Bài giảng Bài 9: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Nguyễn Xuân Thành
lượt xem 16
download
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức không nhận tiền gửi; không phải tạo lập dự trữ bắt buộc; không có chức năng trung gian thanh toán. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Bài 9: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng" của Nguyễn Xuân Thành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 9: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Nguyễn Xuân Thành
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Bài 9: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Tài chính Phát triển Học kỳ Xuân 2005 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Quỹ đầu tư chung Các nhà Công ty bảo đầu tư theo hiểm tổ chức Quỹ hưu trí Công ty tài chính Nguyễn Xuân Thành 1
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư theo tổ chức Ngân hàng và các nhà đầu tư theo tổ chức đều làm vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người sử dụng vốn. Ngân hàng nhận tiền gửi Các công ty bảo hiểm nhân và trả lãi cho những người thọ hay quỹ hưu trí nhận phí gửi tiền. bảo hiểm hay tiền góp. Ngân hàng cho vay và tính Các công ty bảo hiểm nhân lãi người đi vay. thọ hay quỹ hưu trí đầu tư khoản tiền nhận được vào chứng khoán và chia lợi nhuận đầu tư cho chủ hợp đồng bảo hiểm hay thành viên của quỹ hưu trí dưới hình thức tiền trả thường niên hay tiền hưu. Ngân hàng thương mại và Ngân hàng và các tổ chức đầu tư đều là các các nhà đầu tư theo tổ chức tổ chức trung gian giữa người tiết kiệm và người sử dụng vốn. Ngân hàng thương mại Tiền gửi Tiền cho vay Phí bảo hiểm C.ty b.hiểm nhân thọ Người tiết Người sử kiệm dụng vốn Tiền góp Quỹ hưu trí Đầu tư vào chứng khoán Chứng chỉ đầu tư Quỹ đầu tư chung Nguyễn Xuân Thành 2
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Phân biệt NHTM và tổ chức tài chính phi ngân hàng Ngân hàng thương mại Tổ chức tài chính phi ngân 9 Là tổ chức nhận tiền gửi hàng 9 Phải tạo lập dự trữ bắt 9 Là tổ chức không nhận buộc tiền gửi 9 Có chức năng trung gian 9 Không phải tạo lập dự trữ thanh toán bắt buộc 9 Không có chức năng trung gian thanh toán So sánh chức năng Ngân hàng Quỹ đầu tư, Chức năng tài chính Bảo hiểm nhận tiền gửi quỹ hưu trí Thanh toán 9 Thanh khoản 9 9 Chia nhỏ 9 9 9 Lưu giữ giá trị 9 9 9 Thông tin 9 9 9 Kết hợp rủi ro 9 9 Nguyễn Xuân Thành 3
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Sự thống trị của các nhà đầu tư theo tổ chức 2 Tài sản của Tài sản của các 4 nhà đầu tư nhà đầu tư theo theo tổ chức tổ chức ở Mỹ tính theo năm 1996 Ngàn tỉ US$ 7 vùng năm 1996 Nước khác Nhật Bản 13 GDP Tài sản ngân Tài sản của Châu Âu hàng các nhà đầu US tư theo tổ chức Các tổ chức đầu tư là những chủ sở hữu cổ phiếu và trái phiếu lớn nhất tại các nước phát triển. Các tổ chức đầu tư đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong tài chính doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Xem xét chi tiết hơn về các tổ chức tài chính phi ngân hàng Quỹ đầu tư Quỹ hưu trí Công ty bảo hiểm Công ty tài chính Nguyễn Xuân Thành 4
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Quỹ đầu tư chung Huy động tiền bằng cách bán các chứng chỉ đầu tư (tức cổ phần) cho các nhà đầu tư (công chúng). Đầu tư vốn huy động vào các loại chứng khoán khác nhau. Những lợi thế của quỹ đầu tư so với đầu tư cá nhân trực tiếp là: 9 Các nhà đầu tư nhỏ khó đa dạng hóa do chi phí giao dịch và chi phí tìm kiếm. 9 Thông qua quỹ đầu tư, các nhà đầu tư hưởng lợi nhuận trên cơ sở đầu tư số lượng lớn, đa dạng hóa danh mục đầu tư ngay lập tức và tư vấn chuyên nghiệp. Quỹ đầu tư có hình thức tín thác hay công ty do hội đồng quản trị hay những người được ủy thác điều hành. Các loại quỹ đầu tư Quỹ đầu tư mở 9 Phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ đầu tư mới khi nhà đầu tư đóng góp thêm tiền hay các cổ phiếu hiện tại được thu hồi khi nhà đầu tư rút tiền ra. 9 Giá trị quỹ bằng với giá trị thị trường hiện tại của tất cả các khoản đầu tư của quỹ. Quỹ đầu tư đóng 9 Số lượng cổ phần cố định. 9 Cổ phần quỹ được mua bán trên thị trường chứng khoán và có thể có tổng giá trị thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ. Quỹ thụ động 9 Cố gắng theo sát chỉ số thị trường chứng khoán và do vậy có chi phí quản lý thấp hơn. Quỹ chủ động 9 Cố gắng hoạt động tốt hơn thị trường; và do vậy có chi phí quản lý cao hơn. Bằng chứng thực tế: quỹ thụ động thường thành công trong việc theo sát thị trường; nhiều quỹ đầu tư chủ động hoạt động kém hơn thị trường. Nguyễn Xuân Thành 5
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Quỹ hưu trí Nhận đóng góp từ người lao động trong các doanh nghiệp hoặc khu vực nhà nước. Đầu tư tiền vào các loại chứng khoán. Tiền được trả lại cho các thành viên của quỹ dưới hình thức tiền hưu. Ở một số nước (chẳng hạn như Mỹ & Anh), chính phủ có vai trò hạn chế trong hoạt động của quỹ lương hưu. Gánh nặng của việc hoạch định hưu trí thuộc về người lao động. Ở một số nước khác (chẳng hạn như Pháp & Ý), chính phủ lại đóng vai trò tích cực. Các chương trình lương hưu thường được tổ chức dưới dạng quỹ tín thác. 9 Chủ doanh nghiệp lập nên quỹ tín thác do một người được ủy thác quản lý vì lợi ích của các thành viên của quỹ. 9 Tài sản của quỹ được tách rời khỏi doanh nghiệp tài trợ và không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các loại quỹ hưu trí Loại quỹ truyền thống 9 Lợi ích thành viên được xác định bằng các mức lương cuối cùng. 9 Mức lương này được gọi là “lợi ích được xác định” hay “lương cuối cùng”. 9 Doanh nghiệp và người lao động hàng tháng đều đóng góp vào quỹ lương hưu. 9 Người được ủy thác có trách nhiệm bảo đảm rằng tài sản có của quỹ trang trải được các tài sản nợ. 9 Doanh nghiệp tài trợ chịu rủi ro còn lại; chẳng hạn nếu thị trường chứng khoán sụp đổ thì tài sản có quỹ sẽ giảm xuống (so với tài sản nợ), và doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải đóng góp thêm. Loại quỹ mới 9 Chỉ có những đóng góp của doanh nghiệp là xác định. 9 Tiền hưu cuối cùng phụ thuộc vào giá trị của khoản đầu tư khi nghỉ hưu. 9 Nếu các khoản đầu tư của quỹ hoạt động tốt thì các thành viên của quỹ sẽ giàu lên; nếu không, họ sẽ nghèo đi. Nguyễn Xuân Thành 6
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Công ty bảo hiểm nhân thọ Huy động tiền dưới hình thức phí bảo hiểm. Đầu tư tiền vào các loại chứng khoán. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trả tiền vào một ngày cố định và do đó trả một khoản tiền xác định (hay gắn kết việc chi trả với kết quả đầu tư). 9 Các công ty bảo hiểm nhân thọ vừa thực hiện chức năng tiết kiệm vừa thực hiện chức năng bảo hiểm. 9 Chúng ngày càng cạnh tranh mạnh với các ngân hàng và quỹ đầu tư trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Bảo hiểm nhân thọ truyền thống 9 Trả bảo tức thường niên cố định. 9 Rủi ro đầu tư do các công ty bảo hiểm gánh chịu. Bảo hiểm nhân thọ kiểu mới 9 Trả bảo tức khả biến (ở Mỹ) hay hợp đồng bảo hiểm gắn với chứng chỉ đầu tư (ở Anh). 9 Giống quỹ đầu tư. Bảo hiểm nhân thọ Nguyễn Xuân Thành 7
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Đóng góp của bảo hiểm nhân thọ vào tăng trưởng kinh tế Tăng cường sự ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp. Huy động vốn dài hạn (phí bảo hiểm) và đầu tư dài hạn (để trả bảo tức). Hạ thấp áp lực đối với ngân sách nhà nước khi bảo hiểm nhân thọ tư nhân làm giảm sự phụ thuộc quá lớn của người dân vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Khó khăn của bảo hiểm nhân thọ tại các nước đang phát triển: Mặc dù huy động được vốn dài hạn, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc tìm những cơ hội đầu tư dài hạn trong thị trường tài chính nội địa. Đầu tư của bảo hiểm nhân thọ Nguồn vốn đầu tư chính của bảo hiểm nhân thọ là vốn nhàn rỗi: Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm Vốn nhàn rỗi = Tổng dự phòng nghiệp vụ - Tiền trả bảo hiểm thường xuyên. Các hình thức đầu tư: Tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác Trái phiếu chính phủ Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp Cho vay Ủy thác đầu tư, kinh doanh bất động sản,… Nguyễn Xuân Thành 8
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Hạn chế đầu tư – Quy định của Việt Nam Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: không hạn chế. Cổ phiếu doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn doanh nghiệp: tối đa 50% vốn nhàn rỗi. Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính khác: tối đa 40% vốn nhàn rỗi. Bảo hiểm nhận thọ – Các nhân tố tác động Kinh tế: Cầu bảo hiểm nhân thọ tăng theo tỷ lệ tiết kiệm nội địa và thu nhập bình quân đầu người. (Độ co giãn theo thu nhập của cầu bảo hiểm lớn hơn 1). Lạm phát cao làm giảm cầu bảo hiểm (Lạm phát cao làm tăng tính không chắc chắn và khiến người đầu tư chuyển hướng tới các đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, thay vì đầu tư vào bảo hiểm dài hạn). Độ sâu tài chính: ở những thị trường tài chính mà người dân có ít các lựa chọn tiết kiệm, mức độ thâm nhập của bảo hiểm nhân thọ có thể rất cao. Nguyễn Xuân Thành 9
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Bảo hiểm nhân thọ – Các nhân tố tác động Dân số - xã hội: Cầu bảo hiểm nhân thọ tăng khi cơ cấu dân số thay đổi theo hướng gia tăng tỷ lệ người già. Văn hóa, tôn giáo Giáo dục: trình độ giáo dục của người dân tăng lên làm tăng cầu bảo hiểm (cả nhân thọ và phi nhân thọ). Cơ cấu hộ gia đình: cầu bảo hiểm cao trong những xã hội chủ yếu gồm các hộ gia đình đơn lẻ; ngược lại khi xã hội gồm chủ yếu các hộ gia đình đa thế hệ thì cầu bảo hiểm có thể thấp hơn do thế hệ già đã được thế hệ trẻ hơn bảo hiểm. Đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn tới chuyên môn hóa trong lực lượng lao động. Chuyên môn hóa là tăng rủi ro khi công nghệ, tình hình kinh tế hay thị hiếu thay đổi, từ đó làm tăng cầu bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ – Các nhân tố tác động Chính sách nhà nước: Thuế: khuyến khích sự phát triển của thị trường bảo hiểm bằng cách miễn/giảm thuế cho công ty bảo hiểm nhân thọ hay thuế thu nhập cá nhân cho người mua bảo hiểm. Nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua các DNNN. Cho phép hay hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào dịch vụ bảo hiểm nội địa. Nguyễn Xuân Thành 10
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Công ty tài chính Là tổ chức tài chính phi ngân hàng có chức năng: Trung gian tài chính Huy động vốn bằng các hình thức như phát hành cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu sử dụng vốn huy động để đầu tư, hùn vốn và cho vay Công ty tài chính không có chức năng: Nhận tiền gửi Trung gian thanh toán Công ty tài chính ở Việt Nam: Công ty tài chính Sài Gòn (SFC) Công ty tài chính Seaprodex Một số công ty tài chính trực thuộc các công ty lớn như công ty tài chính dầu khí, cao su, .. Giới thiệu Quỹ đầu tư VietFund VFM là công ty quản lý quỹ đầu tư được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động đầu tiên ở Việt Nam trong việc quản lý quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư là một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng hoạt động bao gồm: 9 Thu hút tiền nhàn rỗi từ các tổ chức tài chính, các quỹ hưu trí, bảo hiểm, công đoàn …, doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, các cá nhân trong và ngoài nước 9 Đầu tư tiền huy động nhằm mang lại lợi nhuận hợp pháp cao nhất và mức rủi ro thấp nhất 9 Lợi nhuận thu được sẽ chia lại cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn đóng góp. Quỹ đầu tư đầu tiên mà VFM quản lý là VF1 Nguyễn Xuân Thành 11
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Quỹ VF1 Ưu tiên huy động vốn từ các pháp nhân và cá nhân trong nước Được giám sát chặt chẽ bởi ngân hàng giám sát Vietcombank, công ty kiểm toán Enrst & Young và UBCK NN Mục tiêu của VF1: 9 xây dựng danh mục đầu tư cân đối và đa dạng 9 tối ưu hoá lợi nhuận 9 tối thiểu hoá rủi ro 9 phần lớn đầu tư vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết 9 giúp các các đơn vị mà quỹ đầu tư vào tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh…, nhằm tăng giá trị công ty So sánh giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư qua quỹ Đầu tư trực tiềp Đầu tư gián tiếp qua quỹ 9 Nhà đầu tư tự đưa ra 9 Quỹ sẽ thay nhà đầu tư chiến lược đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư 9 Ít có khả năng đa dạng 9 Cho phép nhà đầu tư đa hoá danh mục đầu tư dạng hoá danh mục đầu 9 Chịu rủi ro cao khi thị tư và phân tán rủi ro trường hay công ty mình 9 Chịu rủi ro thấp hơn nhờ đầu tư có biến động xấu chiến lược đa dạng hoá và được quản lý đầu tư một các chuyên nghiệp hơn Đầu tư kiểu nào tốt hơn? Qua quỹ đầu tư Trực tiếp Nguyễn Xuân Thành 12
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Các bước tiến hành đầu tư vào quỹ VF1 Bước 1: đọc kỹ bản cáo bạch, điều lệ quỹ, giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ, trao đổi với nhân viên tư vấn trước khi quyết định đầu tư Bước 2: điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào Phiếu đăng ký mua chứng chỉ quỹ, chuyển tiền đầu tư vào tài khoản của quỹ ở ngân hàng giám sát Bước 3: nhận thông báo đóng quỹ và Sổ chứng nhận sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư (chứng chỉ quỹ VF1 cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán) Bước 4: Nhận báo cáo và thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ theo định kỳ Quyền lợi khi đầu tư vào quỹ Được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đóng góp Lợi nhuận nhà đầu tư có thể nhận được chính là giá trị tài sản ròng của quỹ = tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư do quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ có liên quan. Tổng giá trị tài sản của quỹ bao gồm: 9 Giá trị các khoản đầu tư của quỹ 9 Cổ tức, lợi tức và lợi nhuận của các khoản đầu tư khác 9 Lãi tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền chưa đầu tư Hàng năm Ban đại diện quỹ sẽ quyết định việc phân chia lợi nhuận của quỹ dựa trên giá trị tổng tài sản ròng và kết quả kinh doanh. Nguyễn Xuân Thành 13
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Nghĩa vụ của nhà đầu tư Đóng các khoản phí khi đầu tư vào quỹ, bao gồm: 9 Phí đăng ký mua chứng chỉ quỹ, tính một lần gộp chung vào giá bán chứng chỉ quỹ 9 Phí thường niên, bao gồm phí quản lý trả cho công ty VFM, phí lưu ký, phí giám sát trả cho ngân hàng và phí hành chính 9 Thưởng hoạt động trả cho công ty VFM nếu tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của quỹ do VFM quản lý cao hơn chỉ số căn bản. Khả năng thanh khoản và thanh lý quỹ Chứng chỉ quỹ được niêm yết ở Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM để nhà đầu tư có thể giao dịch, mua hoặc bán như giao dịch các loại cổ phiếu thông thường Khi hết thời hạn hoạt động của quỹ, tổng số tiền thanh lý tài sản sau khi trừ tất cả các nghĩa vụ nợ sẽ được thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện tại của nhà đầu tư. Nguyễn Xuân Thành 14
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính phát triển: Bài giảng 9 2004 - 2005 Những đóng góp của quỹ trong việc phát triển thị trường chứng khoán hiện nay Thu hút các nhà đầu tư cá nhân - những người chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường chứng khoán do hạn chế kiến thức, kỹ năng phân tích và quy mô vốn Thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài Đa dạng hoá và chuyên nghiệp hoá hoạt động đầu tư góp phần làm sôi động thị trường Nâng cao trình độ và nhận thức của tất cả các thành phần tham gia thị trường Hình thành một cơ hội nghề nghiệp mới - nghề quản lý quỹ …. Các quỹ đầu tư đang họat động ở Việt Nam Dragon Capital Vietfund Vina Capital Mekong Capital Prudential Fund …. Nguyễn Xuân Thành 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 9: Hệ thống kế toán Việt Nam
8 p | 215 | 23
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 9 - Định chế tài chính trung gian
15 p | 258 | 20
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 9 - ĐH Kinh tế TP.HCM
27 p | 121 | 18
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 9
23 p | 139 | 16
-
Bài giảng Tài chính Phát triển: Bài 9 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
21 p | 254 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Lý Nguyễn Thu Ngọc
3 p | 41 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Đại học Mở TP.HCM (2016)
3 p | 79 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Vũ Quốc Thông
6 p | 20 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Vũ Quốc Thông
8 p | 136 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính (2016): Bài 9 - Nguyễn Xuân Thành
9 p | 55 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán cơ bản: Chương 9 - Th.S. Nguyễn Thị Thanh Diệp
19 p | 82 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Trần Tuyết Thanh (2016 - 2slide)
7 p | 89 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Trần Tuyết Thanh
4 p | 81 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính III: Chương 9 - Võ Minh Hùng
27 p | 18 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kết toán: Chương 9 - Nguyễn Ngọc Ly
3 p | 49 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ĐH Mở TP.HCM (2014)
16 p | 58 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Nguyễn Minh Đức
33 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn