TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
<br />
HÀ VĂN LÂM<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2016<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
Dành cho sinh viên bậc đại học<br />
ngành Công nghệ thông tin và Sư phạm tin<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2016<br />
<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
Thời lượng: 03 tiết lý thuyết<br />
Kết thúc chương này, sinh viên có thể:<br />
Hiểu được tại sao phải ra đời một hệ cơ sở dữ liệu<br />
Biết được các đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu<br />
Biết các yêu cầu(đặc tính)của hệ cơ sở dữ liệu<br />
Biết các thành phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu<br />
1.1 DẪN NHẬP - TẠI SAO PHẢI CÓ MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
1.1.1 Hệ thống tập tin cổ điển<br />
- Trong quá trình xử lý thông tin, cách tiếp cận cổ điển được biểu diễn<br />
dưới dạng sau:<br />
OUTPUT<br />
INPUT<br />
- Phân tích dữ liệu (Output) dẫn đến nhu cầu cần (Input). Dữ liệu được<br />
dùng cho chương trình ứng dụng nhất định.<br />
1.1.2 Các ví dụ<br />
Ứng dụng 1: Về quản lý tiền lương (QLTL). Lập bảng lương trong một đơn vị quản<br />
lý<br />
STT<br />
Họ tên<br />
Bậc lương Phụ cấp Tiền lương<br />
* Suy ra dữ liệu cần:<br />
- Họ tên, Bậc lương, Bậc lương<br />
* Dữ liệu được tổ chức thành các tập tin:<br />
- Tập tin NHANVIEN_1 gồm:<br />
Họ tên<br />
Bậc lương<br />
- Tập tin CHEDO_PHUCAP gồm:<br />
* Sơ đồ khai thác của hệ QLTL như sau:<br />
<br />
Phụ cấp<br />
<br />
NHANVIEN_1<br />
<br />
Bậc lương<br />
<br />
CHEDO_PHUCAP<br />
<br />
Chương trình<br />
QLTL<br />
<br />
Phiếu lương<br />
<br />
1<br />
<br />
Ứng dụng 2: Lập danh sách phân công (dự kiến) cho một công trình(QLCT)<br />
STT<br />
Họ tên<br />
Chuyên môn<br />
* Suy ra dữ liệu cần:<br />
- Họ tên, Chuyên môn, Công trình<br />
* Dữ liệu được tổ chức thành các tập tin:<br />
- Tập tin NHANVIEN_2 gồm:<br />
Họ tên<br />
- Tập tin CONG_TRINH gồm:<br />
* Sơ đồ khai thác của hệ QLTL như sau:<br />
<br />
Công trình<br />
<br />
Công trình<br />
<br />
NHANVIEN_2<br />
<br />
Chuyên môn<br />
Chuyên môn<br />
<br />
CONG_TRINH<br />
<br />
Chương trình<br />
QLCT<br />
<br />
Phân công<br />
Danh sách<br />
Nhận xét:<br />
- Việc xử lý, khai thác dữ liệu trong công tác quản lý khoa học còn đơn lẻ, tự<br />
phát ở mỗi phòng ban chức năng của từng cơ quan, đơn vị theo một cấu trúc tổ chức<br />
dữ liệu cho riêng mình.<br />
- Việc triển khai như thế được tiến hành với thời gian ngắn, ít đầu tư, tốn kém<br />
về nhân sự, vật chất…<br />
- Chính quan điểm trên dẫn đến việc: trùng lắp thông tin, dư thừa thông tin, lại<br />
không nhất quán về xử lý, quản lý thông tin. Quan trọng nhất vẫn là thiếu sự chia sẻ<br />
thông tin tại một đơn vị.<br />
- Do nhu cầu xử lý thông tin ngày càng qui mô, rộng hơn về nhiều khía cạnh...<br />
nên đòi hỏi ra đời một hệ cơ sở dữ liệu để giải quyết những nhu cầu trên.<br />
1.2 ĐỊNH NGHĨA MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
1.2.1 Giới thiệu chung<br />
- Nghiên cứu Cơ sở dữ liệu (CSDL) sẽ giúp chúng ta biết lưu trữ, cập nhật, tìm<br />
kiếm thông tin nhanh, hiệu quả, tiết kiệm được bộ nhớ. Mặt khác còn giúp chúng ta<br />
hiểu được các ràng buộc mang tính chất nội tại trên một mô hình cơ sở dữ liệu.<br />
- Cơ sở dữ liệu là môn học liên quan nhiều đến lý thuyết đại số, logic toán và<br />
2<br />
<br />
nhiều lĩnh vực kiến thức tin học khác.<br />
- Bất kỳ một ứng dụng tin học nào cũng chứa đựng các vấn đề về cách tổ chức<br />
lưu trữ và khai thác dữ liệu.<br />
- Hiện nay, hầu như CSDL gắn liền với mọi ứng dụng của tin học, chẳng hạn<br />
như quản lý các hệ thống thông tin trong một cơ quan, đơn vị, trường học.. .<br />
- Đó là các dữ liệu tác nghiệp của các Cơ quan, đơn vị trường học .. có thể bao<br />
gồm: Dữ liệu về sản phẩm, dữ liệu về các tài khoản, dữ liệu về đào tạo, dữ liệu về<br />
sinh viên, dữ liệu về lập kế hoạch công việc v.v...<br />
- CSDL bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị, trường học có khả năng quản lý tập<br />
trung dữ liệu tác nghiệp của mình. Cần phải tính đến một người quản trị CSDL, chịu<br />
trách nhiệm về dữ liệu tác nghiệp.<br />
1.2.2 Định nghĩa một cơ sở dữ liệu<br />
CSDL là một tập hợp dữ liệu được tổ chức có cấu trúc liên quan với nhau và<br />
được lưu trữ trong máy tính. Để tối ưu hóa các thao tác cơ bản sau:<br />
- Lưu trữ dữ liệu.<br />
- Truy xuất thông tin.<br />
- Cập nhật dữ liệu.<br />
1.3 CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CSDL<br />
1.3.1 Các đối tượng sử dụng CSDL<br />
- Quản trị viên (Database Administrator - DBA)<br />
+ Có trách nhiệm quản lý hệ CSDL cấp quyền truy cập CSDL.<br />
+ Điều phối và giám sát việc sử dụng CSDL.<br />
- Thiết kế viên (Database Designer)<br />
+ Chịu trách nhiệm về<br />
- Lựa chọn cấu trúc phù hợp để lưu trữ dữ liệu.<br />
- Quyết định những dữ liệu nào cần được lưu trữ.<br />
+ Liên hệ với người dùng để nắm bắt những yêu cầu và đưa ra một thiết<br />
kế CSDL thỏa yêu cầu này.<br />
+ Có thể là 1 nhóm các (DBA) quản lý các CSDL sau khi việc thiết kế<br />
hoàn tất.<br />
- Người dùng cuối (End User)<br />
* Người ít sử dụng<br />
- Ít khi truy cập CSDL, nhưng cần những thông tin khác nhau trong mỗi lần truy<br />
cập và dùng những câu truy vấn phức tạp.<br />
- Người quản lý<br />
* Người sử dụng thường xuyên<br />
- Thường xuyên truy vấn và cập nhật CSDL nhờ vào một số các chức năng đã<br />
được xây dựng sẳn.<br />
- Nhân viên.<br />
3<br />
<br />