Bài giảng Kiểm toán nội bộ - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ
lượt xem 12
download
"Bài giảng Kiểm toán nội bộ - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ" giúp người học nắm được bản chất của kiểm toán nội bộ; nội dung của kiểm toán nội bộ; tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ; lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán nội bộ - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ PHẦN I: KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Nội dung Bản chất của kiểm toán nội bộ; Nội dung của kiểm toán nội bộ; Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ; Lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ. Mục tiêu Hiểu được khái niệm về kiểm toán nội bộ, đặc trưng của kiểm toán nội bộ và xem xét các vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý, nắm được các chức năng của kiểm toán nội bộ; Hiểu được nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong thực hiện từng loại hình kiểm toán: Kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ; Nắm được các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, các chuẩn mực nghề nghiệp cho kiểm toán viên nội bộ; Nắm được lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới và ở Việt Nam. Thời lượng 10 tiết ACC506_Bai 1_v1.0010110228 1
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Bạn đang băn khoăn rất nhiều khi bước chân vào nghề kế toán, kiểm toán. Lựa chọn của bạn liệu đã đúng chưa? Làm kế toán hay làm kiểm toán? Làm kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên độc lập hay chọn một nghề nghiệp mới ở Việt Nam là kiểm toán viên nội bộ? Trước hết, bạn cần cân nhắc mình có tố chất làm kiểm toán viên nội bộ không? Trên một tạp chí về kế toán kiểm toán, người ta đưa ra quan điểm: “Tố chất cần phải có để trở thành một kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) chuyên nghiệp: Thông minh, nhạy bén nhưng cũng phải kiên nhẫn, cẩn thận; Thận trọng nhưng quyết đoán, có óc phân tích và phê phán; Đam mê nghề nghiệp, đặc biệt là thích khám phá rủi ro, sai sót, gian lận; Có kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin tốt. Yếu tố cần phải có để trở thành một KTVNB chuyên nghiệp. Quá trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của một KTVNB không thể tách rời những tinh hoa của các ngành khoa học quản lý dành cho một doanh nghiệp, cơ bản cũng như ứng dụng, truyền thống cũng như hiện đại để hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty và không ngừng cập nhật kiến thức nghề nghiệp. Trong đó, kiến thức về khoa học quản trị kinh doanh và pháp luật là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, KTV nội bộ phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, am hiểu chi tiết nhưng có tầm nhìn tổng quan, khả năng nhìn thấy “cái bất thường trong cái tưởng như bình thường”. Tiếp cận được những kiến thức nghề nghiệp cốt lõi, cập nhật, là những tinh hoa, chắt lọc từ những chương trình đào tạo kiểm toán quốc tế. Những kiến thức này cùng với những trải nghiệm nghề nghiệp bản thân sẽ là hành trang cần thiết cho sự thành công. Dù không có những tiêu chuẩn ngành về yêu cầu trình độ nghề nghiệp của một KTVNB. Nhưng thực tế cho thấy, các KTVNB quốc tế thường xuất thân từ các công ty kiểm toán độc lập, có bằng cử nhân tài chính hay quản trị và chứng chỉ Kiểm toán viên Công chứng (CPA) hay chứng chỉ KTVNB (CIA). Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố về trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể trở thành một KTVNB chuyên nghiệp, đó là phải có cái “dũng” và cái “tâm”, để bền lòng, vững bước trước mọi nguy nan cám dỗ khi mà người KTVNB phải đối diện với những hành vi gian lận và phạm pháp”. (Theo Tạp chí Kế toán) Câu hỏi 1. Bạn có cho rằng mình đủ tố chất để trở thành kiểm toán viên nội bộ không? 2. Theo bạn kiểm toán viên nội bộ thực hiện những công việc gì? Sau khi học xong bài này, hãy đưa ra vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. 2 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ 1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán nội bộ Kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ (KTNB) nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới. Kiểm toán có lịch sử phát triển vào khoảng hơn 5500 năm trước đây với những dấu hiệu thể hiện sự kiểm tra đơn giản thông qua việc đánh dấu bên cạnh các con số ghi nhận các giao dịch trên các vật để ghi chép của con người trong nền văn minh Mesopotamian cổ đại. Một người ghi nhận giao dịch và một người khác kiểm tra việc ghi nhận các giao dịch. Sau này, hoạt động kiểm tra này được sử dụng rất nhiều tại Ai Cập cổ đại, Ba Tư và La Mã cổ đại. Ở La Mã cổ đại, công việc kiểm tra được giao cho các "auditus" (tiếng Latin có nghĩa là nghe). Những người được kiểm tra gọi là các "quaestors" (có nghĩa là những người được kiểm tra). Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán do các kiểm toán viên (KTV) có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại theo bộ máy tổ chức và chủ thể thực hiện. Chính vì vậy, xu hướng phát triển và bản chất của KTNB mang những đặc trưng chung của kiểm toán. Ở giai đoạn phát triển ban đầu của KTNB, có thể xem xét đến khái niệm này trong phần Giải thích Thuật ngữ trong Chuẩn mực Kiểm toán của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), khái niệm về KTNB được đưa ra như sau : “KTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là một dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”. Khái niệm này có thể xem xét trên các góc độ sau: Chức năng: KTNB có chức năng là đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý và hiệu quả của hệ thống thông tin và quản lý trong doanh nghiệp. Vai trò: KTNB có vai trò là một dịch vụ trợ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp. Đối tượng: Là tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cách giải thích này tương tự như giải thích thuật ngữ KTNB trong tài liệu của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA): "KTNB là hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có chức năng kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”. Tháng 6 năm 1999, nhằm đáp ứng được yêu cầu cao hơn của quản lý do sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, Viện Kiểm toán viên nội bộ của Mỹ (IIA) đã đưa ra một định nghĩa toàn diện hơn về KTNB: "KTNB là hoạt động đánh giá, tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách hệ thống và cải tiến tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro” [73, tr725]. Khái niệm này có thể được xem xét trên những khía cạnh sau: ACC506_Bai 1_v1.0010110228 3
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Chức năng: KTNB là hoạt động với hai chức năng đánh giá và tư vấn. Như vậy, KTVNB nếu chỉ có năng lực chuyên môn về kiểm toán là chưa đủ mà phải am hiểu sâu sắc về hoạt động được kiểm toán mới có thể đưa ra tư vấn cho khách thể kiểm toán. Yêu cầu trong thực hiện kiểm toán: KTNB là hoạt động nội kiểm nhưng phải đảm bảo được tính độc lập. Mục tiêu: cải tiến và gia tăng giá trị hoạt động của tổ chức. Phương pháp thực hiện của KTNB: là đánh giá hoạt động và kiến nghị nhằm cải thiện tính hiệu lực của hoạt động quản trị, kiểm soát quản lý rủi ro. Như vậy, có thể khái quát một định nghĩa về KTNB như sau: KTNB là một hoạt động độc lập có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của một tổ chức bằng một cách tiếp cận có hệ thống trong phạm vi tổ chức đó. Các tổ chức có thể là các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận nhưng cũng có thể là đơn vị phi lợi nhuận. Mục tiêu của KTNB là đánh giá về độ tin cậy của thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính về việc chấp hành luật pháp và quy định, đánh giá khả năng nhận diện, xử lý và phòng tránh rủi ro của tổ chức, đánh giá tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát; đánh giá tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực và hiệu năng của quản lý trong quá trình thực hiện các hoạt động và tư vấn thiết kế nhằm tăng giá trị và cải thiện hoạt động. 1.1.2. Đặc trưng của kiểm toán nội bộ KTNB phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của quản lý. Môi trường kinh doanh càng thay đổi thì hoạt động KTNB càng phải hướng đến những yêu cầu của quản lý hiện đại. Như vậy, có thể xem xét đến các đặc trưng của kiểm toán nội bộ hiện đại trên các góc độ sau: Mục tiêu: KTNB trước hết là một bộ phận của kiểm toán nên nó cũng hình thành từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêu cầu này. KTNB có chức năng đo lường, đánh giá các hoạt động của đơn vị kể cả hoạt động kiểm soát. Như vậy, KTNB là một loại kiểm soát được sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý như một chức năng của quản lý. Chức năng: Là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn. Chức năng này sẽ được cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm toán khác nhau, với từng tổ chức khác nhau. Quá trình thực hiện chức năng của KTNB có thể được thực hiện đối với các hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính. Phương thức thực hiện: KTNB là hoạt động nội kiểm có tính độc lập tương đối trong một tổ chức. Các tổ chức này không chỉ là các đơn vị hoạt động kinh doanh mà có thể là các đơn vị phi lợi nhuận. Theo xu hướng hiện đại, hoạt động này có thể được thực hiện thông qua thuê ngoài các chuyên gia kiểm toán. Chủ thể thực hiện: Người thực hiện KTNB phải có trình độ nghiệp vụ tương xứng và không những am hiểu về kiểm toán mà còn am hiểu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán. 4 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Khách thể: Khách thể của kiểm toán nội bộ tương đối đa dạng, có thể là những thực thể kinh tế độc lập, cũng có thể là các đơn vị phụ thuộc. Khách thể của kiểm toán nội bộ có thể là các đơn vị thành viên, các bộ phận, phòng ban hoặc thậm chí là các cá nhân thực hiện các nghiệp vụ, tác nghiệp. Cách thức tiếp cận: Cách thức tiếp cận của KTNB là cách thức tiếp cận có hệ thống; các phương pháp thực hiện công việc theo đúng các quy định về trách nhiệm nghề nghiệp trong việc nhận định, phân tích đánh giá, ghi chép và thông báo kết quả. Tuy nhiên, có một điểm thay đổi lớn trong kiểm toán nội bộ hiện đại, đó là việc chuyển hướng tiếp cận kiểm toán. Cách tiếp cận truyền thống của KTNB là cách tiếp cận tuân thủ nay được chuyển thành tiếp cách theo phương pháp dựa trên đánh giá rủi ro. Khi tiếp cận theo phương pháp kiểm toán tuân thủ, nhà quản lý thường kỳ vọng các kiểm toán viên nội bộ ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các hoạt động vi phạm quy chế của đơn vị. Hơn thế nữa, nhà quản lý cũng kỳ vọng kiểm toán viên nội bộ có thể phát hiện ra những lỗ hổng của các quy chế của đơn vị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp khi môi trường kinh doanh ít thay đổi. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, kiểm toán viên nội bộ sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cần đánh giá tính hiệu lực và tin cậy của môi trường kiểm soát trong việc quản lý rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cũng cần xác định liệu sự tuân thủ các quy chế nội bộ, các quy định về tài chính có đủ để hóa giải các rủi ro không. Nếu không, kiểm toán viên nội bộ sẽ kiến nghị theo hướng sửa đổi các quy chế nội bộ. Cơ sở pháp lý: KTNB đo lường và đánh giá các hoạt động dựa trên hệ thống pháp lý có hiệu lực, các nội quy, quy chế chung, các quy chế tài chính và các quy chế khác. Như vậy, cơ sở pháp lý của kiểm toán nội bộ tương đối linh hoạt, tùy thuộc vào loại hình kiểm toán mà kiểm toán nội bộ thực hiện. 1.1.3. Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý Kiểm toán nội bộ với thông tin tài chính của doanh nghiệp Hoàn toàn lặng im khi nghe bồi thẩm đoàn đọc cáo trạng, Bernard Ebbers, cựu giám đốc điều hành tập đoàn viễn thông WorldCom, Mỹ đã bị buộc tội gian lận và cung cấp các số liệu không chính xác tại các báo cáo tài chính liên quan đến khoản tiền 11 tỷ USD trong vụ phá sản của một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Mỹ. Với các tội danh trên, Ebbers có thể phải chịu hình phạt lên đến 85 năm tù giam. Lúc đó, phản ứng duy nhất của mọi người trong phiên toà là từ phía vợ Ebbers, bà ngồi khóc lặng lẽ với sự an ủi của cô con gái. Ebbers và gia đình đã rời khỏi toà mà không có bình luận gì. Với họ những sai phạm tài chính đã quá rõ ràng. Bernie Ebbers, một cựu huấn luyện viên bóng rổ, đã góp công lớn trong việc đưa Worldcom từ một công ty nhỏ tại vùng Mississippi hẻo lánh trở thành một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất trên thế giới trong vòng chưa đầy 15 năm. Ông chỉ là một trong 6 cựu thành viên ban lãnh đạo của Worldcom bị truy tố sau những bê bối tài chính dẫn đến sự sụp đổ Worldcom, một thời là biểu tượng của ngành viễn thông Mỹ. Đã có thời điểm, giá trị của Worldcom trên thị trường chứng khoán vượt qua con số 100 tỷ USD. ACC506_Bai 1_v1.0010110228 5
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù được đánh giá như một trong những thành viên năng động và nhạy bén nhất của Worldcom trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh vào thập kỷ 90 nhưng tại toà án Ebbers luôn nói là mình không biết gì về các chi tiết tài chính của tập đoàn. Và khi công việc kinh doanh sa sút, Worldcom đã che dấu khó khăn với các cổ đông bằng những gian lận kế toán trong báo cáo tài chính lên đến trên hàng chục tỷ USD. Suốt thời gian xét xử, Ebbers luôn bác bỏ các tội danh do tòa đưa ra và tự bào chữa rằng chỉ ông nắm được rất ít tin tức về tình hình tài chính của Worldcom, những sai phạm trong báo cáo tài chính chủ yếu thuộc về cựu giám đốc tài chính Worldcom, Scott Sullivan. Trước khi quyết định rằng Ebbers có phạm tội hay không, bồi thẩm đoàn đã cân nhắc rất kỹ lời khai của Ebbers và Scott Sullivan, người luôn cho rằng những gian lận của mình là làm theo lệnh của Ebbers. Trong khi những gian lận tại Enron liên quan tới các thủ thuật kế toán tinh vi thì tại Worldcom các gian lận diễn ra rất đơn giản. Worldcom khi đó đã tăng giả mạo các chỉ số kế toán hiện hành và bỏ đi các số liệu về vốn theo thời gian mà nhẽ ra phải công bố công khai. Về bản chất, Worldcom đã chuyển dịch một loạt các con số từ cột này sang cột khác trong báo cáo tài chính. Theo ước tính thì Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỷ USD và trên 20000 nhân viên bị mất việc làm. Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Worldcom đã đổi tên thành MCI… Bản án được tuyên đã khiến rất nhiều công tố viên thở phào nhẹ nhõm bởi gần 2 năm nay việc xét xử các thành viên của Worldcom luôn được xem là khó khăn nhất trong lịch sử ngành toà án Mỹ. Và việc tuyên bố Ebbers phạm tội sẽ làm nền tảng cho việc xét xử ba thành viên khác của Worldcom trong thời gian tới với nhiều chứng cứ và đánh giá phức tạp hơn nhiều. Nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định rằng việc xét xử “thẳng tay” các thành viên ban lãnh đạo Worldcom là một trong những thành công lớn nhất của ngành tòa án Mỹ trong cuộc chiến chống tham nhũng và gian lận tài chính. Theo Stephen Culter, giám đốc Ban hoà giải của SEC – Securites Exchange Commission (Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Mỹ) thì “ngày nay, các hành động che dấu thua lỗ trong báo cáo tài chính của các công ty Mỹ bị phanh phui đã chứng tỏ rằng chẳng có một sự thiết lập tài chính nào hay bất kể một nhà điều hành nào có thể che dấu các giao dịch tài chính mang đầy tính chất phức tạp và gian lận của các ông chủ giàu có”. Có thể nói rằng, báo cáo tài chính của mỗi công ty sẽ chứng minh rằng công ty đang hoạt động bình thường và cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiếc thay, hiện nay tính trung thực trong các báo cáo tài chính không còn được trung thực! (Theo www.bwportal.com) Câu hỏi: Vì sao xảy ra tình trạng trên và cần làm gì để khắc phục? Một kết cục hoàn toàn khác sẽ xảy ra nếu kiểm toán nội bộ của Worldcom phát hiện và ngăn chặn ngay những hành vi sai phạm này? KTNB giữ vai trò là phương thức quản lý hiệu quả nhằm hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà quản lý Nhà quản lý ở các cấp độ khác nhau thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình với mức độ trách nhiệm khác nhau. Tổng giám đốc là người định hướng các hoạt động, đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và đề ra các mục tiêu tổng quát trong doanh nghiệp. Đồng thời, tổng giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm về 6 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ kết quả công việc của cấp dưới của mình. Các giám đốc đơn vị thành viên, giám đốc các lĩnh vực theo đó cũng phải chịu trách nhiệm đối với phạm vi công việc của mình. Công việc quản lý thường được tiến hành theo nguyên tắc quản lý cấp dưới luôn phải báo cáo công việc cho cấp quản lý cao hơn. Tuy nhiên, các báo cáo này thường được thực hiện theo cách nhìn nhận của người quản lý cấp dưới chứ không theo cách nhìn nhận của nhà quản lý cấp cao. Hơn nữa, xung đột về lợi ích tiềm ẩn trong bản thân mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người quản lý, giữa nhà quản lý cấp cao với cấp thấp hơn dẫn đến việc quản lý cấp thấp hơn luôn không báo cáo một cách toàn diện về công việc thực hiện. Chủ sở hữu hay nhà quản lý cấp cao thường không có đủ thời gian để thực hiện công tác kiểm tra và giám sát quá trình hoạt động. Vì vậy, chủ sở hữu hoặc các nhà quản lý cấp cao cần phải có một người đóng vai trò là "người tham mưu” nhằm mục đích đánh giá về quy trình thực hiện, thủ tục kiểm soát và hiệu quả hoạt động. Người tham mưu đó không ai khác chính là các KTVNB. KTVNB sẽ được coi như một trợ lý nhằm hỗ trợ về mặt trách nhiệm cho các nhà quản lý ở tất cả các cấp độ quản lý khác nhau. KTNB là phương thức giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp Thông qua phương thức này, Ban giam đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn. KTNB luôn phải đánh giá tính hiệu quả của hoạt động và đánh giá năng lực của nhà quản lý trong từng hoạt động. KTNB được coi như một nhà quan sát mà trong từng bước đi của doanh nghiệp, KTNB chỉ ra những kết quả cũng những hạn chế trong hệ thống quản lý và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện. KTNB giúp cân bằng và điều hoà những xung đột về lợi ích thường có giữa các cổ đông với các nhà quản lý doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh càng phát triển càng dẫn đến sự chuyên nghiệp trong điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay, có thể coi giám đốc doanh nghiệp là một nghề chứ không chỉ là một vị trí quản lý cao nhất nữa. Sự tách rời giữa chủ sở hữu và nhà quản lý chắc chắn không tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa họ. Sự tách rời này dẫn đến một thuật ngữ mới trong kiểm tra kiểm soát đó là "lý thuyết về đại diện” (agency theory) trong đó chủ sở hữu được coi là người ủy quyền (principal) còn nhà quản lý là người thừa hành (agent). Vấn đề phát sinh trong quan hệ này là người thừa hành không phải lúc nào cũng hành động vì quyền lợi của người ủy quyền. Nhà quản lý sẽ có những mục tiêu riêng, thông thường mục tiêu đó thường đặt họ trong sự cân nhắc giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp hay tổ chức. Khi đó, KTNB bằng cách nhìn nhận, đánh giá một cách chuyên nghiệp và khách quan sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản lý về mức độ hoàn thành công việc của nhà quản lý. ACC506_Bai 1_v1.0010110228 7
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ KTNB làm tăng niềm tin của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị Thông thường, một doanh nghiệp có KTNB sẽ làm tăng niềm tin cho các cổ đông, nhà đầu tư về thông tin của doanh nghiệp cung cấp và về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các thống kê trên thế giới cho thấy các công ty có bộ phận KTNB thường có báo cáo đúng hạn và báo cáo tài chính có độ chính xác cao hơn, mức độ minh bạch cao hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng cao hơn so với những công ty không có KTNB. Có thể mô tả KTNB như một bức tường lửa (firewall) dùng để phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời cả gian lận và sai sót có thể xảy ra trong doanh nghiệp. Sau khi qua bức tường lửa đó, khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong các thông tin được ghi nhận và công bố sẽ giảm đi. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng của người sử dụng thông tin lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiệu quả của KTNB. Có thể minh chứng cho vai trò trên bằng số liệu khảo sát của PWC (Một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới “Big 4“) với các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, trong hai năm 2005-2006, gian lận đã xuất hiện ở 45% công ty được khảo sát (tăng 8% so với 2 năm trước). Bên cạnh số vụ tham nhũng và hối lộ tăng 71%, số vụ rửa tiền tăng 133% thì gian lận về báo cáo tài chính được phát hiện tăng nhiều nhất với 140%. Bình quân về thiệt hại tài chính cho một vụ gian lận là 1,7 triệu USD. Đóng vai trò lớn nhất trong việc phát hiện gian lận này là bộ phận KTNB, chiếm 26%. KTNB là công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu chi phí cho đơn vị Việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động, các tác nghiệp cụ thể thường giúp doanh nghiệp giảm thiểu được sự lãng phí nguồn lực. Các nguồn lực bao gồm cả vốn, lao động và tài nguyên luôn bị hạn chế chứ không phải là vô hạn. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết thực trạng này và có biện pháp để hiện thực hoá các lợi ích của doanh nghiệp một cách tối ưu. Nhiều doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và đã không cân bằng được ba mục tiêu bắt buộc của phát triển bền vững đó là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. KTNB sẽ là một bộ phận có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp luôn nằm trong tam giác đều với các góc là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới thậm chí là những tập đoàn hàng đầu như hãng hàng không lớn nhất của Italia là Alitalia cũng đang trong bờ vực phá sản hay hãng năng lượng hàng đầu thế giới là Enron cũng đã phải tuyên bố phá sản vì tăng trưởng nóng mà không tính đến hiệu quả và kiểm soát. Như vậy, có thể nói KTNB có vai trò như một phương thức hữu hiệu của nhà quản lý, một chức năng của quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng cường năng lực của hoạt động quản lý và kiểm soát. Với vai trò này, KTNB là yếu tố cần có đối với 8 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động. Đối với các tập đoàn kinh tế, KTNB càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình. 1.2. Nội dung của kiểm toán nội bộ Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng kiểm toán, KTNB có những nội dung chính: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. 1.2.1. Kiểm toán hoạt động Trong suốt những năm 1960, có một xu hướng mạnh mẽ sử dụng thuật ngữ kiểm toán hoạt động thay thế cho thuật ngữ KTNB. Sở dĩ như vậy là do người ta muốn nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản giữa công việc của KTV bên ngoài với KTVNB. Các KTV bên ngoài chú trọng vào việc xác nhận và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính và các hoạt động kiểm soát hoạt động tài chính còn KTNB chú trọng vào việc tăng cường hiệu năng của quản lý và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Trong nhiều năm, kiểm toán hoạt động chỉ giới hạn ở việc kiểm soát tài chính sau đó phát triển theo hướng điều tra, xác minh, đánh giá đối với tất cả các hoạt động khác kể cả hoạt động phi tài chính. Theo Viện Kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of Internal Auditor): “Kiểm toán hoạt động là quá trình đánh giá mang tính hệ thống về tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động của một tổ chức dưới góc độ kiểm soát quản lý và báo cáo cho các nhà quản lý về quá trình đánh giá cùng với những kiến nghị để cải tiến hoạt động”. Như vậy, kiểm toán hoạt động có những yếu tố cơ bản sau: Đánh giá mang tính hệ thống: Kiểm toán hoạt động đánh giá theo trình tự từng bước của các quá trình, các hoạt động. Tiêu chuẩn để đánh giá: Việc đánh giá được dựa vào đặc điểm riêng của từng hoạt động. Các tiêu chuẩn để đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu của cuộc kiểm toán và ý muốn chủ quan của nhà quản lý. Nội dung của kiểm toán hoạt động: xoay quanh ba khía cạnh đó là tính kinh tế (Economy), tính hiệu quả (Efficiency) và hiệu lực (Effectiveness) nhằm đưa ra những biện pháp để cải tiến hoạt động. Có thể xem đây là những tiêu chuẩn quan trọng dùng để xem xét kết quả của hoạt động được kiểm toán. Vì vậy, trong một số trường hợp người ta còn gọi loại kiểm toán này bằng thuật ngữ đơn giản là kiểm toán 3ES. Kinh tế Quá trình Đầu vào thực hiện Kiểm toán hoạt động Hiệu lực Hiệu quả Đầu ra Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm toán hoạt động ACC506_Bai 1_v1.0010110228 9
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Yêu cầu đối với chủ thể thực hiện: Để thực hiện kiểm toán hoạt động, KTVNB phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực hoạt động, Hơn nữa, KTV phải độc lập với các chức năng hay hoạt động được kiểm toán. Kết luận của kiểm toán: Kiểm toán hoạt động có hình thức kết luận kiểm toán không theo khuôn mẫu máy móc. Nội dung của kết luận kiểm toán hướng đến việc cải thiện các hoạt động, hình thức của kết luận kiểm toán cũng không nhất thiết phải được trình bày bằng báo cáo kiểm toán theo mẫu định sẵn như các loại hình khác. Xu hướng phát triển: KTNB hiện đại có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động được thực hiện với cả các hoạt động tài chính và các hoạt động phi tài chính. Nội dung của kiểm toán hoạt động có thể là kiểm toán việc huy động, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và tiết kiệm, kiểm toán hiệu quả của các giai đoạn sản xuất kinh doanh, kiểm toán tính hiệu quả và tiết kiệm của việc thực hiện các chính sách nhân sự,… Kiểm toán hoạt động có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như kiểm toán chức năng, kiểm toán tổ chức hay kiểm toán chuyên đề đặc biệt. Kiểm toán hoạt động có thể do KTVNB tiến hành nhưng cũng có thể do các KTV bên ngoài thực hiện. 1.2.2. Kiểm toán tài chính Mặc dù tên gọi của loại hình này là kiểm toán tài chính song trong kiểm toán nội bộ loại hình này bao gồm cả kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Đây là điểm khác biệt lớn nhất khi kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán tài chính so với các loại hình khác. Có thể xem xét đến loại hình kiểm toán tài chính trong phạm vi của kiểm toán nội bộ như sau: Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị là việc kiểm tra, xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cũng như xem xét sự phù hợp giữa báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và yêu cầu quản lý. Như vậy, kiểm toán tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện mang những đặc trưng cơ bản sau: Mục tiêu của kiểm toán tài chính: Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính có thể hiểu là việc xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Mục tiêu này được đề cao khi KTNB tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính. Mục tiêu kiểm toán báo cáo kế toán quản trị nhằm khẳng định mức độ phù hợp của thông tin, tính kịp thời và đầy đủ của thông tin phục vụ cho việc quản trị nội bộ đơn vị. 10 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, thường gồm hai nội dung chủ yếu sau: o Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan và tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi được phê duyệt và công bố; o Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả. Tiêu chuẩn để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán quản trị đều dựa trên cơ sở pháp lý là các chuẩn mực. Yêu cầu đối với chủ thể thực hiện: Mặc dù hoạt động kiểm toán nội bộ bị bó hẹp trong phạm vi đơn vị, song kiểm toán viên vẫn phải độc lập với đơn vị được kiểm toán. Điều này đòi hỏi địa vị pháp lý của kiểm toán nội bộ phải phù hợp mới đảm bảo được tính độc lập. Kết luận của kiểm toán: Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đưa ra nhận định theo từng loại ý kiến đã được quy định theo chuẩn mực. Đối với kiểm toán báo cáo kế toán quản trị, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính hợp lý, tính kịp thời của thông tin làm cơ sở cho nhà quản lý đưa ra quyết định. Xu hướng phát triển: Kiểm toán tài chính được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ sẽ tập trung nhiều hơn đến báo cáo kế toán quản trị chứ không chú trọng vào báo cáo tài chính. Xu hướng này là tất yếu khi các báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi kiểm toán bên ngoài, đảm bảo tính khách quan của việc đưa ra nhận định. 1.2.3. Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để xác định các hoạt động của đơn vị được kiểm toán có được thực hiện theo đúng luật pháp, đúng quy định hay nội quy của đơn vị, đúng với hợp đồng hay chính sách của Ban quản trị hay không. Cơ sở pháp lý của kiểm toán tuân thủ thường rất rộng. Cơ sở đó có thể là hệ thống luật pháp của Nhà nước hoặc nội quy, quy chế của đơn vị hoặc chỉ là những hợp đồng. Kiểm toán tuân thủ thường chú trọng vào các nội dung sau: Kiểm toán việc tuân thủ các quy định của Nhà nước: Những cuộc kiểm toán này thường có liên quan đến những quy định về thuế, về môi trường, về bảo vệ sức khỏe con người… Kiểm toán việc tuân thủ các chính sách của công ty: Những cuộc kiểm toán này tập trung vào việc đánh giá mức độ tuân thủ các qui chế, nội quy của công ty và các chính sách cụ thể cho từng hoạt động. Kiểm toán việc tuân thủ các cam kết hay hợp đồng: Trong trường hợp này, các điều kiện hợp đồng hay cam kết sẽ được coi là cơ sở để đánh giá mức độ tuân thủ của đơn vị hay bộ phận được kiểm toán. ACC506_Bai 1_v1.0010110228 11
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Kiểm toán tuân thủ thường được kiểm toán nội bộ thực hiện kết hợp với các loại hình kiểm toán khác. Do đó, đặc trưng của kiểm toán tuân thủ trong từng cuộc kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi loại hình kiểm toán mà nó kết hợp. 1.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Sẽ không tồn tại một cách thức tổ chức bộ máy KTNB hiệu quả duy nhất. Cách thức tổ chức bộ máy KTNB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tổ chức bộ máy KTNB tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng thời kỳ, phạm vi hoạt động, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, yêu cầu về pháp lý. 1.3.1.1. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo phạm vi hoạt động của KTNB Có hai mô hình cơ bản để tổ chức KTNB: Tập trung và phân tán. Mô hình tập trung: Thường được hiểu là chỉ tổ chức KTNB tại bộ máy hoạt động cấp cao như công ty mẹ hoặc tại văn phòng điều hành của tổng công ty hay tập đoàn mà không tổ chức KTNB tại các đơn vị thành viên cấp dưới. Mô hình này đòi hỏi các KTV của văn phòng điều hành hay công ty mẹ phải thường xuyên di chuyển đến các doanh nghiệp thành viên khác nhau, địa điểm khác nhau để thực hiện kiểm toán. Mô hình phân tán: KTNB được thành lập ở cả công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Về mặt lý thuyết, tổ chức KTNB theo cách này có thể thực hiện được tuy nhiên trong thực tế tính khả thi thường không cao. Mô hình này bị giới hạn bởi chi phí kiểm toán, số lượng KTV, kiểm soát hoạt động kiểm toán... Thực ra, hai cách thức trên chỉ là xu hướng tổ chức. Vì vậy, công ty, tổng công ty hay các tập đoàn có thể tổ chức theo cách thức hỗn hợp. 1.3.1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ dựa trên quy mô của bộ phận kiểm toán Có thể lựa chọn hai mô hình sau: Bộ phận KTNB hoặc giám định viên kế toán. Bộ phận KTNB Bộ phận có thể gọi là ban (hay phòng) KTNB có số lượng lớn các KTVNB. KTNB được tổ chức theo hình thức này sẽ có số lượng và cơ cấu thành viên phụ thuộc vào quy mô của đơn vị, nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể. Bộ phận KTNB có thể thực hiện các công việc do hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán hoặc do tổng giám đốc giao cho. Khi tổ chức KTNB theo mô hình này, bộ phận KTNB còn có thể được giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện quy chế KTNB; thực hiện kiểm toán theo quy chế. Ưu điểm của hình thức tổ chức này là phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động với phạm vi rộng, đa ngành, quá trình phân cấp quản lý phức tạp. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi chi phí vận hành cho bộ phận KTNB lớn, và thường được nhà quản lý cân nhắc rất nhiều khi so sánh với hình thức tổ chức thứ hai là giám định viên kế toán. Giám định viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước Giám định viên kế toán là các kiểm toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ, có đăng ký hành nghề và được thuê làm KTNB tại doanh nghiệp. Thậm chí ở một số nước trong 12 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp nhà nước KTNB có thể được thực hiện bởi các giám sát viên nhà nước và các giám sát viên này có thể được biên chế trong bộ máy kiểm toán nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu, mỗi giám định viên kế toán phải như một từ điển sống với vốn kiến thức chuyên sâu về tài chính kế toán, kiến thức pháp luật và kiến thức quản trị. Giám định viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước là mô hình tổ chức được vận dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thành viên quy mô nhỏ của tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước chi phối và các doanh nghiệp hoạt động đơn ngành. Mô hình này phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi. Tuy nhiên, do công việc KTNB cũng do một số ít chuyên gia có trình độ đảm nhiệm nên cần chú trọng đảm bảo tính khách quan trung thực của kiểm toán viên bằng các biện pháp bổ sung như kiểm tra chéo, hoán đổi vị trí công tác định kỳ hoặc duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB. 1.3.1.3. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo cấu trúc tổ chức Bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo các cách tiếp cận sau: Dựa trên cơ sở các loại kiểm toán hay lĩnh vực kiểm toán, dựa trên cơ sở sự thích hợp với cơ cấu tổ chức của công ty, theo lĩnh vực địa lý, theo cách kết hợp những phương pháp đã đề cập trước đó với những nhân viên chủ chốt. Các cách thức tiếp cận này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp theo mức độ cần thiết. Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc/Tổng giám đốc Bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo từng loại hình KTNB. Theo quan điểm của kiểm toán hiện đại, một bộ phận kiểm toán có thể được chia theo từng loại hình kiểm toán và có thể chia nhỏ các lĩnh vực đó để phân cấp tiếp. Chung nhất, KTNB hiện đại thường chia thành ba loại hình kiểm toán khi bố trí bộ máy tổ chức là kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán hệ thống thông tin. Ngoài ra theo yêu cầu quản lý đặc biệt của từng doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận kiểm toán đặc biệt (Sơ đồ 1.2). Cách thức tổ chức theo loại hình kiểm toán dựa trên logic rất thực tế là mỗi kiểm toán viên sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu họ được giao trách nhiệm thẩm tra cho một loại lĩnh vực kiểm toán riêng biệt. Ưu điểm lớn nhất của cách thức tổ chức này là tạo ra sự chuyên môn hóa trong công việc, những vấn đề riêng biệt của công ty có thể được nghiên cứu sâu hơn và chuyên môn đặc biệt có thể được triển khai khi bàn đến. Nhược điểm lớn nhất là ACC506_Bai 1_v1.0010110228 13
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ sự trùng lặp công việc kiểm toán. Khi thực hiện theo lĩnh vực kiểm toán, chi phí đi lại của KTV sẽ tăng lên, thời gian sẽ bị mất nhiều hơn. Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán Tổ chức KTNB theo cấu trúc song song với khối chức năng Trong các đơn vị có qui mô hoạt động lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng thì một cách làm rất thực tế là giao trách nhiệm KTVNB theo những lĩnh vực hoạt động riêng biệt theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tổng công ty hay tập đoàn. Các nhóm KTVNB có thể được giao kiểm toán theo từng "khối chức năng" trong tổ chức của doanh nghiệp như khối thực hiện chức năng kinh doanh, khối thực hiện chức năng nhân sự... Tổ chức bộ máy KTNB theo cách thức này có thể được khái quát theo sơ đồ 1.3 như sau: Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh nghiệp Cũng tương tự như cách thức tổ chức trên, lợi ích lớn nhất của cách thức này là tạo ra tính chuyên môn hóa trong công việc, các KTV có kiến thức sâu hơn về hoạt động của đối tượng được kiểm toán và có cơ sở để phát triển chuyên môn kể cả trong những lĩnh vực đặc biệt. KTV có cơ hội phát triển mối quan hệ với các cấp quản lý, tăng cường khả năng trao đổi thông tin trong ngành hay trong khối chức năng mà KTV phụ trách. 14 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ Tuy nhiên, cách thức tổ chức này cũng có những nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc kiểm toán, tăng chi phí đi lại và làm lãng phí thời gian. Ngoài ra, KTV chỉ có những phán xét dựa trên công việc của anh ta đối với "khối chức năng" mà không có sự đánh giá tác động qua lại giữa các khối chức năng. KTV cũng không có cái nhìn tổng quan do đó có những vấn đề KTV đánh giá là rất trọng yếu cũng có thể trở thành một vấn đề chỉ tương đối trọng yếu nếu anh ta có thêm thông tin từ các KTV thực hiện kiểm toán khối chức năng khác. Tổ chức KTNB theo khu vực địa lý hoạt động Trong cách tiếp cận theo khu vực địa lý, tất cả các hoạt động của công ty ở một khu vực địa lý nhất định được giao cho một KTVNB riêng biệt hoặc một nhóm KTVNB. Khi sắp xếp tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực địa lý có thể kết hợp với cách thức tổ chức theo lĩnh vực kiểm toán như mô hình thứ nhất hoặc có thể kết hợp với cách thức tổ chức theo chức năng song song với tổ chức bộ máy của doanh nghiệp như mô hình thứ hai. Mô hình tổ chức KTNB theo khu vực địa lý được mô tả theo sơ đồ 1.4: Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực địa lý Ưu điểm và nhược điểm của loại tiếp cận theo khu vực địa lý này được phân tích rõ qua hai mô hình trên. Đổi lại, đây là cách tiếp cận được đánh giá là tốt nhất và là loại tiếp cận được sử dụng nhiều nhất trong thực tế. Tổ chức KTNB sử dụng nhân viên kiểm toán ở văn phòng điều hành trung tâm Theo cách tiếp cận này, KTNB có thể được tổ chức theo một trong ba mô hình trên nhưng được kết hợp với một vài tổ chức ở văn phòng điều hành trung tâm của tổng công ty hay tập đoàn. Cách thức này chỉ có thể được thực hiện khi mô hình tập đoàn được tổ chức theo mô hình có tổ chức văn phòng điều hành tại công ty mẹ của tập đoàn hoặc tại tổng công ty. Cách thức tổ chức này sẽ đòi hỏi có sự hỗ trợ ACC506_Bai 1_v1.0010110228 15
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ về mặt hành chính tại văn phòng điều hành trung tâm. Có thể nhận thấy cách thức tổ chức này theo xu hướng tập trung nhiều hơn là xu hướng phân tán. Mô hình linh hoạt, sử dụng các nhân viên kiểm toán đặc biệt hoặc các nhân viên kiểm toán không chính thức Đây có thể coi là mô hình “hoạt động linh hoạt“ của KTNB. Đôi khi trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp có những phần việc liên quan đến chuyên môn đặc biệt. Các KTV không phải lúc nào cũng am hiểu tường tận về tất cả các lĩnh vực. Do đó, bộ phận KTNB trên văn phòng trung tâm có thể có những chuyên gia thực hiện những lĩnh vực đặc biệt. Họ có thể là các chuyên gia máy tính, các chuyên gia kỹ thuật và không nhất thiết phải là các KTV. Trong một số trường hợp, những người này không phải là nhân viên chính thức của đơn vị mà có thể làm theo từng hợp đồng riêng biệt. Khi sử dụng những nhân viên này, cần có sự đảm bảo hợp lý về trình độ chuyên môn và tính độc lập của họ. 1.3.2. Kiểm toán viên nội bộ Kiểm toán viên nội bộ là những người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trong các doanh nghiệp. Kiểm toán viên nội bộ có thể là các kế toán viên giỏi, các kỹ thuật viên, nhà quản lý có kinh nghiệm. Họ không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán như kiểm toán viên độc lập nhưng lại có những đòi hỏi riêng biệt so với các loại hình kiểm toán khác: KTVNB là những cán bộ làm công việc chuyên môn nên có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến chuyên môn của họ. Điều đó đặt ra yêu cầu cần ít sự chỉ đạo trực tiếp mà cần nhiều sự định hướng hơn. KTVNB được mọi người trong tổ chức biết đến nhiều hơn những người khác một cách tương đối, vì thế cần thấy rằng họ có trách nhiệm đặc biệt phải hành động như một hình mẫu và một chuẩn mực trong quan hệ nhân sự. Trong quan hệ nội bộ phòng ban, KTVNB cần nhận thức rằng, anh ta có khó khăn nội thân do sự định kiến. Những bộ phận, đơn vị thành viên luôn cho rằng kiểm toán nội bộ kiểm soát hoạt động của mình. Mục tiêu thường xuyên của KTVNB là thay đổi định kiến đó trong phạm vi cho phép của trách nhiệm mà anh ta được trực tiếp giao phó theo hướng kiểm toán nội bộ là sự trợ giúp hoạt động đối với đơn vị được kiểm toán. Nhân viên trong các phòng ban khác cần luôn được bồi dưỡng thích hợp để nâng cao nhận thức về công việc KTNB và KTVNB. Điều đó làm cho KTVNB có được đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ nhận được sự hậu thuẫn khi tiếp xúc với người được kiểm toán. Phạm vi công việc của KTVNB không được hạn chế vì bất kỳ lý do gì. KTVNB phải được toàn quyền tiếp cận sổ sách kế toán và các sổ sách có liên quan. 16 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ KTVNB phải luôn đảm bảo được tính độc lập trong quá trình thực hành kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán bất cứ lĩnh vực nào mà trước đây kiểm toán giữ trách nhiệm quản lý. 1.3.3. Tổ chức hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Năm 1941, Viện Kiểm toán viên nội bộ - IIA (Institute of Internal Auditors) được thành lập tại New York làm cơ sở cho việc hình thành các tổ chức hiệp hội kiểm toán viên nội bộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiệp hội kiểm toán viên nội bộ đầu tiên được công nhận lại xuất hiện ở Pháp năm 1965. Hiệp hội này sau đó trở thành Viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm toán viên nội bộ vào năm 1973 (IFAC). Theo đó, hiệp hội kiểm toán viên nội bộ tại nhiều nước cũng được hình thành và phát triển như ở Anh, Úc, Canada… 1.3.4. Chuẩn mực thực hành cho kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp Viện Kiểm toán viên nội bộ của Mỹ đã đưa ra các chuẩn mực thực hành cho kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp. Chuẩn mực này được rất nhiều nước áp dụng trong quá trình thực hành kiểm toán nội bộ. Chuẩn mực này là tiêu chuẩn để thực hành và đánh giá hoạt động của kiểm toán nội bộ, nó không chỉ là hành lang pháp lý mà còn là thước đo chất lượng công việc của kiểm toán nội bộ. Các chuẩn mực này gồm 5 chuẩn mực chung: Nguyên tắc độc lập; Trình độ chuyên môn bộ phận kiểm toán nội bộ; Phạm vi công việc; Quá trình thực hiện công việc kiểm toán và Quản lý hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ. Trong mỗi chuẩn mực chung có các chuẩn mực cụ thể. Chuẩn mực về nguyên tắc độc lập Bao gồm hai chuẩn mực cụ thể: Cơ cấu tổ chức và Thái độ khách quan. Chuẩn mực về trình độ chuyên môn bộ phận kiểm toán nội bộ Bao gồm tám chuẩn mực: Nhân viên; Kiến thức, kỹ năng và kỷ luật của phòng kiểm toán nội bộ; Giám sát kiểm toán viên nội bộ; Tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức; Kiến thức, kỹ năng và kỷ luật của kiểm toán viên nội bộ; Quan hệ cá nhân và giao tiếp; Đào tạo liên tục; Sự chuyên tâm nghề nghiệp. Chuẩn mực phạm vi công việc Bao gồm năm chuẩn mực cụ thể: Mức độ tin cậy và trung thực của thông tin; Tuân thủ chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; Bảo vệ tài sản; Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực; Hoàn thành các mục tiêu và mục đích được thiết lập đối với các nghiệp vụ kế hoạch cụ thể. Chuẩn mực quá trình thực hiện công việc kiểm toán Bao gồm bốn chuẩn mực cụ thể: Lập kế hoạch kiểm toán; Kiểm tra đánh giá thông tin; Thuyết minh kết quả thu được; Các biện pháp thực hiện tiếp theo. Chuẩn mực về quản lý hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ Bao gồm sáu chuẩn mực cụ thể: Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm; Lập kế hoạch thực hiện; Chính sách và thủ tục; Quản lý và phát triển nguồn nhân lực; Các kiểm toán viên độc lập; Đảm bảo chất lượng kiểm toán. ACC506_Bai 1_v1.0010110228 17
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ 1.4. Lịch sử phát triển của kiểm toán nội bộ 1.4.1. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới Hoạt động KTNB được hình thành và phát triển trước tiên ở Mỹ, sau này mới phát triển sang các khu vực khác trên thế giới. KTNB xuất hiện từ khá sớm, một số trường hợp của KTNB đã được thực hiện từ trước năm 1900. Ban đầu trong doanh nghiệp KTNB mới chỉ dừng ở mức hoạt động tự kiểm tra của các cá nhân với chính hoạt động của mình. Sau đó, hoạt động KTNB được mở rộng hơn nữa với việc kiểm tra đánh giá hoạt động của một người khác có liên quan. Trong một doanh nghiệp dù có quy mô nhỏ, người chủ sở hữu hay người quản lý cùng với tất cả nhân viên đều đang thực hiện việc kiểm tra đánh giá lại các công việc đã hoàn thành. Tính đa dạng cùng mức độ phức tạp của các nghiệp vụ ngày càng tăng dẫn đến có rất nhiều khó khăn cho nhà quản lý khi trực tiếp kiểm tra độ tin cậy của thông tin, mức độ tuân thủ pháp luật và quy định trong thực hiện nghiệp vụ, tính hiệu quả của các hoạt động. Các doanh nghiệp ngành đường sắt của Mỹ được coi là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong áp dụng KTNB và KTNB được mở rộng sang các lĩnh vực khác của quản lý vào những năm 50 của thế kỷ XX. Các nhà quản lý cao cấp của các doanh nghiệp này cần có sự bảo đảm là các nhà ga trên toàn liên bang đều phản ánh đúng thu chi. Chỉ có KTVNB mới có thể làm được điều này vì họ hiểu rõ cơ chế thu chi của ngành đường sắt trong khi các KTV bên ngoài không thể thực hiện được một cách đầy đủ vì họ tiến hành kiểm toán cho từng đơn vị riêng lẻ. KTNB xuất hiện đóng vai trò là sự trợ giúp trong kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả hoạt động, đánh giá tính hiệu lực của các quy định trong doanh nghiệp. Trong tất cả các hoạt động KTNB kể cả ở giai đoạn đầu tiên có thể thấy rõ KTNB được thực hiện với tư cách là một chức năng của quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý. Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, KTNB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính kế toán với chức năng quan trọng nhất là phát hiện các sai phạm. Với chức năng này, KTVNB đóng vai trò là người giám sát hay kiểm tra viên về tài chính. Trên phạm vi rộng hơn, KTNB được sử dụng chủ yếu như một hoạt động hỗ trợ của ngoại kiểm nhằm giảm bớt công việc và chi phí cho hoạt động ngoại kiểm. Như vậy, quan điểm về KTNB giai đoạn này tương đối đơn giản, KTNB được coi là hoạt động nhằm thực hiện chức năng của kiểm tra kế toán. Kiểm tra kế toán là một thuộc tính cố hữu, một chức năng của kế toán. Do đó, quan điểm này không còn phù hợp khi yêu cầu quản lý thay đổi và làm mất đi tính độc lập của KTNB. Môi trường kinh doanh thay đổi, các hoạt động càng phức tạp và đa dạng dẫn đến đòi hỏi phải đánh giá từng loại hoạt động trên nhiều khía cạnh khác nhau. Ngoài việc đánh giá đến tính trung thực và hợp pháp của thông tin, xem xét và phát hiện các sai phạm, 18 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ nhà quản lý cần quan tâm đến tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của từng hoạt động, tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện hoạt động. Điều này dẫn đến xu hướng chuyển hoạt động của KTNB hướng đến hoạt động quản lý nhiều hơn đặc biệt là hoạt động KTNB đã hướng đến cả các lĩnh vực phi tài chính. Năm 1941, Viện Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditor - IIA) được thành lập đánh dấu một bước phát triển của hoạt động KTNB, đây được coi là sự xác lập chính thức hoạt động KTNB. Tuy nhiên việc đưa ra định nghĩa về KTNB làm cơ sở phát triển hoạt động KTNB có độ trễ tương đối. Mãi đến tháng 6 năm 1978 Chuẩn mực Thực hành Kiểm toán chuyên nghiệp cho KTVNB (Standard of Professional Practice of Internal Auditing) mới được IIA ban hành. 1.4.2. Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam Ngày 12/11/1996 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 73-TC/TCDN hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán doanh nghiệp nhà nước. Thông tư này quy định "Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán của KTNB hoặc kiểm toán độc lập". Theo hướng dẫn trên, các tổng công ty nhà nước đã thực hiện kiểm tra kế toán và thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán. Hoạt động tự kiểm tra kế toán trong nội bộ tổng công ty chỉ mới là hình thức sơ khai ban đầu của KTNB. Một số tổng công ty đã thực hiện việc kiểm tra này trên diện rộng với hầu hết các đơn vị thành viên như Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam), Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam). Nhằm tăng cường quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng từ ngày 01/01/1998 theo Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997. Đây được coi là mốc thời gian đánh dấu sự xuất hiện chính thức về mặt pháp lý của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam. Sau đó, Bộ Tài chính ban hành thêm Thông tư 52/1998-TT-BTC hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước và sau này Thông tư này được thay thế bằng Thông tư 171/1998-TT-BTC ngày 22/12/1998. Theo hướng dẫn trong các văn bản pháp lý trên, nhiều công ty, tổng công ty nhà nước đã hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ. Sau một thời gian đi vào hoạt động, các tổng công ty tiếp tục hoàn thiện văn bản về tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ cho KTNB bằng hệ thống Quy chế kiểm toán nội bộ. Thực tế hoạt động của KTNB tại các tổng công ty, công ty nhà nước cho thấy, mặc dù KTNB đã được hình thành và phát triển nhưng mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động rất khác nhau. Sự đa dạng trong loại hình hoạt động thể hiện tính tự nguyện trong tổ chức KTNB nhiều hơn. ACC506_Bai 1_v1.0010110228 19
- Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Tóm lại, kiểm toán nội bộ đang là một xu hướng phát triển của kiểm toán hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam. Mặc dù vậy, kiểm toán nội bộ ở Việt Nam cũng còn nhiều điểm cần hoàn thiện để hướng tới phát triển kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp như hệ thống pháp lý, nâng cao chất lượng và số lượng nhân sự cho kiểm toán nội bộ. Trong bài mở đầu của môn học này, chúng ta đã xem xét các khái niệm về kiểm toán nội bộ từ đó hiểu được bản chất của kiểm toán nội bộ, các đặc trưng cơ bản của kiểm toán nội bộ, nội dung của kiểm toán nội bộ, tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo các phương thức khác nhau và lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ. Bài học đã cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng quan về kiểm toán nội bộ để từ đó giúp bạn có cơ sở nghiên cứu và xem xét mối liên hệ giữa kiểm toán nội bộ với các loại hình kiểm toán khác trong hệ thống kiểm toán, đánh giá ban đầu về việc tổ chức kiểm toán nội bộ hiện nay ở Việt Nam. 20 ACC506_Bai 1_v1.0010110228
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng kiểm toán nội bộ
63 p | 2048 | 1007
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Chương 3 - Trần Thị Giang Tân
41 p | 426 | 72
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền
7 p | 308 | 44
-
Bài giảng Kiểm toán đại cương: Chương 2 - Nguyễn Thị Thanh Hương
44 p | 178 | 30
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 114 | 21
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 149 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 123 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 2 - ĐH Thương Mại
0 p | 246 | 16
-
Bài giảng Kiểm toán: Chương 6 - ĐH Kinh tế
37 p | 101 | 16
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ: Chương 5 - ĐH Thương Mại
0 p | 82 | 13
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ (Đại học Kinh tế TP. HCM)
40 p | 70 | 9
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Chương 4 - Trần Phan Khánh Trang
12 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ
47 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ khu vực công
23 p | 41 | 4
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 3: Thiết kế kiểm soát nội bộ các chu trình chủ yếu trong đơn vị
45 p | 18 | 4
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ
14 p | 41 | 3
-
Đổi mới nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ theo hướng tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
6 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn