intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

140
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhưng về đường lối chủ trương, Lương Khắc Ninh lại muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ”. Tác giả Thương cổ luận phân tích: “Vậy cho nên tôi siển nghĩ, lúc nầy mình phải hiệp với người thượng quốc của mình, mà làm nghề buôn; một đều là người ta đã thông lắm, cậy sức thông của người, một đều là người ta có vốn lớn sẵng (sẵn), cậy sức mạnh của người; thì cũng tỉ như mình mới học đi lẫm dẫm, phải cậy sức kẻ lớn giắc mình” (số 47). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX

  1. "Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX Nhưng về đường lối chủ trương, Lương Khắc Ninh lại muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ”. Tác giả Thương cổ luận phân tích: “Vậy cho nên tôi siển nghĩ, lúc nầy mình phải hiệp với người thượng quốc của mình, mà làm nghề buôn; một đều là người ta đã thông lắm, cậy sức thông của người, một đều là người ta có vốn lớn sẵng (sẵn), cậy sức mạnh của người; thì cũng tỉ như mình mới học đi lẫm dẫm, phải cậy sức kẻ lớn giắc mình” (số 47). Đi ngược lại truyền thống tự tôn của giới trí thức Nho học, Lương Khắc Ninh đã không ngần ngại phơi bày và phân tích những thói hư tật xấu của người Việt, cả trong tư duy lẫn trong hành xử, như: tham lợi vô cớ, ham cờ bạc để mong giàu nhanh chóng (số 8); không có tình tương thân tương ái, “không có đồng tâm đồng chí mà chung cùng, vầy hiệp với ai mà làm cho ra cuộc vững bền” (số 10); “không ai đỡ vớt ai, không ai giùm giúp ai, không ai nương cậy ai, không ai vì ai, không ai thương ai, không ai lo cho ai, không ai tín cho ai, không ai kẻ ai, không ai trọng ai, không ai khen ai phải, không ai chê ai quấy, không ai thiết với ai, không ai tin ai, không ai luận phải luận quấy với ai, không ai tin hơn tin thua với ai” (số 23); không siêng năng, không biết lợi dụng thiên thời địa lợi (số 20); lãng phí thời gian, quanh năm chỉ biết một nghề làm nông (số 51); dễ làm khó bỏ, thiếu kiên nhẫn (số 53); chỉ thích dùng hàng ngoại quốc,
  2. không giữ chữ tín (số 15), vừa giàu có đã vội khinh miệt kẻ nghèo hèn (số 54)... Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một trí thức xu ất thân từ Nho học và Tây học, “dám” đưa lên báo chí để mổ xẻ tất cả những gì “xấu xí” nhất trong bản tính người Annam không chỉ riêng trong lĩnh vực thương nghiệp và thương nhân, với mục đích: không phải để miệt thị hay khính ghét, chối bỏ, mà để chỉ ra những lực cản hữu hình và vô hình đã/đang ngăn trở dân tộc dấn bước trên con đường canh tân để tự cường (vì sao Lương Khắc Ninh có thể thoải mái bàn luận đến những vấn đề nhạy cảm như vậy trên hàng trăm số báo, chúng tôi xin trở lại ở một bài nghiên cứu khác). Điều đáng nói ở đây là, người viết đã xuất phát từ ý thức dân tộc để “luận” về việc “thương cổ”, và phê phán trên cơ sở hiểu biết rõ cả những ưu điểm (bản tính thông minh, sự cần cù chăm chỉ, “sống thung dung hòa hưỡn”, không muốn bon chen...) lẫn những bất cập trong tư tưởng và lối sống của dân tộc mình. Sau này, các nhà Duy Tân sẽ tiếp tục đả phá những thói hư tật xấu khác của chính tầng lớp mình một cách quyết liệt hơn và tạo thành một sự cộng hưởng phê phán mạnh mẽ rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cũng trên cơ sở đó. Nếu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, do được tiếp cận với Tân thư, xuất phát từ lý luận để bàn về Duy Tân, thì tác giả Thương cổ luận, do có thời kỳ làm ở Sở Thương chánh (như Hải quan hiện thời), đã xuất phát từ thực tế đang diễn ra ở xứ Nam Kỳ để bàn về việc “thương cổ”. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Sơn Nam, thời gian đó “Giới thương gia mà bấy lâu kẻ sĩ khinh miệt giờ đây đang vươn lên, có đời sống sung túc gấp bội so với kẻ sĩ “minh triết bảo thân”(13). Còn theo quan sát của Lương Khắc Ninh, Nam Kỳ là một vùng đất giàu tài nguyên, được thiên nhiên ưu đãi, hội đủ mọi điều kiện cần và đủ để làm nên giàu có, “hễ gieo hột thì có cây mọc, mọc thì có bông trái, không có phân phướng chi hết”, “nội lục tỉnh chúng ta mỗi năm tiền bạc ở dưới đất trồi lên biết là mấy triệu” (số 6); “vả lại sánh với các xứ buôn gạo trên trái đất nầy, xứ Nam kỳ ta đứng thứ nhì về phần bán gạo cho tàu xuất cảng nhiều hơn các xứ cả” (số 81). Cụ thể, trong số 84 (ngày 9 Avril 1903), Nông cổ mín đàm có cho đăng bài “Mể cuộc” của Khánh-Giang Sỉ - Tháo, công bố khối lượng gạo Nam Kỳ bán cho các nước từ năm 1890 đến năm 1902. Riêng năm 1902 như sau:
  3. Số lượng: 13.727.166 tạ Các nước nhập khẩu: 12 nước và các xứ khác. Tiền: 68.635.830 và người viết nhận xét đầy tiếc nuối: “Cuộc lợi lớn là dường nào!”. Vậy mà dân ta không biết tận dụng nó, để người Khách (Tàu) và Thiên trước (Ấn Độ) - vốn chỉ là những kẻ lưu vong tị nạn - giành lấy hết, và chính dân bản địa lại trở thành kẻ làm thuê cho ngoại bang. (Nên nhớ là vào năm 1899, cơ cấu dân số Sài Gòn là: - Người Pháp (không kể quân đội Pháp trú đóng): 2.500 người - Người Việt Nam: 16.497 người; - Hoa kiều: 13.113 người; - Ấn kiều: 910 người Tổng cộng chừng 33.608 người. Còn dân số Chợ Lớn khoảng 120.000 người và 20.000 dân lưu động(14)). Như vậy, người Việt Nam vẫn chiếm số lượng lớn hơn Hoa kiều, và hoàn toàn áp đảo so với người Pháp và người Ấn Độ. Thế nhưng trên thực tế, chỉ tính riêng việc bán hàng xén thôi, “trải xem gần cùng Nam Kỳ, thì ...ước chừng năm ba người Annam bán hóa hạng (tức hàng xén) chớ không có nhiều nữa...; còn nội Nam Kỳ thì hơn hai ba ngàn tiệm của khách buôn bán hóa hạng thập vật”. Đó là chưa kể các lĩnh vực kinh doanh khác (tàu bè chở hàng hóa trên sông, tiệm cầm đồ, các cửa hiệu buôn bán tất cả các loại hàng hóa...), hầu như
  4. tất cả thị trường buôn bán ở Nam Kỳ đều do Hoa kiều và Ấn kiều chiếm giữ. Lương Khắc Ninh đã phân tích tỉ mỉ những phương pháp làm giàu của họ để cố gắng tìm ra lời đáp cho câu hỏi: tại sao họ lại thành công ngoạn mục đến như vậy trong hoàn cảnh phải sống nơi đất khách quê người? Điều gì đã khiến họ, từ địa vị những kẻ tị nạn, bỗng trở thành những ông chủ nắm giữ hầu hết các mối lợi lớn nhất về thương mại và có khả năng gây lũng đoạn thương trường? Sức mạnh nào đã gắn kết những cá thể ấy thành một cộng đồng quy củ, chặt chẽ, luôn đoàn kết và hỗ trợ nhau trong suốt mấy thế hệ, kể từ khi cha ông họ chạy trốn sự truy đuổi của triều đình nhà Thanh vài thế kỷ trước? Ông đặt họ trong tương quan so sánh với người Việt, để vừa cảnh báo nguy cơ chảy máu tài nguyên và sức lao động, trở thành nô lệ ngay chính trên tổ quốc mình: “Buồn thay cho người đờn ông, đờn bà Annam đi đào đất mình mà đắp gạch ngói cho người Khách bán... Đất của mình, củi của mình, công của mình, tiền của mình, mà chú chệc lấy lời mới ức thay! ” (số 15), vừa kích động lòng tự tôn dân tộc: “Coi thử mà coi, mỗi khi người Annam đến tiệm cây mà mua cây, hoặc cất nhà, hoặc đóng ghe, hoặc mua mà dùng vặt chút đỉnh chi, thì người nào đều phải bị chú chệc khinh khi búng rảy, không cầu và không cần cho người Annam mua; vậy mà người mình cũng phải lủi vô mà mua, mà lại nói tiếng bợ đỡ rằng: kêu những là ông chúa-tàu, cùng là chú tài phú, lại học nói theo dọng chệc nữa... Vậy mà người mình sao mà nguội ngặm lắm, không biết hờn và không biết hổ” (số 16). Cuối cùng, tác giả kết luận: người Việt Nam, đã không có thái độ coi trọng nghề thương nghiệp, lại cũng không bỏ công tìm hiểu cho đến đầu đến đũa về nghề này, “việc buôn bán mỗi người đều tưởng biết cũng vì ra khỏi nhà, đều thấy bán buôn. Nhưng vậy mà, nhiều người chưa nghĩ đến cho tường, làm sao lại bán buôn, buôn bán” (số 138), trong khi “mua sắm thì lại hay ưa mua đồ của xứ khác đem đến... Biết như vậy mà lại không ưa buôn bán”, nên “bề giàu sang, nhượng cho chúng (ở đây chỉ Hoa kiều và Ấn kiều) giàu sang; còn chỗ hèn hạ để cho mình hèn hạ” (số 138). Ở đây, người đọc lại bắt gặp sự bi phẫn của một Đặng Huy Trứ mấy chục năm về trước: “Trong thiên hạ không có cái nhục nào bằng cái nhục không bằng người”(15).
  5. Từ số 9, Lương Khắc Ninh đã chuyển từ kêu gọi thuần túy sang hướng dẫn hành động. Liên tục trong các số 10 → 15 Lương Khắc Ninh mở thêm mục Đại thương hiệp bổn cách, với nội dung: bày cách hùn vốn để tính chuyện buôn bán lớn, cụ thể: có vốn lớn sẽ thành lập một Hội đồng (tương tự như Hội đồng quản trị bây giờ) lo việc kinh doanh, như mở tiệm cầm đồ, cho vay lấy lãi, buôn bán lúa gạo, mua tàu vận chuyển đường sông, lập nhà in chữ quốc ngữ và chữ Lang-sa... Do công việc của mình có liên quan trực tiếp đến vấn đề buôn bán giao thương, nên tác giả Thương cổ luận xung phong nhận lãnh trách nhiệm “đi đến hai mươi mốt sở Tham-biện” khắp Lục tỉnh để vừa tuyên truyền, vận động người tham gia góp vốn, vừa mang theo giấy tờ để biên nhận số tiền mỗi người góp, rồi sẽ trở lại những nơi ấy một lần nữa để giao biên lai thu tiền cho họ. Và từ số 109 ngày 1 Octorbé 1903, Lương Khắc Ninh bắt đầu hướng dẫn cách làm các văn bản, thủ tục để mở công ty và đưa ra các hợp đồng mẫu với các điều khoản rất chặt chẽ. Sự hưởng ứng chậm chạp từ phía độc giả trong thời gian đầu (từ 1901 đến 1903) cho thấy sự biến chuyển khó khăn trong việc thay đổi một quan niệm. Có lẽ biết trước được điều đó, nên Lương Khắc Ninh đã dùng một lối viết nhẹ nhàng, chủ yếu là kêu gọi, và đặt mình trong mối quan hệ bằng hữu với đối tượng được đề cập tới. Thường thấy tác giả dùng những câu rất thống thiết như: “Bạn hữu ôi!; “Vậy nên tôi xin bạn hữu hãy ráng mà tỏ cùng nhau, luận cùng nhau, nương với nhau, cậy với nhau” (số 120); “Xin anh em ng ười bổn quốc, ráng mà lập hùn hiệp, tập buôn bán, tập máy móc, tập khéo khôn...” (số 138). Kiên nhẫn thế mà không khỏi có lúc Lương Khắc Ninh cũng phải sốt ruột kêu lên: “Xem coi làm như vậy chừng trong 1, 2 năm, rồi coi có trở ra khôn và biết cách hùn hiệp buôn bán không? Chớ như cứ không làm, hỏi đến thì nói không quen; vậy chờ đến lúc nào cho tận thế mới thôi sự không biết buôn sao?” (số 125). Và đô i khi, chính ông cũng cảm th ấy mệt mỏi: “Gần đủ hai năm, tôi luận đại khái trong cách hùn hiệp buôn chung tại Nam - kỳ Lục-tỉnh, phân đều lợi hại, luân lý phải chăng, nhắc việc nhơn nghĩa, chỉ đường đạo đức. Đến nay theo ý tôi tưởng, có khi chư vị cũng mỏi lòng mệt mắt chứ phải không? Bởi vậy cho nên, có lý hỏi thăm như vầy chẳng sai: Một, là hỏi, sao mà luận hoài? -
  6. Hai là hỏi, Luận hoài sao chưa thấy ai hùn hiệp buôn bán chi? - Ba là cũng chưa thấy người luận biện thương cổ đó, lập nhà buôn nào?” (số 92). Vận dụng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, và nói theo phong cách “vừa uống trà vừa bàn chuyện nông thương”, ròng rã trong suốt hơn 100 số báo, Lương Khắc Ninh “luận” về “thương cổ” dưới mọi góc độ, mọi điểm nhìn, phân tích không mệt mỏi chỉ để khắc sâu vào trí não người đọc một điều: trong vận hội mới, một dân tộc nếu không canh tân thì sớm muộn dân tộc ấy cũng đi đến kết cục: trở thành nô lệ hoặc tệ hơn, bị tiêu diệt. Và con đường canh tân nhanh nhất để dân giàu nước mạnh chính là đại thương. Câu hỏi mà Lương Khắc Ninh để lại trên mục Thương cổ luận: “có phải người mình sanh ra để làm tôi cho chệc không?” hẳn không phải chỉ là lời cảnh báo nhất thời. Từ 1906, Trần Chánh Chiếu lãnh trách nhiệm làm Chủ bút NCMĐ, và ông đã tiếp tục công việc hùn hiệp của Lương Khắc Ninh. Đến năm 1908, vì một số lý do, trong đó có việc: nhiều người mua NCMĐ mà không trả tiền, Trần Chánh Chiếu trả lại tờ báo cho Chủ nhiệm Canavaggio, chuyển sang làm Chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn. Ông có thông báo trên Lục tỉnh tân văn về việc chuyển các đầu mối hùn hiệp từ NCMĐ sang tờ báo mới này. Sự ra đời của những cơ sở kinh tế đầu tiên do người Việt làm chủ khắp Bắc-Trung-Nam trong nh ững năm 1905-1908 với hàng chục hiệu bu ôn, công ty, khách sạn được thành lập, cạnh tranh nghiêng ngửa với ngoại bang: “Tại Hà Nội có nhiều cửa hàng lớn như Đồng Lợi Tế, Hồng Tân Hưng và những công ty hùn vốn như Quảng Hưng Long, Đồng Thành Hưng; tại Nghệ An có Triêu Dương thương quán; tại Quảng Nam có Quảng Nam hiệp thương quán; tại Phan Thiết có công ty Liên Thành; tại Sài Gòn và Cần Thơ có Nam Đồng hương, Minh Tân công nghệ xã”(16)... đã hỗ trợ đắc lực về tài chính cho phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục, cũng như các trường nghĩa thục khác. Điều đáng lưu tâm là, chính các nhà Nho, vì lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc, đã nhanh chóng nhận ra vai trò quan trọng của buôn bán, kinh doanh và không ngần ngại tham gia vào một công việc mà trước kia tầng lớp họ
  7. không bao giờ hạ mình bàn tới. Họ nhập cuộc rất nhanh. Các trường nghĩa thục luôn luôn có sự hậu thuẫn của các hiệp hội buôn bán lớn do chính các nhà Nho làm chủ, nh ư ở Qu ảng Nam có trường Diên Phong của Trần Qu ý Cáp, Phan Thúc Duyện, Mai Dị, Phan Thành Tài... tồn tại bên cạnh Thương hội Diên Phong; trường Phú Lâm do Lê Cơ, anh em con cô con cậu với Phan Chu Trinh sáng lập đồng thời mở luôn Thương hội bình dân buôn bán tạp hóa, lập nông đoàn trồng quế, tiêu, chè, mở lò rèn, xưởng gốm, xưởng mộc; ở Phan Thiết, hai người con trai của Nguyễn Thông cùng những nhà Nho thức thời khác lập Công ty Liên Thành sản xuất và buôn bán nước mắm, khi làm ăn có lãi, họ mở trường Dục Thanh thu hút rất đông học sinh từ Nam Kỳ ra học(17). Cho đến tận bây giờ, định kiến về thương nhân và thương nghiệp tuy đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và cởi mở hơn nhưng vẫn còn khá nặng nề. Nếu chúng ta nhớ lại, vào năm 1999, tức là áp cuối thế kỷ XX, vị quan chức đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc ấy, trong một cuộc họp đã đề nghị Quốc hội “nên tạo một tâm lý xã hội hoan nghênh và ủng hộ người làm giàu chính đáng”(18), và cái điều tưởng chừng quá hiển nhiên, tưởng chừng đã được giải quyết từ cách đây một thế kỷ, nay lại được coi như là một sự đột phá trong tư tưởng những người lãnh đạo đất nước, thì mới thấy hết được những khó khăn mà các nhà Duy Tân đầu thế kỷ XX phải vượt qua trong khi hô hào thực nghiệp. Và như thế, những đóng góp của Lương Khắc Ninh với mục Thương cổ luận trên NCMĐ xứng đáng được ghi nhận trên cả hai lĩnh vực: kinh tế và văn hóa./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2