intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển của các ngành dịch vụ công tại các nước Asean

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài xem xét ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển các ngành dịch vụ công tại khu vực ASEAN bằng cách phân tích đánh giá thông qua phần mềm STATA/SE 13.0 dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 1999 - 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển của các ngành dịch vụ công tại các nước Asean

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 53 ẢNH HƯỞNG CỦA THAM NHŨNG VÀ FDI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ CÔNG TẠI CÁC NƯỚC ASEAN Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Nguyễn Thị Phong Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đề tài xem xét ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển các ngành dịch vụ công tại khu vực ASEAN bằng cách phân tích đánh giá thông qua phần mềm STATA/SE 13.0 dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 1999 - 2020. Thông qua kết quả ước lượng hồi quy mô hình, nguồn vốn FDI giúp tăng trưởng, phát triển các ngành dịch vụ công mà ở đây nhóm nghiên cứu xem xét ba ngành cơ bản là điện, giao thông, viễn thông. Mô hình còn chỉ ra rằng tham nhũng có tác động bất lợi làm giảm sự phát triển của hai ngành điện và giao thông, còn viễn thông có ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố tham nhũng không quá lớn. Kết quả cũng chứng minh rằng các nhân tố về thu nhập, độ mở của nền kinh tế cũng cần được đưa ra để thu hút các lợi ích đầu tư khác vào sự phát triển các ngành dịch vụ khu vực công, để đảm bảo đủ vốn để thực hiện theo các dự án cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái bằng cách nào đó dường như đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Cuối cùng, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan. Từ khóa: FDI, tham nhũng, dịch vụ công, ASEAN IMPACTS OF CORRUPTION AND FDI ON THE DEVELOPMENT OF PUBLIC SERVICE SECTORS IN ASEAN COUNTRIES Abstract The paper examines the influence of corruption and FDI on the development of public service industries in ASEAN by analyzing and evaluating through STATA/SE 13.0 software based on secondary data sources in the period 1999 - 2020. Through model regression estimation results, FDI helps in the growth and development of public service industries, where the authors considers three basic industries: electricity, traffic, and telecommunications. The model also shows that corruption has a negative impact on the development of the electricity and transport sectors, while telecommunications has a positive effect because the corruption factor is not too much. The results also demonstrate that the factors of income, openness of the economy also need to be introduced to attract other investment benefits in the development of public sector services, to ensure sufficient capital. to follow infrastructure projects. The inflation rate and the exchange rate somehow seem to contribute positively to the economy. The study gives some relevant policy implications. Keywords: FDI, corruption, public service, ASEAN.
  2. 54 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Tham nhũng là vấn đề toàn cầu, có tác động đến hầu hết các mặt: chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Nó được xem là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục, nghèo đói, cơ sở hạ tầng yếu kém, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên quý giá,… Năm 2018, TI công bố CPI trung bình của các nước thành viên ASEAN là 41,6 điểm, thấp hơn so với trung bình thế giới. Chỉ số này phản ánh thực trạng đáng báo động về tham nhũng tại các nước ASEAN và đặt ra một bài toán khó giải cho toàn khu vực khi muốn tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Tính đến nay, số lượng nghiên cứu được thực hiện về tham nhũng, quan liêu ở các nước ASEAN là không nhiều, điển hình có thể kể đến: Nghiên cứu “Những tác động của tham nhũng tới hợp tác thương mại song phương giữa các nước ASEAN giai đoạn 2006 tới 2011: Tiếp cận bằng mô hình lực hấp dẫn” của Panpanut (2013); đề tài “Mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp ở các quốc gia Đông Nam Á” (Bùi Thị Tuyết Nhung, 2015),... Vì tham nhũng là khá nghiêm trọng tại các nước ASEAN nên nghiên cứu này sẽ phân tích làm rõ ảnh hưởng của nó đến cả FDI và sự phát triển các ngành dịch vụ công. Ngoài ra, khu vực ASEAN là khu vực nhận được nhiều vốn FDI nhất. Nhưng đây cũng là khu vực không hấp thụ được lượng vốn do dịch vụ công chưa phát triển, khó đánh giá được ảnh hưởng của nó lên các vấn đề khác nhau của ngành. Như vậy, sự phát triển các ngành dịch vụ công - đóng một vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình tiến tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bền vững của các quốc gia ASEAN. Tác động của tham nhũng và FDI tới sự phát triển các ngành này rất rõ ràng. Do vậy, nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng và FDI đến sự phát triển của dịch vụ công tại các nước ASEAN, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Một số khái niệm cơ bản Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tập trung thảo luận các quan điểm về FDI, tham nhũng và phát triển dịch vụ công. Các quan điểm về vấn đề này được đưa ra trực tiếp để làm nền tảng cho các giả thuyết ở phía sau. Dịch vụ công thường được áp dụng cho các hoạt động của Chính phủ trong phạm vi công cộng, các hoạt động được thực hiện vì lợi ích của công chúng, các dịch vụ xã hội (Panpanut, 2013). FDI là một khoản đầu tư được thực hiện bởi một công ty hoặc cá nhân ở một quốc gia vào lợi ích kinh doanh ở một quốc gia khác. Nói chung, FDI hình thành khi một nhà đầu tư thành lập hoạt động kinh doanh nước ngoài hoặc mua tài sản kinh doanh nước ngoài, bao gồm cả việc thành lập quyền sở hữu hoặc kiểm soát lợi ích trong một công ty nước ngoài (Gillanders, 2014). Tham nhũng nói chung có thể được định nghĩa là lạm dụng quyền lực được ủy thác cho lợi ích cá nhân. Tham nhũng có thể được phân loại là tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 55 (hay tham nhũng vặt) và tham nhũng chính trị, tùy thuộc vào số tiền tham nhũng và lĩnh vực mà nó xảy ra (Shi và cộng sự 2017). Tham nhũng lớn bao gồm các hành vi được thực hiện ở cấp cao của chính phủ nhằm bóp méo chính sách hoặc hoạt động điều hành của nhà nước, cho phép các nhà lãnh đạo được hưởng lợi từ chi phí của lợi ích công cộng. Tham nhũng vặt liên quan đến việc lạm dụng quyền lực hàng ngày của các quan chức công quyền cấp thấp và trung bình trong các tương tác với người dân thường - những người thường cố gắng tiếp cận hàng hóa hoặc dịch vụ cơ bản ở những nơi như bệnh viện, trường học, sở cảnh sát và các cơ quan khác. Tham nhũng chính trị là sự thao túng chính sách, thể chế và quy tắc tố tụng trong việc phân bổ nguồn lực và tài chính của những người ra quyết định chính trị, những người lạm dụng vị trí của họ để duy trì quyền lực, địa vị và sự giàu có. 2.2. Mô hình nghiên cứu Mục tiêu đề tài nghiên cứu đánh giá cụ thể tham nhũng và FDI có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành dịch vụ công ở khu vực ASEAN như thế nào. Đề tài sử dụng mô hình có dạng sau: 𝛾 𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 + 𝜑2 𝐶𝑜𝑟𝑟𝑢𝑝𝑡𝑖𝑜𝑛 𝑖𝑡 + 𝜑3𝐾 𝑿′′ + 𝜇 𝑖𝑡 𝑖𝑡 Trong đó: - 𝛾 𝑖𝑡 là trình độ phát triển ngành dịch vụ công ở ASEAN tại thời điểm t. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng ba bộ chỉ số khác nhau để đo lường trình độ phát triển các ngành dịch vụ công hiện có ở ASEAN: giao thông, viễn thông và điện. Các nghiên cứu của Randolph và cộng sự (1996), Gillanders (2014), Calderón và cộng sự (2015), Shi và cộng sự (2017) đã cho thấy ba dạng cơ sở hạ tầng là các tiêu chuẩn quan trọng đại diện cho sự phát triển ngành dịch vụ công. Cơ sở hạ tầng điện (điện) được định nghĩa là tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện; cơ sở hạ tầng viễn thông (viễn thông) được tính bằng tổng số đường dây điện thoại (cố định và di động) trên 100 người; cơ sở hạ tầng giao thông (giao thông vận tải) được tính như một logarit tự nhiên của tổng vận tải hàng không và đường sắt. Đối với các biến quan tâm: - 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 được đo lường bằng lấy logarit tự nhiên giá trị dòng vốn FDI của quan sát i tại thời điểm t. - 𝐶𝑜𝑟𝑟𝑢𝑝𝑡𝑖𝑜𝑛 𝑖𝑡 : Chỉ số về mức độ tham nhũng ở ASEAN tại thời điểm t - X'' = [Income, Urban, inflation, exchange, openness ] là vectơ của K đồng biến thường được sử dụng trong tài liệu kinh tế phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành dịch vụ công. - 𝜑0 là hằng số - 𝜇 𝑖𝑡 là sai số Các biến và dấu của mô hình được thể hiện như sau: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI: logarit tự nhiên của dòng vốn FDI vào ASEAN. Thông qua việc đánh giá khía cạnh này để đánh giá những đóng góp của FDI vào
  4. 56 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa việc tăng vốn đầu tư, nộp NSNN và tạo việc làm cho nền kinh tế. Theo Dunning (1977), dòng chảy vốn FDI đem lại ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các ngành dịch vụ công (điện, giao thông, viễn thông), vì vậy nhóm kỳ vọng nhân tố FDI sẽ có những tác động dương tới sự phát triển các ngành dịch vụ công. Tham nhũng – Corrcc: Tham nhũng có mối quan hệ hai chiều với sự phát triển cơ sử hạ tầng ngành dịch vụ công. Tham nhũng ở mức độ nhất định sẽ làm tăng quy mô dịch vụ công nhưng ở mức quá cao, tham nhũng lại có tác động ngược chiều với quy mô dịch vụ công (Dartanto, 2010). Còn Vito và Hamid (1998) chỉ ra sự gia tăng của tham nhũng dẫn tới tăng quy mô dịch vụ công và giảm hiệu quả của dịch vụ công, thể hiện qua chỉ số về chất lượng các cơ sở hạ tầng công cộng suy giảm. Qua đó, ta có thể thấy nhân tố tham nhũng sẽ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ngành dịch vụ công. Thu nhập – Income: Thu nhập là thu nhập bình quân đầu người thực tế một năm. Thông qua việc đánh giá chỉ tiêu này có thể nhận thấy được cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Khi thu nhập tăng chứng tỏ đất nước có sự phát triển, đồng thời với nó là yêu cầu đòi hỏi dịch vụ cũng sẽ phải phát triển hơn. Đô thị hóa – Urban: Tại các vùng đô thị ở các nước đang phát triển, do tốc độ tăng dân số quá nhanh, đặc biệt là số lượng lớn dân nhập cư vào thành phố, đã làm trầm trọng thêm sự khan hiến nhà ở, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, xuống cấp và quá tải với cơ sở hạ tầng xã hội (Nguyễn Duy Thắng, 2009). Vấn đề đô thị hóa đặt ra gánh nặng lớn lên sự phát triển ngành dịch vụ công ở các nước như ASEAN. Vì vậy, nhóm nghiên cứu kỳ vọng yếu tố đô thị hóa sẽ có những tác động tiêu cực đến ngành dịch vụ công. Lạm phát – Inflation: Là phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. Biến này đại diện thể chế chính sách của chính phủ nhằm phát triển các ngành dịch vụ công. Biến lạm phát tại mô hình tác động đến dịch vụ công nhóm kỳ vọng lạm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các ngành dịch vụ công. Tỷ giá hối đoái - Exchange: Một nước khi tỷ giá hối đoái tăng, các dòng vốn chảy vào sẽ tăng, lúc này đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ công để đáp ứng như cầu đầu tư tại đất nước đó. Do đó ở bài nghiên cứu kỳ vọng tỷ giá hối đoái sẽ có những tác động tốt đến ngành dịch vụ công. Chỉ số độ mở thị trường - Openness: Tổng phần trăm của xuất khẩu và phần trăm của nhập khẩu so với GDP, biến thể hiện mức độ mở cửa của thị trường nhằm thu hút thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế phát triển đòi hỏi quốc gia cần có sự phát triển ngành dịch vụ công đáp ứng nhu cầu giao thương phát triển xuất nhập khẩu. Bài viết kỳ vọng yếu tố độ mở thị trường sẽ có những tác động tích cực đến dịch vụ công.
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 57 Bảng 1. Các biến đại diện và giả thuyết nghiên cứu của mô hình hồi quy Biến Mã biến Dấu kỳ vọng Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI + Tham nhũng Corrcc +/− Thu nhập Income + Đô thị hóa Urban − Lạm phát Inflation − Tỷ giá hối đoái Exchange + Chỉ số độ mở thị trường Openness + Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả của mô hình 3.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 1999 - 2020. Dữ liệu về tất cả các biến kiểm soát được thu thập từ cơ sở dữ liệu Các chỉ số phát triển thế giới do WB và UNCTAD cung cấp. Các số liệu tài chính thứ cấp của 10 nước ASEAN được phân loại và sắp xếp theo năm tài chính trong giai đoạn từ 1999 - 2020 thu thập từ WB, UNCTAD và được lựa chọn, làm khung cho việc phân tích dữ liệu và dự báo các chỉ tiêu tài chính ở giai đoạn kế tiếp. Mô hình bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 10 nước trong khu vực ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2020 được hồi quy theo 3 phương pháp. Trước hết, hồi quy OLS được sử dụng để kiệm định mô hình. Sau đó, ước lượng Fixed Effect và Random Effect được dung để kiểm định trên nền tảng dữ liệu bảng. Để tìm hiểu phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong 2 phương pháp trên, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman (1978). 3.2. Kết quả thống kê mô tả các biến Để đưa ra cái nhìn khái quát về biến trong mô hình, tác giả xem xét thống kê mô tả chung các biến trong mô hình, cụ thể như sau Bảng 2. Thống kê mô tả các biến kiểm soát trong mô hình (Đơn vị %) Biến Obs Mean Std. Dev Min Max Corrcc 170 59.34858 28.96467 1.428574 99.52607 Income 195 8086.219 13105.06 134.2759 53928.91 Urban 199 47.7482 24.4013 17.683 100 Openness 195 1.280954 0.944301 0.0016742 4.396567 Inflation 199 6.63692 10.69421 -2.314972 90.98073 Exchange 199 3732.974 5616.237 1.249567 21697.57 (Nguồn: Tính toán của nhóm Nghiên cứu bằng phần mềm STATA 13)
  6. 58 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Để đánh giá mối quan hệ của các biến độc lập, nghiên cứu thực hiện xem xét hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình. Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập Corrcc Income Urban Open~s Inflation Exchange Corrcc 1.000 Income -0.7583 1.000 Urban -0.9100 0.7695 1.000 Openness -0.5575 0.3194 0.4223 1.000 Inflation 0.4763 -0.3985 -0.4474 -0.1889 1.000 Exchange 0.5233 -0.4519 -0.5674 -0.2161 0.3970 1.000 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu bằng phần mềm Stata 13 Qua bảng ma trận hệ số tương quan, ta nhận thấy chỉ số tham nhũng (Corrcc) có sự tương quan ngược chiều với các biến Income, Urban, Openness với hệ số tương quan tuyến tính lần lượt là -0.7583; -0.9100; -0.5575. Trong khi đó, đối với các biến kiểm soát chỉ có mức độ tương quan nhất định cùng chiều, nhưng trong đó biến Exchange có ảnh hưởng lớn nhất. Trong kết quả ma trận tương quan, biến có hệ số tương quan lớn hơn 0.8 cho thấy rằng bên cạnh tác động đến biến phụ thuộc thì hai biến nay tự tác động lẫn nhau, do đó có thể dẫn đến hiện tương đa cộng tuyến trong mô hình. Với biến tham nhũng, các biến Urban có hệ số tương quan lần lượt là -0.9100 lớn hơn 0,8 thể hiện sự tác động mạnh lẫn nhau với tham nhũng. Điều này cho thấy, bên cạnh các biến kiểm soát được lựa chọn vào mô hình, biến Corrcc còn chịu tác động của nhiều yếu tố. 3.3. Kết quả của mô hình Mô hình tác động của tham nhũng, FDI các biến kiểm soát lên ngành điện (electricity) giai đoạn 1999 - 2020 Từ kết quả cho thấy P-value > 0.1 chứng tỏ các nhân tố tham nhũng và tỷ lệ mở cửa thương mại không có ý nghĩ thống kê, cụ thể P-value của tham nhũng và tỷ lệ mở cửa thương mại tương ứng là 0.994, 0.622. Còn các biến khác: FDI, thu nhập, đô thị hóa và tỉ giá hối đoái có ý nghĩ thống kê (P-value < 0,1) thể hiện trong mô hình nghiên cứu này các biến có ảnh hưởng đến ngành điện tại các nước ASEAN. Các nhân tố như FDI, thu nhập, đô thị hóa, lạm phát, tỷ giá hối đoái cho thấy quan hệ thuận chiều tới ngành, từ đó cho thấy các nhân tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành điện trong khu vực ASEAN. Còn các nhân tố tham nhũng, lạm phát, độ mở thị trường lại làm ảnh hưởng nghịch chiều với sự phát triển ngành dịch vụ điện.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 59 Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình tác động của tham nhũng, FDI và các biến kiểm soát lên electricity giai đoạn 1999 - 2020 Electricity Coef. Std. Err P>|t| FDI 11.89324 2.252744 0.000 Corrcc -.002374 .3416294 0.994 Income .0021712 .0004261 0.000 Urban 5.750866 .698668 0.000 Inflation .6368756 .2617706 0.016 Exchange .0055622 .001735 0.002 Openness -5.564642 11.25471 0.622 C -494.9217 53.92325 0.000 Kết quả kiểm định mô hình: R-squared 0.6711 F-statistic 43.15 Probability 0.0000 Kiểm định Wald Chisquare 558.69 Probability 0.1072 Wooldridge test F-statistic 161.790 Probability 0.1677 Mean VIF 3,64 (Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu bằng phần mềm Stata 13) Theo kết quả mô hình này, kết quả kiểm định cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp, trong đó có hệ số xác định R2 = 0.6711 cho thấy các biến trong mô hình giải thích được 67.11% cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành điện tại ASEAN. Với mô hình này, kiểm định Wald cho kết quả giá trị P-value > 0.1 cụ thể là bằng 0.1072, vì vậy mô hình hồi quy có phương sai sai số không đổi. Ngoài ra, mô hình mắc khuyết tật tự tương quan chuỗi do kiểm định Wooldridge test có P-value > 0.1, cụ thể là bằng 0.1677. VIF sử dụng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của phương trình. Kết quả hồi quy trên cho VIF = 3.64 < 10, nghĩa là mô hình tác động của các biến kiểm soát đến sự phát triển ngành điện hoàn toàn không có hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình tác động của tham nhũng, FDI các biến kiểm soát lên ngành giao thông (transportation) giai đoạn 1999 - 2020 Theo kết quả chạy mô hình ở bảng 4.6, tất cả các nhân tố đều tác động thuận chiều với sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông ở ASEAN trừ hai nhân tố là tham nhũng và tỷ lệ mở cửa thương mại. Cũng trong mô hình này, chỉ duy nhất biến thu nhập có P-value = 0,220 > 0,1 không có ý nghĩa thống kê và cho thấy không có ảnh hưởng đến ngành giao thông. Các
  8. 60 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa nhân tố như FDI, thu nhập, lạm phát… có sự tác động tích cực đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông tại ASEAN. Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình tác động của tham nhũng, FDI và các biến kiểm soát lên transportation giai đoạn 1999 - 2020 Transportation Coef. Std. Err P>|t| FDI 2081373 674047.9 0.002 Corrcc -289891.9 102219.6 0.005 Income 157.0321 127.5067 0.220 Urban 1189663 209049.8 0.000 Inflation 169153.1 78324.89 0.032 Exchange 2203.823 519.147 0.000 Openness -59000000 3367544 0.000 C -17500000 16100000 0.000 Kết quả kiểm định mô hình: R-squared 0.4940 F-statistic 20.46 Probability 0.3266 Kiểm định Wald Chisquare 922.04 Probability 0.1724 Wooldridge test F-statistic 266.472 Probability 0.2011 Mean VIF 3,87 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu bằng phần mềm Stata 13 Ngoài ra theo kết quả ước lượng từ bảng trên, các kiểm định mô hình đều hoàn toàn phù hợp với R2 = 0.4940 chứng tỏ mô hình giải thích được 49.40% cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông của khu vực. Kiểm định khuyết tật của mô hình này chúng giống như hai mô hình trên, kiểm định Wald cho biết mô hình này không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi vì kết quả có P-value = 0.1724 > 0.1. Còn kiểm định Wooldridge test ra kết quả P- value = 0.2011 > 0.1 suy ra phương hình hoàn toàn không bị tự tương quan. Phương trình hồi quy có VIF = 3,87, do đó đa cộng tuyến không xảy ra ở phương trình này. Mô hình tác động của tham nhũng, FDI các biến kiểm soát lên ngành viễn thông (telecommunication) giai đoạn 1999 - 2020 Kết quả mô hình được trình bày ở bảng 4.7 cho thấy các biến FDI, Corrcc, Urban, Exchange có giá trị P-value < 0.1 nên có ý nghĩa thống kê. Còn các biến còn lại có P > 0.1 cho thấy rằng không có ý nghĩa thông kế chứng tỏ trong mẫu nghiên cứu này các biến này không có ảnh hưởng đến FDI. Chỉ số FDI cho thấy rằng khi FDI tăng 1% thì sẽ làm sự phát triển ngành viễn thông giảm 2.22% và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 61 Kết quả ở bảng trên cho thấy rằng FDI, tham nhũng, mức đô thị hóa, tỷ giá hối đoái… có tác động thuận chiều tới sự phát triển ngành viễn thông ở khu vực, từ đó giúp gia tăng sự phát triển ngành viễn thông tại khu vực ASEAN. Trong khi đó, các yếu tố như thu nhập, lạm phát có ảnh hưởng người chiều với cơ sở hạ tầng ngành viễn thông. Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình tác động của tham nhũng, FDI và các biến kiểm soát lên (telecommunication) giai đoạn 1999 - 2020 Telecommunication Coef. Std. Err P>|t| FDI 2.222622 0.429246 0.000 Corrcc 0.189823 0.650953 0.004 Income -0.0001169 0.0000812 0.152 Urban 0.906502 0.1331268 0.000 Inflation -0.0735057 0.0498787 0.143 Exchange 0.0005773 0.0003306 0.083 Openness 2.972547 2.144514 0.168 C -27.18386 10.27473 0.009 Kết quả kiểm định mô hình: R-squared 0.5812 F-statistic 29.35 Probability 0.0000 Kiểm định Wald Chisquare 1410.99 Probability 0.0000 Wooldridge test F-statistic 3.126 Probability 0.1108 Mean VIF 5.00 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu bằng phần mềm Stata 13 Ngoài ra, theo kết quả mô hình này, kết quả kiểm định cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp, trong đó có hệ số xác định R2 = 0.5812 cho thấy các biến trong mô hình giải thích được 58.12% cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành viễn thông tại ASEAN. kết quả kiểm định Wald thể hiện mô hình có phương sai sai số không đổi với P-value của 𝜒 2 bằng 0.3266 > 0,1. Kiểm định Wooldridge test cho biết mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan chuỗi vì kết quả có P-value = 0.1108 > 0.1. Kết quả VIF = 5,00 < 10 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả mô hình hồi quy đánh giá mức độ tác động của tham nhũng và FDI lên sự phát triển ngành điện Electricityi = - 494.922 + 11.893𝐅𝐃𝐈 𝐢 - 0.0024Corrcci + 0.0022Incomei + 5.751Urbani - 5.565Opennessi + 0.637Inflationi + 0.0056Exchangei
  10. 62 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Biến tham nhũng (Corrcc), tỷ lệ mở cửa thương mại (Openness) có ảnh hưởng ngược chiều với sự phát triển ngành điện, còn các biến FDI, thu nhập (Income), đô thị hóa (Urban), lạm phát (Inflation), tỷ giá hối đoái (Exchange) có tương quan cùng chiều. Giải thích ý nghĩa: Với mức ý nghĩa 10% - Biến FDI: cho thấy rằng khi FDI tăng 1 đơn vị thì sẽ làm sự phát triển ngành điện tăng 11,89 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tham nhũng: chỉ số tham nhũng cho thấy rằng tham nhũng tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành điện giảm 0.0024 đơn vị và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Biến thu nhập (Income) chỉ ra rằng khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành điện tăng 0.0022 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến đô thị hóa: Khi đô thị hóa tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành điện tăng 5.75 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tỷ lệ mở cửa thương mại: khi tỷ lệ mở cửa thương mại tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm sự phát triển ngành điện đi 5.565 đơn vị với các yếu tố khác không đổi - Biến lạm phát: Khi lạm phát tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành điện tăng 0.637 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành điện giảm đi 0.0056 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi * Kết quả mô hình hồi quy đánh giá mức độ tác động của tham nhũng và FDI lên sự phát triển ngành giao thông Transportationi = - 17500000 + 2081373𝐅𝐃𝐈 𝐢 - 289891.9Corrcci + 157.032Incomei + 1189663Urbani - 59000000Opennessi + 169153.1Inflationi + 2203.823Exchangei Biến tham nhũng (Corrcc), tỷ lệ mở cửa thương mại (Openness) có ảnh hưởng ngược chiều với sự phát triển ngành giao thông, còn các biến FDI, thu nhập (Income), đô thị hóa (Urban), lạm phát (Inflation), tỷ giá hối đoái (Exchange) có tương quan cùng chiều. Giải thích ý nghĩa: Với mức ý nghĩa 10% - Biến FDI: cho thấy rằng khi FDI tăng 1 đơn vị thì sẽ làm sự phát triển ngành giao thông tăng 289891 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tham nhũng: chỉ số tham nhũng cho thấy rằng tham nhũng tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành giao thông giảm 289891.9 đơn vị và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Biến thu nhập (Income) chỉ ra rằng khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành giao thông tăng 157.032 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến đô thị hóa: Khi đô thị hóa tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành giao thông tăng 1189663 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 63 - Biến tỷ lệ mở cửa thương mại: khi tỷ lệ mở cửa thương mại tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm sự phát triển ngành giao thông đi 59000000 đơn vị với các yếu tố khác không đổi - Biến lạm phát: Khi lạm phát tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành giao thông tăng 169153.1 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hôi đoái tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành giao thông giảm đi 2203.823 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi * Kết quả mô hình hồi quy đánh giá mức độ tác động của tham nhũng và FDI lên sự phát triển ngành viễn thông Telecommunicationi = - 27.184 + 2.223𝐅𝐃𝐈 𝐢 + 0.1898Corrcci - 0.0001Incomei + 0.9065Urbani + 2.973Opennessi - 0.0735Inflationi + 0.0006Exchangei Biến thu nhập (Income), lạm phát (Inflation) có ảnh hưởng ngược chiều với sự phát triển ngành viễn thông, còn các biến FDI, tham nhũng (Corrcc), đô thị hóa (Urban), tỷ lệ mở cửa thương mại (Openness), tỷ giá hối đoái (Exchange) có tương quan cùng chiều. Giải thích ý nghĩa: Với mức ý nghĩa 10% - Biến FDI: cho thấy rằng khi FDI tăng 1 đơn vị thì sẽ làm sự phát triển ngành viễn thông tăng 2.223 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tham nhũng: chỉ số tham nhũng cho thấy rằng tham nhũng tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành viễn thông tăng 0.1898 đơn vị và ngược lại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Biến thu nhập (Income) chỉ ra rằng khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành viễn thông giảm 0.0001 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Biến đô thị hóa: Khi đô thị hóa tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành viễn thông tăng 0.9065 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tỷ lệ mở cửa thương mại: khi tỷ lệ mở cửa thương mại tăng 1 đơn vị sẽ làm tăng sự phát triển ngành viễn thông đi 2.973 đơn vị với các yếu tố khác không đổi - Biến lạm phát: Khi lạm phát tăng 1 đơn vị sẽ làm cho sự phát triển ngành viễn thông giảm 0.0735 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi - Biến tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hôi đoái tăng 1 đơn vị thì sự phát triển ngành viễn thông giảm đi 0.0006 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số chính sách 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Trên thực tế, như tài liệu của Kirkpatrick và cộng sự (2006), nguồn vốn FDI ngày càng quan trọng dùng để tài trợ cho các dự án phát triển các ngành dịch vụ công tại các quốc gia, và đã chiếm khoảng 80% đóng góp tư nhân trong các dự án cơ sở hạ tầng tại các quốc gia đó. Tăng cường dịch vụ công (điện, giao thông, viễn thông) luôn tạo ra hiệu ứng tích cực và phát triển trực tiếp cho nền kinh tế. Cuối cùng, sự phát triển các ngành dịch vụ công để gián
  12. 64 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa tiếp thúc đẩy nền kinh tế thông qua sự tương tác với khả năng thu hút của các yếu tố như các nguồn vốn của con người. Từ các kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của FDI và tham nhũng đến sự phát triển ngành dịch vụ công, ta nhận thấy rằng nguồn vốn FDI giúp tăng trưởng, phát triển các ngành dịch vụ công mà ở đây nhóm nghiên cứu xem xét ba ngành cơ bản là điện, giao thông, viễn thông. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới cơ sở hạ tầng của ba ngành dịch vụ trên ở khu vực các nước đang phát triển như ASEAN. Nhờ vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện nâng cao cơ sở vật chất, xây dựng các dự án về viễn thông, giao thông, điện; từ đó hỗ trợ thuận lợi phát triển kinh tế. Việt Nam là một nước nhận các nguồn vốn FDI rất nhiều trong lĩnh vực điện, giao thông, viễn thông từ các nước đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thêm vào đó, đề tài còn xem xét thêm nhân tố tham nhũng đã có những ảnh hưởng đáng kể nào đến sự phát triển các ngành điện, giao thông và viễn thông tại khu vực ASEAN. Kết quả các mô hình trên chỉ ra rằng tham nhũng có tác động bất lợi làm giảm sự phát triển của hai ngành điện và giao thông, còn viễn thông có ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố tham nhũng không quá lớn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu từ trước mà ở đây ta có thể thấy là kết luận tham nhũng có mối quan hệ hai chiều với sự phát triển cơ sử hạ tầng ngành dịch vụ công. Tham nhũng ở mức độ nhất định sẽ làm tăng quy mô dịch vụ công nhưng ở mức quá cao, tham nhũng lại có tác động ngược chiều với quy mô dịch vụ công (Dartanto, 2010). Từ tất cả các thông số kỹ thuật, kết quả chứng minh rằng các nhân tố về thu nhập, đô thị hóa, tỷ lệ độ mở cũng cần được đưa ra để thu hút các lợi ích đầu tư khác vào sự phát triển các ngành dịch vụ khu vực công, để đảm bảo đủ vốn để thực hiện theo các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược phát triển dịch vụ công. Ngoài ra, các biến khác cung cấp một số hiểu biết quan trọng. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái bằng cách nào đó dường như đóng góp tích cực cho nền kinh tế. 4.2. Hàm ý một số chính sách Từ kết quả nghiên cứu, có một số hàm ý chính sách được đưa ra như sau Về thu hút FDI Thứ nhất, quan tâm phát triển các ngành phụ trợ và hậu cần trong khu vực. Một trong những trở ngại chính của thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong khối ASEAN là việc thiếu các ngành phụ trợ và hậu cần. Hiệu suất ngành hậu cần tốt hơn là yếu tố hỗ trợ quan trọng trong mở rộng thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu, tăng khả năng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế (WB, 2010). Đây là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách nên tính đến khi thiết kế các chiến lược dài hạn để tăng cường sức hấp dẫn của các quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục thương mại, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến hiệu quả của thị trường trong nước, đồng thời cũng là các yếu tố quan trọng được các MNC xem xét quyết định đầu tư. Chỉ số hiệu suất hậu cần gồm các chỉ số về hải quan, cơ sở hạ tầng, giao hàng quốc tế.
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 65 Thứ hai, tăng cường các biện pháp chính sách hợp tác, tự do hóa thương mại khu vực, loại bỏ các rào cản đối với FDI. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế hội nhập kinh tế đã đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách tiếp cận toàn diện hơn để tự do hóa đầu tư và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực là cần thiết. Để xây dựng nên các chính chính sách chung này đòi hỏi sự hợp tác tốt hơn giữa thương mại, tài chính và đầu tư ở cấp chính phủ và cấp bộ trưởng để đảm bảo rằng các chính sách tài chính phối hợp hiệu quả với chính sách thương mại và đầu tư. Các biện pháp chính sách loại bỏ các rào cản nên ưu tiên vào các vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu sàng lọc và phê duyệt FDI, quyền sở hữu hay an ninh, quy định và thuế, cung cấp cơ sở hạ tầng, và hoàn thiện các chức năng của thị trường tài chính và lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động chung như hội thảo, hội nghị diễn đàn giúp tối đa hóa việc chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách giữa các nhà làm chính sách và lãnh đạo các nước trong khu vực từ đó tìm kiếm sự đồng thuận, thống nhất về các giải pháp chung. Thứ ba, tăng cường công tác đảm bảo tính minh bạch trong quy trình, thủ tục. Một yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài là tuân theo các quy trình rõ ràng và minh bạch trong thủ tục cấp phép và tiếp nhận đầu tư. Quá trình càng minh bạch, thỏa thuận càng ít có khả năng bị đảo ngược bởi một chính phủ tương lai. Tham nhũng, vốn cao ở các nước đang phát triển, là lý do phổ biến cho các thỏa thuận cơ sở hạ tầng bị phá vỡ, cũng được giảm thiểu bởi tính minh bạch. Vì vậy, việc minh bạch hóa các thủ tục là cấp thiết để chống lại áp lực chính trị trong nước qua việc sử dụng quy trình thủ tục ngầm không rõ ràng nhằm có lợi cho các nhà thầu nhất định. Về giảm thiểu tham nhũng Thứ nhất, ASEAN cần xây dựng một chính sách pháp luật và chiến lược chống tham nhũng hiệu quả Ba lĩnh vực chính mà một chiến lược chống tham nhũng hiệu quả cần tập trung và cũng là ba lĩnh vực quan trọng mà hiện nay đang kém phát triển nhất tại ASEAN bao gồm: bảo vệ người tố giác, kê khai tài sản và luật truy cập thông tin. Bảo vệ người tố giác là điều tối quan trọng, vì những người tố cáo tham nhũng thường phải đối mặt với các mối đe dọa hoặc không được xử lý tố cáo một cách công bằng. Thứ hai, ASEAN cần hợp tác liên chính phủ trong phòng chống tham nhũng Với tầm nhìn của ASEAN về hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cao hơn dẫn đến sự cần thiết cho hợp tác chống tham nhũng lớn hơn. Nhiều cơ quan và chính quyền cấp địa phương và trung ương cần phải làm việc cùng nhau, không chỉ ở nước họ mà là liên kết với cả các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề tham nhũng chung.
  14. 66 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Thứ ba, phòng chống tham nhũng tại ASEAN cần có sự tham gia của doanh nghiệp và cá nhân Đối với các cá nhân trong xã hội, để tạo ra một xã hội có khả năng chống tham nhũng cao hơn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn và có sự tham gia của công dân nhiều hơn. Tham nhũng được thực hiện bởi các cá nhân và vì vậy sự minh bạch chỉ bền vững nếu được xây dựng và củng cố bởi chính trách nhiệm và nhận thức của toàn công dân trong quốc gia. Đối với doanh nghiệp, một sự thay đổi tương tự trong tư duy cũng phải đến từ lĩnh vực kinh doanh. Có nghĩa là cần xây dựng nhận thức về hành vi minh bạch và thiếu minh bạch cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng. Tài liệu tham khảo Dal Bó, E., & Rossi, M. A. (2007). Corruption and inefficiency: Theory and evidence from electric utilities. Journal of Public Economics, 91(5-6), 939-962. Esfahani, H. S., & Ramırez, M. T. (2003). Institutions, infrastructure, and economic ́ growth. Journal of development Economics, 70(2), 443-477. Estache, A., & Garsous, G. (2012). The impact of infrastructure on growth in developing countries. IFC Economics Notes, 1. Freeman, N. J. (2002, July). Foreign direct investment in Cambodia, Laos and Vietnam: A regional overview. In Conference on Foreign Direct Investment: Opportunities and Challenges for Cambodia, Laos and Vietnam. 16-17th August 2002, Hanoi. Ismail, N. W. (2009). The determinant of foreign direct investment in ASEAN: a semi-gravity approach. Transition Studies Review, 16(3), 710. Kaur, M., Khatua, A., & Yadav, S. S. (2016). Infrastructure development and FDI inflow to developing economies: Evidence from India. Thunderbird International Business Review, 58(6), 555-563. Kirkpatrick, C., Parker, D., & Zhang, Y. F. (2004). Foreign direct investment in infrastructure in developing countries: does regulation make a difference?. Transnational Corporations, 15(1), 143-152. Lee, H. H., & Tan, H. B. (2006). Technology transfer, FDI and economic growth in the ASEAN region. Journal of the Asia Pacific Economy, 11(4), 394-410. Masron, T. A., & Abdullah, H. (2010). Institutional quality as a determinant for FDI inflows: evidence from ASEAN. World Journal of Management, 2(3), 115-128. Roy, J. P., & Oliver, C. (2009). International joint venture partner selection: The role of the host-country legal environment. Journal of International Business Studies, 40(5), 779- 801.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0