intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học lớp 11 bài 24: Luyện tập Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử, công thức cấu tạo - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa học lớp 11 bài 24: Luyện tập Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử, công thức cấu tạo" được biên soạn với bao gồm các nội dung chính sau đây: Định nghĩa hợp chất hữu cơ; Định nghĩa hóa học hữu cơ; Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ;... Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 11 bài 24: Luyện tập Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử, công thức cấu tạo - Trường THPT Bình Chánh

  1. Trường THPT Bình Chánh Tổ: Hóa Học Khối 11 CHƯƠNG IV_ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ
  2. Bài 24 LUYỆN TẬP HỢP CHẤT HỮU CƠ CÔNG THỨC PHÂN TỬ CÔNG THỨC CẤU TẠO
  3. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG • Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, muối xianua, cacbua…) • Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu các hợp chất hữu cơ • Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị • Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi). • Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm • Phân tích định tính
  4. 2. Phân tích định lượng a (gam) hợp chất hữu cơ nung H2SO4 đặc KOH H2O (C, H, O, N) CO2 CO2 N2 + N2 N2 CuO Biểu thức tính mCO2 12,0 mC  100% mC = %C = 44,0 a mH 2O  2, 0 mH  100% mH = %H = 18, 0 a VN 2  28, 0 mN  100% mN = %N = 22, 4 a %O = 100% - %C - %H - %N
  5. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. Thiết lập CTĐGN của hợp chất hữu cơ CxHyOz là tìm tỉ lệ: 𝑚𝐶 𝑚𝐻 𝑚𝑂 x : y : z = nC : nH : nO = = = (dưới dạng tỉ lệ giữa các số nguyên tối giản) 12,0 1,0 16,0 Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố: %𝐶 %𝐻 %𝑂 x : y : z = nC : nH : nO = = = 12,0 1,0 16,0 Sau đó biến đổi hệ thức trên về tỉ lệ giữa các số nguyên tối giản.
  6. Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO Khối lượng M 12,0.x 1,0.y 16,0.z Thành phần phần trăm khối lượng 100% %C %H %O Thông qua CTĐGN CTĐGN là CxHyOz → CTPT là (CxHyOz)n Từ MX → n → CTPT Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy Tính nY, nCO2, nH2O 𝑦 𝑧 𝑦 CxHyOz + (𝑥 + + )O2 → xCO2 + HO 4 2 2 2 𝑦 1 mol x mol mol 2 nY nCO2 nH2O → x, y, z.
  7. • Đồng đẳng, đồng phân ➢ Đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng. ➢ Đồng phân: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân của nhau. • Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ➢ Liên kết đơn (hay liên kết σ sigma) do một cặp electron chung tạo nên và được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử. Liên kết σ là liên kết bền. ➢ Liên kết đôi do hai cặp electron chung giữa hai nguyên tử tạo nên. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π. Liên kết đôi được biểu diễn “=”. ➢ Liên kết ba do ba cặp electron chung giữa hai nguyên tử tạo nên. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π. Liên kết ba được biểu diễn “≡”.
  8. Bài 1. So sánh hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ về: thành phần nguyên tố, đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử. Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ Thành phần nguyên tố Hợp chất của các nguyên tố phi kim Hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, với phi kim, phi kim với kim loại muối cacbonat, xianua,…) Liên kết hóa học Hợp chất của các nguyên tố phi kim Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị với phi kim: liên kết cộng hóa trị Hợp chất của các nguyên tố phi kim với kim loại: liên kết ion hoặc liên kết cộng hóa trị
  9. Bài 2. β-caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình một chứa dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5,00 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong β-caroten. Hướng dẫn 0,63 nH2O = 18 = 0,035 𝑚𝑜𝑙 mH = 2×nH2O = 0,07 gam 5 nCO2 = nCaCO3 = 100 = 0,05 𝑚𝑜𝑙 mC = 12×nCO2 = 0,6 gam mO = 0,67 – (0,6 + 0,07) = 0 (β-caroten không có oxi) 0,6 %C = 0,67×100% = 90% %H = 10%
  10. Bài 3. Oxi hóa hoàn toàn 4,92 g một hợp chất chứa C, H, N, O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đặc, bình chứa KOH, thì thấy khối lượng bình H2SO4 tăng thêm 1,81 g, bình chứa KOH tăng thêm 10,56 g. Ở thí nghiệm khác khi nung 6,15 g hợp chất A đó với CuO thì thu được 0,55 lit (đktc) khí N2. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất A. Hướng dẫn 1,81 mH = 2× 18 = 0,201 gam  %H = 4,10% 10,56 nCO2 = = 0,24 mol 44 mC = 12×0,24 = 2,88 gam  %C = 58,54% 0,55 mN (trong 6,15 gam A) = 28×22,4 = 0,6875 gam 4,92 mN (trong 4,92 gam A) = 0,6875. = 0,55 gam  %N = 11,18% 6,15 => %O = 26,18%
  11. Bài 4. Vitamin A (retinol) có CTPT C20H30O. Vitamin C có CTPT C6H8O6. a/ Viết CTĐGN của mỗi chất b/ Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng và tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của các nguyên tố ở vitamin A và vitamin C. Hướng dẫn a/ Viết CTĐGN của mỗi chất CTĐGN của vitamin A là: C20H30O CTĐGN của vitamin C là C3H4O3 b/ Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng b/ Tính tỉ lệ phần trăm về số nguyên tử 12×20 20 %C = 286 × 100% = 83,9% %nC = 51 × 100% = 39,2% 1×30 30 %H = ×100% = 10,5% %nH = 51 ×100% = 58,8% 286 %O = 100% - (83,9% + 10,5%) = 5,6% %nO = 100% - (39,2% - 58,8%) = 2%
  12. Bài 5. Hãy thiết lập CTĐGN từ các số liệu sau: a/ 70,94%C; 6,40%H; 6,90%N; còn lại là oxi b/ 65,92%C; 7,75%H; còn lại là oxi. Hướng dẫn a/ 70,94%C; 6,40%H; 6,90%N; còn lại là oxi %O = 100% - (70,94% + 6,40% + 6,90%) = 15,76% CTĐGN CxHyOzNt tìm tỉ lệ %𝐶 %𝐻 %𝑂 %𝑁 70,94% 6,40% 15,76% 6,90% x : y : z = 12,0 : : 16,0 : 14,0 = : : : 1,0 12,0 1,0 16,0 14,0 x : y : z = 6 : 6,4 : 1 : 0,5 x : y : z = 12 : 13 : 2 : 1 CTĐGN C12H13O2N
  13. Bài 5. Hãy thiết lập CTĐGN từ các số liệu sau: a/ 70,94%C; 6,40%H; 6,90%N; còn lại là oxi b/ 65,92%C; 7,75%H; còn lại là oxi. Hướng dẫn b/ 65,92%C; 7,75%H; còn lại là oxi. %O = 100% - (65,92% + 7,75%) = 26,33% CTĐGN CxHyOzNt tìm tỉ lệ %𝐶 %𝐻 %𝑂 65,92% 7,75% 26,33% x : y : z = 12,0 : : 16,0 = : : 1,0 12,0 1,0 16,0 x : y : z = 5,5 : 7,75 : 1,64 x : y : z = 3,3 : 4,7 : 1 x : y : z = 10 : 14 : 3 CTĐGN C10H14O3
  14. Bài 6. Phân tích nguyên tố một hợp chất hữu cơ A cho kết quả: 70,97%C; 10,15%H; còn lại là oxi. Cho biết khối lượng mol phân tử của A là 340 g/mol. a/ Xác định CTPT của A thông qua CTĐGN b/ xác định CTPT của A không thông qua CTĐGN. Hướng dẫn a/ Xác định CTPT của A thông qua CTĐGN %O = 100% - (70,97% + 10,15%) = 18,88% CTĐGN CxHyOz tìm tỉ lệ %𝐶 %𝐻 %𝑂 70,97% 10,15% 18,88% x : y : z = 12,0 : : 16,0 = : : 1,0 12,0 1,0 16,0 x : y : z = 6 : 10,15 : 1,18 x:y:z=5:9:1 CTĐGN C5H9O CTPT (C5H9O)n MA = (12,0.5 + 1,0.9 + 16,0.1)n = 340 n=4 CTPT C20H36O4 (Dioctyl fumarate)
  15. Bài 6. Phân tích nguyên tố một hợp chất hữu cơ A cho kết quả: 70,97%C; 10,15%H; còn lại là oxi. Cho biết khối lượng mol phân tử của A là 340 g/mol. a/ Xác định CTPT của A thông qua CTĐGN b/ xác định CTPT của A không thông qua CTĐGN. Hướng dẫn b/ xác định CTPT của A không thông qua CTĐGN. %O = 100% - (70,97% + 10,15%) = 18,88% Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO Khối lượng 340 g/mol 12,0.x 1,0.y 16,0.z Thành phần phần trăm khối lượng 100% 70,97% 10,15% 18,88% 340 12,0.𝑥 1,0.𝑦 16,0.𝑧 Tỉ lệ: 100% = = 10,15% = 18,88% 70,97% 340.70,97% x= = 20 12,0.100% 340.10,15% y= = 36 1,0.100% 340.18,88% z= =4 16,0.100% CTPT C20H36O4 (Dioctyl fumarate)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1