VĂN MẪU LỚP 11<br />
VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH NHÀ NHO CHÂN CHÍNH QUA BÀI CA<br />
NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (CAO BÁ QUÁT) VÀ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG<br />
(NGUYỄN CÔNG TRỨ)<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm<br />
hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con<br />
người ấy vẫn mãi toả sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến<br />
với”bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuă Nguyễn<br />
Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.<br />
Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể<br />
hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách<br />
bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:<br />
“Bãi cát dài bãi cát dài ơi<br />
Đi một bước như lùi một bước<br />
Mặt trời đã lặn chưa dừng được<br />
Lữ khấch trên đường nước mắt rơi”<br />
Phẳi chăng do quá lận đạn với dường danh lợi nên ông đã không mấy khất khao<br />
khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc<br />
trở. Nói diều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một<br />
người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như<br />
ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng<br />
hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế,<br />
Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường<br />
danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí<br />
thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt<br />
khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của<br />
thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta<br />
lại cảm nhận một suy nghĩ khác:<br />
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự<br />
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”<br />
May mắn hưon Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp<br />
của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự<br />
<br />
tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt<br />
thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào<br />
lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là<br />
một chức quan. Với họ, học là để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta<br />
không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu<br />
nhue không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.<br />
Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn<br />
riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách<br />
nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.<br />
Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để<br />
đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp<br />
hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn<br />
cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm<br />
những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết<br />
định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để<br />
hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm<br />
thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một<br />
biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà<br />
nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản<br />
lĩnh cá nhân của mình.<br />
… “Đô môn giải tổ chi niên<br />
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng<br />
Kìa núi nọ phau phau mây trắng<br />
Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi<br />
Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì<br />
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”<br />
Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những<br />
điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân.<br />
Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi<br />
mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng<br />
tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để<br />
ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng với choính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng<br />
ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục.<br />
Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những<br />
tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám<br />
thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho<br />
<br />
chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã<br />
làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.<br />
Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngăn đi<br />
trên bãi cát” và “Bài ca ngất ngưỡng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có<br />
một phong cách riêng nhưng nó đều đã trỏ thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm<br />
sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam<br />
trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát:<br />
- Vẻ đẹp nhân cách của nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tấm<br />
nhìn xa trông rộng của Cao Bá Quát.<br />
- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối<br />
học khoa cử, con đường công danh theo lối mòn cũ. Từ chuyện đi trên bãi cát mà liên<br />
tưởng đến chuyện lợi ích, công danh, đến chốn quan trường. Đây là một sự liên tưởng rất<br />
sáng tạo, hợp logic. Người đi trên cát nhưng để sa lầy vào cát chẳng khác nào cái mồi<br />
công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho người ta mê muội, mất<br />
phương hướng. - Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai, khắc nghiệt và<br />
mặc dù chưa tìm được cho mình một con đường nào khác, song Cao Bá Quát cảm thấy<br />
mình không thể nào cứ mãi tiếp tục đi trên bãi cát danh lợi đó được.<br />
Vẻ đẹp nhân cách của nhà nho trong Bài ca ngất ngưởng:<br />
- Vẻ đẹp nhân cách trong bài thơ này chủ yếu thể hiện ở thú chơi “ngông” của con<br />
người cậy tài, hiểu rõ và sâu sắc cái tài của mình.<br />
- Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, tác giả đã phô trương,<br />
khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của mình – một lối sống ít phù hợp với<br />
khuôn khổ gò bó của đạo Nho.<br />
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo. Khi làm quan, thực hiện các chức<br />
phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cho cả vua. Có được<br />
phong cách ngạo nghễ ấy là vì ông có tài năng thật sự và luôn tận tâm với sự nghiệp,<br />
không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong cuộc đời thực, ông đã từng lập nhiều công<br />
trạng và là người có nhiều tài năng; mặc dù vậy, ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời<br />
làm quan không mấy thuận lợi, bị thăng giáng chức thất thường.<br />
- Sau khi từ quan, cách ông nghĩ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo<br />
mo vào đuôi bò, dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các<br />
việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự sau khi đã cống<br />
hiến hết mình cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động<br />
thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là<br />
môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Nên khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra<br />
mình là một bậc phi phàm khác người, khác đời như các thánh nhân.<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 3:<br />
Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân<br />
trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng<br />
gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu<br />
biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy<br />
có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang<br />
chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông<br />
làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình:<br />
Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu.<br />
Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết<br />
nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn<br />
hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm<br />
nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi<br />
Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông Gồm thao lược<br />
đã nên tay ngất ngưởng Lúc Bình Tây cờ đại tướng Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”<br />
“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một<br />
qui tắc nhất định.<br />
Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ<br />
trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một<br />
nét độc đáo. Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng<br />
của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất<br />
nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan,<br />
ông bị gò bó vào một khuôn mẫu.<br />
Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều<br />
chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học<br />
sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu.<br />
Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho<br />
học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ.<br />
“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài<br />
cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi<br />
thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái<br />
phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất<br />
ngưởng”!<br />
Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải<br />
chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn<br />
rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã<br />
<br />