Y học hạt nhân - Bước đột phá trong điều trị ung thư
lượt xem 27
download
Những hậu quả ghê gớm mà bệnh ung thư gây ra đang trở thành gánh nặng lớn đối với xã hội. Vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đưa vào ứng dụng hệ thống thiết bị hiện đại, có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhiều bệnh ung thư. Vậy người bệnh sẽ hy vọng gì ở các thiết bị mới? Phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Mai Trọng Khoa Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Khoa y học hạt nhân và ung bướu về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Y học hạt nhân - Bước đột phá trong điều trị ung thư
- Y học hạt nhân - Bước đột phá trong điều trị ung thư Những hậu quả ghê gớm mà bệnh ung thư gây ra đang trở thành gánh nặng lớn đối với xã hội. Vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đưa vào ứng dụng hệ thống thiết bị hiện đại, có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhiều bệnh ung thư. Vậy người bệnh sẽ hy vọng gì ở các thiết bị mới? Phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Khoa y học hạt nhân và ung bướu về vấn đề này. PV: Thưa ông, những thiết bị hiện đại nào vừa được đưa vào sử dụng tại Khoa y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai? PGS.TS. Mai Trọng Khoa: Sự gia tăng của bệnh ung thư đang thực sự là thách thức cho y học. Có được những thiết bị hiện đại cho những bệnh nhân này là mong muốn của chúng tôi. Vừa qua Bệnh viện Bạch Mai đã đưa vào hoạt động hệ thống máy chẩn đoán và điều trị ung thư hiện đại bao gồm: máy xạ hình SPECT một và hai đầu, máy CT mô phỏng để lập kế hoạch điều trị, hệ thống máy xạ phẫu gamma quay tự động (thuộc thế hệ mới nhất của Mỹ) và máy xạ trị gia tốc thẳng.
- PV: Xin ông cho biết hiệu quả chẩn đoán mà các máy xạ hình cắt lớp mang lại, có sự khác biệt nào so với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác? PGS.TS. Mai Trọng Khoa: Máy xạ hình cắt lớp (SPECT, PET) là một trong những thiết bị dùng phát hiện các tổn thương do ung thư và di căn do ung thư. Ngoài ra các loại máy này còn để chẩn đoán các bệnh về tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, sinh dục, cơ xương khớp... Máy xạ hình SPECT, PET sử dụng các đồng vị phóng xạ đưa vào cơ thể người dưới dạng các dược chất phóng xạ để đánh dấu đối tượng cần ghi hình. Các tín hiệu thu được từ cơ thể người bệnh sẽ được đưa vào hệ thống thu nhận dữ liệu để mã hóa và truyền vào máy tính và là cơ sở để tái tạo hình ảnh tổn thương trong cơ thể. Các dược chất phóng xạ này sẽ tập trung đặc hiệu vào cơ quan cần nghiên cứu ở mức độ tế bào, mức độ phân tử và hình ảnh thu được mang đậm hình ảnh chức năng hơn là hình ảnh cấu trúc giải phẫu. Do vậy cho phép phát hiện sớm các tổn thương bệnh lý và di căn ung thư, kể cả những tổn thương rất nhỏ. Máy SPECT, PET có thể phát hiện sớm các tổn thương hơn các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, CT, MRI... Tuy nhiên việc phát hiện sớm các tổn thương (độ nhạy của máy) không đồng nghĩa với việc chẩn đoán ngay đó là ung thư hay không, chỉ một số tổn thương phát hiện được tế bào ung thư nhưng là cơ sở quan trọng để tìm ra bệnh sớm. Máy xạ hình SPECT, PET đặc biệt có giá trị trong việc phát hiện sớm các tổn thương và phát hiện các tổn thương do di căn ung thư, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị của các phương pháp điều trị, đánh giá tiên lượng, phân loại giai
- đoạn... từ đó giúp thầy thuốc có được chẩn đoán đúng và đề ra phương pháp điều trị đúng. PV: Hiện nay người ta nói nhiều đến kỹ thuật chụp SPECT/CT và PET/CT, giá trị của nó là gì? PGS.TS Mai Trọng Khoa: Máy SPECT, PET giúp chúng ta phát hiện các tổn thương ở giai đoạn rất sớm so với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác như CT, MRI... nhưng hình ảnh không sắc nét vì đó là hình ảnh chức năng nhiều hơn là hình ảnh cấu trúc giải phẫu và khó định khu vị trí tổn thương. Trong khi đó các hình ảnh thu được trên máy CT, MRI mặc dù các tổn thương phải đủ lớn mắt chúng ta mới phát hiện được nhưng hình ảnh cấu trúc giải phẫu lại rất sắc nét rõ ràng. Chính vì vậy người ta đã phối hợp ưu điểm của hai kỹ thuật trên vào cùng một máy để tận dụng ưu thế của chúng. Đó là máy SPECT/CT và PET/CT. Người thầy thuốc sẽ có đồng thời hình ảnh tổn thương sớm với định khu giải phẫu rõ ràng. PV: Các thiết bị điều trị hiện đại như dao gamma quay, xạ trị gia tốc thẳng thể hiện hiệu quả như thế nào trong điều trị, thưa ông? PGS.TS. Mai Trọng Khoa: Hệ thống gamma quay cũng dựa theo nguyên lý dao gamma cổ điển nhưng thay cho mũ nguồn và các ống định hướng cố định là hệ thống nguồn xạ quay quanh đầu. Cả hệ thống này quay đồng thời quanh đầu bệnh nhân với các quỹ đạo quay khác nhau và quỹ đạo hình elip không đối xứng,
- một điều mà dao gamma cổ điển không làm được. Hệ thống dao gamma quay này được tự động hóa cao, có thể định vị chính xác khối u và vùng tổn thương với độ lệch cho phép nhỏ hơn 0,1mm và vùng tổn thương nhận liều bức xạ cao nhất nhưng các vùng tổ chức não lành xung quanh ít bị ảnh hưởng nhất. Bệnh nhân không phải chụp mũ và cố định mũ định hướng nặng nề, tạo cảm giác thoải mái hơn rất nhiều. Hoạt động của dao gamma quay giúp quá trình điều trị giống như một cuộc mổ nhưng không phải mổ. Chỉ định dùng dao gamma quay là để tiêu diệt các tổ chức bệnh có kích thước đường kính dưới 5cm. Cụ thể là: Các khối u nguyên phát và di căn vào não, các dị dạng động, tĩnh mạch trong sọ kích cỡ vừa và nhỏ, u màng não, u thần kinh đệm, u tuyến yên, u sọ hầu, các khối u lành ở nền sọ, u vùng tuyến tùng và tuyến yên và các rối loạn chức năng thính giác và đau các dây thần kinh mặt. Hệ thống gamma quay chỉ định tốt cho bệnh nhân cao tuổi, hoặc quá trẻ không muốn phẫu thuật, các u tái phát sau mổ, sau xạ trị hoặc tổn thương vùng rất nguy hiểm khi phẫu thuật. Máy gia tốc thẳng (LINAC) được chế tạo với 2 loại tia phát ra là electron và proton. Hiệu quả mà máy gia tốc đem lại là tác dụng diệt tế bào bệnh cao, ít tác dụng phụ không mong muốn. Chùm electron trực tiếp với 7 mức năng lượng khác nhau, bức xạ này tuy không có khả năng xuyên sâu nên thường chỉ định điều trị bằng chùm tia này cho
- các tổn thương nông. Độ sâu tối đa chúng có thể xuyên tới là 3cm dưới mặt da và có hiệu quả điều trị rất cao. Nguồn proton với các mức năng lượng khác nhau, có khả năng đâm xuyên sâu nên cho phép điều trị hiệu quả các tổ thương ung thư nằm rất sâu trong cơ thể. Các bệnh thường được chỉ định điều trị bằng máy gia tốc là: u não, ung thư vòm họng, hạ họng thanh quản, phổi, u trung thất, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, tụy, thân tử cung, cổ tử cung, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, vú, ung thư hệ tạo huyết như u lymphô ác tính không Hodgkin, bệnh Hodgkin. PV: Thưa ông, với các thiết bị hiện đại này bệnh nhân có được hỗ trợ trong điều trị không? PGS.TS. Mai Trọng Khoa: Các thiết bị này đưa vào điều trị thường có giá thành cao, do vậy khi người bệnh được chỉ định sử dụng máy SPECT và máy gia tốc trong chẩn đoán và điều trị sẽ được bảo hiểm chi trả còn dao gamma quay thì bảo hiểm và bệnh nhân cùng chi trả. PV: Xin cảm ơn ông!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Y học hạt nhân
189 p | 439 | 137
-
Y học hạt nhân: Chương 4- Phần I.1
11 p | 264 | 106
-
Y học hạt nhân: Chương 4- Phần I. 5
14 p | 183 | 70
-
Giáo trình Y học hạt nhân - PGS.TSKH Phan Sỹ An
189 p | 216 | 66
-
Y học hạt nhân: Chương 4- Phần I. 3
10 p | 147 | 61
-
Y học hạt nhân: Chương 4- Phần I. 2
11 p | 171 | 60
-
Bài giảng Y học hạt nhân: Phần 1 - NXB Y học
119 p | 302 | 56
-
Bài giảng Y học hạt nhân và một số vấn đề an toàn phóng xạ liên quan - ĐHYK Thái Nguyên
57 p | 263 | 52
-
Bài giảng Y học hạt nhân: Phần 2 - NXB Y học
79 p | 172 | 42
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bằng y học hạt nhân (Ban hành kèm theo Quyết định số 5204/QĐ-BYT ngày 18/12/2014)
114 p | 109 | 13
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bằng y học hạt nhân
115 p | 108 | 12
-
Đề tài: An toàn bức xạ trong kỹ thuật y học hạt nhân
3 p | 98 | 6
-
Dược chất phóng xạ sử dụng trong y học hạt nhân tại Việt Nam: Hiện tại và triển vọng
7 p | 51 | 3
-
Những ưu điểm của công trình nghiên cứu bởi các kỹ thuật viên y học hạt nhân Châu Á?
3 p | 56 | 2
-
Báo cáo: Phương pháp ghi đo phóng xạ trong y học hạt nhân
62 p | 3 | 2
-
Đánh giá đáp ứng của hóa trị có Oxaliplatin phối hợp Bevacizumab trong điều trị ung thư đại tràng di căn tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 2 | 1
-
Sự hình thành, phát triển và kết quả của ứng dụng đồng vị phóng xạ vào y học (y học hạt nhân) tại Việt Nam
7 p | 6 | 1
-
Giáo trình Y học hạt nhân và xạ trị (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn