Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - Phùng Nam Phương
lượt xem 1
download
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 3: Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên giải thích văn hóa của một xã hội; Xác định các yếu tố tạo sự khác biệt về văn hóa xã hội; Vận dụng về kinh tế và kinh doanh từ sự khác biệt của nền văn hóa; Nhận định về sự khác biệt trong văn hóa xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến các giá trị tại nơi làm việc; Thể hiện việc coi trọng ứng dụng vào kinh tế và kinh doanh từ thay đổi về văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - Phùng Nam Phương
- SLIDE GIẢNG DẠY KINH DOANH QUỐC TẾ Chương 3 Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia
- Mục tiêu học tập 1. Giải thích văn hóa của một xã hội 2. Xác định các yếu tố tạo sự khác biệt về văn hóa xã hội 3. Vận dụng về kinh tế và kinh doanh từ sự khác biệt của nền văn hóa 4. Nhận định về sự khác biệt trong văn hóa xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến các giá trị tại nơi làm việc 5. Thể hiện việc coi trọng ứng dụng vào kinh tế và kinh doanh từ thay đổi về văn hóa
- Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế như thế nào ? Cần có sự hiểu biết và thích nghi với văn hóa địa phương vì điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế - Sự hiểu biết đa văn hóa (cross-cultural literacy) – am hiểu về những khác biệt văn hóa trong một quốc gia và giữa các quốc gia khác nhau và về sự ảnh hưởng của sự khác biệt này đến cách thức kinh doanh Sự hiểu biết đa văn hóa rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp
- Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế như thế nào? Cần xem xét yếu tố văn hóa khi đánh giá và lựa chọn quốc gia có mức hấp dẫn cao vì sự khác biệt về văn hóa có mối quan hệ với sự khác biệt về chi phí kinh doanh giữa các quốc gia: - Khác biệt với nước chủ nhà càng lớn chi phí thích ứng càng lớn - Có một số đặc trưng văn hóa gây khó khăn và chi phí cao hơn Các công ty đa quốc gia (MNEs) có thể góp phần thay đổi văn hóa - McDonald’s
- Văn hóa là gì? Văn hóa (Culture)– hệ thống các giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi kết hợp lại thì nó cấu thành nên cách sống - Giá trị (values) là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn - Chuẩn mực (norms) là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử hợp lý trong từng tình huống cụ thể Xã hội (Society) – một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực
- Giá trị và chuẩn mực Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực xã hội hình thành và điều chỉnh, và tạo thành nền tảng của văn hóa Chuẩn mực bao gồm Lề thói (folkways) – các quy ước thông thường của cuộc sống hằng ngày Tập tục (mores) – những chuẩn mực được xem như là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội
- Văn hóa, xã hội và quốc gia Mối tương quan giữa xã hội và quốc gia không phải lúc nào cũng 1 đối 1 Quốc gia là thực thể chính trị - Có thể chứa một hoặc nhiều nền văn hóa Một nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc gia
- Yếu tố quyết định văn hóa Giá trị và chuẩn mực của một nền văn hóa thay đổi theo thời gian Yếu tố quyết định bao gồm Tôn giáo (religion) Triết lý chính trị và kinh tế (political and economic philosophies) Giáo dục (education) Ngôn ngữ (language) Cấu trúc xã hội (social structure)
- Yếu tố quyết định văn hóa Các yếu tố quyết định văn hóa
- Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội (Social structure) - việc tổ chức cơ bản của một xã hội Xem xét - Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội, trong tương quan so với tập thể - Mức độ xã hội phân tầng thành các giai cấp hay đẳng cấp
- Cá nhân và tập thể Tập thể (group) là một tập hợp của hai hay nhiều cá nhân có những điểm chung và tương tác với nhau theo những phương thức có sẵn trên cơ sở của một tập hợp chung về những mong đợi và hành vi của người khác - Mọi cá nhân đều gắn với gia đình, tập thể làm việc, nhóm xã hội, nhóm giải trí… Xã hội nhìn nhận giá trị khác nhau về tập thể
- Cá nhân và tập thể Xã hội phương Tây, tập trung vào cá nhân - Thành tích cá nhân là phổ biến - Sự năng động của nền kinh tế Mỹ - Mức độ cao của tố chất kinh doanh Nhưng, gây ra sự thiếu trung thành và thất bại trong việc thu kiến thức đặc trưng đối với một công ty - Cạnh tranh giữa các cá nhân trong công ty hơn là xây dựng nhóm - Ít khả năng phát triển một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ trong công ty
- Cá nhân và tập thể Trong nhiều xã hội Châu Á, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu trúc xã hội - Không khuyến khích chuyển đổi công việc giữa các công ty - Khuyến khích hệ thống công việc trọn đời - Dẫn đến sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề kinh doanh Nhưng, có thể hạn chế sự sáng tạo và sáng kiến cá nhân
- Sự phân tầng xã hội Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành các thành phần trong xã hội hoặc tầng lớp xã hội (social strata) - Các cá nhân được sinh ra trong một tầng lớp nhất định Cần xem xét 1.Sự dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội 2.Tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong các bối cảnh kinh doanh
- Sự phân tầng xã hội 1. Sự dịch chuyển xã hội (Social mobility) – phạm vi mà các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp xã hội mà từ đó họ được sinh ra Hệ thống đẳng cấp (caste system) - hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí xã hội được xác định bởi gia đình mà từ đó một người được sinh ra - Thay đổi vị trí thường là không thể trong suốt cuộc đời của một cá nhân Hệ thống giai cấp (class system) - một dạng phân tầng mở - Vị trí một người có được khi ra đời có thể thay đổi thông qua thành công hoặc may mắn
- Sự phân tầng xã hội 2. Tầm quan trọng gắn liền tầng lớp xã hội với quan hệ kinh doanh Ý thức giai cấp (class consciousness) – điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp, và điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp khác Mối quan hệ đối kháng giữa quản lý và tầng lớp lao động làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia có sự khác biệt giai cấp sâu sắc
- Các hệ thống tôn giáo và đạo đức Tôn giáo (Religion) – một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan tới phạm trù linh thiêng Bốn tôn giáo thống trị xã hội 1. Cơ đốc giáo 2. Hồi giáo 3. Ấn Độ giáo 4. Phật giáo 5. Nho giáo ảnh hưởng đáng kể tới hành vi và văn hóa ở nhiều vùng của Châu Á
- Các hệ thống tôn giáo và đạo đức Các tôn giáo trên thế giới
- Các hệ thống tôn giáo và đạo đức Hệ thống đạo đức (Ethical systems) – một tập hợp các nguyên tắc hoặc giá trị luân lý được sử dụng để dẫn dắt và định hình hành vi Tôn giáo và đạo đức thường quyện chặt vào nhau - Ví dụ: Đạo đức Thiên chúa giáo hay đạo đức Hồi giáo
- Cơ đốc giáo Cơ đốc giáo (Christianity) - Tôn giáo lớn nhất trên thế giới - Phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và những quốc gia có người châu Âu sinh sống - Triết lý làm việc của tín đồ Tin lành (the Protestant work ethic) (Max Weber, 1804) Lao động chăm chỉ, tạo ra của cải, và sự tiết chế là tiền đề phát triển của chủ nghĩa tư bản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - ThS. Trương Mỹ Diễm
141 p | 530 | 94
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 5: Chiến lược kinh doanh quốc tế
31 p | 554 | 65
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái quát về kinh doanh quốc tế & công ty đa quốc gia
52 p | 293 | 49
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 4: Môi trường kinh doanh quốc tế
62 p | 267 | 44
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
28 p | 231 | 31
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
49 p | 130 | 16
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
40 p | 134 | 14
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
24 p | 90 | 10
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế
20 p | 104 | 9
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh
179 p | 24 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
20 p | 17 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
28 p | 18 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
14 p | 19 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2013)
15 p | 70 | 7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Chiến lược và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
20 p | 76 | 5
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - ThS. Phan Thu Trang
0 p | 96 | 4
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế
22 p | 47 | 3
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - ThS. Mai Thanh Huyền
70 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn