intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ; vai trò của kiểm soát nội bộ; mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với quản trị doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ

  1. KIỂM SOÁT NỘI BỘ Bộ môn Kiểm toán Trường Đại học Thương mại
  2. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản và hiện đại về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị, tổ chức gắn với: mục tiêu, vai trò, các yếu tố cấu thành cũng như ưu điểm và hạn chế của KSNB và các mô hình kiểm soát nội bộ theo các khuôn mẫu thực hành kiểm soát nội bộ thông dụng trên thế giới; qua đó người học có thể vận dụng để ra các quyết định liên quan đến thiết kế, vận hành KSNB trong các đơn vị, tổ chức.
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tác giả Năm Tên sách,giáo trình, tên bài báo, NXB, tên tạp chí/nơi XB văn bản ban hành VB Giáo trình chính 1 Pickett, K. H. 2005 Auditing for managers – the John Wiley & Son, Inc. Ultimate Risk, Management tool 2 TS. Đường Nguyên Hưng 2016 Kiểm soát nội bộ NXB Giáo dục Sách giáo trình, sách tham khảo 3 PGS.TS. Nguyễn Phú 2016 Giáo trình Kiểm toán căn bản (GT. NXB Thống Kê Giang 002783) Các website, phần mềm, … 4 IFAC 2006 Internal Controls – A Review of www.ifac.org Current Developments 5 COSO COSO Internal Control – www.coso.org Integrated Framework 6 COCO COCO Internal Control www.caaa.in Framework
  4. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
  5. NỘI DUNG 1.1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ 1.1.1.Khái niệm KSNB 1.1.2.Mục tiêu của KSNB 1.2. Vai trò của kiểm soát nội bộ 1.2.1. KSNB với quản trị rủi ro 1.2.2. KSNB với kiểm toán nội bộ & KTĐL 1.3. Mối quan hệ giữa KSNB với quản trị doanh nghiệp
  6. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Khái niệm của KSNB KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban quản trị, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và sự tuân thủ. (COSO Framework (2013)) KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan (VSA 315)
  7. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mục tiêu của KSNB 1.Tính hiệu lực và hiệu quả (Effectiveness and Efficiency) 2.Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính (Reliability of financial Reporting) 3.Tính tuân thủ (Compliance) 4.Tính minh bạch (Transparency) (Theo COSO)
  8. 1.2.VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.2.1. KSNB với quản trị rủi ro 1.2.2. KSNB với kiểm toán nội bộ & KTĐL
  9. 1.2.1. KSNB với quản trị rủi ro a/ Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp - Khái niệm rủi ro - Các loại rủi ro - Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
  10. 1.2.1. KSNB với quản trị rủi ro b/ Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ KSNB và quản trị rủi ro doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau KSNB được xây dựng dựa trên cơ sở nhận diện và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp. KSNB được thiết lập, vận hành nhằm ngăn chặn giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
  11. 1.2.2. KSNB với kiểm toán nội bộ & KTĐL a/ KSNB và kiểm toán nội bộ Giống nhau - Bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. - Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp Khác nhau - Kiểm soát nội bộ là cộng cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý, việc này do ban giám đốc thực hiện. Kiểm toán nội bộ là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện. - Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ. - Công cụ của hệ thống kiểm toán nội bộ là các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, quy chế,… của doanh nghiệp đề ra theo đúng pháp luật, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội. - Kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, tuỳ theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà quy định chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
  12. 1.2.2. KSNB với kiểm toán nội bộ & KTĐL b/ KSNB với kiểm toán độc lập Kiểm soát nội bộ xem xét việc liệu các quy trình trong doanh nghiệp có đang giúp cho doanh nghiệp quản trị được các rủi ro và đạt đến các mục tiêu chiến lược của mình hay không. Kiểm soát nội bộ có thể tính đến cả quy trình hoạt động cũng như các khía cạnh tài chính. Kiểm toán độc lập xem xét việc liệu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có cho một cái nhìn “true and fair” hay không, và có được lập trên cơ sở tuân thủ các quy định về luật hay không. Thu thập những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trƣờng của đơn vị, trong đó có KSNB cung cấp cho kiểm toán độc lập cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết về KSNB giúp kiểm toán độc lập xác định các loại sai sót tiềm tàng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo
  13. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KSNB VỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.3.1. Khái niệm và các hoạt động quản trị doanh nghiệp a/ Khái niệm Quản trị doanh nghiệp là các hoạt động thực hiện bởi cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp để truyền đạt, chỉ đạo, quản lý và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp b/ Các hoạt động quản trị doanh nghiệp: - Xác định các nội dung cốt lõi của doanh nghiệp - Xây dựng cơ cấu tổ chức - Giám sát việc vận hành của cơ cấu tổ chức, chính sách và quy trình quản trị - Giám sát việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp - Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, lập kế hoạch thực hiện - Giám sát việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của từng năm - Giám sát hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của toàn doanh nghiệp - Làm việc với các bên đánh giá độc lập như kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, …. để phục vụ cho chức năng giám sát.
  14. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KSNB VỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.3.2. Mối quan hệ giữa KSNB và QTDN Hoạt động Quản trị Doanh nghiệp được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động Kiểm soát nội bộ Hoạt động Kiểm soát nội bộ được thực hiện tốt sẽ giúp hoạt động Quản trị doanh nghiệp đạt mục tiêu dễ dàng hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2