Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia
lượt xem 7
download
"Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia" gồm 3 nội dung đó là môi trường chính trị - pháp luật; môi trường kinh tế; môi trường văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia BÀI 2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin. 4. Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Như các bạn đã biết, các hoạt động của doanh nghiệp không bao giờ tách rời được môi trường kinh doanh. Hay nói một cách khác, môi trường kinh doanh sẽ thường xuyên tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo cả chiều hướng mang lại thuận lợi cũng như thách thức. Việc nghiên cứu môi trường xung quanh tìm ra những cơ hội và né tránh các nguy cơ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình. Môi trường kinh doanh được hiểu là tất cả các yếu tố bao quanh và tác động đến quá trình phát triển, hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ở bất kỳ một quốc gia nào đều sẽ phải chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh của quốc gia đó. Môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia bao gồm nhiều yếu tố và thường được phân thành ba môi trường chính: Môi trường chính trị - phát luật; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa. Kết cấu của bài 2 cũng sẽ được thiết kế dựa trên 3 môi trường chính, đó là: 2.1. Môi trường chính trị - pháp luật 2.2. Môi trường kinh tế 2.3. Môi trường văn hóa IBS101_Bai2_v1.0013110214 25
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Mục tiêu Nhận biết được các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia. Hiểu được các tác động của môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật và văn hóa đến hoạt động KDQT của doanh nghiệp. Nhận biết được các rủi ro chính trị cũng như có biện pháp phòng tránh những rủi ro này. Đánh giá được mức độ phát triển của từng nền kinh tế. Thấy được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa tác động đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Phát hiện được các vấn đề cần quan tâm thuộc môi trường kinh doanh quốc gia khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động KDQT. 26 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Tình huống dẫn nhập THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÔNG VIÊN DISNEYLAND Tại sao Disneyland Paris lại gặp vấn đề giảm lượng khách và doanh thu trong khi Disneyland ở Tokyo lại có số lượt khách tăng đều và trở thành công viên có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống Disney. Các chuyên gia đã từng dự đoán rằng Công viên Tokyo Disney sẽ đạt được số lượng khách lớn nhất ngay năm đầu tiên và sau đó sẽ giảm dần. Điều này đã không đúng khi trên thực tế số lượng khách đến Tokyo Disney luôn tăng lên đều đặn. Điều tạo nên thành công này được biết đến là vị trí đặt công viên ở ngay trong khu đô thị với hơn 30 triệu dân, tuy nhiên việc thích nghi văn hóa địa phương mới được cho là nguyên nhân chính đem lại thành công của công viên Tokyo Disney. Một số người nói rằng Tập đoàn Walt Disney đã viết một chương mới vào trong lịch sử xã hội của Nhật Bản khi đã phổ biến văn hóa du ngoại gia đình. Lượng khách của của công viên hiện nay chiếm phân nửa là khách hàng gia đình. Một giám đốc điều hành của Disney nói rằng: “Trước đây, thư giãn không phải luôn luôn là một phần trong lối sống của người Nhật. Các ông bố thường coi việc đi chơi cùng gia đình là một nghĩa vụ”. Những tổn thất ở Disneyland Paris gặp phải xuất phát từ tổng chi phí và lãi suất cao, nguyên nhân chủ yếu khác nữa là những sai lầm về văn hóa. Để trang trải cho khoản chi phí 4 tỷ đô của dự án, Disney đã chi ra 170 triệu USD để nắm giữ 49% cổ phần, các cổ đông thường nắm giữ 1 tỷ đô tương đương với 51% cổ phần. Để bù đắp 2.9 tỷ đô còn thiếu, Disney đã đi vay với lãi suất lên đến 11%. Ban quản trị Disney đã hy vọng cắt giảm khoản nợ đó bằng việc kinh doanh 6 khách sạn lớn mà nó đã xây dựng trước đó, nhưng với mức giá 340 đô một đêm, các khách sạn này chỉ duy trì được nửa số phòng kín khách. Hơn nữa, khách không ở lại lâu hoặc chi tiều nhiều như Disney đã dự tính. Các giám đốc điều hành Disney đã tin tưởng, mặc dù không hề đúng, rằng họ có thể thay đổi thái độ của người Pháp là họ chỉ muốn một kỳ nghỉ dài vào tháng tám mà không muốn cho con nghỉ học trong suốt năm học – như người Mỹ thường làm, hoặc không muốn có thêm các kỳ nghỉ ngắn trong suốt năm học. Nếu điều này xảy ra sẽ giúp cho Disney ở châu Âu giữ được doanh thu ổn định, với số lượng khách cao trong cả năm hơn là việc chỉ trong một tháng. Giá vé cao là lý do khiến cho du khách không hứng thú nhiều với công viên Disneyland. Sau gần 2 năm, Disney mới giảm giá vé của mình. Ngoài ra, một lý do khác khiến cho số lượng khách của Disney không được như mong muốn là một vấn đề liên quan đến văn hóa về bữa ăn sáng. Một sự thật hiển nhiên là một quyết định đáng giá hàng triệu đô lại chỉ được dựa trên những gì họ nghe kể mà không dựa vào những cuộc điều tra nghiên cứu. Một giám đốc điều hành nói rằng: “Chúng tôi được nghe kể rằng “Người dân châu Âu không dùng bữa sáng, nên chúng tôi đã cắt giảm số lượng các nhà hàng”. Tuy nhiên, khi công viên đi vào hoạt động, họ thấy rằng, người dân ở đây đều muốn dùng bữa sáng ở đây, và họ không thích bánh sừng bò và cà phê, họ muốn có thịt xông khói và trứng. Disney đã cố gắng phục vụ 2.500 suất ăn sáng trong nhà hàng của khách sạn với sức chứa 350 người. Để đáp ứng nhu cầu của người dân Pháp, những vị khách nổi tiếng về độ IBS101_Bai2_v1.0013110214 27
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia sành ăn trên toàn thế giới, Disney đã thực hiện giải pháp đóng gói và chuyển bữa ăn sáng đến tận các phòng trong khách sạn. Sau năm 1995, Disneyland Paris bắt tay vào khắc phục những sai lầm mắc phải về văn hóa và tài chính. Họ đã cắt giảm 22% giá vé vào cửa và giá khách sạn giảm 1/3. Thay vì những nhà hàng có chỗ ngồi đắt đỏ mà Disney đã sai lầm tin tưởng rằng tất cả những khách hàng Châu Âu đều thích, là các nhà hàng tự phục vụ cung cấp đồ ăn nhanh giá rẻ. Công viên Disney Paris đã thay thế chiến lược quảng bá Disney chung cho toàn bộ thị trường Châu Âu như thể nó là một quốc gia bằng việc mở văn phòng đặt tại tất cả các thủ đô chính của Châu Âu, và mỗi văn phòng sẽ thay đổi tạo ra những gói tour du lịch cho phù hợp vớp thị trường của mình. Vào năm 1998, Disneyland Paris đã trở thành địa điểm du lịch lớn nhất nước Pháp. Disney cũng tiếp tục xây dựng các chi nhánh ở Châu Á. Công viên thứ hai được đặt ngay gần Tokyo với cái tên DinseySea mở của vào năm 2001. Tại Trung Quốc, Disney vừa khai trường công viên Disneyland Hồng Kông. Lại một lần nữa, ngay từ ban đầu Disney đã gặp thất bại với số lượng du khách thấp và không đáp ứng được nhu cầu của người dân bản địa. Disney đã phải đưa ra một chiến lược marketing mới và có sự thay đổi rất nhiều về thiết kế bên trong công viên, như việc thiết lập nhiều ghế ngồi hơn bởi vì trung bình một người Trung Quốc có thói quen dùng bữa lâu hơn người Mỹ khoảng 10 phút. Ban quản trị đã tiến hành các bước để nhận ra rằng những khách hàng nói tiếng Trung không nghe các hướng dẫn bằng tiếng anh. Disney dự định sẽ xây dựng thêm một công viên thứ 2 tại Trung Quốc được đặt tại Thượng Hải, sẽ được mở cửa vào năm 2010, công viên này sẽ có sức chứa gấp 4 lần công viên Disney Hong Kong. 1. Tại sao Disneyland Paris lại gặp thất bại? 2. Disneyland Paris đã làm gì để tăng lượng khách và doanh số? 3. Disneyland đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì khi tiến hành xâm nhập thị trường châu Á? Để trả lời những vấn đề đặt ra ở đây, chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu những lý luận chung về các môi trường trong môi trường kinh doanh quốc gia: Nó là gì? Nó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào? 28 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.1. Môi trường chính trị - pháp luật 2.1.1. Các hệ thống chính trị trên thế giới 2.1.1.1. Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết. Chẳng hạn hệ thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là thủ tướng được bầu cử bới Quốc hội và Chính phủ được điều hành bởi nội các bao gồm các Bộ trưởng. 2.1.1.2. Phân loại hệ thống chính trị Chế độ dân chủ: Chế độ dân chủ là hệ thống chính trị mà ở đó những người đứng đầu chính phủ được bầu cử trực tiếp bởi người dân hoặc những đại cử tri. Với những cản trở như dân số quá đông, sự xa cách về không gian cũng như thời gian mà khả năng tham gia của người dân vào chính trị bị hạn chế, cho nên nền dân chủ “thuần túy” chỉ là lý tưởng. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã lựa chọn một nền dân chủ đại nghị, có nghĩa là những công dân giới thiệu những cá nhân đại diện cho họ để thực hiện những quan điểm chính trị cũng như nhu cầu về chính trị của họ. Tất cả những nền dân chủ đại nghị thỏa mãn 5 quyền tự quyết: Quyền phát ngôn: Quyền tự do phát ngôn cho phép người ta có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do và không sợ bị trừng phạt; Bầu cử theo nhiệm kỳ: Mỗi người được bầu ra phục vụ trong một thời gian nhất định; Quyền của các dân tộc thiểu số: Nền dân chủ cố gắng duy trì hòa bình giữa các nhóm người khác nhau về văn hóa, tôn giáo và màu da; Quyền sở hữu và quyền công dân: Quyền sở hữu là những đặc quyền và trách nhiệm về tài sản. Quyền công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do chính trị, quyền được đối xử công bằng; Quyền tự quyết: là một quyền của chính phủ thực thi những đạo luật đã được thông qua. Chế độ chuyên chế Trong chế độ chuyên chế, cá nhân thống trị xã hội mà không cần sự ủng hộ của dân chúng. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của dân chúng và những người đứng đầu chế độ loại trừ mọi quan điểm đối lập. Chính quyền của chế độ chuyên chế có xu hướng chia thành 3 điểm: Có quyền lực thông qua áp đặt: Một cá nhân hoặc tổ chức tạo dựng hệ thống chính trị mà không cần sự chấp thuận tuyệt đối của người dân. Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp: Họ hạn chế, lạm dụng, loại bỏ ngay lập tức những định chế quyền tự do ngôn luận, bầu cử định kỳ, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm của công dân và quyền của các dân tộc thiểu số. Sự tham gia hạn chế: Những người làm chính trị được giới hạn hoặc trong những đảng hoặc thông qua áp đặt. IBS101_Bai2_v1.0013110214 29
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.1.1.3. Rủi ro chính trị Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị - cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản xuất, hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước. Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những nguyên nhân sau: Sự lãnh đạo chính trị yếu kém; Chính quyền bị thay đổi thường xuyên; Sự dính lúi đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội; Hệ thống chính trị không ổn định; Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số; Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia. Rủi ro chính trị có thể được phân thành nhiều loại dưới các góc độ tiếp cận khác nhau Nếu căn cứ vào phạm vi tác động có thể phân rủi ro chính trị thành 2 loại cơ bản sau: Rủi ro vĩ mô: đe dọa đến tất cả các doanh nghiệp không trừ một ngành nào. Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp cả doanh nghiệp trong và ngoài nước; Rủi ro vi mô: là loại hình rủi ro chính trị chỉ tác động đến những công ty trong một ngành nào đó. Nếu căn cứ vào hình thức biểu hiện, rủi ro chính trị được phân thành 5 dạng thức chính sau: Xung đột và bạo lực: Xung đột và bạo lực xảy ra có thể gây cản trở mạnh mẽ đến đầu tư của các công ty, làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, gặp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu và thiết bị, gây cản trở việc tuyển dụng lao động. Xung đột và bạo lực có thể xảy ra ở nhiều cấp độ có thể là xung đột giữa người dân và chính phủ, giữa các chính phủ ở các quốc gia hay giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Khủng bố và bắt cóc: Bắt cóc và các cuộc khủng bố là phương tiện để các thế lực khẳng định vị thế chính trị. Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay đổi thông qua việc gây ra những cái chết và tàn phá tài sản một cách bất ngờ và không lường trước được. Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố. Các hãng kinh doanh nước ngoài lớn là mục tiêu chính bởi vì nhũng người làm việc ở đây khá “nặng túi” và có thể trả những khoản chuộc hậu hĩnh. Chiếm đoạt tài sản: Đôi khi một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của công ty trên lãnh thổ của họ. Sự chiến đoạt diễn ra dưới ba hình thức: Tịch thu, Sung công, Quốc hữu hóa. o Tịch thu: là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ mà không có sự đền bù nào cả. o Sung công: là quá trình chuyển tài sản của tư nhân vào tay chính phủ nhưng được đền bù. 30 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia o Quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa phổ biến hơn sung công và tịch thu. Trong khi sung công áp dụng đối với một hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thì quốc hữu hóa diễn ra đối với toàn bộ ngành. Quốc hữu hóa là việc chính phủ đứng ra đảm nhiệm cả một ngành. Sự thay đổi các chính sách: sự thay đổi chính sách của chính phủ cũng có thể là do nguyên nhân mất ổn định xã hội hoặc là do có sự tham gia của các chính đảng mới. Những yêu cầu của địa phương: Các yêu cầu của địa phương có thể gây bất lợi cho sự tồn tại của doanh nghiệp trong dài hạn. Đặc biệt, họ có thể gây ra hai điểm bất lợi đối với các công ty kinh doanh quốc tế là: (1) Yêu cầu phải tuyển dụng những nhân công địa phương của họ có thể làm cho các công ty này thiếu những người làm việc có đủ trình độ; (2) Yêu cầu các công ty sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguyên, nhiên vật liệu của địa phương dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng giảm sút hoặc cả hai. Bên cạnh kiểm soát và dự đoán những khả năng thay đổi chính trị, các công ty quốc tế phải cố gắng quản lý được rủi ro chính trị mà những rủi ro này đe dọa đến hoạt động hiện tại cũng như tương lai của công ty. Có 5 phương pháp quản lý rủi ro chính trị đó là: Né tránh: Né tránh đơn giản là hạn chế đầu tư vào những nước có nguy cơ rủi ro chính trị cao. Thích nghi: Thích nghi có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh, thường được giúp đỡ của các quan chức địa phương. Các công ty thu nhận rủi ro qua năm chiến lược: vốn nợ và vốn cổ phần của địa phương; định vị; trợ giúp; cộng tác và bảo hiểm. Duy trì mức độ phụ thuộc: Để duy trì mức độ phụ thuộc của nước sở tại vào hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo ba hướng: (i) giải thích cho người dân và các quan chức địa phương tầm quan trọng của họ đối với phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống; (ii) sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ và một phần nguồn lực sẵn có của địa phương; (iii) Nếu công ty đủ mạnh và đủ lớn, công ty có thể nhận được toàn bộ quyền kiểm soát kênh phân phối ở địa phương. Nếu công ty bị đe dọa, nó có thể từ chối cung cấp cho người tiêu dùng địa phương và người mua là các công ty địa phương. Thu thập thông tin: Có hai nguồn dữ liệu cần thiết cho việc dự báo rủi ro chính trị chính xác là: (i) công ty yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị. (ii) công ty có thể thu thập thông tin từ những hãng chuyên cung cấp những dịch vụ về rủi ro chính trị. Những chính sách địa phương: Các nhà quản lý có thể xem xét đến những quy luật và quy định áp dụng trong kinh doanh ở mỗi quốc gia. Hơn nữa, pháp luật ở nhiều quốc gia rất dễ thay đổi, và luật mới ra tiếp tục tác động đến doanh nghiệp. Để những ảnh hưởng của địa phương có lợi cho họ, các nhà quản lý đề nghị những định hướng thay đổi có ảnh hưởng tích cực tới họ. IBS101_Bai2_v1.0013110214 31
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.1.2. Hệ thống pháp luật 2.1.2.1. Các hệ thống pháp luật trên thế giới Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau một chút trong mỗi tình huống. Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh quốc vào thế kỷ thức XVII và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Canada, New Zealand, Mỹ... Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa vào đó mà toàn án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Một hệ thống thông luật phản ánh 3 nhân tố: Nhân tố truyền thống: là lịch sử pháp luật của một quốc gia; Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án; Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể. Luật dân sự: Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật lâu đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định quy tắc bằng văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng. Do tất cả các luật được hệ thống hóa và súc tích, cho nên các nội dung bên trong hợp đồng cần làm rõ các từ hàm ý. Tất cả những quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí về thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn. Thế nhưng luật dân sự có xu hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ. Luật dân sự được áp dụng ở Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước ở trung và nam Châu Phi. Luật mang tính chất tôn giáo: Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền. Có ba luật thần quyền nổi tiếng là Luật Đạo Hồi, đạo Hin-đu và Luật Do Thái. Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải nhạy cảm với niềm tin và văn hóa địa phương. Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà cả tôn giá và văn hóa địa phương. 2.1.2.2. Các vấn đề pháp luật toàn cầu Tiêu chuẩn hóa Bởi vì hệ thống pháp luật khác nhau ở mỗi nước, cho nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở những nơi mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng một điều thuận lợi, hệ thống pháp luật giữa các nước đều có chuẩn mực chung. Mặc dù, hệ thống pháp luật quốc tế không được rõ ràng, nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và 32 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia những vấn đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích việc áp dụng các chuẩn mực. Trong số các tổ chức có Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về thống nhất của các luật tư nhân ở Rome đã đưa ra các quy định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các rào chắn cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống pháp luật của các nước trong hiệp hội. Quyền sở hữu trí tuệ Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ. Nó bao gồm: tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế về máy móc và các bí quyết như công thức làm nước giải khát của hãng Coca-Cola. Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản – nó chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ thu nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép nhằm thu được phí và các quyền lợi khác. Luật quyền tài sản được hình thành để bảo vệ và bồi thường trong trường hợp bị xâm phạm. Hiện nay, các công ty Mỹ và châu Âu đang vận động chính phủ gây áp lực các nước khác thực thi mạnh mẽ các đạo luật bảo vệ tài sản. Cho đến nay, nỗ lực của họ đã được đền đáp. Tổ chức thương mại thế giới WTO đã áp dụng luật bảo vệ trí tuệ. Sự bảo đảm và trách nhiệm đối với sản phẩm Hầu hết các nước đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho các nhà sản xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và các đối tượng khác, gồm cả các nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Tổn thất có thể phải được bồi thường cả bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật hình sự. Thuế Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế thu được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, thuế tiêu dùng. Đạo luật chống độc quyền Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng với mức giá hợp lý. IBS101_Bai2_v1.0013110214 33
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.2. Môi trường kinh tế 2.2.1. Các hệ thống kinh tế 2.2.1.1. Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung Một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế trong đó đất đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia là thuộc sở hữu Nhà nước. Chính phủ thực hiện gần như tất cả các quyết định liên quan tới kinh tế bao gồm: Sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, giá cả của sản phẩm, của lao động và của vốn là như thế nào. Trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Chính phủ được coi là người ra quyết định cao nhất và tốt hơn bất kỳ một nhà kinh doanh hay người tiêu dùng nào trong việc phân bổ các nguồn lực. Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bắt đầu xuất hiện. Các nhà khoa học cho rằng sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung là bởi sự kết hợp của bốn nguyên nhân chính sau đây: Không tạo lập được giá trị kinh tế: các nhà lập kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ít quan tâm tới việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở mức chi phí tối thiểu. Họ không nhận thấy rằng việc tạo ra giá trị kinh tế cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng là cơ sở của sự thành công trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh. Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển: Khi chính phủ sở hữu hầu hết các nguồn lực kinh tế sẽ làm suy giảm những động lực cho việc tối đa hóa lợi ích thu được. Có rất ít động lực để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới… Kết quả là ít hoặc không có tăng trưởng kinh tế và mức sống người lao động luôn bị duy trì trong tình trạng thấp Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn: Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao đáng kinh ngạc của bốn “con rồng” Châu Á (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan) đã thức tỉnh các quốc gia chậm phát triển với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Họ nhận ra rằng, một hệ thống kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng tốt hơn là dựa vào nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Thực tế cho thấy, tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù về mặt nguyên lý, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải nhưng hệ thống này đã không cung cấp đủ ngay cả những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. 34 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.2.1.2. Hệ thống kinh tế hỗn hợp Nền kinh tế hỗn hợp là một hệ thống kinh tế trong đó đất đai nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng hơn giữa quyền sở hữu Chính phủ và tư nhân. Các nền kinh tế hỗn hợp được đặc trưng bởi kết hợp khác nhau giữa thị trường và quản lý kế hoạch tập trung, giữa sở hữu tư nhân và công cộng các nguồn lực của quốc gia. Trên thực tế không có nền kinh tế thuần nhất thị trường hoặc hoàn toàn kế hoạch tập trung. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ sở hữu các nguồn lực kinh tế ít hơn là trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và có xu hướng kiểm soát những lĩnh vực kinh tế được coi là quan trọng đối với sự phát triển bền vững và an ninh quốc gia. Rất nhiều nền kinh tế hỗn hợp duy trì hệ thống phúc lợi để hỗ trợ cho những người thất nghiệp hay cung cấp dịch vụ y tế cho toàn cộng đồng. Mục tiêu của nền kinh tế hỗn hợp là nhằm đạt được mức thất nghiệp thấp, ít đói nghèo, tăng trưởng kinh tế bền vững và phân phối công bằng thông qua những công cụ và chính sách hiệu quả nhất. Những người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp đã chỉ ra rằng trong suốt những năm 90 tốc độ tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế của châu Âu và Hoa Kỳ là gần như ngang nhau. Mặc dù Mỹ đã tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn nhưng bất công bằng trong xã hội cũng tăng thêm. Họ đã cho rằng những nền kinh tế hỗn hợp không nên xóa bỏ những trung tâm phúc lợi xã hội mà nên hiện đại hóa chúng sao cho chúng cũng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế hỗn hợp. Tại Hà Lan, tổ chức công đoàn đã thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, giảm giờ làm, công khai ngân sách, qui định mới về việc làm bán thời gian hay tạm thời, các vấn đề liên quan tới lợi ích xã hội. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp của Hà Lan chỉ có 6,6%, thấp hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào, và trong vòng hai năm gần đây đã tạo được hơn 20.000 việc làm. Nhiều nền kinh tế hỗn hợp đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân sự suy thoái của nền kinh tế hỗn hợp cũng tương tự như đối với nền kế hoạch tập trung. Việc chính phủ sở hữu tài sản dường như là có ít động lực để khuyến khích việc cải tiến và giảm sự lãng phí. Chế độ công hữu sâu rộng có khuynh hướng dẫn tới sự thiếu trách nhiệm trong công việc, giảm năng suất lao động, gia tăng chi phí và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế hỗn hợp, Nhà nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước mà rất nhiều trong số đó hoạt động không hiệu quả. Những tồn tại của nền kinh tế này là mức giá cả và thuế cao, nhưng sức sống lại thấp cũng là những nguyên nhân của sự suy thoái. 2.2.1.3. Hệ thống kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường phần lớn các nguồn lực của quốc gia như đất đai, nhà xưởng là thuộc sở hữu tư nhân, đó là cá nhân hay doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định của nền kinh tế bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, giá cả ra sao được quyết định bởi sự kết hợp của hai thế lực cung và cầu. IBS101_Bai2_v1.0013110214 35
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Cung: Là lực lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp tại một mức giá nhất định. Cầu: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định. Khi cung và cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về giá của hàng hóa hay dịch vụ. Giá cả và nhu cầu tương tác với nhau theo mối quan hệ tỷ lệ nghịch có nghĩa là khi giá giảm thì nhu cầu sẽ có xu hướng tăng và ngược lại. Theo cách này, cung và cầu được điều tiết bởi cơ chế định giá. Canada và Hoa Kỳ là những ví dụ điển hình của nền kinh tế thị trường đương đại. Không phải ngẫu nhiên mà những quốc gia này có nền văn hóa mang định hướng cá nhân. Khi chủ nghĩa cá nhân càng được chú trọng thì càng tạo nên sự dân chủ trong Chính phủ và đương nhiên cũng hỗ trợ kinh tế thị trường phát triển. Đặc điểm của hệ thống kinh tế thị trường Để hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo, một nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có ba điều kiện: tự do lựa chọn, tự do kinh doanh và giá cả linh hoạt. o Tự do lựa chọn cho phép các cá nhân tiếp cận với những lựa chọn mua tùy ý. Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ rất ít hạn chế và áp đặt lên khả năng tự quyết định mua của người tiêu dùng và họ được tự do lựa chọn. o Tự do kinh doanh cho phép các công ty tự quyết định sẽ sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ nào, cạnh tranh trên thị trường nào. Họ được tự do gia nhập vào những ngành nghề kinh doanh khác nhau, lựa chọn những đoạn thị trường và khách hàng mục tiêu, thuê nhân công và quảng cáo sản phẩm của họ. Chính vì thế họ được đảm bảo quyền theo đuổi và mưu cầu những nguồn có khả năng sinh lời với họ. o Giá cả linh hoạt: Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của giá cả đều phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa hai thế lực cung và cầu. Trong khi đó ở những nền kinh tế phi thị trường Chính phủ thường áp đặt một mức giá nhất định. Cam thiệp vào cơ chế định giá là vi phạm vào nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường. Vai trò của Chính phủ trong một nền kinh tế thị trường Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ có rất ít sự can thiệp trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn đóng một vai trò quan trọng về bốn vấn đề sau: o Thực hiện luật chống độc quyền: Khi một công ty có khả năng thống trị về cung một sản phẩm nào đó và chi phối giá sản phẩm đó trên thị trường thì được coi là độc quyền. Mục tiêu của chống độc quyền là khuyến khích sự phát triển của các ngành với nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhất tới mức mà thị trường có thể duy trì. Do tác động của cạnh tranh, giá sản phẩm sẽ được giữ ở mức thấp. Qua các điều luật chống độc quyền Chính phủ ngăn chặn việc các doanh nghiệp gây áp lực đối với người tiêu dùng thông qua định giá sản phẩm cao, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh tự do cho các doanh nghiệp. o Bảo vệ quyền sở hữu tài sản: Một nền kinh tế thị trường hoạt động trơn tru đều phải dựa trên một hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tài sản cá nhân. 36 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Bằng cách này Chính phủ có thể khuyến khích các cá nhân và công ty chấp nhận rủi ro chẳng hạn như đầu tư vào công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới và khởi xướng các lĩnh vực kinh doanh mới. Một khi quyền sở hữu tài sản được bảo đảm chắc chắc, các chủ doanh nghiệp tin tưởng rằng những tài sản và lợi nhuận tiềm năng của họ sẽ được pháp luật bảo hộ. o Thực thi một chính sách tài khóa và tiền tệ ổn định: Những nền kinh tế không ổn định có đặc trưng là tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao. Những yếu tố này gây nên sự bất ổn chung cho sự phát triển bền vững của quốc gia cũng như cho các hoạt động kinh doanh nói riêng. Chính phủ có thể điều tiết lạm phát thông qua các chính sách tài khóa hay các chính sách tiền tệ. Một môi trường kinh tế ổn định có thể giúp các công ty dự đoán trước chi phí, doanh thu và tương lai của hoạt động kinh doanh nói chung. Nó cũng làm giảm những rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư trong tương lai, chẳng hạn như phát triển sản phẩm hay mở rộng kinh doanh. o Bảo đảm sự ổn định về chính trị: Một chính phủ ổn định trong một nền kinh tế thị trường là điều kiện để các hoạt động trong nó diễn ra suôn sẻ và hơn thế nữa là sự tồn tại lâu dài. Chính trị ổn định đã đảm bảo cho các doanh nghiệp không còn phải lo ngại trước những nạn khủng bố, bắt cóc và đe dọa chính trị khác đối với các hoạt động kinh doanh của họ. 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia Việc phân loại các quốc gia là một vấn đề hết sức phức tạp và có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập tới một số chỉ số kinh tế được coi là cơ sở giúp cho chúng ta nhìn nhận được sự vận hành kinh tế và sự phát triển của mỗi quốc gia. GNP: Tổng sản phẩm quốc dân Đây là một chỉ số quan trọng và mang tính tổng thể. Nó được coi như là cách để đo lường “giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất trong nước”. Thông thường GNP được hiểu là tổng giá trị hàng há và dịch vụ do một quốc gia tạo ra trong thời kỳ một năm. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong thời kỳ một năm. Thu nhập bình quân đầu người: GNP/người hoặc GDP/người Đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia. Nó được tính bằng cách lấy GNP hay GDP chia cho tổng dân số của quốc gia đó. Những chuyên gia marketing thường dùng chỉ tiêu này để xác định xem liệu người dân của quốc gia nào đó có khả năng mua sản phẩm của công ty hay không. IBS101_Bai2_v1.0013110214 37
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Mặc dù GNP hay GDP là những chỉ số phổ biến nhất cho sự phát triển kinh tế nhưng bản thân chúng cũng có những nhược điểm nhất định. Đó là: o Không đo được một số giao dịch kinh tế Nhiều giao dịch kinh tế của một quốc gia không được phản ánh trong chỉ số GNP hay GDP điển hình là: Những công việc tình nguyện; Công việc nội trợ không được trả công; Các hoạt động bất hợp pháp và các giao dịch trên thị trường ngầm; Các giao dịch thực hiện bằng tiền mặt không được báo cáo. o Không phản ánh mức độ tăng trưởng Chỉ số GNP hay GDP chỉ phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong vòng một năm, chúng không cho biết một quốc gia đang phát triển hay suy thoái. Để dự đoán sản lượng tiềm năng của một quốc gia người ta thường dựa vào tốc độ tăng trưởng kỳ vọng. Chính vì thế nên một quốc gia có chỉ số GNP hoặc GDP/người khiêm tốn vẫn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nếu đạt tốc độ tăng trưởng cao. o Chỉ phản ánh mức trung bình Chúng ta phải lưu ý rằng GNP hay GDP/người chỉ phản ánh một con số trung bình cho toàn quốc gia. Đương nhiên con số này phản ánh một cách tổng thể chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế nhưng không phản ánh chi tiết. Ở nhiều quốc gia có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. o Không thuận lợi trong việc so sánh Vì sự chênh lệch của giá cả, cách tính toán, tỷ giá hối đoái và sức mua của các loại đồng tiền nên sẽ là không thuận lợi và không chính xác khi so sánh các chỉ số GNP hay GDP/người giữa các quốc gia khác nhau. Ngang giá sức mua – PPP: Sức mua là giá trị hàng hóa và dịch vụ có thể mua được bằng một đơn vị đồng nội tệ. Ngang giá sức mua phản ánh khả năng tương quan giữa các đồng tiền của hai quốc gia trong việc mua cùng một rổ hàng hóa tại chính hai nước này. Rổ hàng hóa ở đây là nói đến những loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như lương thực, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày…. Việc ước lượng GNP/người theo PPP cho phép chúng ta thấy được sức mua thực tế của từng đồng tiền. Chỉ số phát triển con người – HDI HDI là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để xác định mức độ mà các Chính phủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân dựa trên ba khía cạnh chủ yếu là: o Tuổi thọ; o Giáo dục; o Thu nhập. 38 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Không giống như các chỉ tiêu khác, HDI không nhấn mạnh vào vấn đề tài chính mà nhấn mạnh vào khía cạnh con người của phát triển kinh tế. HDI chứng tỏ rằng: Chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao không hoàn toàn nói lên mức cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mặc dù GNP là một chỉ tiêu quan trọng. Điều này có nghĩa là một quốc gia có thể có GNP/người cao nhưng chưa chắc đã chiến thứ hàng cao nếu xét theo HDI. 2.3. Môi trường văn hóa 2.3.1. Văn hóa là gì Khi đến các nước khác, chúng ta thường nhận thấy nhiều sự khác lạ về cách sống và lao động của con người. Ở Mỹ, bữa ăn tối thường xảy ra vào lúc 18 giờ, ở Tây Ban Nha họ không ăn trước 20 giờ hoặc 21 giờ. Dân Mỹ mua đồ cho cả tuần lễ trong một lần ở siêu thị. Hàng ngày người Italia đi chợ ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ ở địa phương. Văn hóa là một pham trù dùng để chỉ tất cả các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập – Xêút… Khi chúng ta nghiên cứu ở phần sau, các nội dung chính của bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm: thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giá, giao tiếp cá nhân, giáo dục. Liệu đúng hay sai khi nói đến văn hóa chúng ta thường có xu hướng lấy khái niệm văn hóa quốc gia để gán cho tất cả mọi người sống trong một lãnh thổ nào đó. Nói cách khác, chúng ta thường tham chiếu đến nền văn hóa Mỹ như thể mọi người Mỹ có cùng chung một nền văn hóa. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng ta luôn nghĩ đến khái niệm văn hóa quốc gia. Thực tế, một quốc gia sẽ bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong số các nền văn hóa dân tộc đó sẽ có một nền văn hóa nổi lên thống trị trên toàn xã hội, với tư cách là nền văn hóa đại diện cho quốc gia hay người ta còn gọi là văn hóa quốc gia. Các nền văn hóa còn lại trong quốc gia đó được coi là các nền văn hóa thiểu số. Nền văn hóa thiểu số là văn hóa của một nhóm người có cùng chung một lối sống riêng biệt tồn tại trong một nền văn hóa thống trị rộng lớn hơn. Tuy nhiên, ấn tượng của chúng ta về nền văn hóa ở nhiều quốc gia thường không xem đến sự ảnh hưởng của các nền văn hóa thiểu số. Nền văn hóa thiểu số có thể khác so với nền văn hóa thống trị về ngôn ngữ, dòng tộc, lối sống, giá trị, thái độ, và nhiều đặc tính khác. Chúng thường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh quốc gia và định IBS101_Bai2_v1.0013110214 39
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia hướng chiến lược kinh doanh mà các công ty áp dụng. Chẳng hạn khi xem xét nền văn hóa Trung Quốc, người ta thường bỏ qua một thực tế là có hơn 50 dân tộc khác nhau đang chung sống trên lãnh thổ quốc gia này, cũng có nghĩa là có trên 50 nền văn hóa thiểu số đang tồn tại ở đây. Quyết định về thiết kế, đóng gói và quảng bá sản phẩm phải xem xét đền nền văn hóa riêng biệt đặc trưng của mỗi nhóm. Tiếp thị hướng tới dân Tây Tạng phải lưu ý niềm kiêu hãnh dân tộc của họ. Dân Tây Tạng sẽ bực tức đối với bất kỳ hoạt động marketing nào coi họ là dân Trung Quốc. Thực hiện marketing ở Trung Quốc cần phải biết rằng tiếng địa phương ở Thượng Hải và các khu vực tự trị là khác so với thổ ngữ của những vùng nhỏ hơn. Không phải mọi người đều thông thạo tiếng phổ thông Trung Quốc. Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa trong đó việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét các nền văn hóa khác theo những khía cạnh như trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khách nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hóa. Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã sai lầm trong cảm nhận về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã không đạt được kết quả như mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, người lao động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một vài yếu tố liên quan đến văn hóa trong nhà máy hoặc văn phòng. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh trạnh của công ty. 2.3.2. Các thành tố cấu thành văn hóa 2.3.2.1. Thẩm mỹ Thẩm mỹ là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện; và sự tượng trưng của các màu sắc. Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc. Ví dụ, màu xanh lá cây là màu được ưa chuộng của đạo Hồi và được trang trí trên lá cờ của hầu hết các nước Hồi giáo. Do đó bao bì sản phẩm ở đây thường là màu xanh lá cây để chiếm lợi thế về cảm xúc này. Trong khi đó, đối với nhiều nước châu Á, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự ốm yếu. Ở Châu Âu, Mexico 40 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia và Mỹ, màu đen là màu tang tóc và sầu muộn, nhưng ở Nhật và phần nhiều nước châu Á đó lại là màu trắng. Chính vì vậy, các công ty cần phải nghiên cứu thận trọng màu sắc và tên gọi sản phẩm để chắc chắn rằng nó không gợi lên bất kỳ phản ứng bất lợi nào đó. 2.3.2.2. Giá trị và thái độ Giá trị Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm. Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người. Chẳng hạn như ở Singapore giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất, ở Hy Lạp giá trị là nghỉ ngơi và lối sống văn minh. Ở Mỹ giá trị là tự do cá nhân, người Mỹ có thể làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình cho dù có phải từ bỏ mọi cam kết với gia đình và cộng đồng. Ở Nhật giá trị là sự đồng lòng trong nhóm, mọi người đều tin cậy lẫn nhau và họ có quyền có ý kiến trong các cuộc thảo luận liên quan đến công việc. Vì các giá trị là quan trọng cho cả cá nhân và các nhóm, do đó các dòng giá trị từ nền văn hóa khác có thể bị chống đối quyết liệt. Ví dụ như uống bia rượu là một trong những thói quen của người châu Âu, nhưng nếu buôn bán và sử dụng những sản phẩm này ở các quốc gia theo luật Hồi giáo chắc chắn sẽ phải chịu nhiều hình phạt khốc liệt vì tín đồ Hồi giáo cho rằng uống rượu bia sẽ làm xói mòn các giá trị quan trọng theo tín ngưỡng của họ. Thái độ Thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó. Ví dụ, một người Mỹ thể hiện thái độ nếu họ nói: “Tôi không thích làm việc cho các công ty Nhật vì tại đó tôi không được ra quyết định một cách độc lập”. Thái độ phản ánh các giá trị tiềm ẩn. Trong trường hợp này, thái độ của người Mỹ xuất phát từ sự coi trọng giá trị tự do cá nhân. Giống như giá trị, thái độ được hình thành do học tập các khuôn mẫu từ cha mẹ, thầy cô, nhà truyền giáo… Thái độ là khác nhau giữa các quốc gia vì chúng được hình thành trong những môi trường văn hóa khác nhau. Nói chung, các giá trị chỉ liên quan đến những vấn đề quan trọng, nhưng thái độ lại liên quan đến cả hai khía cạnh quan trọng và không quan trọng trong cuộc sống. Trong khi các giá trị là khá cứng nhắc qua thời gian, thì thái độ lại linh hoạt hơn. Sự am hiểm văn hóa địa phương có thể cho các nhà kinh doanh biết rõ khi nào sản phẩm hoặc hoạt động xúc tiến phải được điều chỉnh theo sở thích địa phương theo cách thức phản ánh các giá trị và các thái độ của họ. Trong các khía cạnh quan trọng của cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, con người thường có những thái độ khác nhau đối với các vấn đề như thời gian, công việc, sự thành công và sự thay đổi văn hóa. IBS101_Bai2_v1.0013110214 41
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia 2.3.2.3. Tập quán và phong tục Khi tiến hành kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng là hiểu phong tục, tập quán của người dân nơi đó. Ở mức độ tối thiểu, hiểu tập quán và phong tục sẽ giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự chống đối từ những người khác. Nếu bạn có kiến thức sâu hơn thì sẽ có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán sản phẩm hiệu quả hơn, và quản lý được các hoạt động quốc tế. Chúng ta hãy tìm hiểu những sự khác biệt quan trọng về phong tục, tập quán trên thế giới. Tập quán Các cách cư xử nói năng, và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hóa được gọi là tập quán. Trong nền văn hóa Arập từ Trung Đông đến Tây Bắc Phi, bạn không được chìa tay ra khi chào mời một người nhiều tuổi hơn ngoại trừ người này đưa tay ra trước. Nếu người trẻ hơn đưa tay ra trước, đó là một cách cư xử không thích hợp. Thêm vào đó, vì văn hóa Arập xem tay trái là “bàn tay không trong sạch” nên nếu dùng bàn tay này để rót trà và phục vụ cơm nước thì bị coi là cách cư xử không lịch sự. Phong tục Khi thói quen hoặc cách cư xử trong những trường hợp cụ thể được truyền bá qua nhiều thế hệ, nó trở thành phong tục. Phong tục khác tập quán ở chỗ nó xác định những thói quen và hành vi hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Chia suất ăn trong suốt tháng ăn chay Ramadan của người Đạo Hồi, tổ chức những bữa tiệc cho thanh niên nam nữ đến tuổi 20 ở Nhật là những phong tục. Có hai loại phong tục khác nhau đó là phong tục phổ thông và phong tục dân gian. Phong tục dân gian là cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước, đã tạo thành thông lệ trong một nhóm người đồng nhất. Việc đội khăn xếp của người đạo Hồi ở Nam Á và nghệ thuật múa bụng ở Thổ Nhĩ Kỳ là phong tục dân gian. Phong tục phổ thông là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm. Phong tục phổ thông có thể tồn tại trong một nền văn hóa hoặc hai hay nhiều nền văn hóa cùng một lúc. Tặng hoa nhân ngày sinh nhật, mặc quần Jeans blue và chơi Gôn là phong tục phổ thông. Nhiều phong tục dân gian được mở rộng do sự truyền bá văn hóa từ vùng này đến vùng khác đã phát triển thành những phong tục phổ thông. 2.3.2.4. Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ. 42 IBS101_Bai2_v1.0013110214
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt bằng sản xuất đến việc chọn các phương thức quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nước. Ba yếu tố quan trọng của cấu trúc xã hội dùng để phân biệt các nền văn hóa là: Các nhóm xã hội: Con người trong tất cả các nền văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội rất đa dạng – những tập hợp do hai hay nhiều người xác định nên và có ảnh hưởng qua lại với người khác. Các nhóm xã hội đóng góp vào việc xác định từng cá nhân và hình ảnh của bản thân họ. Hai nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính. Gia đình có hai dạng thức khác nhau là gia đình hạt nhân (gồm cha mẹ, anh chị em) và gia đình mở rộng (gia đình hạt nhân cộng với ông, bà, cô, dì, chú, bác, cháu chắt…). Trong một công ty nếu ông chủ hay người quản lý thuộc nhóm gia đình mở rộng thì họ có xu hướng tìm đến nguồn cung cấp mà người trong gia đình của họ làm việc ở đó trước tiên. Lúc này những yếu tố về giá cả và chất lượng không phải là những động cơ hiệu quả. Còn giới tính được nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội đề cập đến vấn đề là nam hay nữ, chẳng hạn như phong cách ăn mặc và sở thích hoạt động. Địa vị xã hội: Một khía cạnh quan trọng khác của cấu trúc xã hội là cách thức một nền văn hóa phân chia dân số dựa theo địa vị xã hội. Có nền văn hóa chỉ có một số ít loại địa vị xã hội, nhưng cũng có nền văn hóa có nhiều loại địa vị xã hội. Địa vị xã hội thường được xác định bởi một hay nhiều yếu tố nằm trong 3 yếu tố sau: Tính kế thừa gia đình, thu nhập và nghề nghiệp. Tính linh hoạt của xã hội: Đối với một nền văn hóa, phấn đấu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễ dàng, nhưng ngược lại, ở một số nền văn hóa khác điều này lại rất khó khăn và thậm chí là không thể. Tính linh hoạt của xã hội là sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc xã hội của một nền văn hóa. Đối với hầu hết dân tộc trên thế giới ngày nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là: hệ thống đẳng cấp xã hội (là hệ thống phân tầng xã hội, trong đó con người sinh ra ở một thứ bậc xã hội, hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội di chuyển sang một đẳng cấp khác) và hệ thống giai cấp (là một hệ thống phân tầng xã hội trong đó có khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội). 2.3.2.5. Tôn giáo Tôn giáo có thể được định nghĩa như là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người. Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm kỵ thường xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa. Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta biết được tại sao các công ty ở một số nền văn hóa này có tính cạnh tranh hơn các công ty ở những nền văn hóa khác. Nó cũng giúp chúng ta biết được tại sao một số nước phát triển IBS101_Bai2_v1.0013110214 43
- Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia chậm hơn các nước khác. Hiểu tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tập quán kinh doanh là đặc biệt quan trọng ở các nước có chính phủ phụ thuộc tôn giáo Tôn giáo không giới hạn theo biên giới quốc gia và nó có thể tồn tại ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới đồng thời cùng một lúc. Các tôn giáo khác nhau có thể thống trị trong nhiều vùng khác nhau ở một quốc gia đơn lẻ. Quan hệ giữa tôn giáo và xã hội là phức tạp, nhạy cảm và sâu sắc. Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hinđu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo, Shinto giáo là một vài tôn giáo chính trong số hàng ngàn tôn giáo trên thế giới hiện nay. 2.3.2.6. Giao tiếp cá nhân Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác (cử chỉ, điệu bộ…) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn. Ngôn ngữ thông thường: là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan. Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngôn ngữ chung: ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được 2 bên cùng hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là một thuộc địa của Anh. Ngôn ngữ cử chỉ: sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt, trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Người Ý, Pháp, Arập và Venezuela có xu hướng kết hợp điệu bộ và các cử chỉ của cơ thể để truyền đạt trong giao tiếp. Người Hàn Quốc và Nhật, mặc dù còn dè dặt trong việc thể hiện điệu bộ nhưng ngôn ngữ cử chỉ của họ vẫn chứa đựng rất nhiều thông tin, một cái nhìn bằng mắt có thể mang nhiều ý nghĩa không kém gì điệu bộ vung mạnh hai tay. Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí “tuyệt vời” ở Mỹ. 44 IBS101_Bai2_v1.0013110214
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - ThS. Trương Mỹ Diễm
141 p | 530 | 94
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 5: Chiến lược kinh doanh quốc tế
31 p | 553 | 65
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái quát về kinh doanh quốc tế & công ty đa quốc gia
52 p | 293 | 49
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 4: Môi trường kinh doanh quốc tế
62 p | 267 | 44
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
28 p | 231 | 31
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
49 p | 130 | 16
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
40 p | 134 | 14
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
24 p | 90 | 10
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế
20 p | 104 | 9
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh
179 p | 24 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
20 p | 17 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
28 p | 18 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
14 p | 18 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2013)
15 p | 70 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Chiến lược và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
20 p | 75 | 5
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - ThS. Phan Thu Trang
0 p | 95 | 4
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế
22 p | 46 | 3
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - ThS. Mai Thanh Huyền
70 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn