Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp sáng tạo tri thức - bài học từ Nhật Bản
lượt xem 4
download
Bài viết cho thấy hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn hướng tới sự phát triển bền vững nhưng để đạt được kết quả đó lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Văn hóa kinh doanh được xem như là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp sáng tạo tri thức - bài học từ Nhật Bản
- ts. trần hoài nam - ths. nguyễn minh đức 63 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SÁNG TẠO TRI THỨC - BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN TS. Trần Hoài Nam, ThS. Nguyễn Minh Đức Đại học Thương mại Hà Nội TÓM TẮT Hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn hướng tới sự phát triển bền vững nhưng để đạt được kết quả đó lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Văn hóa kinh doanh được xem như làmột trong những yếu tố quan trọng nhất. Nhắc đến văn hóa kinh doanh không thể không nhắc đến các doanh nghiệp sáng tạo tri thức Nhật Bản.Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ chính là những thành công điển hình trên thế giới nhờ sự đề cao và chú trọng vào văn hóa kinh doanh. Với sự tương đồng trong văn hóa và con người của hai nước, thành công từ các doanh nghiệp sáng tạo tri thức Nhật Bản sẽ là những bài học giúp đưa ra giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ khóa: văn hóa kinh doanh; doanh nghiệp sáng tạo tri thức; quản trị tri thức 1. Khái quát về văn hóa kinh doanh. của tổ chức hoặc cá nhân thông qua các hoạt Khái niệm động thương mại như bán hàng, sản xuất, quảng cáo,... nhằm thu lại lợi nhuận. Trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, tác giả Edward Burnett Tylor (1871) đã đưa ra khái Như vậy, có thể hiểu khái niệm văn hóa niệm được nhiều người chấp nhận và sử dụng kinh doanh là: rộng rãi là:“Văn hóa là một tổng thể phức “Văn hóa kinh doanh là một hệ thống tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong năng, thói quen, tập quán mà con người đạt quá trình kinh doanh, được thể hiện trong các được với tư cách là thành viên của một xã ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng hội” [4]. Có thể thấy văn hóa là một khái đồng hay một khu vực”. [1] niệm rất rộng, thậm chí là có tới hàng trăm “Văn hóa kinh doanh là những giá trị khái niệm về văn hóa trong những lĩnh vực văn hóa gắn với hoạt động kinh doanh một khác nhau. Tuy nhiên, dù trong lĩnh vực nào, món hàng hóa cụ thể (thương phẩm/dịch vụ) các khái niệm đều thống nhất rằng văn hóa trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hóa - xã và con ngườilà không thể tách rời, văn hóa là hội khác nhau của nó. [2] con người sáng tạo ra, đúc kết thành tri thức, Từ các khái niệm nêu trên, chúng tôi cho con người lại sử dụng văn hóa và tri thức đó rằng:”Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá để làm nền tảng, mục tiêu trong các hoạt động trị văn hóa, tri thức được doanh nghiệp sáng đời sống của mình. Kinh doanh được hiểu là tạo, tiếp thu và sử dụng để tạo nên bản sắc “tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh kinh doanh cho riêng mình trong xã hội”. lời” [5]. Như vậy, kinh doanh là hoạt động Theo quan điểm này, văn hóa kinh doanh của
- Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường 64 định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam doanh nghiệp bao gồm những giá trị văn hóa và sự coi trọng của doanh nghiệp đối với các có sẵn, được doanh nghiệp tiếp thu, lĩnh hội, giá trị tốt đẹp, trách nhiệm với xã hội, với và những giá trị văn hóa được doanh nghiệp khách hàng và đối tác. Thể hiện uy tín của sáng tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp trên thương trường, định hướng doanh. hoạt động kinh doanh theo cái đúng, cái đẹp Bản chất và vai trò của văn hóa kinh và đem lại ích lợi đối với xã hội. Chính vì doanh vậy, văn hóa kinh doanh còn được coi là một khía cạnh trong văn hóa xã hội nói chung. Văn hóa kinh doanh là những giá trị văn hóa gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh 2.Văn hóa kinh doanh của các doanh doanh của doanh nghiệp; Do đó, xét về bản nghiệp sáng tạo tri thức. chất, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Văn hóa kinh doanh bao trùm rất nhiều bao gồm các yếu tố: triết lý kinh doanh, đạo hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp như đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa quản trị, sản xuất, nghiên cứu... Song bản doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt thân nó chịu sự tác động và chi phối của chính động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu các yếu tố môi trường, con người, quá trình tố riêng biệt này có những điểm giao thoavới quản trị, sản xuất,... Mỗi một doanh nghiệp nhau, tạo nên một thể thống nhất là văn hóa có những yếu tố, điều kiện khác nhau sẽ hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hình 1 dưới thành nên văn hóa kinh doanh khác nhau. Vì đây thể hiện sự giao thoa các yếu tố của văn vậy, có thể khẳng định văn hóa kinh doanh hóa kinh doanh. là một phần vốn tri thức của doanh nghiệp, được doanh nghiệp sáng tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó, việc xây dựng, sử dụng và phổ biến tri thức trong doanh nghiệp có tính chất quyết định tới việc hình thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ chức, kết hợp được tri thức của mỗi người sẽ tạo ra được tri thức của tập thể. Để đạt được Nguồn:[1] điều đó, một trong những hoạt động không Hình 1: Sự giao thoa các yếu tố của văn thể thiếu của doanh nghiệp hiện đại chính là hóa kinh doanh quản trị tri thức. Hoạt động quản trị tri thức Với những yếu tố cấu thành như trên, ta là xu hướng mà các doanh nghiệp Việt Nam thấy rằng văn hóa kinh doanh bao trùm rất nói riêng, các doanh nghiệp trên thế giới đang rộng những hoạt động trong doanh nghiệp. đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Đó Xét về vai trò, văn hóa kinh doanh có ý nghĩa là một trong các lí do thôi thúc các doanh quan trọng trong hoạt động nội bộ doanh nghiệp đang dần đổi mới để trở thành doanh nghiệp như các hoạt động quản trị; hoạt động nghiệp sáng tạo tri thức. sản xuất; tác phong làm việc; phương pháp Nói về doanh nghiệp sáng tạo tri thức, tác nghiệp hay sự thống nhất trong văn hóa Ikujiro Nonaka cho rằng đó là những chủ ứng xử trong doanh nghiệp,… Không những thể sáng tạo tri thức thông qua tổng hợp vậy, đối với hoạt động bên ngoài, các hoạt mâu thuẫn và định hình lại môi trường cũng động ứng xử với đối tác, khách hàng; đạo như quá trình sáng tạo tri thức [3]. Theo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh Nonaka,nếu nhưcác doanh nghiệp thông doanh,… Văn hóa kinh doanh cũng đóng vai thường chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề trò then chốt, thể hiện rằng thể hiện nhận thức tồn tại, thì các doanh nghiệp sáng tạo tri thức
- ts. trần hoài nam - ths. nguyễn minh đức 65 còn chủ động tìm kiếm, phát hiện vấn đề và quả cao; và văn hóa kinh doanh là điều mà kiểm soátcác vấn đề đó. Ông cho rằng, doanh họ luôn chú trọng xây dựng, bảo tồn và phát nghiệp sáng tạo tri thức trở nên khác biệt do triển. Dưới đây là một số điển hình tiêu biểu có những nhà quản lý có tầm nhìn, có mong của các doanh nghiệp loại này: muốn và nỗ lực tạo ra sự khác biệt. Nói cách Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược khác, bản chất của doanh nghiệp sáng tạo tri phẩm EISAI thức, theo Nonaka, là sáng tạo và đổi mới dựa Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm trên tri thức. Trong các doanh nghiệp sáng tạo Eisai được Toyoji Naito thành lập năm 1941. tri thức, quá trình sản xuất kinh doanh được Công ty được tái cấu trúc mạnh mẽ dưới sự định nghĩalà quá trình sử dụng tri thức để tạo lãnh đạo của Haruo Naito (chủ tịch kiếm ra các giá trị vật chất và tri thức mới cho xã CEO đời thứ ba) vào năm 1988. Năm 1989, hội; Đồng thời quá trình này cũng giúp hình ông đưa ra một sứ mệnh gọi là “Cam kết đổi thànhvăn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. mới”, với câu hỏi: “Thế giới đang thay đổi, Do vậy, các doanh nghiệp sáng tạo tri thức là bạn có thể thay đổi cùng thế giới?”. Kèm theo những doanh nghiệp hiểu rõ nhất vị trí và vai đó là câu trả lời trong tuyên bố “Cam kết đổi trò của tri thức trong việc hình thành văn hóa mới” của công ty: bệnh nhân và gia đình họ kinh doanh, các giá trị văn hóa có mối liên hệ là những đối tượng tham gia quan trọng nhất chặt chẽ với hoạt động kinh doanh dưới dạng trong quá trình chăm sóc sức khỏe, công ty sẽ tri thức, kiến thức, thúc đẩy và đảm bảo cho gia tăng lợi ích của họ thông qua hoạt động quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được kinh doanh của mình. Đây là thông điệp rất rõ phát triển bền vững. ràng về văn hóa kinh doanh của công ty: Cam Văn hóa kinh doanh là tri thức được kết phục vụ những người cần dược phẩm của doanh nghiệp sáng tạo, đúc kết trong quá mình. Do vậy, câu hỏi quan trọng của Eisai trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, chuyển từ “Chúng ta nên làm gì để có sản để hình thành và phổ biến văn hóa kinh doanh phẩm chất lượng cao với chi phí thấp?” sang tới từng thành viên, tới đối tác và khách hàng “Chúng ta sản xuất dược phẩm với mục đích đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải áp dụng gì?”. Và ta cũng hiểu rằng, văn hóa kinh các nguyên tắc và mô hình quản trị tri thức. doanh của Eisai là nhằm đem lại lợi ích từ Điều này, đã được khẳng định qua thực tế hoạt quá trình cung cấp dược phẩm chứ không động của các doanh nghiệp sáng tạo tri thức phải là lợi nhuận từ việc bán hàng. Khẩu hiệu Nhật Bản, quốc gia có nhiều đặc điểm văn của văn hóa kinh doanh mới là “human health hóa xã hội tương đồng với Việt Nam, khiến care” (viết tắt là hhc) được phổ biến rộng rãi họ trở thành các hình mẫu thành công và luôn tới từng nhân viên trong công ty để trở thành được nhắc đến với một thái độ tôn trọng. mục tiêu làm việc, kim chỉ nam trong văn hóa Đặc trưng văn hoá kinh doanh của Nhật kinh doanh của họ.Công ty xúc tiến các hoạt Bản là mô hình quản lý chú trọng nguồn lực động đẩy mạnh việc phổ biến, tiếp thu, thấm con người, coi trọng con người và sự hài hòa nhuần văn hóa kinh doanh hhc tới từng cá trong mối quan hệ con người, mọi người nhân trong công ty. Để giải quyết vấn đề này, trong tổ chức đều tham gia vào quá trình hoạt năm 1997, Eisai đã trở thành công ty đầu tiên động quản lý và tập thể quan trọng hơn cá của Nhật Bản thành lập bộ phận sáng tạo tri nhân. Con người của đất nước mặt trời mọc thức nhằm phổ biến văn hóa kinh doanh hhc luôn nổi tiếng về tính nghiêm túc, “làm ra ra toàn công ty và quản trị quá trình sáng tạo làm, chơi ra chơi” trong mọi hoạt động. Các tri thức. doanh nghiệp sáng tạo tri thức của Nhật Bản Bộ phận sáng tạo tri thức của Eisai đã thực dưới đây cũng luôn được biết đến là những hiện nhiều công việc nhằm đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp có tính kỉ luật, làm việc hiệu kinh doanh hhc tới được với các thành viên
- Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường 66 định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong công ty. Từ đó, các nhân viên của Eisai loại xe có trách nhiệm phục vụ con người, giờ đây suy nghĩ và hành động đều dựa trên vì vậy, sự an toàn và thoải mái của người sử xem xét ý nghĩa xã hội của các mục tiêu đề dụng bao giờ cũng được ưu tiên. Mặc dù công ra dưới góc độ văn hóa kinh doanh hhc. CEO ty Honda là chủ thể kinh doanh nên rất cần Naito khẳng định mục tiêu duy nhất và số lợi nhuận nhưng Soichiro Honda nhấn mạnh một của công ty là đạt được sự hài lòng của rằng công ty tồn tại để phục vụ con người và bệnh nhân. Điều này đã được đưa vào Điều xã hội, vì vậy mọi hoạt động từ nghiên cứu, lệ công ty, đưa hhc “hãy nghĩ trước tiên đến sáng tạo tri thức cho tới sản xuất đều hướng bệnh nhân và gia đình họ, và gia tăng lợi ích tới đóng góp cho xã hội. của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe” trở thành Ở công ty Honda, sáng tạo tri thức của khái niệm của công ty. Công ty Eisai cho rằng nhân viên được coi là vô tận, người quản việc tuyên truyền hhclà để nhân viên trong lý phải có trách nhiệm nhận ra điều đó. Do công ty thực hiện nó thông qua hoạt động vậy, công ty đánh giá rất cao tri thức ẩn thu sáng tạo tri thức liên tục trong công việc. Nhờ được từ quá trình sản xuất trực tiếp, đồng thời vậy, thay vì tập trung vào khách hàng chủ yếu nhấn mạnh vai trò của các lý thuyết đúng đắn của công ty là bác sỹ và bệnh viện của họ, các trong sáng tạo và thực thi hiệu quả những ý nhân viên của công ty đã nghiên cứu, sáng tưởng mới để có thể trở thành một công ty đổi tạo ra sản phẩm nhằm mục đích đem lại lợi mới. Và để nhân viên công ty luôn tập trung ích nhiều hơn cho người bệnh. Với công ty hướng tới việc tạo ra giá trị cho xã hội, công Eisai, một loại thuốc tốt phải vượt qua hiệu ty Honda có một nền tảng của văn hóa kinh quả của nó, không chỉ chữa được cho người doanh, đó là “ba niềm vui”: mua hàng, bán bệnh mà phải giúp đỡ được tình trạng của gia hàng và sáng tạo. Niềm vui là một dạng cảm đình họ như: tính toán khoa học để chi phí xúc của con người, nó đem đến cảm giác thoải chữa bệnh không quá cao, không đem lại tác mái, dễ chịu khi người ta đạt được điều gì đó. dụng phụ,… Và như thế, văn hóa kinh doanh Niềm vui mua hàng là của khách hàng, người của Eisai đã thể hiện rõ ràng: lợi nhuận không cảm thấy vui khi mua được một món hàng ưng phải mục tiêu mà đóng góp cho lợi ích của ý. Niềm vui của người bán hàng là bán được người bệnh mới là quan trọng nhất. hàng, là đem lại niềm vui cho khách hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn HONDA mình. Và cuối cùng, niềm vui sáng tạo là của MOTOR những nhân viên ngày đêm đem trí tuệ, sức lực của mình nghiên cứu nhằm tạo ra công Năm 1948, Soichiro Honda đã sáng lập nghệ mới phục vụ con người. Ba niềm vui này ra Công ty TNHH Honda Motor tại thành phố Hamamatsu. Từ đó, công ty đã phát triển được coi như là ước mơ theo đuổi của công ty. thành một đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong Do vậy, nó được duy trì, nhấn mạnh, phổ biến ngành xe hơi với quá trình phát triển chiến rộng rãi tới từng nhân viên của Honda từ thời lược, văn hóa kinh doanh và công nghệ độc kì nhà sáng lập Soichiro cho đến những CEO đáo. Honda tham gia vào ngành kinh doanh sau này của Honda. Với kim chỉ nam đó, quá sản xuất, bán các loại ô tô, xe máy và các sản trình sáng tạo tri thức ở Honda đều được định phẩm tạo năng lượng: động cơ đốt trong, máy hướng bởi lý tưởng, ước mơ và những trải phát điện,… Đến năm 2008, doanh thu bán nghiệm thực tế. Như vậy có thể thấy, Honda hàng của Honda đạt được 95,5 tỷ đô la Mỹ không chỉ là một công ty không chỉ nghiên và có 167.200 nhân viên.Soichiro Honda cho cứu về công nghệ mà còn nghiên cứu về con rằng “trên cả công nghệ, cái chúng ta phải người. Nghiên cứu bởi con người nhằm phục đánh giá cao nhất là con người. Công nghệ sẽ vụ chính bản thân con người. “Ba niềm vui” không có ý nghĩa gì cả nếu nó không dựa trên ở trên chính là thước đo cho sự thành công và nền tảng vì con người”. Do đó, trong phát cũng là văn hóa kinh doanh mang đậm trách triển sản phẩm, công ty nhận thức rằng các nhiệm xã hội của công ty Honda.
- ts. trần hoài nam - ths. nguyễn minh đức 67 Qua hai ví dụ điển hình từ các doanh Nam, nhóm tác giả đã xây dựng một số câu nghiệp sáng tạo tri thức của Nhật Bản, ta khẳng hỏi trắc nghiệm trực tuyến gửi tới các doanh định được rằngvăn hóa kinh doanh chính là nghiệp và thu về được 92 phiếu trả lời, trong tri thức được doanh nghiệp hình thành và xây đó có 89 phiếu hợp lệ và 03 phiếu trả lời dựng từ quá trình hoạt động của mình. Các không đầy đủ (không hợp lệ). Kết quả khảo doanh nghiệp sáng tạo tri thức của Nhật Bản sát nhóm tác giả tóm lược như sau: là những doanh nghiệp thực hiện rất tốt hoạt động quản trị tri thức. Do đó, văn hóa kinh doanh của những doanh nghiệp này luôn được chú trọng giữ gìn, phát triển. Kết quả của việc xây dựng văn hóa kinh doanh dựa trên quản trị tri thức này đã tạo ra một công ty có tầm nhìn và hướng tới trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích chung; kèm theo đó là một kết quả kinh Nguồn: Điều tra của tác giả doanh tốt đẹp và bền vững. Hình 1.2: Đánh giá của doanh nghiệp về 3. Một số vấn đề về văn hóa kinh doanh văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo hình 1.2 trên, có một tín hiệu vui là Kể từ khi nước chuyển sang nền kinh các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về việc xây dựng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần chuyển mình: với 74/89 phiếu (83%) cho rằng văn mình, đóng góp to lớn cho sự phát triển của hóa kinh doanh ở mức cần thiết trở lên, chỉ có đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển 17% doanh nghiệp cho rằng không cần thiết đó thì mặt tiêu cực của các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa kinh doanh. Điều này cũng có tỉ lệ thuận. Ở đây có thể hiểu mặt có thể giải thích là do đặc thù nền kinh tế thị trái là những biểu hiện kém văn hóa trong trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới được kinh doanh. Thực tế cho thấy rằng, các doanh hình thành ở Việt Nam chưa lâu, nên thực tế ở nghiệp Việt Nam chưa thực sự đầu tư và quan nước ta môi trường kinh doanh có văn hóa là tâm đúng mức tới văn hóa kinh doanh trong điều khá mới mẻ trong nhận thức của doanh hoạt động của mình. Những áp lực về kinh tế, nghiệp. Doanh nghiệp đến với thương trường lợi nhuận đã khiến các doanh nghiệp coi văn kinh doanh với sự mò mẫm, có người thành hóa kinh doanh chỉ là yếu tố phụ. Có thể kể công, có người thì thất bại. Việc kinh doanh đến nhiều vấn đề trong văn hóa kinh doanh là phải có lãi theo đuổi lợi nhuận bằng bất cứ của các doanh nghiệp Việt Nam như nạn hàng giá nào. Quan niệm này được thể hiện khá rõ giả, hàng nhái, kém chất lượng; làm ăn nhỏ ràng khi doanh nghiệp trả lời câu hỏi: mục lẻ, manh mún, tùy tiện; tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn; thiếu tính cộng đồng; hay như nặng tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp anh/ về “quan hệ”, “chạy chọt;… Tất cả những vấn chị là gì? đề trên đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam mất uy tín, không chuyên nghiệp và khó trở thành một doanh nghiệp lớn. Theo thống kê của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì vẫn chưa có doanh nghiệp nào được xếp vào tầm cỡ thế giới [7]. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều bất cập cần phải thay đổi. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về nhận thức Nguồn: Điều tra của tác giả văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Hình 1.3: Mục tiêu quan trọng nhất của DN
- Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường 68 định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Ở hình 1.3, ta thấy có điều đáng tiếc là mặc chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt dù có tới 83% doanh nghiệp cho là văn hóa Nam quan tâm và chủ đích xây dựng để phục kinh doanh là cần thiết phải xây dựng nhưng vụ hoạt động kinh doanh. Cũng chính đặc các doanh nghiệp vẫn còn coi trọng tính kinh điểm này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam tế cao hơn tính văn hoá (79% đặt mục tiêu thiếu sự phát triển bền vững, trở nên tụt hậu lợi nhuận so với 17% mục tiêu xây dựng văn khi so với thế giới. Tuy nhiên, với sự tương hóa kinh doanh). Các doanh nghiệpcho rằng đồng về văn hóa và con người giữa nước ta và đạt được kinh tế rồi thì kinh tế sẽ bù lấp văn Nhật Bản, một số bài học trong xây dựng văn hoá. Suy nghĩ này không chỉ nằm ở đại đa hóa kinh doanh của doanh nghiệp ở Nhật Bản số những người kinh doanh mà còn tồn tại có thểáp dụng được tại Việt Nam. Các doanh trong phần lớn tầng lớp của xã hội. Để làm rõ nghiệp nước ta hoàn toàn phù hợp với những hơn câu trả lời về mục tiêu của doanh nghiệp, kinh nghiệm rút ra mà nhóm tác giả đưa ra nhóm tác giả đã đưa ra một câu hỏi để doanh dưới đây để vận dụng trong quá trình xây nghiệp tự đánh giá về những điểm yếu của dựng văn hóa kinh doanh tại doanh nghiệp doanh nghiệp mình. mình: Xây dựng văn hóa kinh doanh là trước tiên Xây dựng văn hóa kinh doanh luôn là ưu tiên mà các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cố gắng thực hiện ngay khi thành lập. Văn hóa kinh doanh sẽ là mục tiêu xuyên suốt, bền Nguồn: Điều tra của tác giả vững, tồn tại lâu dài trong thời gian tồn tại Hình 1.4: Doanh nghiệp đánh giá về doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh sẽ giúp điểm yếu của mình những thành viên trong doanh nghiệp xác Có thể thấy, ngay bản thân các doanh định tư tưởng, gắn kết và cùng hướng tới mục nghiệp cũng tự nhận thấy rằng mình có rất tiêu tốt đẹp trong kinh doanh. Nếu không có nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh. văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ dễ Những con số trong hình 1.4 đã cho thấy điều bị tác động làm thay đổi mục đích kinh doanh, đó. Mặc dù chỉ có 89 phiếu trả lời là hợp lệ trách nhiệm xã hội,… và dẫn tới những hoạt nhưng có thể thấy tỉ lệ các doanh nghiệp đánh động không phù hợp, trái với đạo đức xã hội. giá doanh nghiệp mình có các vấn đề kể trên Chính vì vậy, mọi thành viên trong doanh là khá nhiều: 40/89 phiếu cho rằng doanh nghiệp đều phải thấu hiểu và có trách nhiệm nghiệp chưa thực sự coi trọng chữ tín, hơn giữ gìn, tuyên truyền văn hóa kinh doanh 94% (84/89 phiếu)doanh nghiệp cho rằng còn trong doanh nghiệp cũng như phổ biến ra bên thiếu hoạt động cộng đồng ở doanh nghiệp ngoài xã hội. mình và cả những yếu tố như tầm nhìn hạn Xây dựng cộng đồng trong doanh nghiệp hẹp hay làm ăn nhỏ,… Tất cả tựu chung là Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản hướng cũng để thấy rằng dù có thể các doanh nghiệp tới việc gắn kết những thành viên với nhau Việt Nam đang phát triển rất nhanh, đang có trên yếu tố tinh thần, mang tính chất tình cảm, những thành công nhất định nhưng vẫn còn chia sẻ trách nhiệm hơn là hệ thống quyền lực những vấn đề nội tại cần phải thay đổi để đạt cứng nhắc. Nhân viên và chủ doanh nghiệp được sự phát triển lâu dài, bền vững. là những người hiểu rõ sự nghiệp, công việc 4. Kết luận và bài học cho các doanh của mỗi thành viên đều gắn liền với nhau. Do nghiệp Việt Nam. đó, mọi suy nghĩ và hành động của chủ doanh Có thể thấy rằng văn hóa kinh doanh vẫn nghiệp đều được nhân viên hiểu rõ và được
- ts. trần hoài nam - ths. nguyễn minh đức 69 coi là chuẩn mực trong công việc. Người cung cấp quỹ học bổng dành cho sinh viên đứng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần cũng được các doanh nghiệp quan tâm và đầu của nhân viên. Từ đó hình thành nên cộng tư. Việc này vừa đem lại nguồn nhân lực có đồng trong doanh nghiệp, có sự thống nhất chất lượng cho doanh nghiệp, vừa thể hiện cao, bền chặt. Chính vì vậy, ta có thể thấy có được trách nhiệm xã hội trong văn hóa kinh những nhân viên làm việc hàng chục năm cho doanh của doanh nghiệp đó. một doanh nghiệp ở đất nước này. Sáng tạo tri thức phải gắn với văn hóa Đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm kinh doanh của doanh nghiệp Văn hóa kinh doanh là định hướng, mục tiêu thì hoạt động sáng tạo tri thức trong Con người dù ở vị trí nào, bên trong doanh nghiệp là cốt lõi cho sự thành công của hay bên ngoài doanh nghiệp đều được coi là doanh nghiệp sáng tạo tri thức. Khi doanh yếu tố chủ đạo trong xây dựng văn hóa kinh nghiệp có văn hóa kinh doanh hướng tới lợi doanh. Ở vị trí khách hàng, lợi ích của con ích của con người, của khách hàng, của xã hội người được coi là mục tiêu cao nhất mà văn thì mọi hoạt động sáng tạo tri thức, nghiên hóa kinh doanh của doanh nghiêp hướng tới. cứu sản xuất sẽ đi theo đúng định hướng. Ở vị trí nhân viên, con người lại là nguồn lực Những kết quả của hoạt động này sẽ được xã đem lại thành công cho doanh nghiệp. Do hội chấp nhận vì tính ích lợi mà sản phẩm vậy, các doanh nghiệp rất coi trọng công tác đem lại. Không những vậy, việc gắn liền văn đào tạo và sử dụng con người. Hầu như trong hóa kinh doanh và sáng tạo tri thức sẽ giúp mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ở Nhật các doanh nghiệp có được sự phát triển bền Bản, các doanh nghiệp đều tổ chức đào tạo, vững, lâu dài vì đã đặt lợi ích con người làm nâng cao trình độ cho nhân viên. Thậm chí, yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Liễu (2011), Tập bài giảng Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 2. Huỳnh Quốc Thắng, (2012), Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3. Ikujiro Nonaka, Ryoko Toyama, Toru Hirata (2011), Quản trị dựa vào tri thức, NXB Thời đại 4. Nguyễn Văn Diễn, Luận văn Văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay 5. Từ điển Tiếng Việt 6. Nguyễn Tất Thịnh (2014), Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, http://www.duhocnhatban.edu.vn/component/content/article/130-van-hoa-doanh-nghiep-nhat-ban.html, (truy cập ngày 20/11/2014) 1. Dương Thị Liễu, Nguyễn Vân Hà, Hội nhập và văn hoá kinh doanh Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2
261 p | 306 | 83
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
4 p | 276 | 52
-
Bài giảng môn Văn hóa kinh doanh: Chương 2 - PGS.TS. Dương Thị Liễu, TS. Đỗ Minh Cương
51 p | 264 | 44
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 5 - Văn hóa doanh nghiệp
29 p | 308 | 38
-
Văn hóa kinh doanh trong môi trường quốc tế
3 p | 166 | 33
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
8 p | 224 | 32
-
Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên)
100 p | 42 | 26
-
Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên)
172 p | 55 | 22
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - GV. Trần Đức Dũng
26 p | 150 | 19
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh - Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
17 p | 46 | 12
-
Văn hóa kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập
16 p | 94 | 11
-
Xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
5 p | 97 | 8
-
Văn hóa kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929
10 p | 8 | 6
-
Bài giảng môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 1 - Tổng quan về văn hóa kinh doanh
10 p | 12 | 5
-
Đôi nét về văn hóa kinh doanh của Việt Nam trong lịch sử
7 p | 26 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 p | 47 | 3
-
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Trường Sơn 888
13 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn