Viêm não - Khi nào cần đi khám
lượt xem 3
download
Chẩn đoán viêm não có thể bao gồm những phương pháp sau: Chọc dịch não tủy. Một cách thường được dùng để chẩn đoán viêm não là phân tích dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm não - Khi nào cần đi khám
- Viêm não - Khi nào cần đi khám KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán viêm não có thể bao gồm những phương pháp sau: Chọc dịch não tủy. Một cách thường được dùng để chẩn đoán viêm não là phân tích dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Người ta sẽ đưa 1 cây kim vào phần thấp của cột sống (phía dưới tủy sống) để lấy ra một mẫu dịch não tủy đem đến phòng xét nghiệm phân tích. Việc phân tích này có thể phát hiện ra được sự hiện diện của nhiễm trùng hoặc tăng số lượng bạch cầu (là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang chiến đấu chống lại nhiễm trùng). Dịch não tủy có thể hơi lẫn máu nếu như có xuất huyết. Chẩn đoán viêm não do herpes simplex có thể khó khăn, nhưng những tiến bộ trong việc sử dụng phương pháp DNA có thể cho phép phát hiện ra loại virus này trong dịch não tủy. Điện não đồ (Electroencephalography - EEG). Là phương pháp đo các sóng hoạt động điện của não, thường được dùng để chẩn đoán và kiểm soát các bệnh gây tai biến. Một số điện cực nhỏ sẽ được gắn vào đầu bằng hồ hoặc bằng một nón dẻo. Bạn cần ngồi yên trong khi do, tuy nhiên cũng có những lúc bác sĩ có thể yêu cầu bạn thở sâu và đều trong vòng vài phút hoặc nhìn chăm chú vào một bảng được trang trí. Cũng có những thời điểm, bạn sẽ thấy có ánh sáng chớp bên trong mắt. Những động tác trên có mục đích kích thích não. Các điện cực sẽ mang những tín hiệu từ não đến máy EEG, máy sẽ ghi nhận lại và vẽ ra thành biểu đồ trên giấy. Kết quả EEG bất thường có thể gợi ý đến viêm não tuy nhiên nếu nó cho kết quả bình thường thì cũng không thể loại trừ được viêm não. Chụp hình não. CT hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy sự phù nề bên trong não. Hoặc nó cũng giúp tìm ra những bệnh khác có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự như viêm não, chẳng hạn như lú lẫn. Nếu nghi ngờ viêm não, thường các bác sĩ sẽ cho chụp hình não trước khi chọc dịch não tủy để tìm bằng chứng có sự tăng áp lực nội sọ. Sinh thiết não. Trong một số ít trường hợp, nếu như không thể chẩn đoán được viêm não do herpes simplex khi dùng phương pháp DNA ho ặc CT hay MRI, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ của não ra để phân tích xem có virus bên trong hay không. Bác sĩ cũng có thể điều trị thử với những thuốc kháng virus trước khi thực hiện sinh thiết não. Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể xác định sự hiện diện của virus miền Tây sông Nile bên trong cơ thể bạn bằng cách lấy một mẫu máu để đưa đến phòng xét nghiệm kiểm tra. Nếu có loại virus này bên trong cơ thể, kết quả phân tích máu sẽ cho thấy có sự gia tăng nồng độ kháng thể của virus, xét nghiệm DNA cho kết quả (+) hoặc kết quả cấy máu (+). BIẾN CHỨNG Những thể viêm não do virus nặng có thể gây ngưng thở, hôn mê và tử vong. Nó cũng có thể để lại di chứng suy giảm tâm thần, bao gồm mất trí nhớ, mất khả năng nói mạch lạc, mất sự phối hợp cơ, liệt, hoặc giảm sức nghe, nhìn. ĐIỀU TRỊ Điều trị đối với những trường hợp nhẹ chủ yếu là nghỉ ngơi và chế độ ăn, bao gồm uống nhiều nước, để giúp cho hệ miễn dịch chiến đấu chống lại virus. Sử dụng acetaminophen (Panadol, Tylenol v.v...) có thể làm giảm nhức đầu và sốt. Những thuốc kháng viêm có
- thể giúp giảm phù nề và giảm áp lực bên trong não. Nếu bạn bị tai biến, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống co giật. Ở một số trường hợp, bạn cần phải được điều trị vật lý trị liệu và tập nói. Viêm não có thể rất khó trị do những loại virus gây ra nó thường không đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên, một số loại virus, đặc biệt là herpes simplex và varicella-zoster, đáp ứng với những loại thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax). Nếu bạn bị một trong những loại viêm não kể trên, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu điều trị với acyclovir ngay lập tức. Một loại thuốc kháng virus khác đôi khi được sử dụng là ganciclovir (Cytovene). Các nhà khoa học đang nghiên cứu cách điều trị bằng interferon - một cách điều trị bằng tế bào miễn dịch - đối với viêm não gây ra do virus St.Louis và miền Tây sông Nile. Một nghiên cứu thí điểm đã cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng cách này phục hồi tốt hơn những bệnh nhân không được điều trị như vậy. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi cách điều trị này được công nhận. PHÒNG NGỪA Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm não là tránh những loại virus gây ra nó, bao gồm thực hiện các bước ngừa herpes sinh dục, bảo đảm bạn và con bạn đã được tiêm ngừa đầy đủ bệnh thủy đậu, sởi (rubeola), quai bị và rubella. Để tự bảo vệ mình và gia đình chống lại viêm não do muỗi cắn, trong suốt thời gian có thể xảy ra dịch bạn nên: Mặc quần áo bảo vệ. Bạn nên mặc áo tay dài và quần dài khi đi ra ngoài trời vào khoảng thời gian từ lúc chạng vạng tối đến bình minh. Dùng thuốc đuổi muỗi. Cơ quan bảo vệ môi trường phát hiện ra rằng chỉ có 2 sản phẩm là DEET và picaridin là có hiệu quả trong việc chống côn trùng cắn. Khi bạn đi ra ngoài trời, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ lúc chạng vạng tối đến lúc bình minh là thời điểm mà muỗi hoạt động mạnh nhất, hãy bôi những sản phẩm có thành phần là một trong những chất trên ở bên ngoài áo quần và ở vùng da không bị che chắn. Đừng xịt lên mặt mà hãy xịt vào tay rồi sau đó mới bôi lên mặt. Đừng bôi DEET lên tay trẻ con vì chúng có thể bỏ tay vào miệng hoặc quẹt lên mắt. Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyên những bật cho mẹ không nên sử dụng thuốc đuổi côn trùng trên trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Thay vào đó, hãy che chắn cho trẻ hay xung quanh xe đẩy thật cẩn thận khi ra ngo ài. Tránh muỗi. Cố tránh những hoạt động ở những khu vực có nguy cơ gặp muỗi nhiều nhất nếu không cần thiết. Ngoài ra, nên tránh đi ra ngoài trời từ lúc chạng vạng đến bình minh nếu có thể vì đây là khoảng thời gian muỗi hoạt động mạnh nhất. Ngăn không cho muỗi vào nhà. Lấp lại những lỗ ở cửa ra vào và cửa sổ. Giải phóng những khu vực nước tù đọng quanh nhà. Vì đây có thể là nơi muỗi đẻ trứng. Làm sạch cống rãnh, bồn hoa, và tất cả những thùng chứa có thể có chứa nước lâu ngày v.v... Nuôi những động vật ăn muỗi. Chẳng hạn như bỏ vào hồ cá những loài cá có thể ăn muỗi. Quan sát bên ngoài để phát hiện ra những dấu hiệu của nhiễm virus. Nếu bạn chú ý thấy có chim bị chết, hãy báo cho nhân viên y t ế địa phương.
- Có loại vaccine để tiêm phòng cho ngựa chống lại virus miền Tây sống Nile. Tuy nhiên không có vaccine cho người, các nhà khoa học đang nghiên cứu để phát triển một loại vaccine như vậy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm não và Viêm màng não
7 p | 1175 | 123
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC SỌ NÃO
6 p | 275 | 45
-
Bệnh viêm não
7 p | 271 | 30
-
Bài giảng chẩn đoán và điều trị Viêm màng não part 1
6 p | 163 | 29
-
Viêm màng não lưu hành tính (viêm màng não do nhiễm khuẩn màng não cầu) (Kỳ 3)
6 p | 142 | 8
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não kháng thụ thể N-methy-D-aspartate ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 p | 11 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não sau phẫu thuật sọ não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
9 p | 10 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não tự miễn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
8 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não kháng thụ thể NMDA ở trẻ em
4 p | 24 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm não màng não do cryptococcus neoformans tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM từ 11/2008 đến 6/2009
7 p | 46 | 2
-
Phòng viêm màng não mô cầu trong mùa xuân hè
5 p | 85 | 2
-
Bài giảng Viêm não ở trẻ em và căn nguyên, một số yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận LS và chẩn đoán - PGS.TS. Phạm Nhật An
48 p | 9 | 2
-
Rối loạn vận động trên bệnh nhân viêm não tự miễn và các hội chứng thần kinh cận u
7 p | 3 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng phân bố theo chủng (variety) trong viêm não - màng não do c. neoformans tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM
4 p | 38 | 1
-
Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não do rubella ở trẻ em
9 p | 46 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh viêm não ở trẻ em tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
9 p | 6 | 1
-
Mô tả tổn thương trên phim cộng hưởng từ sọ não của viêm não Nhật Bản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
4 p | 4 | 1
-
Viêm não tự miễn kháng thể thụ thể NMDA biểu hiện không điển hình giống động kinh cục bộ: Một báo cáo trường hợp lâm sàng
9 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn