intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VIÊM PHỔI (PNEUMONIA)

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ ẢNH HƯỞNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM PHỔI LÀ GÌ ? Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 và nguyên nhân dẫn đầu tử vong do bệnh nhiễm khuẩn ở Hoa Kỳ. Mỗi năm, có khoảng 5 triệu trường hợp viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia) được xác nhận, với hậu quả khoảng 500.000 trường hợp nhập viện. Hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng được điều trị ngoại trú với một tỷ lệ tử vong dưới....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VIÊM PHỔI (PNEUMONIA)

  1. VIÊM PHỔI (PNEUMONIA) 1/ ẢNH HƯỞNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM PHỔI LÀ GÌ ? Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 và nguyên nhân d ẫn đầu tử vong do bệnh nhiễm khuẩn ở Hoa Kỳ. Mỗi năm, có khoảng 5 triệu trường hợp viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia) được xác nhận, với hậu quả khoảng 500.000 trường hợp nhập viện. Hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng được điều trị ngoại trú với một tỷ lệ tử vong dưới 1%. Viêm phổi đòi hỏi nhập viện có một tỷ lệ tử vong 15%. Vai trò của thầy thuốc cấp cứu là chẩn đoán viêm phổi một cách chính xác, nhận biết những chỉ định nhập viện, và bắt đầu hỗ trợ hô hấp và liệu pháp kháng sinh thử nghiệm (empirical antibiotic therapy). 2/ VIÊM PHỔI PHÁT TRIỂN NHƯ THỂ NÀO ? Viêm phổi là một nhiễm trùng của các khoang phế nang (alveolar space) của phổi. Các nhiễm trùng thường là do hít vào các d ịch tiết khẩu -hầu (oropharyngeal secretions). Kho ảng 50% những người trưởng th ành lành mạnh hít những lượng nhỏ những chất dịch n ày trong lúc ngủ. Sự phát triển của viêm phổi lâm sàng tùy thuộc vào độc lực của các vi khuẩn đư ợc hít vào, kích thước của inoculum, và khả năng của phòng vệ ký chủ đáp ứng một cách hiệu quả. Viêm phổi có thể phát triển khi các tác nhân gây bệnh được truyền bằng đư ờng máu từ một nơi bị nhiễm trùng khác như đường tiết niệu hayda.
  2. 3/ LIỆT KÊ NHỮNG YẾU TỐ LÀM DỄ SỰ PHÁT SINH VIÊM PHỔI. Đặt ống thông nội khí quản và đ ặt ống thông mũi-d ạ d ày.  Hút thuốc (làm giảm chức năng thanh thải lông-dịch nhầy và đại thực  bào). Nhiễm trùng virus (làm thương tổn biểu mô hô hấp).  Tuổi cao (giảm chức năng thanh thải lông-dịch nhầy, giảm chức năng  miễn dịch). Suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư huyết học, hóa học liệu pháp).  4/ MÔ TẢ NHỮNG ĐẶC TÍNH LÂM SÀNG CỦA VIÊM PHỔI. Viêm phổi điển hình (typical pneumonia) với triệu chứng ho sinh đờm có mủ, khó thở, và sốt. Dưới 50% các bệnh nhân với viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia) có th ể sinh đờm, và không có một dấu hiệu lâm sàng nào đủ đáng tin cậy để xác lập hay loại bỏ chẩn đoán. Viêm phổi vi khu ẩn (bacterial pneumonia) có thể được loại bỏ nơi những trẻ lớn tuổi h ơn và người trưởng thành, căn cứ trên bệnh sử và sự vắng mặt các bất thường về dấu hiệu sinh tồn và thính chẩn ngực. Các nhũ nhi có thể có sốt liên kết với cáu kỉnh, nhịp thở nhanh (tachynea), tim nhịp nhanh, co rút liên sườn (intercostal retractions), cánh mũi phập phồng (nasal flaring), hay grunting. Có thể không có ho. Những người già hay những bệnh nhân suy kiệt có thể có những triệu chứng không đặc hiệu và những dấu hiệu như lú lẩn hay suy thoái chức năng cơ bản, hơn là những triệu chứng cổ điển. Viêm phổi không điển hình (atypical pneumonia) gây nên bởi Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, và Legionella. Viêm ph ổi không điển hình kh ởi đầu âm ỉ h ơn và bao gồm không có sự sản xuất đờm, tăng b ạch cầu,
  3. và sự đông đặc (consolidation) trên phim chụp ngực. Ho và đau họng là những triệu chứng nổi bật, và những bệnh nhân này có thể có những biểu hiện ngoài phổi, như viêm da, các biến chứng thần kinh (đau đầu, viêm màng não vô trùng), các biến chứng tim (viêm ngoại tâm mạc, viêm cơ tim), viêm gan, và bệnh thận. Nhiều công trình nghiên cứu đã không nhận thấy những tiêu chuẩn lâm sàng hay X quang giúp phân biệt viêm phổi điển hình với không điển hình. 5/ SO SÁNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA VỚI VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU KHUẨN (PNEUMOCOCCUS). Streptococcus.pneumoniae K hung cảnh lâm sàng Bình luận Macrolide th ế hệ mới Erythromycin Quyết định điều trị nh ư b ệnh không có hiệu quả (azithromycin hay nhân ngoại trú (không có chống lại clarithromycin) hay bệnh tim mạch). doxycycline. H.influenzae Bêta-lactam : (thuốc uống cefpodoxime, cefuroxime,amoxcillin- Doxycycline mang Quyết định điều trị nh ư b ệnh clavunate, hay lại sự che chở nhân ngoại trú(với bệnh tim cefpodoxime đường ngo ài thích đáng đối với mạch) ruột) + macrolide hay H.influenzae doxycycline hay fluoroquinolone chống ph ế cầu khuẩn (dùng đơn dộc). Azithromycin tĩnh mạch Quyết định điều trị nh ư b ệnh đ ơn độc hay doxycycline nhân nội trú(không có bệnh và một bêta-lactam hay tim m ạch). fluoroquinolone chống ph ế
  4. cầu khuẩn (dùng đơn độc) Bêta-lactam tĩnh mạch (cefotaxime, Quyết định điều trị nh ư b ệnh ceftriaxone,ampicilin - Doxycycline có nhân nội trú (với bệnh tim sulbactam) + macrolide thể thay thế cho mạch hay ở trong một nh à tĩnh mạch hay thuốc uống m acrolide dưỡng lão) h ay fluoroquinolone chống phế cầu khuẩn dùng đơn độc aminoglycoside tĩnh mạch + Bêta-lactam chống m acrolide tĩnh p seudomonas tĩnh mạch m ạch hoặc (cefepime, imipenem, fluoroquinolone Quyết định điều trị ở ICU m eropenem, piperacillin - không chống tazobactam) + quinolone p seudomonas tĩnh chống pseudomonas tĩnh m ạch, có thể thay m ạch (ciprofloxacin) thế cho ciprofloxacin. 21/ HAI KHÁNG SINH MACOLIDE MỚI CÓ KHÁNG KHUẨN PHỐ RỘNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGUYÊN NHÂN SAU ĐÂY CỦA VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG : STREPOCOCCUS PNEUMONIAE, HEMOPHILUS INFLUENZAE, LEGIONELLA PNEUMOPHILIA, MORAXELLA CATARRHALIS VÀ MYCOPLASMA PNEUMONIAE ? Azithromycin và clarithromycin
  5. 22/ TẤT CẢ CÁC BỆNH NHÂN CÓ NÊN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH KHÔNG ĐIỂN H ÌNH ? Các tác nh ân gây b ệnh không điển hình (atypical pathogen) không có thể được điều trị bằng liệu pháp b êta-lactam nhưng đòi hỏi một macrolide, tetracycline hay quinolone. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng các tác nhân gây bệnh không điển hình là những nguyên nhân thông thường của viêm phổi và thường gây nên nhiễm trùng đồng thời với tác nhân gây bệnh vi khuẩn (bacterial pathogen). Ngoài ra, bằng cớ gợi ý rằng sự đồng nhiễm với tác nhân gây bệnh không điển hình làm gia tăng m ức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng bởi phế cầu khuẩn. Dưới ánh sáng của những điều được tìm thấy này, guideline mới nhất của American Thoracic Society, Canadian Thoracic Society, và Infectious Disease Society of America đều khuyến nghị điều trị dựa theo kinh nghiệm (empirical tratment) đối với nhiễm trùng gây nên b ởi tác nhân gây bệnh không điển h ình 23/ AI CÓ TH Ể ĐƯ ỢC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ? Không có guideline vững vàng nào về nhập viện. Nhiều yếu tố liên kết với một tỷ lệ tử vong gia tăng hay tiến triển lâm sàng có biến chứng đ ã được nhận diện, và sự hiện diện hay vắng mặt của chúng hướng dẫn quyết định nhập viện. Nh ững bệnh nhân có nguy cơ th ấp nhất và được khuyến nghị để điều trị ngoại trú là nh ững bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có bệnh kèm theo quan trọng(ung thư, suy tim sung huyết, bệnh mạch máu não, bệnh thận, bệnh gan, và nhiễm trùng HIV) và thiếu những dấu hiệu vật lý sau đây : trạng thái tâm thần bị biến đổi, mạch lớn hơn 125 đ ập/phút, tần số hô hấp lớn h ơn 30 hơi thở/phút, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, và nhiệt độ dư ới 35 độ C hay lớn hơn 40 độ C. Nhập viện nên được xét đến đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, những bệnh nhân đ ã thất bại trong điều trị kháng sinh ngoại trú, những bệnh nhân không thể uống thuốc kháng sinh, những bệnh nhân có pulse oxymetry khí
  6. phòng dưới 90%, những bệnh nhân thiếu hỗ trợ thích đáng ở nh à, và những bệnh nhân không thể theo dõi với một thầy thuốc. 24/ VIÊM PHỔI KHÁC NHƯ THẾ NÀO NƠI NGƯỜI GIÀ ? Tỷ lê mắc bệnh viêm phổi gia tăng với tuổi và đã được ghi nhận 3,6 lần cao hơn nơi những ngư ời 65 tuổi hoặc già hơn, so sánh với những người từ 45 đến 65 tuổi. Người già có sự định cư gia tăng của khẩu -hầu với Staphylococcus aureus và những trực khuẩn gram âm kỵ khí. Điều n ày kết hợp với một sự suy đồi phản xạ ho và sự biến đổi trạng thái tâm thần do bệnh hệ thần kinh trung ương có th ể khiến họ dễ bị viêm phổi hít dịch (aspiration pneumonia) gây nên bởi những vi khuẩn n ày. Sự suy giảm do tuổi tác trong khả năng vận chuyển lông-dịch nhầy và tính miễn dịch qua trung gian tế bào, cũng có thể góp phần làm cho tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Những bệnh nhân già có thể thiếu những triệu chứng thông thường và thay vì thế có những triệu chứng không đặc hiệu, như lú lẩn, ngủ lịm (lethargy), yếu ớt, những đợt té ngã, và suy thoái những chức năn g cơ b ản. Những tác nhân sinh bệnh thường gây viêm phổi nơi người già tương tự với những tác nhân thịnh h ành nơi những bệnh nhân trẻ tuổi hơn ngo ại trừ những vi khuẩn không điển hình được cho là đóng một vai trò nổi bật. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi nơi người già cũng gia tăng và được ước tính là 20% đối viêm phổi mắc phải cộng đồng. 25/ VIÊM PHỔI KHÁC NHƯ THẾ NÀO NƠI BỆNH NHÂN VỚI BỆNH HIV ? Nhiễm trùng phổi là nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infection) thông thường nhất nơi nh ững bệnh nhân SIDA. Trong những năm đầu của dịch HIV, viêm phổi do Pneumocystis carinii chịu trách nhiệm 2/3 của chẩn đoán bệnh SIDA ban đầu, nhưng tỷ lệ giảm xuống còn 40% do điều trị phòng ngừa. Pneumocystis carinii vẫn còn là nguyên nhân thông thường nhất của viêm phổi trong nhóm bệnh nhân n ày, chẩn đoán xác định AIDS thông thường nhất, và là
  7. nguyên nhân tử vong có thể nhận diện thông thường nhất nơi các bệnh nhân bị AIDS. Nhiễm trùng hiếm khi xảy ra nơi những bệnh nhân với đếm tế bào CD4 lớn hơn 200/mL. Các bệnh nhân điển h ình có những triệu chứng nh ư ho khan, sốt, và khó thở, phát triển trong vài tuần, nh ưng sốt có thể vắng mặt trong 20 % các trư ờng hợp. Phim X quang ngực cho thấy những thâm nhiễm kẽ hai bên (bilateral interstitial infiltrates), bắt đầu ở vùng quanh rốn phổi, mặc d ầu có thể bình thư ờng trong 30% các trường hợp. Điều trị thường nghiệm với trimethoprim-sulfamethoxazole thường được khởi đầu nơi những bệnh nhân có bệnh cảnh điển hình, thêm prednisone nơi những bệnh nhân với Pa02 < 70 mmHg. Chẩn đoán có thể được kiểm ch ững với đờm đư ợc kích thích khạc ra hay soi khí quản n ơi những bệnh nhân có những triệu chứng không điển hình, những triệu chứng nghiêm trọng, hay thiếu đáp ứng lâm sàng trong 4 -5 ngày. Tỷ lệ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn (pneumococcal pneumonia) là 7 đến 1 lần cao h ơn, trong khi đó tỷ lệ đối với viêm phổi do Haemophilus influenzae là 100 lần cao hơn so với nhóm bệnh nhân không HIV. Nguy cơ phát triển bệnh hoạt động trong số các bệnh nhân với lao phổi tiềm tàng là 13 lần cao hơn nơi các bệnh nhân bị nhiễm HIV. Các bệnh nhân với đếm CD4 cao hơn 200/mL có các dấu hiệu X quang điển hình của bệnh hang (cavitary disease), trong khi những bệnh nhân với đếm CD4 thấp hơn có khả năng hơn có những thâm nhiễm trong những vùng giữa phổi m à không có sự tạo hang. Rifampicin b ị chống chỉ định nơi những bệnh nhân được điều trị với protease inhibitor và mononucleoside reverse transcriptase inhibitors b ởi vì Rifampicin làm giảm hiệu quả của chúng. 26/ NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG DO VI KHUẨN NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM BỞI HIV ? Streptococcus pneumoniae.
  8. 27/ NHỮNG LƯU Ý ĐẶC BIỆT NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN SUY GIẢM MIỄN DỊCH KHÁC ? Số bệnh nhân dùng thu ốc suy giảm miễn dịch (immunosuppressive drugs) liên quan với điều trị ung thư, ghép cơ quan, hay bệnh tự miễn dịch, ngày một gia tăng. Sự phân bố những tác nhân sinh bệnh trong viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia) tương tự nơi những ký chủ bình thường hay bị suy giảm miễn dịch, nhưng những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch cho thấy một sự gia tăng những vi khuẩn không thông thường. Viêm phổi do Pseudomonas có thể xảy ra n ơi những bệnh nhân giảm bạch cầu kéo dài nhưng hiếm khi nơi những bệnh nhân bình thường. Nocardia, Aspergillus, và Cryptococcus cũng được thấy chủ yếu nơi những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có một tiến triển bán cấp hay mãn tính. Sinh thiết qua phế quản hay phổi có thể cần thiết để xác lập chẩn đoán. Các thầy thuốc cũng cần cảnh giác đối với những thay đổi vi khuẩn trội gây nhiễm trùng bởi vì những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch dễ bị những nhiễm trùng liên tiếp. Liệu pháp kháng sinh dựa trên kinh nghiệm (empirical antibiotic therapy) giống nhau đối với các bệnh nhân có miễn dịch bình thường hay bị suy giảm miễn dịch. Nếu một viêm phổi không phải vi khuẩn (nonbacterial pneumonia) được nghi ngờ, căn cứ trên bệnh sử và những dấu hiệu không điển h ình trên phim X quang ngực, th ì một chẩn đoán mô đặc hiệu nên được thực hiện như là một bộ phận của đánh giá nội trú để h ướng dẫn điều trị. 28/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ANTHRAX PHỔI ? Thuật ngữ viêm phổi than (anthrax pneumonia) gây nhầm lẫn bởi vì viêm ph ế quản phổi thật sự không xảy ra. Sự hít vào những bào tử bệnh than (anthrax spores) d ẫn đến viêm hạch bạch huyết (lymphadenitis) xuất huyết vùng ngực và viêm trung thất xuất hu yết, gây n ên dấu hiệu quang tuyến trung thất giãn rộng nhưng không có thâm nhiễm phổi. Trong vòng 2 đến 60 ngày sau khi hít
  9. những b ào tử gây nhiễm, bệnh nhân có thể phát sốt, khó thở, ho, đau ngực, đau đầu, mửa, run lạnh, và đau bụng. Nơi vài b ệnh nhân, có một thời kỳ có vẻ hồi phục ngắn ngủi, tiếp theo là khởi phát đột ngột suy hô hấp và trụy huyết động (hemodynamic collapse). Tỷ lệ tử vong đối với những trư ờng hợp mắc phải do ngh ề nghiệp ở Hoa Kỳ là 89%. 29/ 3 TIÊU CHUẨN NÀO PHẢI HIỆN DIỆN ĐỂ MỘT MẪU NGH IỆM ĐỜM ĐƯỢC CHO LÀ THÍCH ĐÁNG ? > 25 bạch cầu đa nhân (PMNs : polymorphonuclear leukocytes)  < 10 tế bào biểu mô lát đối với mỗi lower-powered field.  Một vi khuẩn nổi trội.  30/ VAI TRÒ CỦA NHUỘM GRAM VÀ CẤY ĐỜM ? Giá trị của việc nhuộm Gram đối với đờm được khạc ra còn gây bàn cãi b ởi vì thường không chắc chắn đờm đư ợc khạc ra phản ảnh một cách chính xác như thế nào các dịch tiết của các đường hô hấp dưới. Một tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi đối với một mẫu nghiệm có thể chấp nhận đư ợc là m ẫu nghiệm n ày phải có dưới 10 tế b ào biểu mô lát (squamous epithelial cells) và hơn 25 bạch cầu đa nhân cho mỗi low-power field (x 10), nhưng tiêu chuẩn n ày đã không được công nhận. Sự thay đổi lớn về tính nhạy cảm và đ ặc hiệu của xét nghiệm này đã được báo cáo do sự ô nhiễm của mẫu nghiệm bởi quần thể vi khuẩn miệng (oral flora), một khả năng thấp hơn cho thấy các vi khuẩn gram âm, và mức độ ít chính xác hơn khi xét nghiệm được thực hiện bởi những thầy thuốc ít kinh nghiệm h ơn ngoài phòng xét nghiệm vi trùng. Nhuộm gram có thể không phát hiện những tác nhân gây bệnh không điển hình (atypical pathogen). Nhuộm Gram đờm có thể hữu ích trong sự xử trí những bệnh nhân với viêm phổi nặng, những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị dựa trên kinh nghiệm (empirical therapy), và nh ững bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2