn.com.vn);
  11. 5. Tập đoàn Hòa Phát, báo cáo thường niên 2021. bao-cao-thuong-nien-2021.pdf (hoaphat.com.vn); 6. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, báo cáo thường niên 2021, báo cáo thường niên năm 2021 (pvpower.vn); Tài liệu tiếng anh 1. Ascui, F.; Lovell, H (2012), Carbon accounting and the construction of competence. J. Clean. Prod. 2012, 36, 48–59; 2. Atkins, J.; Atkins, B.C.; Thomson, Ian; Maroun, W (2015), “Good” news from nowhere: Imagining utopian sustainable accounting. Account. Audit. Account. J. 28; 3. Barrett, J.; Peters, G.; Wiedmann, T.; Scott, K.; Lenzen, M.; Roelich, K.; Le Quere, C (2013), Consumption-based ghg emission accounting: A UK case study. Clim. Policy, 13, 451–470; 4. Ben-Amar, W.; McIlkenny, P (2015), Board e_ectiveness and the voluntary disclosure of climate change information. Bus. Strategy Environ. 24, 704–719; 5. Brander, M (2017), Comparative analysis of attributional corporate greenhouse gas accounting, consequential life cycle assessment, and project/policy level accounting: A bioenergy case study. J. Clean. Prod. 167, 1401–1414; 6. Carmela, G., Pina, P., Valerio L. và Donald, H (2020), Climate Change Accounting and Reporting: A Systematic Literature Review; Sustainability 2020, 12, 5455; doi:10.3390/su12135455; 7. Comyns, B (2016), Determinants of ghg reporting: An analysis of global oil and gas companies. J. Bus. Ethics. 136, 349–369; 8. Elkington, J (1997), Cannibals with Forks: The Triple Bottom Line of 21st Century Business (Capstone, Oxford, UK); 9. Geanina, S.S., Adriana,P., Ana-Maria,C (2018), The role of the accounting profession in achieving the objectives of sustainable development. Annals of the „Constantin Brâncuşi” University of Târgu Jiu, Economy Series, Issue 3/2018; 10. Hopwood, A.G.; Miller, P (1994), Accounting as Social and Institutional Practice; Cambridge University Press: Cambridge, UK;
  12. 11. IPCC (2014), Climate Change 2014: Impacts, Adaptation, and Vulnerability: Contribution of Working Group II to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Available at: http://ipcc-wg2.gov/AR5/report/; 12. IPCC (2021), Climate Change 2021 The Physical Science Basis Working Group I Contribution to the Sixth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change; 13. Linnenluecke, M. K., and A. Griffiths (2015), The Climate Resilient Organization (Edward Elgar, Cheltenham, UK); 14. Lovell, H., and D. McKenzie (2011), Accounting for carbon: the role of accounting professional organisations in governing climate change, Antipode 43, 704–730; 15. Ojebiyi, O (2021), Climate change financial disclosure: the revolutionary role of financial institutions and the central bank of nigeria in meeting the net zero goal by 2050. Academia Letters, Article 3652. https://doi.org/10.20935/AL3652; 16. https://www. IFRS - Supporting materials for IFRS Accounting Standards 17. https://www.ifac.org/news-events/2015-11/accountancy-profession-and- sustainabledevelopment-goals, page accessed on March 13, 2018; 18. http://www.ifac.org/news-events/2016-11/accountancy-has-major-role-play-un-global- goalsattainment?utm_source=IFAC+Main+List&utm_campaign=df66c9c34f; 19. http://www.accaglobal.com/content/dam/acca/global/PDFtechnical/ sustainabilityreporting/pr esentationsustainability-and-business-thenext-10-years.pdf.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
65=>2