Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 2 - Liên kết hóa học
lượt xem 3
download
Bài giảng "Hóa hữu cơ: Chương 2 - Liên kết hóa học" được biên soạn với các nội dung chính sau: Nhắc lại về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị; Tính chất của liên kết cộng hóa trị; Một số tiểu phân trung gian kém bền. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 2 - Liên kết hóa học
- Chương 2 Liên kết hóa học - Liên kết cộng hóa trị - Các trạng thái lai hóa obitan. Lai hóa obitan trong giải thích dạng hình học phân tử của các hợp chất hữu cơ. - Các loại liên kết σ, π trong phân tử HCHC - Một số tiểu phân trung gian kém bền (cacbocation, cacbanion, gốc tự do, cacben): cấu trúc, độ bền và hướng chuyển hóa
- 2.1 Nhắc lại về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị • Liên kết ion: có sự dịch chuyển hoàn toàn 1 hay nhiều e từ nguyên tử này đến nguyên tử kia tạo ra ion âm và dương. Các ion trái dấu này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Loại lk này thường gặp ở các hợp chất muối vô cơ. Ví dụ: NaCl, K2SO4, … • Liên kết cộng hóa trị: hình thành giữa các
- 2.2 Tính chất của liên kết cộng hóa trị • Sự xen phủ obitan Theo quan điểm của Cơ học lượng tử, sự hình thành lk cộng hóa trị là sự xen phủ các obitan của hai ng tử tham gia lk, làm tăng mật độ e (xác suất tìm thấy e) ở giữa hai nguyên tử. Xen phủ trục – sự hình thành lk σ Xen phủ bên – sự hình thành lk π
- 2.2.1 Liên kết σ và liên kết π Xen phủ trục – sự hình thành lk σ • Xen phủ s – p + • Xen phủ p - p + Xen phủ bên – sự hình thành lk π +
- Nhận xét • liên kết σ được tạo thành do sự xen phủ trục, sự xen phủ này có tính hữu hiệu cao: lk σ là lk bền vững. Liên kết π được hình thành do xen phủ bên, kém hữu hiệu hơn xen phủ trục, do đó, lk π dễ bị đứt ra trong phản ứng hóa học. • Các nhóm nguyên tử nối với nhau bằng lk σ có thể quay tự do quanh trục lk σ (mà ko phá vỡ lk), tạo thành vô số cấu dạng.
- Sự khác nhau cơ bản giữa lk σ Xen phủ và lk π Liên kết σ Đầu – đầu Liên kết π Bên Vùng xen phủ Nằm trên trục lk Phần xen phủ nằm hai bên trục liên kết Hiệu quả xen phủ Cao Thấp Khả năng xoay của các Có Không nguyên tử quanh trục lk Năng lượng lk Cao Thấp hơn Electron Lk chặt chẽ, chiếm Linh động, chiếm khoảng không gian khoảng không gian nhỏ hẹp rộng Khả năng phản ứng Thấp Cao Khả năng bị phân cực hóa Thấp Cao
- 2.2.2 Sự lai hóa obitan • Ví dụ: giải thích sự hình thành các lk cộng hóa trị hoàn toàn giống nhau trong phân tử CH4 • 6C: 1s22s22p2: C ở tt cơ bản chỉ có 2 e hóa trị độc thân nhưng lại có khả năng hình H thành H4 lk cộng hóa trị. H C H H C H H H
- Sự lai hóa obitan sp3 sp3 sp3 sp3 2px 2py 2pz kích thích lai hóa p 2px 2py 2pz sp2 sp2 sp2 2s2 p p sp sp Khái niệm: các obitan khác nhau (về tính đối xứng và năng lượng) trong một nguyên tử có thể tổ hợp với nhau tạo ra các obitan mới hoàn toàn giống nhau (về tính đối xứng và năng lượng). Đó là sự lai hóa. Các obitan tạo thành là các obitan lai hóa.
- Lưu ý • Các obitan lai hóa chỉ tham gia xen phủ trục với các obitan khác (lai hóa hoặc không lai hóa) tạo lk σ. • Tổng số obitan lai hóa tạo thành bằng tổng số obitan ban đầu tham gia tổ hợp. Các obitan lai hóa mang một phần đặc tính của các obitan tham gia tổ hợp. • Các obitan lai hóa định hướng sao cho chúng ở xa nhau nhất có thể.
- 2.2.2.1 Lai hóa sp3 • Kiểu lai hóa sp3 là sự tổ hợp của 1 obitan s và 3 obitan p tạo ra 4 obitan lai hóa sp3 giống nhau hoàn toàn về hình dạng, kích thước, năng lượng và hướng về 4 đỉnh của một tứ diện đều mà tâm là hạt nhân nguyên tử (lai hóa tứ diện). Trục của các obitan lai hóa sp3 tạo với nhau những góc bằng 109°28´. px + + 109,5° - + + + - + py + - - - + + + 1AOs - pz - 3AOp 4AO sp3
- Metan CH4 - 4 liên kết C (obitan lai hóa sp3) với H (obitan s) - Góc liên kết: 109o28’ - 4 liên kết hướng về 4 đỉnh của tứ diện
- • Lai hóa sp3 thường gặp ở các nguyên tử C no, như C trong metan, etan, …
- 2.2.2.2 Lai hóa sp2 • Lai hóa sp2 là sự tổ hợp của 1 obitan s với 2 obitan p tạo ra 3 obitan lai hóa sp2 hoàn toàn giống nhau (về hình dạng, kích thước, năng lượng). • Ba obitan lai hóa hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều mà tâm là hạt nhân nguyên tử (lai hóa tam giác). Trục của 3 obitan lai hóa sp3 nằm trên một mặt phẳng và tạo với nhau góc 120°. Nguyên tử C còn 1 obitan p không tham gia lai hóa có trục vuông góc với trục của 3 obitan lai hóa sp2. z t2 120° t1 lai hóa + t3 xy 1 AOs 2 AOp 3 AO sp 2
- • Lai hóa sp2 thường gặp trong phân tử các hchc có liên kết đôi như C2H4, C6H6, … Ví dụ: C2H4: hai ng tử C ở trạng thái lai hóa sp2. Mỗi ng tử C dùng 2 obitan lai hóa sp2 để tạo lk σ với 2 ng tử H, và 1 obitan sp2 để tạo lk σ với ng tử C còn lại. Do lai hóa sp2 là lai hóa phẳng nên 2 ng tử C và 4 ng tử H nằm trên cùng 1 mp (gọi là mp phân tử). Các góc lk HCC và HCH đều xấp xỉ 120°. Mỗi ng tử C còn 1 obitan p thuần khiết còn 1 e độ thân và có trục vuông góc với mp phân tử. Hai obitan p này xen phủ bên với nhau tạo thành lk π. Do có sự hình thành lk π mà các ng tử C ko thể quay tự do quanh trục lk nối giữa chúng. Như vậy, liên kết giữa hai nguyên tử C của etilen gồm: một lk σ và một lk π. Liên kết đó là lk đôi. Khi tham gia phản ứng, liên kết π luôn luôn là lk đứt ra trước. mp H H H H mp (mp phân tu) C C H H H H
- 2.2.2.3 Lai hóa sp • Lai hóa sp là sự tổ hợp của 1 obitan s với 1 obitan p tạo ra hai obitan lai hóa sp giống nhau có chung trục đối xứng (lai hóa đường thẳng) 180° + z lai hóa z - + + - - + Lai hóa sp thường gặp trong các hợp chất có lk ba hoặc nhiều lk đôi liền nhau
- Ví dụ: HC≡CH Các ng tử C lai hóa sp. Mỗi ng tử C dùng một obitan lai hóa sp tạo lk σ với một nguyên tử H và một một obitan lai hóa sp tạo lk σ với nguyên tử C kia. Bốn nguyên tử H-C-C- H nằm trên một đường thẳng. Mỗi nguyên tử C còn 2 obitan p thuần khiết, trục vuông góc với nhau và vuông góc với trục lk. Hai obitan p có trục song song nhau lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo ra 2 lk π. H H H C C H
- Ảnh hưởng của các liên kết này đến tính chất hợp chất hữu cơ • So sánh tính chất hóa học của metan, etan, axetilen? - metan: chỉ có liên kết σ: chỉ có phản ứng đặc trưng: phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do - Etilen: có thêm liên kết π: tham gia các phản ứng do liên kết π: phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng trung hợp
- 2.2.3 Sự phân cực và sự phân cực hóa của liên kết cộng hóa trị • Sự phân cực của liên kết Khi hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau lk với nhau, đôi e dùng chung bị lệch về phía ng tử có độ âm điện lớn hơn, làm cho nó có mang một phần điện tích âm (-q), còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn mang một phần điện tích dương (+q). +q -q +q -q +q -q A B (χA < χB) H Cl C Cl
- Ví dụ Phản ứng cộng electrophin X δ+ δ- + X Y Y δ+ δ- δ+ δ- δ- δ+ δ- δ+ δ- δ- δ+ Trong đó: XY: Cl-Cl, Br-Br, H-X, H-HO, H-HSO4, HO-Br
- • Độ phân cực hóa của liên kết và của phân tử Khi một lk hoặc một phân tử chịu tác dụng của điện trường ngoài (gây ra bởi một ion hoặc một lưỡng cực) thì đám mây electron lk và các nguyên tử tham gia lk sẽ bị biến dạng, làm xuất hiện một lưỡng cực cảm ứng. Người ta gọi đó là sự phân cực hóa liên kết (hoặc phân tử) + mtpc - Br-Br + Br Br -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hoài
23 p | 296 | 72
-
Bài giảng Hóa hữu cơ - Chương 2: Hydrocabon
40 p | 127 | 26
-
Bài giảng Hóa hữu cơ - Chương 3: Dẫn suất của Hydrocabon
45 p | 113 | 16
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 8 - Dẫn xuất halogen (Alkyl halides)
44 p | 23 | 6
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 6 - Axit cacboxylic và dẫn xuất
38 p | 17 | 6
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 5 - Andehit-Xeton
47 p | 22 | 6
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 1 - Trần Thị Minh
31 p | 19 | 5
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 7 - Amin
18 p | 13 | 5
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 5 - Hydrocacbon no
33 p | 15 | 4
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 3 - Hiệu ứng trong hợp chất hữu cơ
30 p | 18 | 4
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 4 - Acid-Base trong hóa hữu cơ
12 p | 17 | 3
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 7 - Hydrocacbon thơm (Aromatic compounds)
48 p | 26 | 3
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương mở đầu - Tổng quan về hóa học hữu cơ
24 p | 8 | 3
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 8 - Hợp chất diazonium
12 p | 12 | 2
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 2 - Liên kết hóa học trong hóa hữu cơ
22 p | 11 | 2
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 9 - Các hợp chất dị vòng
22 p | 11 | 2
-
Bài giảng Hóa hữu cơ: Chương 1 - Đại cương về hóa học hữu cơ
30 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn