intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí gãy xương hở

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

305
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử trí gãy xương hở Gãy xương hở (GXH) là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng, giúp người bệnh chóng hồi phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương. Đánh giá mức độ gãy xương hở Khi xương bị gãy, các đầu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra ngoài, gây tổn thương phần mềm từ nhẹ đến nặng, làm chảy máu. Tuy vậy, để đánh giá thương tổn và xác định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí gãy xương hở

  1. Xử trí gãy xương hở Gãy xương hở (GXH) là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng, giúp người bệnh chóng hồi phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương. Đánh giá mức độ gãy xương hở Khi xương bị gãy, các đầu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra ngoài, gây tổn thương phần mềm từ nhẹ đến nặng, làm chảy máu. Tuy vậy, để đánh giá thương tổn và xác định phương hướng điều trị thì không đơn giản, 30% nạn nhân gãy xương hở là đa chấn thương, nhiều thương tổn phối hợp đe dọa tính mạng, phải ưu tiên giải quyết cấp cứu. Thông thường để dễ nhớ, người ta sắp thứ tự 3 chữ cái viết hoa là A, B, C. Airway: Đường thở có bị vật cản trở không?
  2. Breathing: Có bị chảy máu màng phổi do gãy mảng sườn di động gây khó thở? Circulation: Có bị tổn thương động, tĩnh mạch gây mất máu cấp và nhiều không? Chảy máu trong GXH có thể do thương tổn da, cơ, gãy xương gây chảy máu, cũng có thể do động mạch, tĩnh mạch thủng, dẫn đến choáng mất máu, phải chú ý đến 3 cấp cứu nói trên. Hậu quả của GXH là nhiễm khuẩn, không liền xương, mất đoạn xương, mất cơ năng gây tàn phế, thiệt hại và tốn kém về kinh tế khi điều trị. Tiên lượng GXH tùy thuộc không những vào tình trạng gãy xương mà còn phụ thuộc vào tính thương tổn phần mềm. Y học thế giới hiện phân loại GXH theo các týp sau: Týp 1: Gãy xương hở có vết thương sạch, độ dài nhỏ hơn 1cm, thường do xương đâm từ trong ra. Týp 2: GXH có xé rách phần mềm lớn hơn 1cm, da bị lóc nhưng không bị nghiền nát. Týp 3 là loại nặng nhất, có thể chia làm 3 nhóm nhỏ. Lóc phần mềm lớn hơn 10cm do sang chấn mạnh. Bị nhiễm bẩn nặng, do cọ xát trên mặt đất, bị thương ở những nơi dễ nhiễm khuẩn như trại chăn nuôi, cống rãnh, được cấp cứu sau 8 giờ. Có tổn thương mạch máu, đòi hỏi phải khâu mạch máu cấp cứu, mổ tái tạo. Các thương tích do hỏa khí, bom mìn, hay gãy xương lớn do các tai nạn giao thông đè lên là những tổn thương đặc biệt nặng.
  3. Các biện pháp xử trí Khi gặp phải những trường hợp này, điều đầu tiên là phải cầm máu đúng kỹ thuật, phải ưu tiên chống sốc nhất là những trường hợp nặng, truyền dịch, cố định vết thương và chuyển ngay đến cơ sở y tế để bệnh nhân được cấp cứu. Phẫu thuật là biện pháp được áp dụng cho GXH. Mục đích là để làm sạch vết thương, nếu có gây mê hồi sức tốt và tùy tình trạng bệnh nhân có thể giải quyết nhiều thương tích một lần, tránh phải gây mê nhiều lần. Phẫu thuật còn để cắt lọc các phần bị dập nát và làm sạch vết thương, các dây thần kinh, mạch máu, xương hở đều được che bằng các vạt da lân cận. Nhưng không nên khâu da ngay để phòng hoại thư sinh hơi mà phải điều trị vết thương tốt sau vài ngày mới có thể khâu kín vết thương. Nếu nghi ngờ vết thương chưa sạch có thể làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn ít hại đến phần mềm, toàn thân cần tiêm tĩnh mạch kháng sinh liều cao, tiêm phòng vacxin uốn ván. Việc cố định xương gãy nói chung không nên dùng các loại đinh nội tủy, nẹp vít. Phương tiện cố định ngoài có tác dụng cố định xương gãy phức tạp, đỡ nhiễm trùng, giải phóng các khớp là phương pháp được các chuyên gia chấn thương khuyến khích dùng. Tuy vậy các loại cố định ngoài quá phức tạp, không nên dùng trong cấp cứu mà dùng các dóng đỡ một bên, để dễ dàng săn sóc vết thương, mô tái tạo bằng các vạt da che phủ phần mềm quan trọng. Mặc dầu có nhiều biện pháp tích cực để điều trị GXH nhưng vẫn tồn tại một tỷ lệ kết quả không hoàn hảo: chi so le, trục xoay, mất đoạn xương, khớp giả, nhiễm trùng kinh điển không liền xương... Nguyên nhân có thể do tình trạng bệnh nhân vào viện bị đa chấn thương, hôn mê, vỡ nội tạng, gãy cột sống kèm GXH. Bệnh nhân cần
  4. được chăm sóc đa chấn thương, dinh dưỡng, phục hồi chức năng sau mổ, các hậu quả khác còn phải giải quyết ở nhiều giai đoạn tiếp theo. Trong chiến tranh, GXH là vấn đề thường gặp, còn trong hòa bình thì chấn thương này phần lớn là do tai nạn giao thông gây ra. Chính vì vậy phòng ngừa GXH không gì quan trọng hơn là đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Nếu không may gặp phải chấn thương GXH cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
  5. Ngộ độc rượu và cách xử trí Khi sử dụng rượu quá nhiều, quá trình chuyển hóa và thải trừ quá tải, lượng cồn trong máu quá cao và kéo dài sẽ gây ngộ độc. Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu - Giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài..., không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người... Sau khi uống quá nhiều, người uống không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. - Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra. Nhiều trường hợp người uống rơi vào hôn mê, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ, đặc biệt hay gặp hiện tượng này ở người mới uống rượu hay ít uống mà lại uống quá nhiều.
  6. - Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người uống có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. - Cần đặc biệt chú ý với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch, say rượu thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy nếu xử trí ngộ độc rượu tốt mà bệnh nhân không tỉnh phải tìm ngay nguyên nhân sọ não. - Khi say rượu, ngoài mất các giác quan và phản xạ, người say rượu còn dễ bị viêm phổi do lạnh hay sặc chất nôn. Đây là lý do làm người bệnh phải nằm viện điều trị dài ngày và rất tốn kém. Xử trí ngộ độc rượu thế nào? - Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. - Tại bệnh viện: Xét nghiệm kiểm tra các thông số sinh tồn. Cho bệnh nhân nằm tư thế an toàn, làm thông thoáng đường hô hấp, cho thở ôxy nếu cần, chống hạ đường huyết, chống toan chuyển hóa.
  7. Rửa dạ dày bằng than hoạt tính hoặc muối kiềm. Hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết động. Chú ý phát hiện các biến chứng do say rượu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2