intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Trò giỏi” và “Trò kém”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều khi thầy nhận xét “trò giỏi, trò kém” chỉ là vô tình nhưng có tác dụng lớn với trò. Học trò nào được khen thì cố gắng để xứng đáng với sự chờ đợi của thầy; ngược lại trò nào bị chê thì nản chí và dẫn đến thất bại trong học hành. Thật vậy, định kiến “giỏi” hay “kém” không dừng ở đấy. Theo các nghiên cứu đã thực hiện, trò được xem là “giỏi” sẽ thành hăng hái, sáng tạo, can đảm, chuyên cần,... trong khi trò bị xem là “kém”, sau đó mất hăng hái,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Trò giỏi” và “Trò kém”

  1. “Trò giỏi” và “Trò kém”
  2. Nhiều khi thầy nhận xét “trò giỏi, trò kém” chỉ là vô tình nhưng có tác dụng lớn với trò. Học trò nào được khen thì cố gắng để xứng đáng với sự chờ đợi của thầy; ngược lại trò nào bị chê thì nản chí và dẫn đến thất bại trong học hành. Thật vậy, định kiến “giỏi” hay “kém” không dừng ở đấy. Theo các nghiên cứu đã thực hiện, trò được xem là “giỏi” sẽ thành hăng hái, sáng tạo, can đảm, chuyên cần,... trong khi trò bị xem là “kém”, sau đó mất hăng hái, không sáng tạo, lười biếng,... Rốt cuộc, cuối năm, phần đông “trò giỏi” có kết quả tốt, thi đậu hay lên lớp còn “trò kém” thì thi rớt. Các nhà giáo dục gọi đó là hiệu ứng Pygmalion hay hiệu ứng Rosenthal (kết quả học hành của học sinh tùy thuộc cách đối xử của giáo viên với các em). Trường học có rất nhiều vai trò. Truyền kiến thức cho các em, tập cho các em sống với xã hội, giúp các em suy nghĩ về nhân nghĩa hay đạo làm người, hướng nghiệp cho tương lai,... Nhất là giúp các em có một môi trường để lớn lên phát triển và sống hạnh phúc. Đi học 6 hay 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tức là một khoảng thời gian rất lớn, nếu không hạnh phúc thì quả là một cực hình cho các em.
  3. Dạy cho các em sống với xã hội. Mà trong xã hội thì có ngôi thứ, người già người trẻ, người lớn người nhỏ, người giàu người nghèo. Nhưng không phải vì thế mà trong lớp học cũng phải xếp “thứ bậc” theo giỏi hay kém. Lúc các em học xong, được trường chuẩn bị “hành trang” rồi, lúc đó các em sẽ đủ “bản lĩnh” để đối diện với những thứ bậc, những sàng lọc của xã hội. Tuy không phải là “tháp ngà”, nhưng ít nhất trường học, cũng như gia đình, phải là nơi mà các em cảm thấy được bảo vệ, được yên ổn. Qua kinh nghiệm, chúng ta ít nhất đã một lần gặp trường hợp giáo viên “phân hạng” học trò trong lúc lên lớp mỗi ngày, qua những cách đối xử nhiều khi rất là vô tình: . Cho phép “trò giỏi” trả lời thường hơn, quên khuyến khích các trò thụ động. . Những nhận xét, rất dễ hiểu thật đấy nhưng cũng rất nguy hiểm, chẳng hạn như: Trò A là đèn đỏ của lớp, trò B khôn như Lê quý Đôn,... . Ghi điểm xếp hạng của các em trong học trình trước và liên tục so sánh với kết quả hiện tại. . Khi “trò kém” thành công thì nghĩ “em ấy gặp may mắn kỳ này”. Còn khi “trò giỏi” có điểm xấu thì đổ tội cho “chắc rủi ro tai nạn ấy thôi”.
  4. . Vài giáo viên còn nghĩ: “Vịt đẹt thì suốt đời sẽ đẹt”. Về tâm lý mà nói, trò giỏi, hấp thụ mau,... làm người đứng trên bục giảng vui vì thấy kết quả tốt đẹp của lao động của chính bản thân mình. Trò giỏi “vinh danh thầy”. Thế nên trò giỏi dễ được thầy “thương”. Công việc dạy học cần sự tiếp tay của yếu tố tâm lý nhưng nhiều khi tiếng nói thuần của trái tim là tiếng nói “không có lý” (irrationnel) mà chúng ta phải loại bỏ. Những trò kém, xét kỹ xem, nhiều khi không phải tự chúng nó kém mà có thể vì hoàn cảnh xã hội của các em khó khăn hơn, vì các em bị bệnh hay suy dinh dưỡng, vì các em có khó khăn về tâm lý,... Hay có thể vì cách dạy của chính chúng ta không thích hợp với các em. Nhiều nhà giáo dục quan niệm rằng thất bại của học trò, một phần trách nhiệm là ở thầy. Nếu dựa theo đa số, ta phải nhìn nhận rằng khả năng trí tuệ các em, giỏi hay kém, đều có. Cái cần là môi trường phải khuyến khích nâng đở giúp cho khả năng ấy phát triển. Tốc độ và thời điểm của sự mở mang trí tuệ khác nhau tùy mỗi em. Có những “hoa nở muộn” nhưng chúng vẫn nở và vẫn đẹp, không thua em kém chị. Có những “con vịt biến thành thiên nga” mà!
  5. Hơn nữa, những em bị xem như kém sẽ tự định nghĩa tiêu cực về giá trị cá nhân, sẽ thành nhút nhát, lùi vào bóng tối, co trong “vỏ sò”, không thích sinh hoạt trong lớp, ngại đến trường (đến trường để bị xem rẻ, y như con chó của Pavlov bị điện giật, nó “biết khôn”, sẽ tránh cái bẩy có gắn điện). Từ từ các em sẽ không còn nghị lực để theo đuổi các bạn, để cố gắng học. Ám ảnh của cái nhận xét “trò kém” đeo đuổi cá nhân suốt cuộc đời. Nhiều khi cái ám ảnh đó chỉ được phát hiện, 30 năm sau, trên chiếc ghế dài của nhà phân tâm học! Giúp một em mà số phận bạc đải, hổ trợ cho một em vốn có nhiều khó khăn,... công lao ấy của người đi dạy rất lớn. Thành công đó có giá trị hơn là thành công giúp cho một trò vốn đã “giỏi”. Chữ “giỏi” và “kém” được để trong dấu ngoặc vì thế nào là “giỏi”? Học khác với khôn. Điểm cao không hẳn là giỏi vì còn tùy theo cách chấm điểm, những chỉ tiêu mà thầy dùng, tùy hoàn cảnh,... Tựu trung, vai trò chính của trường học là giúp các em phát triển để sống tự do. Không mù chử là có cái vé để đi vào xã hội thông tin, có kiến
  6. thức là một chiến thắng so với dốt nát. Như thế, vai trò của người đi dạy không là sắp hạng các em theo giỏi hay kém mà là giúp mỗi một các em thành người có tri thức. Không xếp hạng học trò là một vấn đề thuộc phương pháp giáo dục. Không thành kiến, xem tất cả các em như những nụ hoa hàm tiếu, làm cách nào để các em tươi nở dưới ánh sáng của khoa học. Cách nhìn không định kiến đã là một khởi đầu tốt, khuyến khích tất cả các em nỗ lực cố gắng. Tất cả các em như đồng hành trên một chiếc thuyền, nếu cần chèo thì tất cả cùng chèo: động cơ ấy có thể giúp các em vốn “yếu” ra sức c ùng với bạn bè. Nếu như thế chưa đủ nữa thì ta phải sáng tạo thêm những cách khác, dùng phương pháp giáo dục tùy theo đối tượng, tùy theo nhu cầu của học trò – pédagogie différenciée – chẳng hạn... Đó cũng là một vấn đề đạo đức giáo dục. Người thầy, trên cương vị này, nhiều khi phải tự vượt qua những “hỉ nộ ái ố”, tình cảm riêng của bản thân để xem các em học trò của mình ngang hàng trước sự hiểu biết. Em nào cũng có quyền biết chữ và có kiến thức. Vai trò của người đi dạy là đưa phương tiện giúp các em vượt khó khăn, nếu có em gặp khó khăn. Người đi dạy cũng là một dũng sĩ chống bất bình đẳng xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2