intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các khái niệm cơ bản về quản trị - Nguyễn Minh Đức

Chia sẻ: Bienbuondiuem Bienbuondiuem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản trị là hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Các khái niệm cơ bản về quản trị - Nguyễn Minh Đức".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các khái niệm cơ bản về quản trị - Nguyễn Minh Đức

  1. 19/08/2009 Nguyễn Minh Đức I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ Thuật ngữ “Quản trị” biểu thị chung cho các phương thức hoạch định, tổ chức, điều phối, giám sát tất cả các hoạt động để đạt được mục tiêu mong muốn thông qua những người khác. Quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả. ⇒ Quản trị chỉ phát sinh khi ít nhất có 2 người cùng kết hợp với nhau để thực hiện một mục tiêu chung. ⇒ Thảo luận: ⇒ 4 sinh viên ở chung một phòng trọ có cần quản trị? ⇒ Tổ chức một nhóm để thực hiện nghiên cứu có cần quản trị? ⇒ Cho biết ý nghĩa của quản trị trong 2 ví dụ trên Prepared by NMDUC 2009 2 1
  2. 19/08/2009 Hiệu quả của quản trị  Không biết cách quản trị, mục tiêu vẫn có thể đạt được nhưng không hiệu quả (đặc biệt về chi phí)  Hoạt động quản trị sẽ có hiệu quả khi:  Giảm thiểu chi phí cho các nguồn lực đầu vào nhưng vẫn đảm bảo sản lượng đầu ra (bài toán tối thiểu hóa chi phí trong kinh tế).  Gia tăng sản lượng đầu ra với cùng một số lượng đầu vào (bài toán tối đa hóa lợi nhuận trong kinh tế)  Vừa gia tăng sản lượng đầu ra, vừa giảm chi phí đầu vào Prepared by NMDUC 2009 3 II. CÁC CẤP QUẢN TRỊ 1. Các cấp quản trị  a. Quản trị cấp cao: Quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người quản trị ở cấp này gọi là nhà quản trị cấp cao nhất  b. Cấp quản trị trung gian (giữa): Là một khái niệm rộng dùng để chỉ những cấp chỉ huy trung gian, đứng trên những nhà quản trị cấp cơ sở và dưới các nhà quản trị cấp cao  c. Cấp quản trị cơ sở (thấp nhất): Là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của quản trị trong cùng tổ chức. Người quản trị cấp này là đốc công, nhóm trưởng, tổ chức trưởng, là những người không còn cấp quản trị nào bên dưới. Prepared by NMDUC 2009 4 2
  3. 19/08/2009 CÁC CẤP QUẢN TRN Hoạch Tổ Điều Kiểm định chức khiển tra 28% 36% 22% 14% Kỹ năng chuyên môn Kỹ năng quản trị Cấp cao Cấp trung gian 18% 33% 36% 13% Cấp cơ sở 15% 24% 51% 10% Người thừa hành Prepared by NMDUC 2009 5 III. CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ Chức năng quản trị là  những hoạt động nhất định có hướng đích của quản trị do sự phân công lao động trong nội bộ quản trị tạo nên,  những bộ phận cấu thành có liên quan với nhau, phụ thuộc vào nhau nhưng không giống nhau về mục đích và nội dung Prepared by NMDUC 2009 6 3
  4. 19/08/2009 III. CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ - Chức năng hoạch định: xác định những mục tiêu và phương thức thực hiện một cách có hệ thống cho dù là hoạch định chiến lược hay hoạch định tác nghiệp - Chức năng tổ chức: thiết lập một hệ thống với các mối quan hệ hàng dọc cũng như hàng ngang giữa các bộ phận để đảm nhiệm những hoạt động chuyên biệt và cần thiết - Chức năng lãnh đạo: tạo mối quan hệ thông suốt giữa nhà quản trị với nhân viên để nhân viên sẵn sàng làm việc theo yêu cầu của nhà quản trị - Chức năng kiểm tra: những nỗ lực xây dựng hệ thống tiêu chuNn để so sánh với kết quả thực tế nhằm đảm bảo những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu Prepared by NMDUC 2009 7 Functional Organizations FIGURE 3.1 Prepared by NMDUC 2009 8 4
  5. 19/08/2009 Dedicated Project Team FIGURE 3.2 Prepared by NMDUC 2009 9 Matrix Organization Structure FIGURE 3.4 Prepared by NMDUC 2009 10 5
  6. 19/08/2009 IV. LĨNH VỰC QUẢN TRỊ a. Khái niệm  Lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp được hiểu như là các hoạt động quản trị khi được sắp xếp trong một bộ phận nào đó.  Số lượng, hình thức tổ chức các lĩnh vực quản trị còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vào ngành nghề kinh doanh và các yếu tố khác như: : truyền thống quản trị, các yếu tố xã hội và cơ chế kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp, gắn liền với mỗi quốc gia. Prepared by NMDUC 2009 11 IV. LĨNH VỰC QUẢN TRỊ b. Các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp ¢ Lĩnh vực quản trị thu mua vật tư: phát hiện nhu cầu vật tư, tính toán vật tư tồn kho, mua sắm vật tư, nhập kho và bảo quản, cấp phát vật tư ¢ Lĩnh vực sản xuất: hoạch định chương trình, xây dựng kế hoạch sản xuất, điều khiển quá trình sản xuất, chế biến, kiểm tra chất lượng,... ¢ Lĩnh vực Marketing: thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định chính sách sản phNm, giá cả, phân phối và chính sách hỗ trợ tiêu thụ. ¢ Lĩnh vực nhân sự: lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự, bố trí, đánh giá nhân sự, phát triển nhân viên, thù lao... Prepared by NMDUC 2009 12 6
  7. 19/08/2009 IV. LĨNH VỰC QUẢN TRỊ ¢ Lĩnh vực tài chính và kế toán: ¢ Lĩnh vực tài chính: tạo vốn, quản lý và sử dụng vốn (quản lý sự lưu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng). ¢ Lĩnh vực kế toán: kế toán sổ sách, tính toán chi phí - kết quả, xây dựng các bảng cân đối, tính toán lỗ - lãi, các nhiệm vụ khác như: thNm định kế hoạch, thống kê, kiểm tra việc tính toán, bảo hiểm, thuế. ¢ Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D): thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học vào áp dụng, thNm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng. ¢ Lĩnh vực tổ chức: tổ chức các dự án, phát triển và cải tiến bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp, tổ chức tiến trình hoạt động toàn bộ doanh nghiệp. Prepared by NMDUC 2009 13 IV. LĨNH VỰC QUẢN TRỊ ¢ Lĩnh vực thông tin: xây dựng kế hoạch về các thông tin liên quan cho doanh nghiệp, chọn lọc và xử lý các thông tin, kiểm tra và giám sát thông tin. ¢ Lĩnh vực hành chính, pháp chế và các dịch vụ chung: Thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động quần chúng trong doanh nghiệp. Các hoạt động hành chính và phúc lợi doanh nghiệp. Sự phân chia các lĩnh vực như trên chỉ mang tính khái quát, trên thực tế quản trị, các lĩnh vực tiếp tục được chia nhỏ nữa cho đến các công việc, nhiệm vụ quản trị cụ thể. Prepared by NMDUC 2009 14 7
  8. 19/08/2009 PHÂN BIỆT CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC QUẢN TRN a. Mục đích của phân loại theo chức năng đảm bảo các yêu cầu của khoa học quản trị đảm bảo bất kỳ một hoạt động quản trị nào cũng đều được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ. là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình quản trị tại một doanh nghiệp để từ đó tìm ra cách tháo gỡ. b. Mục đích của phân loại theo lĩnh vực quản trị chỉ ra tất cả các lĩnh vực cần phải tổ chức thực hiện quản trị trong một doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để thiết lập bộ máy quản trị của doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh doanh, là căn cứ để tuyển dụng, bố trí và sử dụng các quản trị viên. là cơ sở để đánh giá, phân tích hoạt động trong toàn bộ bộ máy quản trị, thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân, là cơ sở để điều hành hoạt động quản trị toàn doanh nghiệp. Prepared by NMDUC 2009 15 PHÂN BIỆT CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC QUẢN TRN c. Quan hệ giữa hai cách phân loại  Chức năng quản trị là các hoạt động trong một quá trình quản trị, các lĩnh vực quản trị là các tổ chức để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể - gắn với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.  Chức năng quản trị gắn với sự phát triển khoa học quản trị, lĩnh vực quản trị lại được xem xét ở góc độ quản lý thực tiễn. Prepared by NMDUC 2009 16 8
  9. 19/08/2009 IV. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Dù ở cấp bậc nào (hay lĩnh vực nào), các nhà quản trị cần phải có những kỹ năng quản trị cần thiết, bao gồm: § kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn) § kỹ năng xã hội (nhân sự) § kỹ năng nhận thức (tư duy) § kỹ năng điều phối (tổ chức) Prepared by NMDUC 2009 17 IV. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ a. Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật  Là kiến thức khả năng cần thiết để hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên môn.  Thí dụ, đối với nhà quản trị cần phải có các kỹ năng trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, marketing hay sản xuất  có được và nâng cao qua việc học ở các trường ĐH, trường nghề, các lớp bồi dưỡng, huấn luyện hay từ kinh nghiệm thực tế. Prepared by NMDUC 2009 18 9
  10. 19/08/2009 IV. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ b. Kỹ năng về nhân sự  Là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh (là thành viên, lãnh đạo hay những người liên quan) để điều hành công việc được trôi chảy theo mục tiêu của doanh nghiệp.  Vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho nhà quản trị như: v Kỹ năng giao tiếp: biết cách thông đạt (viết, nói, thuyế trình, thuyết phục, đàm phán,...) một cách hữu hiệu, v Kỹ năng làm việc nhóm: có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng bầu không khí hợp tác giữa mọi người cùng làm việc chung v Kỹ năng lãnh đạo: biết cách động viên nhân viên dưới quyền thực hiện các công việc được giao Prepared by NMDUC 2009 19 IV. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ c. Kỹ năng tư duy  Là khả năng theo dõi, tổ chức và hiểu được làm thế nào để doanh nghiệp thích ứng được với hoàn cảnh.  nhận ra những yếu tố khác nhau và hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa ra những cách giải quyết đúng đắn nhất  Kỹ năng tư duy là kỹ năng khó tiếp thu nhất và đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị. Prepared by NMDUC 2009 20 10
  11. 19/08/2009 IV. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ d. Kỹ năng điều phối Là khả năng đo lường các trạng thái mong muốn, phối hợp các nguồn lực hướng đến mục tiêu chung Hài hòa về mục tiêu (chung – riêng, dài - ngắn, trong – ngoài) Hài hòa lợi ích (cá nhân - tập thể, cá nhân với nhau, cá nhân - tập thể - xã hội) Phát hiện và xử lý các bất trắc (lý do, hậu quả, cách khắc phục...) Prepared by NMDUC 2009 21 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0