intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 1,2,3 - TS. Nguyễn Thành Nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:81

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 1,2,3 trình bày các nội dung chính như sau: Những khái niệm cơ bản, Chất lượng bề mặt chi tiết máy, Độ chính xác gia công. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 1,2,3 - TS. Nguyễn Thành Nhân

  1. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP 1,2 TS. Nguyễn Thành Nhân B/m Công nghệ Chế tạo máy
  2. Nội dung Chương I: Những khái niệm cơ bản Chương II: Chất lượng bề mặt chi tiết máy Chương III: Độ chính xác gia công Chương IV: Chuẩn Chương V: Đặc trưng các phương pháp gia công Chương VI: Thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy Chương VII: Tối ưu hóa quá trình cắt gọt Chương VIII: Tiêu chuẩn hóa quá trình công nghệ
  3. Chương I: Những khái niệm cơ bản Mở đầu: Ø Ngành Chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các  thiết bị, công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo tiền đề  cần thiết để các ngành này phát triển mạnh hơn. Ø Công nghệ chế tạo máy là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhất định trong điều kiện quy mô sản xuất cụ thể. Ø Công nghệ chế tạo máy là một môn học liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất. Nó được tổng kết từ thực tế sản xuất trải qua nhiều lần kiểm nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, rồi được đem ứng dụng vào sản xuất để giải quyết những vấn đề thực tế phức tạp hơn, khó khăn hơn. Vì thế, phương pháp nghiên cứu Công nghệ chế tạo máy phải luôn liên hệ chặt chẽ với điều kiện sản xuất
  4. Chương I: Những khái niệm cơ bản v Đối tượng nghiên cứu của Công nghệ chế tạo máy là chi tiết gia công khi nhìn theo khía cạnh hình thành các bề mặt của chúng và quan hệ lắp ghép chúng lại thành sản phẩm hòan chỉnh. v Để làm công nghệ được tốt cần có sự hiểu biết sâu rộng về các môn khoa học cơ sở như: Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Máy công cụ, Nguyên lý cắt, Dụng cụ cắt v.v... Các môn học Tính toán và thiết kế đồ gá, Thiết kế nhà máy cơ khí, Tự động hóa quá trình công nghệ sẽ hỗ trợ tốt cho môn học Công nghệ chế tạo máy và là những vấn đề có quan hệ khăng khít với môn học này. v Môn học Công nghệ chế tạo máy không những giúp cho người học nắm vững các phương pháp gia công các chi tiết có hình dáng, độ chính xác, vật liệu khác nhau và công nghệ lắp ráp chúng thành sản phẩm, mà còn giúp cho người học khả năng phân tích so sánh ưu, khuyết điểm của từng phương pháp để chọn ra phương pháp gia công thích hợp nhất, biết chọn quá trình công nghệ hòan thiện nhất, vận
  5. Chương I: Những khái niệm cơ bản I. Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ 1. Quá Trình sản xuất Ø.Quá trình SX : QT con người tác động vào tài nguyên, thiên  nhiên để tạo thành sản phẩm  §.Theo nghĩa rộng: QTSX bắt đầu từ khâu khai quặng, luyện  kim, chế tạo phôi, gia công cơ, gia công nhiệt, lắp ráp, sơn,  chạy thử, đóng gói  §.Theo nghĩa hẹp: trong một nhà máy SX cơ khí thì QTSX  không bao gồm khai quặng và luyện kim, hoặc trong nhà  máy cơ khí chỉ chuyên chế tạo phôi, riêng lắp ráp hoặc đóng  gói… 
  6. Chương I: Những khái niệm cơ bản 2. Qúa trình công nghệ ØLà một phần của QTSX trực tiếp làm thay đổi trạng thái và  tính chất của đối tượng SX (thay đổi kích thước, hình dáng  hình học và vị trí tương quan). Ví dụ:  ØQTCN gia công cơ  ØQTCN nhiệt luyện  ØQTCN lắp ráp  ØQTCN chế tạo phôi (đúc, hàn, dập, cán…)  ØXác định QTCN hợp lý rồi ghi thành văn kiện CN thì văn  kiện đó được gọi là qui trình CN 
  7. Chương I: Những khái niệm cơ bản 3. Chỗ làm việc Ø Là một phần của phân xưởng SX được dùng để thực hiện công việc  bằng một hoặc một số công nhân.  Ø  Tại chỗ làm việc được bố trí các loại dụng cụ, đồ gá, máy cắt, thiết bị  nâng hạ, giá để phôi, chi tiết hoặc đơn vị lắp ráp  II. Thành phần SX của nhà máy CTM Các phân xưởng chuẩn bị phôi (phân xưởng đúc, phần xưởng rèn dập,  phân xưởng hàn…)  Phân xưởng gia công (g/c cơ, nhiệt luyện, dập nguội, g/c gỗ, mạ, lắp  ráp, sơn…)  Các phân xưởng phụ (p/x dụng cụ, sửa chữa điện, chế tạo khuôn mẫu,  p/x thí nghiệm, chế thử…)  Các kho chứa (vật liệu, dụng cụ, khuôn mẫu, nhiên liệu, sản phẩm…) 
  8. Chương I: Những khái niệm cơ bản Các trạm cung cấp năng lượng (điện, nhiệt, khí nén, trạm cung cấp  nước)  Các cơ cấu vận chuyển (xe nâng hạ, cần cẩu, đường ray vận chuyển  trong nội bộ nhà máy)  Các thiết bị vệ sinh­kỹ thuật (t/b sưởi ấm, thông gió, đường ống cấp  nước, hệ thống cống rãnh)  Các bộ phận chung của nhà máy (phòng CN, phòng TK, đo lường, các  văn phòng, nhà ăn, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc…) 
  9. Chương I: Những khái niệm cơ bản III. Thành phần của quy trình công nghệ 1. Nguyên công 2. Gá 3. Vị trí 4. Bước 5. Đường chuyển dao 6. Động tác
  10. Chương I: Những khái niệm cơ bản 1.Nguyên công Là một phần QTCN được hoàn thành liên tục tại một chỗ làm việc do  một hay nhóm công nhân thực hiện để g/c một hoặc một số chi tiết cùng  lúc. Nếu không có công nhân phục vụ thì gọi là n/c TĐH. Ví dụ, kẹp A  để g/c B & C, sau đó quay đầu kẹp C để g/c A thì ta có 1 n/c. Nhưng nếu  kẹp A để g/c cả loạt chi tiết rồi quay đầu g/c cả loạt thi ta có 2 n/c. Hoặc  kẹp A để g/c B,C trên một máy rồi chuyển sang máy khác để g/c A thì ta  có 2 n/c. Tiện đường kính ngoài và phay rãnh then là 2 n/c 
  11. Chương I: Những khái niệm cơ bản 2. Gá Là một phần của QTCN được hoàn thành trong một lần gá đặt một  hoặc nhiều chi tiết cùng lúc. Ví dụ, tiện đầu B,C rồi quay đầu để tiện  đầu A là 2 lần gá đặt  Một n/c có thể có một hoặc nhiều lần gá đặt 
  12. Chương I: Những khái niệm cơ bản 3. Vị trí (1) Vị trí là một phần của n/c được xác định bởi một vị trí tương quan  giữa chi tiết và máy hoặc giữa chi tiết và đồ gá. Ví dụ, tiện B,C rồi  quay đầu tiện A là 2 vị trí khác nhau  Một n/c có thể có một hoặc nhiều vị trí 
  13. Chương I: Những khái niệm cơ bản 3. Vị trí (2) Chi tiết được gá trên đồ gá quay có 4 vị trí khác nhau 
  14. Chương I: Những khái niệm cơ bản 4. Bước : Là một phần của n/c để g/c một bề mặt (hoặc nhiều bề mặt) bằng  một dao hoặc nhiều dao với chế độ cắt không thay đổi. Nếu thay  đổi bề mặt g/c hoặc chế độ cắt ta sẽ chuyển sang bước khác. Ví dụ,  tiện 3 đoạn A,B,C là 3 bước (khi dùng một dao), tiện 4 mặt đầu  D,E,F,G là 4 bước. Sau khi tiện, thay chế độ cắt ta sẽ có bước khác 
  15. Chương I: Những khái niệm cơ bản
  16. Chương I: Những khái niệm cơ bản 5. Đường chuyển dao  Là một phần của bước để hớt đi một lượng kim loại có cùng  chế độ cắt và bằng cùng một dao  Ví dụ: để tiện các đoạn A,B,C ta phải dùng một dao với  cùng chế độ cắt để cắt nhiều lần, mỗi lần cắt là một đường  chuyển dao 
  17. Chương I: Những khái niệm cơ bản IV. Sản lượng & sản lượng hàng năm  Ø Sản lượng là số lượng máy, chi tiết hoặc phôi được chế tạo ra trong  một đơn vị thời gian  Ø Sản lượng hàng năm của chi tiết được xác định theo công thức:  N = N1.m (1 + β/100)  Ở đây:  N – số chi tiết được SX trong một năm  N1 – số sản phẩm (số máy) trong một năm  m ­ số chi tiết trong một sản phẩm (một máy)  β – số chi tiết được chế tạo dự phòng (5%) 
  18. Chương I: Những khái niệm cơ bản V. Các dạng sản xuất 1. Sản xuất đơn chiếc  2. Sản xuất hàng loạt  3. Sản xuất hàng khối 
  19. Chương I: Những khái niệm cơ bản 1. Sản xuất đơn chiếc: Là SX có số lượng SP hàng năm rất ít (một đến vài chục chiếc), SP  không ổn định do chủng loại nhiều, chu kỳ chế tạo lại không xác định  được. Đặc điểm:  Tại một chỗ làm việc g/c nhiều loại chi tiết khác nhau G/c và lắp ráp thực hiện theo tiến trình CN Sử dụng TB và DC vạn năng. Máy được bố trí theo từng loại  Sử dụng đồ gá, dụng cụ đo vạn năng  Không thực hiện được việc lắp lẫn hoàn toàn  Ø Công nhân có trình độ tay nghề cao  Ø Năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao  Ví dụ: dạng SX đơn chiếc là chế tạo các máy hạng nặng, các SP chế thử 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2