Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá (slide)
lượt xem 22
download
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá. Mục tiêu của chương này gồm: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc định giá, phân biệt giữa quyết định giá ngắn hạn và quyết định giá dài hạn, các phương pháp định giá. Mời tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá (slide)
- Chương 9 CHƯƠNG 9 ĐỊNH GIÁ 1
- MỤC TIÊU • Các yếu tố ảnh hưởng tới việc định giá • Phân biệt giữa quyết định giá ngắn hạn và quyết định giá dài hạn • Các phương pháp định giá 2
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc định giá • Khách hàng ảnh hưởng tới giá cả thông qua việc ảnh hưởng tới mức Cầu. • Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tới giá cả thông qua các hành vi. • Chi phí ảnh hưởng tới giá cả bởi vì chúng ảnh hưởng tới mức Cung. 3
- Vai trò của chi phí sản phẩm • Phân tích chi phí sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các phương thức marketing và xúc tiến bán hàng – Chi phí hoa hồng bán hàng nên trả ở mức nào? – Nên chiết khấu bao nhiêu % trên mức giá niêm yết? 4
- Người nhận giá & người lập giá – Người nhận giá: • Nếu DN X là một trong số rất nhiều các DN của ngành và có rất ít sự khác biệt giữa các sản phẩm của các DN trong ngành. DN X là người nhận giá và sẽ lựa chọn cơ cấu sản phẩm của mình theo các giá đã được định sẵn trên thị trường. – Người lập giá: • Các DN nghiệp hoạt động trong ngành ít có cạnh tranh và thực hiện vai trò lãnh đạo trong ngành • Các DN hoạt động trong ngành có các sản phẩm rất khác nhau. 5
- Định giá ngắn hạn & Định giá dài hạn • Quyết định giá ngắn • Quyết định giá dài hạn là các quyết định hạn là các quyết định giá trong thời hạn giá có thời hạn từ 1 dưới 1 năm năm trở lên – Định giá cho các hợp – Định giá sản phẩm đồng đặc biệt cho các thị trường chủ – Điều chỉnh cơ cấu và yếu khối lượng sản phẩm 6
- Định giá ngắn hạn & Định giá dài hạn • Có rất nhiều chi phí mang tính bắt buộc trong ngắn hạn (chi phí cố định). Các chi phí này không liên quan tới quyết định ngắn hạn nhưng rất quan trọng đối với việc ra quyết định dài hạn. • Quyết định ngắn hạn: – Công ty có đủ công suất dư thừa cho các sản phẩm tăng thêm không? • Quyết định dài hạn: – Xác định mức lợi nhuận cần đạt để có được tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư hợp lý. 7
- Các phương pháp định giá dài hạn • Định giá trên cơ sở giá thị trường • Định giá trên cơ sở chi phí 8
- Định giá trên cơ sở giá thị trường – Giá mục tiêu & Chi phí mục tiêu Chi phí Giá mục Lợi nhuận mục = – mục tiêu tiêu tiêu Giá mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm (dịch vụ). 9
- Giá mục tiêu & Chi phí mục tiêu – Các bước tiến hành Thựchiện Thực hiệncác cácthiết thiếtkế kế giátrị giá trịđể đểđạt đạtđược đượcchichi phímục phí mụctiêu tiêu Xácđịnh Xác địnhchi chi phímục phí mụctiêu tiêu Chọngiá Chọn giá mụctiêu mục tiêu Pháttriển Phát triểnsản sản phẩmđáp phẩm đápứng ứng theonhu theo nhucầu cầu củakhách của kháchhàng hàng 10
- Chi phí mục tiêu – Ví dụ Khách sạn X đang xem xét việc cung cấp bữa ăn buffet vào buổi trưa cho các khách hàng. Giá của các bữa ăn tương tự như vậy tại các khách sạn khác là 200.000đ. Khách sạn X tin rằng bình quân mỗi bữa ăn sẽ có khoảng 100 lượt khách. Khách sạn mong muốn đạt tỷ suất lợi nhuận / doanh thu là 25% cho tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ. Chi phí mục tiêu = 200.000 – (200.000 x 25%) = 150.000 đ 11
- Chi phí mục tiêu – Ví dụ (tiếp) Chi phí ước tính cho mỗi suất ăn buffet như ở bảng dưới đây. Hãy thảo luận về các vấn đề mà khách sạn X nên điều tra để giảm chi phí ước tính để đạt mức chi phí mục tiêu. Nguyên vật liệu trực tiếp VND 90,000 Nhân công trực tiếp 50,000 Biến phí sản xuất chung biến đổi 5,000 Định phí sản xuất chung 7,000 Biến phí bán hàng 4,000 Định phí bán hàng và hành chính 8,000 VND 164,000 12
- Chi phí mục tiêu – Ví dụ (tiếp) • Bữa ăn có thể thiết kế lại để có thể giảm chi phí nguyên vật liệu và nhân công không? • Giá mua nguyên liệu đầu vào có thể đàm phán lại với nhà cung cấp không? • Quá trình chế biến và phục vụ bữa ăn có thể thiết kế lại để giảm chi phí nguyên vật liệu và nhân công không ? • Thiết kế bữa ăn có thể thay đổi như thế nào để cho khách hàng sẵn sàng trả tiền cho bữa ăn? • Liệu số lượt khách hàng có thể nhiều hơn 100 không để giảm chi phí cố định phân bổ bình quân cho mỗi lượt khách? 13
- Định giá trên cơ sở chi phí Công thức chung cho việc định giá trên cơ sở chi phí là cộng thêm một tỷ lệ % vào chi phí. Chi phí $ X Lợi nhuận mong muốn Y Giá bán $X + Y 14
- Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 1 • Công ty X dự kiến giá thành sản phẩm AA là 100.000đ. • Công ty mong muốn đạt tỷ lệ lợi nhuận / chi phí là 30%. • Sản phẩm AA cần bán với giá bao nhiêu? 15
- Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 1 (tiếp) Chi phí: $100.000 Lợi nhuận mong muốn: (100.000 × 30%) 30.000 Giá bán đề xuất: $130.000 16
- Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 2 Tour Hà Nội – Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm • Chi phí bay 2.400.000 • Chi phí khách sạn 2.900.000 • Chi phí di chuyển (đi, về khách sạn) 200.000 • Chi phí ăn uống 360.000 • Quà tặng 40.000 Tổng CP trực tiếp 5.900.000 • Cộng thêm Lợi nhuận mong muốn 1.900.000 Giá bán 7.800.000 17
- Định giá chuyển nhượng nội bộ Giá chuyển nhượng là giá khi một bộ phận của công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một bộ phận khác của công ty. Mục tiêu quan trọng trong việc thiết lập giá chuyển nhượng là thúc đẩy các nhà quản lý làm việc để mang lại lợi ích lớn nhất cho cả công ty. 18
- Định giá chuyển nhượng nội bộ Giá chuyển nhượng là giá tính cho sản phẩm sản xuất bởi một bộ phận này và chuyển nhượng cho một bộ phận khác trong tổ chức. Giá chuyển nhượng ảnh hưởng tới doanh thu của bộ phận bán và chi phí của bộ phận mua. 19
- Định giá chuyển nhượng nội bộ (tiếp) • Hệ thống định giá chuyển nhượng cần đáp ứng 3 mục tiêu: – Đánh giá công bằng các nhà quản lý – Thống nhất các mục tiêu của nhà quản lý và của cả công ty – Duy trì quyền tự chủ của các bộ phận 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị
9 p | 679 | 150
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Bài 1 - ThS. Võ Minh Long
16 p | 211 | 45
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - ThS. Hồ Sỹ Tuy Đức
30 p | 210 | 27
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - TS. Đào Thị Thu Giang
14 p | 263 | 26
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
10 p | 157 | 14
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Ths. Nguyễn Thành Hưng
7 p | 132 | 10
-
Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 1: Tổng quan về kế toán quản trị
14 p | 79 | 7
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Lê Trà My
36 p | 11 | 6
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - ThS Hồ Thị Thanh Ngọc
18 p | 43 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - TS. Trần Quang Trung
7 p | 93 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - TS. Lê Thị Ngọc Phương
24 p | 36 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 2 - Lê Trà My
53 p | 11 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
22 p | 34 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Giới thiệu về kế toán quản trị
8 p | 82 | 4
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 3 - Lê Trà My
63 p | 8 | 4
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 7: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định
28 p | 25 | 3
-
Bài giảng Kế toán quản trị chiến lược - Chương 1: Khái quát chung về kế toán quản trị chiến lược
15 p | 27 | 3
-
Bài giảng Kế toán quản trị chiến lược - Chương 3: Kế toán quản trị khách hàng và đối thủ cạnh tranh
46 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn