VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH <br />
DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác quản trị tài <br />
chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Thông <br />
qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ <br />
sở hữu (ROE) bằng phương pháp thay thế liên hoàn trong mô hình Dupont, nghiên <br />
cứu chỉ ra các nhóm nhân tố liên quan đến đòn bẩy tài chính và nhóm nhân tố <br />
không liên quan đến đòn bẩy tài chính để các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp <br />
cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp trong việc gia tăng ROE.<br />
<br />
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
Về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh <br />
gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá <br />
trình hoạt động của mình. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá <br />
trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Là một trong nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính gắn liền với việc <br />
tạo lập, phân phối, sử dụng, vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ, được diễn ra trên cơ sở <br />
các quyết định chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Các quyết định trong quản trị tài <br />
chính doanh nghiệp là vấn đề quan tâm và được bàn luận nhiều.<br />
Theo Van Horne và Wachowicz (2001) thì quản trị tài chính quan tâm đến mua sắm, tài trợ và <br />
quản lý tài sản doanh nghiệp theo mục tiêu chung được đề ra. Tương tự, McMahon (1993) <br />
cho rằng, quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua <br />
sắm tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những <br />
mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữu hiệu <br />
và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra.<br />
Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996), Ross và cộng sự (2005) thống nhất cho rằng, <br />
tài chính doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh <br />
nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.<br />
Mặc dù, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết các quan điểm đều có sự <br />
đồng thuận khi cho rằng: Tài chính doanh nghiệp thực chất là quan tâm đến 3 vấn đề chủ <br />
yếu gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận <br />
nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.<br />
Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị luôn đối mặt với sự mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi <br />
ro; một mặt phải đảm bảo tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu, mặt khác phải tối <br />
thiểu hóa rủi ro. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị tài chính trong <br />
quá trình lựa chọn và ra quyết định tài chính phù hợp.<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện <br />
các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, <br />
các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử <br />
dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh <br />
nghiệp còn được nhìn nhận theo quy trình 4 khâu của quản trị doanh nghiệp là quá trình lập <br />
kế hoạch; tổ chức thực hiện; điều chỉnh và kiểm soát quá trình phân phối và sử dụng các quỹ <br />
tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có mục tiêu bao trùm <br />
là tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải <br />
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển thích ứng với các biến động của <br />
thị trường, đồng thời phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Trong quá trình tổ chức xây <br />
dựng và thực hiện các hoạt động, doanh nghiệp luôn quan tâm đến tính hiệu quả của chúng.<br />
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt <br />
được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả, còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một <br />
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền <br />
vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.<br />
Quản trị tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Quản trị <br />
tài chính phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh đó là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên <br />
cạnh đó phải duy trì tình hình tài chính lành mạnh, cân bằng giữa khả năng sinh lời với khả <br />
năng thanh toán và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.<br />
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lại khác nhau, hoạt động <br />
tài chính sẽ thay đổi cho phù hợp tình hình và bối cảnh chung. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu <br />
quả quản trị tài chính qua các chỉ tiêu phải được so sánh cùng cơ sở hoặc cùng mặt bằng để <br />
thấy rõ sự thay đổi, chứ không chỉ đánh giá một chiều tăng hay giảm của chỉ tiêu đó trong kỳ <br />
phân tích.<br />
Như vậy, hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu <br />
quản trị tài chính so với yêu cầu đặt ra trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của <br />
doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp cao khi quản trị tài chính doanh <br />
nghiệp thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại, tất cả <br />
đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu.<br />
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng công tác quản trị tài chính <br />
của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Vì vậy, để đánh giá hiệu <br />
quả quản trị tài chính doanh nghiệp cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau (chỉ tiêu định <br />
tính và chỉ tiêu định lượng).<br />
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
Nhóm các chỉ tiêu định lượng<br />
Các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc. Ban giám đốc <br />
điều hành doanh nghiệp nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, các quyết định điều <br />
hành doanh nghiệp của họ buộc phải thực hiện phù hợp với việc tối đa hóa giá trị cho các cổ <br />
đông. Chỉ tiêu đầu tiên sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp chính <br />
là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.<br />
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):<br />
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ<br />
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong <br />
kỳ và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh <br />
nghiệp.<br />
Tăng ROE là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. <br />
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính: Doanh thu, <br />
chi phí, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.<br />
Chỉ tiêu ROE mới chỉ phản ánh năng lực sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng <br />
trong kỳ. Tuy nhiên, điều mà các cổ đông phổ thông (chiếm phần lớn số lượng trong công ty <br />
cổ phần) quan tâm chưa dừng lại ở đó, họ quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu giá trị từ <br />
mỗi cổ phần phổ thông mà họ nắm giữ sau khi đã sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để <br />
trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi. Nhằm phản ánh khả năng này, bài viết sử dụng chỉ tiêu <br />
thu nhập trên mỗi cổ phần phổ thông hay cổ phần thường.<br />
Thu nhập một cổ phần thường (EPS):<br />
EPS = Lợi nhuận sau thuế Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi/Tổng số cổ phần thường <br />
đang lưu hành<br />
EPS phản ánh mức độ sinh lời của mỗi một cổ phần phổ thông nói chung. Các nhà đầu tư <br />
thường dùng mức doanh lợi mỗi cổ phần để làm tiêu chuẩn quan trọng đánh giá hiệu quả <br />
kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Nói chung, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ lợi nhuận có thể được chia cho mỗi cổ phần càng <br />
nhiều, hiệu quả đầu tư của cổ đông lại càng tốt. Mục tiêu quan trọng này cũng là điều mà <br />
các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn hướng tới.<br />
Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến EPS, vì đây là khả năng thu nhập có thể nhận được, <br />
nếu quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số EPS càng cao chứng tỏ khả năng thu nhập <br />
trên mỗi cổ phần thường càng lớn. Đó là mục tiêu hướng tới của nhà quản trị tài chính nhằm <br />
tăng mức độ cạnh tranh cũng như tác động tốt tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đồng thời, <br />
EPS là cơ sở để quyết định mức chia cổ tức cho mỗi cổ phần thường.<br />
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay mà các cổ đông phổ thông quan tâm không kém chính là cổ tức <br />
thực tế chia cho mỗi cổ phần thường hàng năm. Nhằm phản ánh cụ thể về vấn đề này, bài <br />
viết sử dụng chỉ tiêu cổ tức một cổ phần thường.<br />
Cổ tức một cổ phần thường (DPS):<br />
DPS = Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường/Tổng số cổ phần <br />
thường đang lưu hành<br />
<br />
Để có được ROE và EPS cao, các nhà quản trị tài chính buộc phải giảm số cổ phần thường <br />
đang lưu hành, hoặc tăng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông thường; hoặc đồng thời áp <br />
dụng cả hai hình thức trên, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế phải cao hơn so với tốc độ <br />
tăng của số lượng cổ phần thường.<br />
Tóm lại, nếu tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ <br />
sở hữu và số cổ phần thường đang lưu hành bình quân thì cả ROE và EPS đều tăng và hiệu <br />
quả quản trị tài chính doanh nghiệp được cải thiện.<br />
Năng lực sinh lời là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư mua cổ phiếu. Vì các cổ đông <br />
thu lợi đầu tư là thông qua cổ tức, mà nguồn gốc của cổ tức lại lấy từ lợi nhuận sau thuế <br />
của doanh nghiệp.<br />
Mặt khác, đối với công ty có tham gia thị trường chứng khoán thì có sự tăng trưởng của lợi <br />
nhuận sẽ gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông, vì giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên. Năng <br />
lực sinh lời của doanh nghiệp cũng quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh <br />
nghiệp, vì nó là những chỉ tiêu để đánh giá thành tích hiệu quả quản trị tài chính của họ.<br />
Hơn nữa, lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tuyệt đối nên để đo lường hiệu quả quản trị tài chính <br />
trong năm, cần có sự so sánh lợi nhuận sau thuế với doanh thu để xem xét biên lợi nhuận, với <br />
tài sản bình quân để xem hiệu quả sử dụng tài sản vào kinh doanh trong kỳ.<br />
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):<br />
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần trong kỳ<br />
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý và tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này <br />
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh và chiến lược <br />
cạnh tranh của doanh nghiệp.<br />
Doanh nghiệp cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (xây dựng thương hiệu riêng) thường có hệ <br />
số ROS cao. doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về giá với chi phí thấp thường có <br />
hệ số ROS thấp, còn với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành thì việc điều chỉnh cơ cấu sản <br />
phẩm kinh doanh sẽ làm cho ROS thay đổi. Chỉ tiêu này còn được gọi theo các tên khác như: <br />
Biên lợi nhuận ròng, hệ số lãi ròng.<br />
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):<br />
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ<br />
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách <br />
khác là tỷ số này phản ánh năng lực sinh lợi của doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn <br />
lực của mình.<br />
Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải có tài sản nhất định, đồng <br />
thời các hình thái của tài sản cũng phải được bố trí hợp lý để các tài sản có thể được sử <br />
dụng một cách có hiệu quả. Trong một thời kỳ nhất định, nếu doanh nghiệp chiếm hữu và <br />
hao phí ít tài sản, mà lợi nhuận thu được càng nhiều thì năng lực sinh lợi của tài sản là ước <br />
lượng việc vận dụng có hiệu quả các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu quả đầu <br />
tư về tổng thể.<br />
Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực sinh lợi của tài sản có cao <br />
hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơn mức lợi nhuận tài sản trong <br />
ngành hay không? Trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm kinh doanh và các nhân tố hạn <br />
chế khác nhau, năng lực sinh lợi của các ngành nghề khác nhau cũng sẽ khác nhau: Có ngành <br />
sinh lợi cao và có ngành sinh lợi thấp.<br />
Tuy nhiên, ROA đã tính đến ảnh hưởng của yếu tố lãi vay và thuế tài chính doanh nghiệp. <br />
Mặc dù lợi nhuận sau thuế mới là vấn đề mà doanh nghiệp nhận được nhưng cũng cần xem <br />
xét đến mức sinh lời danh nghĩa của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng, từ đó tiếp tục so sánh <br />
để thấy ảnh hưởng của lãi vay đến hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp.<br />
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):<br />
BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản (hay vốn kinh doanh) bình quân<br />
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến <br />
ảnh hưởng của lãi vay (nguồn gốc vốn kinh doanh) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong <br />
điều kiện thuế thu nhập doanh nghiệp không đổi, thì BEP có tác dụng rất lớn trong việc xem <br />
xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay tác động thế nào đến <br />
khả năng sinh lời của tài sản nói chung và của vốn chủ sở hữu nói riêng.<br />
Giá trị sổ sách trên một cổ phần (BV):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giá trị ghi sổ cho biết, giá trị tài sản của doanh nghiệp còn lại bao nhiêu nếu ngay lập tức rút <br />
lui khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là một thước đo khá chính xác giá trị của doanh nghiệp, <br />
yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích <br />
cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho <br />
các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi để hưởng chênh lệch về giá.<br />
Để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp ngoài những chỉ tiêu định lượng (có thể <br />
lượng hóa bằng tiền được), còn kết hợp sử dụng các chỉ tiêu định tính (không thể lượng hóa <br />
bằng tiền được). Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh <br />
nghiệp được chính xác và toàn diện hơn.<br />
Nhóm chỉ tiêu định tính<br />
Một là, tuân thủ kỷ luật tài chính: Trong quá trình hoạt động, mỗi giai đoạn phát triển khác <br />
nhau doanh nghiệp có những mục tiêu khác nhau về tài chính. Để đáp ứng yêu cầu đó, doanh <br />
nghiệp cần phải dự báo và lập kế hoạch tài chính riêng cho từng giai đoạn.<br />
Đồng thời, trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản trị tài chính luôn tuân thủ kế hoạch <br />
và bám sát những diễn biến của thị trường để có những dự báo, điều chỉnh kịp thời khi môi <br />
trường có sự thay đổi theo cả 2 hướng thuận lợi và bất lợi.<br />
Đề cập đến hoạt động tài chính là nói đến hoạt động thu, chi, do vậy, hoạt động này cần <br />
được thể chế hóa bằng các quy chế thu, chi của doanh nghiệp trên nền tảng các quy định <br />
pháp lý chung đối với hoạt động thanh toán. Việc tuân thủ quy chế thu, chi sẽ góp phần minh <br />
bạch hóa và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp.<br />
Hai là, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị tài chính: Quản lý, suy cho cùng là quản <br />
lý con người và do con người quản lý. Theo đó, chất lượng công tác quản trị tài chính phụ <br />
thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này tại doanh nghiệp.<br />
Về mặt kiến thức thì đội ngũ cán bộ phải là những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở <br />
đào tạo uy tín và hàng năm được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
Về mặt kỹ năng và kinh nghiệm thì họ phải là những người kinh qua vị trí công tác để hiểu <br />
bản chất và hình thành tư duy của nhà quản trị tài chính. Về mặt ý thức, thái độ thì đội ngũ <br />
cán bộ cũng phải được giáo dục, định hướng ngay từ lúc vào nghề.<br />
Ba là, vai trò của công tác tài chính trong quản trị doanh nghiệp: Đầu tư được xem là quyết <br />
định quan trọng bậc nhất trong 3 quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp. Một quyết <br />
định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, từ đó gia tăng giá trị tài sản cho <br />
chủ sở hữu và ngược lại. Đây là tiêu chí định tính cần được xem xét khi đánh giá hiệu quả <br />
quản trị tài chính doanh nghiệp. Bởi vì trong quá trình ra quyết định đầu tư, vai trò của người <br />
làm công tác tài chính (đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư) tại doanh nghiệp là vô cùng quan <br />
trọng. Những đóng góp của họ thể hiện vai trò của công tác tài chính trong công tác quản trị <br />
chung toàn doanh nghiệp.<br />
Ứng dụng mô hình Dupont trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ROE<br />
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, nghiên cứu này đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ <br />
tiêu ROE của doanh nghiệp, cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó:<br />
NI: Lợi nhuận sau thuế.<br />
EBT: Lợi nhuận trước thuế.<br />
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.<br />
Vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính <br />
của doanh nghiệp.<br />
Hay:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên cơ sở nhận biết 5 yếu tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng <br />
ROE theo 2 nhóm như sau:<br />
Một là, nhóm các yếu tố liên quan đến đòn bẩy tài chính: Tác động tới cơ cấu tài chính của <br />
doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với <br />
năng lực hoạt động và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.<br />
Việc điều chỉnh cơ cấu tài chính sẽ liên quan đến gánh nặng lãi vay, có thể gia tăng mức độ <br />
ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và làm gánh nặng lãi vay tăng lên và ngược lại.<br />
Hai là, nhóm các yếu tố không liên quan đến đòn bẩy tài chính: Tăng hiệu suất sử dụng tài <br />
sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, <br />
vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu của tổng tài sản; Tăng doanh thu, tiết giảm chi phí <br />
sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm, từ đó, tăng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và <br />
thuế trên doanh thu thuần; Giảm gánh nặng thuế bằng việc áp dụng phương pháp khấu hao <br />
phù hợp.<br />
Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính <br />
doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc trong việc lựa chọn yếu tố tác động phù hợp để gia tăng chỉ <br />
tiêu ROE, khi mức rủi ro chấp nhận được.<br />
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu <br />
tư cũng như các đối tượng liên quan. Để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp, <br />
có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu cũng như phương pháp phân tích khác nhau. Khi đánh giá, cần <br />
quan tâm không chỉ các chỉ tiêu định lượng mà còn phải xem xét đến các chỉ tiêu định tính và <br />
các nhân tố ảnh hưởng cho mục đích nghiên cứu.<br />
Để giúp các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan có được thông tin chính xác về hiệu quả <br />
quản trị tài chính doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, nghiên cứu này chỉ ra 7 chỉ tiêu định <br />
lượng, 3 chỉ tiêu định tính và 2 nhóm nhân tố tác động được sử dụng trong việc phân tích và <br />
đánh giá. <br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính;<br />
2. Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê;<br />
3. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: <br />
Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà <br />
Nẵng – Số 5(40).2010;<br />
4. McMahon, Holmes, Hutchinson, Forsaith (1993), Small Enterprise Financial Management: Theory <br />
and Practice, Marrickville, Harcourt Brace;<br />
5. Pierre Vernimmen (2005), Corporate Finance Theory and Practice, John Wiley & Son Limited;<br />
6. Van Horne and Wachowicz (12th Edition), Fundamentals of Financial Management, Pearson <br />
Education Limited;<br />
7. Brealey, Myers and Allen (10th Edition), Principles of Corporate Finance, McGrawHill/Irwin.<br />