VĂN TỰ SỰ
lượt xem 18
download
Thế nào là văn bản tự sự? Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Các bước thực hành văn tự sự: a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - Đề bài tự sự ở chương trình THCS có mấy dạng: một là kể lại người, việc xảy ra trong cuộc sống; hai là kể lại những người, việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo. - Khi tìm hiểu, cần trả lời những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN TỰ SỰ
- VĂN TỰ SỰ: I. Khái quát về văn tự sự: 1. Thế nào là văn bản tự sự? Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Các bước thực hành văn tự sự: a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - Đề bài tự sự ở chương trình THCS có mấy dạng: một là kể lại người, việc xảy ra trong cuộc sống; hai là kể lại những người, việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo. - Khi tìm hiểu, cần trả lời những câu hỏi sau: + Thể loại gì? + Đối tượng? + Yêu cầu sáng tạo. + Đặc điểm riêng của truyện? + Tìm ý nghĩa của câu chuyện (truyện nói lên điều gì? Mục đích câu chuyện là gì?) b) Quan sát và tưởng tượng: - Nếu là nhân vật trong truyện cổ tích, thì cần xem lại truyện đã học, tìm ra các hành động, ngôn ngữ, sự kiện chính trong cuộc đời nhân vật.
- - Nếu là nhân vật là người học sinh trong bài làm như trong đề “Kể lại ngày sinh nhật của em” thì phải lục lại trong trí nhớ về những gì mà mình đã từng sống qua, trải qua. - Nếu nhân vật trong truyện kể ông bà, cha mẹ hoặc người bạn nào đó thì phải quan sát kĩ người ấy như ngoại hình, nội tâm. c) Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện: - Tên nhân vật. - Tuổi tác. - Nghề nghiệp. - Quê quán. - Hoàn cảnh sống. - Đặc điểm riêng. d) Tìm các chi tiết có ý nghĩa: Chi tiết có ý nghĩa là chi tiết tạo nên tình huống truyện, làm rõ tính cách, số phận của nhân vật. Ví dụ: Kể lại truyện ngắn: “Chiếc lược ngà”. Chi tiết có ý nghĩa “vết thẹo” của ông Sáu. Kể lại truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”. Chi tiết có ý nghĩa “cái bóng” đ) Chọn từ đặc sắc:
- Trong văn tự sự có lúc phải miêu tả, có lúc tường thuật hoặc bàn bạc. Biết dùng từ đặc sắc là gợi cho người đọc hình dung ra rõ hình ảnh, đường nét hoặc các cử động, hoạt động như đang diễn ra . . . II. Nâng cao kĩ năng làm văn tự sự: 1. Bài văn tự sự hay cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau: a) Lôi cuốn người đọc b) Ý nghĩa câu chuyện kể phải sâu xa, thâm thúy. 2. Tự sự kết hợp với miêu tả: Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. 3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật và làm cho nhân vật sinh động. - Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục. . . của nhân vật. 4. Nghị luận trong văn bản tự sự:
- - Trong văn bản tự sự để người đọc (nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, cùng lý lẽ, dẫn chứng. - Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý. 5. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: - Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. - Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai nào đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lờ i thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm. III. Một số đề luyện tập tham khảo: 1. Một số đề bài: Đề 1: Thuật lại một buổi tảo mộ trong tiết thanh minh. Đề 2: Hãy kể về một lần trót xem nhật ký của bạn. Đề 3: Kể lại một lần em được gặp lại một nhân vật lịch sử.
- Để 4: Tưởng tượng 20 năm sau khi tốt nghiệp THCS, em trở về thăm trường cũ vào một ngày hè. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy để kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Đề 5: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện đó. Đề 6: Nhân ngày 20 tháng 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ. Đề 7: Một đêm thức giấc, em tình cờ nghe được những tâm sự của lọ mực qua câu chuyện của nó với bạn bè. Em hãy thuật lại câu chuyện ấy. Để 8: Kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. 2. Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 5, học sinh cần làm rõ các yêu cầu sau: a) Yêu cầu đề bài: - Kể chuyện sáng tạo trên cơ sở một tác phẩm văn học. Đó là nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
- - Bài viết cần vận dụng được các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lý. b) Gợi ý: - Trước khi làm bài các em cần đọc kĩ, hiểu bài thơ về chi tiết, cũng như chủ đề . - Để nhân vật kể chuyện gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm, cần tạo được một tình huống truyện hợp lí. - Có thể dựa vào bài thơ mà tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật. Ví dụ: Cảnh xe trên đường ra trận đầy gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh người lính lái xe quây quần hợp thành tiểu đội nơi bãi nghỉ . . . C. DÀN BÀI: Mở bài: Tình huống để các nhân vật gặp gỡ: - Có thể đến thăm gia đình thương binh, thăm Bảo tàng quân đội, thăm Nghĩa trang liệt sĩ . . .được gặp người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa. - Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.
- (Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách người lính lái xe) Thân bài: - Người lính lái xe kể chuyện. - Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện. Cần làm rõ những ý sau: + Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị tàn phá nặng nề. . . + Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng, có trách nhiệ m với Tổ quốc. + Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi” Kết bài: Kết thúc cuộc nói chuyện - Chia tay với người lính lái xe. - Ấn tượng của nhân vật “tôi” Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 827 | 63
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
15 p | 336 | 36
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
9 p | 616 | 36
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
8 p | 551 | 36
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
15 p | 311 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
11 p | 381 | 29
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
12 p | 208 | 25
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 7: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
26 p | 260 | 24
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
10 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp dạy học chủ đề tích hợp Tự sự dân gian theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học qua Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự (Ngữ văn lớp 10)
58 p | 28 | 6
-
Giáo án tuần 7 - Tiết 19: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
4 p | 85 | 6
-
Bài giảng Ngữ văn 10: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
15 p | 49 | 5
-
Bài giảng môn Ngữ văn 10: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
20 p | 13 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn 10 - Làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
19 p | 34 | 4
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
8 p | 8 | 4
-
Đề cương Tập làm văn - Văn tự sự cấp Tiểu học
9 p | 81 | 4
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Tiết 30: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
15 p | 27 | 3
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Bài 6: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
21 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn